Trong lúc
tham khảo tài liệu để viết cuốn "Lá Trúc Che Ngang –
Chuyện t́nh của cô tôi", tôi thầm cảm phục và thương
mến bà Mai Đ́nh, một người con gái ở đầu thế kỷ 20, dám
công khai bạch hóa mối t́nh đơn phương của ḿnh, dám
nhận ḿnh yêu thầm trộm nhớ người chưa từng gặp mặt với
mấy vần thơ bất hủ:
C̣n anh em đă gặp anh đâu!
Chỉ cảm vần thơ có những câu.
Âu yếm say sưa đầy cả mộng,
Xui ḷng tư tưởng lúc đêm thâu.
……………………
Mộng hồn em gởi theo chiều gió
Để đến gần anh ngỏ ít lời.
Bà cũng không ngần ngại thú nhận ḿnh đă hành khất t́nh
yêu:
Tôi là kẻ thiếu nhiều và thiếu lắm
Đă ra người hành khất bấy lâu nay …
Nhiều bài viết và nhiều bài b́nh luận về người phụ nữ
độc nhất vô nhị này không được trung thực v́ hầu hết đều
được dẫn nguồn từ cuốn Hàn Mạc Tử của Trần Thanh
Mại (TTM) xuất bản năm 1942 và cuốn hồi kư Đôi nét về
Hàn Mặc Tử của Quách Tấn (QT) xuất bản năm 1988. Cả
hai tác giả đều đưa ra những thông tin không chính xác.
TTM ghi sách của ông thuộc thể loại truyện kư
(biography), một thể loại khảo cứu khá mới mẻ thời ấy.
Ông ghi một loạt định nghĩa về thể loại này và quả quyết
công việc khảo cứu như thế này phải vô tư, trung thực
rồi ông khẳng định: “tôi không thêm thắt vẻ vời, tôi
nào có muốn làm cho ê chề, làm cho cảm động những đoạn
đời của Nguyễn Trọng Trí để thêm phần quan trọng, mê
luyến cho sách tôi.”(tr. XI)
Nhưng sách của ông có vô tư, có trung thực không? Ông
Nguyễn văn Xê, người thân cận nhất với Hàn Mạc Tử, cho
rằng những ǵ ông TTM viết về Hàn Mạc Tử không sát sự
thật và rất tiếc đă không có dịp liên lạc với ông để bổ
túc v́ chiến tranh Việt Pháp bùng nổ (tr. 44 sách Đi
t́m Chân Dung Hàn Mạc Tử của Phạm Xuân Tuyển). Nhà
phê b́nh Phạm Công Thiện th́ viết “Điểm đầu tiên tôi
nhận thấy rơ ở Trần Thanh Mại là “hay nói to, nói nhiều,
nói lớn chuyện lên…” (tr. 199, phần phụ lục Phạm
Công Thiện trong sách Đôi nét về Hàn Mặc Tử của
QT, 1988). Phạm Công Thiện cho rằng TTM: “muốn biến
chương Mai Đ́nh Nữ Sĩ thành một thiên tiểu thuyết.”(tr.207).
Thật vậy, nhiều chi tiết trong chương Mai Đ́nh Nữ Sĩ --
cuốn Hàn Mạc Tử của TTM in lần thứ ba từ trang
107-116 -- đọc qua như đọc tiểu thuyết với lời dẫn nhập:
“Khoảng mùa thu năm 1938, một sự huyền diệu đích thực
xảy đến cho Hàn Mạc Tử. Một người bạn gái từ miền lục
tỉnh mang ra tặng một số tiền nho nhỏ. V́ chàng nhất
định không nhận, nàng cũng nhất định không nghe, và nàng
tỏ rơ sự quả quyết của ḿnh bằng cách vào buồng cất
va-ly và xuống bếp t́m rổ xách đi chợ.” Hăy tưởng
tượng một người con gái trẻ ở đâu đến tự dưng xông xáo
vào nhà người đàn ông lạ, t́m cái giỏ xách đi chợ, về
nhà làm cơm mặc cho chủ nhà phản đối. Nhiều t́nh tiết ly
kỳ khác tiếp nối trong nhiều trang cho đến cuối chương.
Quách Tấn đă cải chính vụ việc Mai Đ́nh nuôi nấng HMT
trong hai tháng là hư cấu, là ảo tưởng. Theo gia đ́nh
th́ mấy chị em Hàn cảm chân t́nh của Mai Đ́nh, xin phép
mẹ cho nàng ở lại chơi hai ngày với sự hiện diện của cả
nhà. Mà h́nh như thơ Mai Đ́nh, khuê danh là Lê thị Mai –
Hoàng Tùng Ngâm, bạn thân của Hàn Mạc Tử, th́ nói bà tên
Lê thị Ngọc Mai – làm về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa bà và
Hàn Mạc Tử không đến 30 bài? Tôi không t́m đâu ra bài
thơ nào của bà làm trước thời gian đó. Phạm Xuân Tuyển
trong cuốn Đi t́m chân dung Hàn Mạc Tử cũng ghi
tên bà là Lê Thị Ngọc Mai (tr. 83)
Mai Đ́nh là một hiện tượng lạ trong văn học và ở ngoài
đời. Bà là người đi trước thời đại nhiều bước, là người
nhất định không vâng theo khuôn phép ngàn xưa dành cho
phụ nữ, đă bỏ nhà ra đi v́ không muốn về nhà người chồng
cha mẹ chọn. Cũng may bà có vốn liếng học hành và giỏi
nữ công gia chánh nên bà có thể thân tự lập thân, không
như những phụ nữ cùng thời phải đeo ba cái gông ṭng
phụ, ṭng phu, ṭng tử, mấy cái gông do một ông Tàu sống
từ hơn 26 thế kỷ trước bày ra, tṛng lên cổ người đàn bà
bắt buộc phải phục ṭng đàn ông. Đức Phật, người sinh ra
đồng thời, th́ ngược lại, làm một cuộc cách mạng vô tiền
khoáng hậu, không những giải phóng cho phụ nữ mà c̣n phá
tan xiềng xích giai cấp xă hội của Ấn Độ thời bấy giờ.
Với thuyết nhân quả luân hồi th́ cho rằng mọi người sinh
ra phải được b́nh đẳng là rất hợp lư. Con người ta sinh
ra khác giới tính, giàu nghèo sang hèn khác nhau là v́
nhân quả nhiều đời, trùng trùng duyên khởi duyên sinh.
Vậy mà cái ông Tàu cổ hủ kia độc đoán cho rằng đàn bà
sinh ra là để phục vụ đàn ông: “Tại gia ṭng phụ,
xuất giá ṭng phu, phu tử ṭng tử!” nhưng mà nhà thơ
Mai Đ́nh của chúng ta đă tháo gỡ được gông cùm xiềng
xích nô lệ này. Bà đă thoát ly được ba chữ ṭng để tự
làm chủ đời ḿnh.
Theo tài liệu tham khảo th́ bà làm gia sư để kiếm sống.
Bà dạy nữ công gia chánh cho những tiểu thư con nhà. Có
thể bà có óc phiêu lưu muốn t́m hiểu những chân trời mới
lạ nên không ngại di chuyển đến nhiều nơi mà TTM chủ
quan cho rằng, “gió đời cứ đưa tấp nàng tới bến kia,
ghềnh nọ: Kontum, Gia Lai, Đalat, Nha Trang, Phan Thiết,
Saigon, Nam Vang” (tr. 108, Hàn Mạc Tử, TTM), và gọi
bà là “Cô gái đi giang hồ” (tr. 108) mà “số
kiếp phong trần cứ đuổi theo măi măi.” (tr. XIII)
Sao không nghĩ rằng chính bà đă cố t́nh chọn lựa những
nơi chốn ấy để tới, để biết v́ ở đâu bà cũng có thể tự
nuôi thân được? Mới đọc qua chương Mai Đ́nh, tôi có cảm
tưởng bà cùng một hội một thuyền với cô Kiều, với những
cụm từ “người đàn bà phiêu lưu, lăng mạn, phóng túng,
giang hồ, bến kia, ghềnh nọ.” TTM c̣n ban cho bà mấy
câu Kiều:
…… từ ngộ biến đến giờ
Oanh qua bướm lại đă thừa xấu xa. (tr. 112)
Ông thật quá lời khi muốn tiểu thuyết hóa mối duyên hạnh
ngộ giữa Mai Đ́nh và Hàn Mạc Tử.
Quách Tấn cũng thêm bớt khá nhiều khi nói về Mai Đ́nh,
từ trang 69 đến trang 77 trong cuốn Đôi nét về Hàn
Mạc Tử. Theo ông, Mai Đ́nh không đẹp nên không làm
cho HMT động ḷng. HMT chỉ gởi tặng tập Gái Quê
để tạ lỗi không tiếp được khi Mai Đ́nh t́m đến thăm lần
thứ nhất. Đọc hết tập Gái Quê th́ Mai Đ́nh cảm
phục thi tài của Hàn và sinh ḷng yêu mến thi nhân nên
ngẫu hứng làm bài thơ “Biết anh” và đă nhờ Quách
Tấn trao lại cho thi sĩ. Hàn cảm động viết ngay bài “Lưu
luyến” để tạ t́nh. “Lưu luyến” là một trong
những bài thơ hay nhất của thi sĩ:
Chưa gặp nhau mà đă biệt ly,
Hồn anh theo dơi bóng em đi.
Hồn anh sẽ nhập trong luồng gió
Lưu luyến bên em chẳng nói ǵ!
…………….
Anh điên anh nói như người dại,
Van lạy không gian xóa những ngày…
Cùng với bài “Biết anh”, QT viết mấy gịng cho
HMT giới thiệu Mai Đ́nh là một tuyệt thế giai nhân và
cho rằng v́ vậy HMT mới cao hứng làm ngay bài “Lưu
luyến” để tặng người đẹp (tr. 71). Việc Quách Tấn kể
lại mẫu đối thoại giữa ông và Hàn
giễu cợt về nhan sắc
của Mai Đ́nh (tr. 75) là một điều đáng phàn nàn.
Cho măi đến năm 2011, một bài viết về Mai Đ́nh được đưa
lên mạng (posted on 11/29/2011, hai năm sau khi bà qua
đời) với đầu đề: Nữ sĩ Mai Đ́nh kể về mối t́nh với
Hàn Mạc Tử của Đắc Trung do Ông Già Sa Đéc sưu tầm,
làm sáng tỏ nhiều điểm liên hệ đến mối t́nh thơ giữa Mai
Đ́nh và Hàn Mạc Tử. Tôi xin được tóm tắt câu chuyện nhà
thơ gặp gỡ Mai Đ́nh do chính bà kể tại nhà ông Đắc Trung
ở số 64 Bà Triệu ở Hà Nội năm 1993.
Theo ông Đắc Trung, tuy đă gần 78 tuổi, “nữ sĩ Mai
Đ́nh vẫn giữ được những nét đẹp kiêu sa, quư phái.”
Tài liệu cho thấy Mai Đ́nh t́nh cờ được đọc bài thơ “Thức
Khuya” của Hàn trong tờ “Saigon”, mục Văn
chương, làm bà say, bà cảm cái chất thơ, hồn thơ. Người
làm thơ có cái tên Hàn Mạc Tử đă ám ảnh bà ngày đêm và
trong tâm bà đă h́nh thành bóng dáng một thi nhân tuyệt
vời. Bà t́m đọc thơ của ông và gởi bản thảo thơ ḿnh cho
tờ “Saigon”. Hàn Mạc Tử đă hồi âm với lời thư “tao
nhă cao sang” và đă lần lượt cho đăng thơ của bà và
bà cho rằng hai tâm hồn thơ đă gặp nhau và rất ư hợp tâm
đồng.
Năm 1937 trong chuyến đi từ Thanh Hóa vào Phan thiết,
t́nh cờ bà nghe biết được Hàn Mạc Tử đang ở Qui Nhơn
dưỡng bệnh. Bà một ḿnh đến thăm nhưng Hàn không tiếp
chỉ cho em trai tên Hiếu ra xin lỗi. Nhưng tối hôm đó,
trước khi lên tàu vào Nam, Hàn nhờ ông Nguyễn Minh Vỹ
đem biếu bà tập Gái Quê để tạ ḷng người ở phương
xa. Tàu đến Nha Trang là bà đă viết xong bài thơ “Biết
anh” v́ quá xúc động khi đọc hết những bài thơ trong
tập Gái Quê. Bà liền đến thăm Quách Tấn, người
bạn văn chương v́ biết Quách Tấn là bạn thân của Hàn.
Quách Tấn muốn mượn tập Gái Quê trên tay bà v́
tập của ông đă cho người khác mượn mà nay ông cần để
tham khảo cho một bài ông muốn viết. Mai Đ́nh vui vẻ đưa
ông mà quên là đă kẹp bài “Biết anh” trong tập
Gái Quê. Sau khi bà đi rồi, Quách Tấn mới chép bài
thơ ấy gởi cho Hàn, không phải Mai Đ́nh nhờ ông gởi cho
Hàn như ông kể trong sách của ông. Và ai cũng biết sau
khi đọc bài “Biết anh”, Hàn viết liền bài “Lưu
luyến” gởi lại cho Mai Đ́nh. Bài thơ t́nh tứ ngọt
ngào làm cho nữ sĩ “chết” đứng! Bà tin rằng “Biết anh"
và "Lưu luyến" đă nói lên nỗi ḷng của hai người,
“từ đó chúng tôi thư từ cho nhau, gắn bó với nhau như
cặp t́nh nhân trong mộng.”
Gần hai năm sau, đầu năm 1939, Mai Đ́nh trở ra Quy Nhơn
thăm th́ mới biết Hàn đă dời đến ở G̣ Bồi. Gia đ́nh Hàn
cho một chú bé dẫn bà đi G̣ Bồi. Một Hàn Mạc Tử trước
mặt bà khác xa với h́nh ảnh bà tôn thờ trong mộng nhưng
rồi bà vẫn tŕu mến nói khẽ, “em là Mai Đ́nh đến thăm
anh đây… Vâng, Mai Đ́nh đây.” Hàn rưng rưng nước mắt
tiếp chuyện. Hai người tâm sự như quen biết từ lâu rất
tâm đầu ư hiệp, từ chuyện đạo, chuyện đời, chuyện văn
chương… Sau buổi đầu gặp gỡ ấy, Mai Đ́nh thu xếp công
chuyện ra thăm được mấy lần và mỗi lần gặp nhau là Hàn
Mạc Tử rất vui, cùng bà say sưa xướng họa, là những giây
phút thần tiên của hai người. Bà đặt tên tập thơ xướng
họa là “Đôi Hồn” và trân trọng cất giữ dù có
người muốn mua với giá rất đắt. Đối vối với bà “đó là
những kỷ niệm vô giá thiêng liêng với Hàn Mạc Tử, không
muốn chia xẻ cùng ai.”
Như ta đă thấy Mai Đ́nh vô t́nh để quên bài “Biết anh”
trong tập Gái Quê chứ bà không nhờ Quách Tấn gởi
cho Hàn Mạc Tử bài thơ định mệnh ấy. Trong câu chuyện
cũng không hề nghe bà nhắc vụ đi chợ nấu ăn cho Hàn Mạc
Tử như Trần Thanh Mại kể. Năm 1937, bà một ḿnh t́m đến
thăm nhưng Hàn không tiếp và măi đến đầu năm 1939, bà
mới ra lại Quy Nhơn. Theo cuốn Hàn Mạc Tử của TTM
th́ Mai Đ́nh đă xách vali đến nhà Hàn vào khoảng mùa thu
năm 1938 (tr. 107). Chắc ông tưởng tượng có câu chuyện
Mai Đ́nh săn sóc người yêu trong hai tháng v́ đă đọc bài
“Hương Thơm” của bà với bốn câu cuối:
Thôi từ giă v́ ta chưa hết nợ,
Sáu mươi ngày ta hăy trả cho xong.
Chỉ đầu xuân trong một mùa hoa nở
Em trở về trong một tối đầy trăng…
Tuy vậy, nhà phê b́nh Trần Thanh Mại có công lớn với thi
ca Việt Nam v́ là người đă sớm giới thiệu nhà thơ thiên
tài Hàn Mạc Tử. Ông cũng rất trân trọng tấm chân t́nh
của Mai Đ́nh đối với sự nghiệp văn chương của thi sĩ khi
bà tự nguyện đến t́m ông hai lần, kể cho ông nghe mối
duyên thơ giữa bà với thi sĩ, đồng thời trao cho ông
nhiều tài liệu về nhà thơ bà yêu mến (tr. XIII).
Nguyễn Bá Tín trong "Hàn Mạc Tử anh tôi" ghi
rằng: “Khác với những mối t́nh âm thầm kín đáo, hoặc
dè dặt của Hoàng Hoa, của Mộng Cầm, chị Mai Đ́nh là
người yêu thơ cũng như yêu con người phong cùi đó, một
cách ồn ào, sôi nổi và tha thiết nhất.” (nguồn: trên
mạng “Mảnh t́nh cuối của thi sĩ tài hoa bạc phận Hàn
Mạc Tử, 20 May, 2017, không có tên). Thật vậy, bà không e dè,
không giấu giếm ḿnh đă yêu Hàn với tất cả tâm hồn:
Em đă yêu anh đến dại người,
Ḷng em ngày tháng dễ nào nguôi
Yêu anh trên hết t́nh yêu mến,
Và sẽ yêu anh suốt một đời. (khổ đầu của bài “Anh
hứa đi anh”)
Hay:
Tôi yêu chàng đă khắc sâu vào tim óc,
Tôi thờ chàng như một vị thần linh…… (Tuyên bố)
T́nh nàng th́ dạt dào, chan chứa và thiết tha như vậy,
c̣n nhà thơ của chúng ta đối với nàng th́ sao? Hàn Mạc
Tử cũng rất “da diết” trong bài “Thắm thiết” làm
riêng để tặng nàng:
Cười cho lắm cho dầm dề nước mắt
Chết ruột gan mà ngoài mặt như không.
Anh nh́n Mai chua xót cả tấm ḷng
Không biết nói làm sao cho da diết!
Trắng như tinh và rất nên thanh bạch
Cốt cách đều rất mực đồng trinh.
Mai của Anh, chiều phong vận xinh xinh.
Say một nửa và thơm một nửa.
………………….
Quư như vàng, trọng như ngọc trên đời
Mai! Mai! Mai! Là nguyệt nga tái thế.
Nhưng Quách Tấn th́ vẫn cho rằng Tử không yêu v́ Mai “thiếu
những yếu tố rung cảm” (Đôi nét về Hàn Mạc Tử,
tr.70), rằng ḷng Tử hết sức rung cảm trong khi Tử làm
thơ tặng Mai thôi (tr.76). Cũng có thể Mai Đ́nh muốn tin
là “Hai tâm hồn thơ đă gặp nhau và gắn bó với nhau
như cặp t́nh nhân trong mộng.” (bà kể năm 1993)
nhưng trong thâm tâm bà vẫn nghi ngờ khi bà viết mấy vần
thơ này tặng Hàn:
“Ai cấm người yêu thơ quá độ
Ai gh́ gió lốc giữa không gian
Và ai nỡ phụ ḷng tri kỷ
Để hận riêng người phải khóc than
Em yêu một kẻ không yêu lại
Thử hỏi xem ḷng có khổ không?” (Nguyễn Đ́nh Niên,
tr. 255)
T́nh yêu của Mai là một thứ t́nh yêu bồng bột, sôi nổi,
chân thành. Sau khi Hàn mất, bà vẫn một ḷng thương nhớ
không nguôi:
Thiếp nhớ chàng, thiếp nhớ chàng khôn tả,
Dẫu muôn ngày thiếp c̣n ở thế gian.
Không phút nào thiếp quên chàng cả,
Một thiên tài đă yên giấc Vu san. (T́m Kiếm, tháng
6, 1941)
Sau khi Hàn mất không lâu, bà đi thăm mộ Hàn khi mộ c̣n
ở Quy Ḥa (tr. 194, Hàn Mạc Tử, thơ và đời, Lữ
Huy Nguyên) và vẫn làm thơ thương nhớ:
Lệ Thanh ơi! Lệ Thanh ơi!
Anh đă chết rồi
Nhưng anh chỉ chết với người
Với em anh vẫn sống hoài muôn năm
(khổ cuối của bài "Ảnh người xưa", tháng 9, 1941)
Hiện tượng Mai Đ́nh đến với Hàn vào lúc Hàn đau khổ v́
Mộng Cầm là một niềm an ủi lớn như Nguyễn Đ́nh Niên nhận
xét (tr. 140), là một điều hiếm quư như Vũ Hải kết luận
(Tr 61, Hành trang cho thơ và sự trở lại chính ḿnh
của Hàn Mạc Tử, Vũ Hải.) Chúng tôi đồng ư với tác
giả này: “ xin dành những lời vàng ngọc đẹp nhất dành
tặng riêng cho người con gái có một không hai này.”
(Vũ Hải, tr. 61)
Tuy thề thốt “không phút nào thiếp quên chàng cả”
nhưng rồi Mai Đ́nh cũng phải quay về với thực tại, vẫn
phải đi trọn đường trần. Rất may bà đă gặp được hạnh
phúc b́nh thường bên cạnh chồng con. Bà rất thật với
ḿnh và với người khi làm bài thơ “Quên”:
Tôi tưởng hồn tôi đă mất rồi
Cuộc đời cô độc măi theo tôi
Nhưng thời gian giúp tôi mờ xóa
Trong trái tim đau một bóng người!
Chồng tôi đem lại bao tươi đẹp
Những đưa con thơ gọi mẹ thầy
Chồng biết yêu thương, con tŕu mến
Ḷng tôi mờ xóa bóng h́nh ai? ……(1943)
Tuy hạnh phúc bên chồng con, ḷng bà không lúc nào quên
bóng dáng người xưa. Chồng bà là một người quân tử nên
bà đă có thể có bàn thờ tưởng niệm Hàn ngay trong nhà.
Không những bà thờ di ảnh Hàn mà c̣n thờ cả di ảnh Hoàng
Hoa, người Hàn thương yêu nữa (Phạm Xuân Tuyển, tr. 84).
Mai Đ́nh nữ sĩ thật có tấm ḷng bao la như biển cả đáng
cho mọi người thương mến trân trọng. Năm 75 tuổi bà đi
thăm mộ Hàn một lần cuối. (Phạm Xuân Tuyển, tr.395). Mối
t́nh giữa nữ sĩ Mai Đ́nh và nhà thơ phong cùi là một
cuộc t́nh thơ diễm ảo có một không hai trong lịch sử văn học
nước nhà.
Trước khi dừng bút, xin mượn những ḍng thơ của nhà thơ
Nguyễn Bá Tín, cảm tác về Mai Đ́nh Nữ Sĩ và mối duyên
thơ với người anh thi sĩ của ḿnh:
Mai Đ́nh tiên nữ cơi Vu san
Vướng nghiệp văn chương trở xuống trần
Oan trái tào khang vừa gỡ được,
Nợ nần xướng họa lại đa mang.
Giang hồ cánh bướm không lo mỏi
Mưa gió đời hoa chẳng ngại tàn
C̣n chút duyên thừa dâng trọn thuở,
Cho t́nh sống măi với Thi Nhân.
(Trích: “Những người đàn bà trong sự nghiệp thi văn
của Hàn Mạc Tử”, Dang dở thi tập, Nguyễn Bá Tín)
_________
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử, in lần thứ ba, NXB
Tân Việt, 1957.
2. Quách Tấn, Đôi nét về Hàn Mạc Tử, NXB Quê Mẹ,
1988.
3. Phạm Xuân Tuyển, Đi t́m chân dung Hàn Mạc Tử,
NXB Văn Học Hà Nội, 1997.
4. Nguyễn Đ́nh Niên, Kinh Nghiệm vè thân phận làm
người trong thơ Hàn Mạc Tử, SEACAEF, 2009.
5. Lữ Huy Nguyên, Hàn Mạc Tử thơ và đời, NXB Văn
Học, Hà Nội, 1995.
6. Vũ Hải, Hành trang cho thơ và sự trở lại chính
ḿnh của Hàn Mạc Tử, tr. 61, NXB Đà Nẵng, 1996.
7. Nguyễn Bá Tín, Dang dở thi tập. Tập thơ chép
tay được t́m thấy trong hồ sơ lưu trữ của cô Hoàng thị
Kim Cúc.
8. Trên mạng: “Nữ sĩ Mai Đ́nh kể về mối t́nh với Hàn
Mạc Tử” posted 29 Nov. 2011.
9. Trên mạng: “Mảnh t́nh cuối của thi sĩ tài hoa bạc
phận” posted 20 May, 2017.
10. Thư riêng của Hoàng Tùng Ngâm