Hoàng thị Quỳnh Hoa

 

NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG

 

 

         Gần đây t́nh cờ đọc một bài b́nh luận trên mạng cho rằng cố Nhạc Sĩ Đại Tá Nguyễn Văn Đông đă viết nhạc phản chiến. Tôi ngạc nhiên và nghĩ là không hợp lư. Nếu sinh vào thời b́nh th́ Nguyễn Văn Đông dĩ nhiên chỉ là một nghệ sĩ thuần túy, một nhạc sĩ tài ba, hăng say với nền âm nhạc Việt Nam, cả tân lẫn cựu, và dấn thân vào thế giới âm nhạc với tất cả tâm hồn. Nhưng ông đă sinh vào thời loạn và con người ông cũng là một con người Việt Nam thuần túy, yêu nước với tất cả tâm hồn nên ông chấp nhận làm trai trước nhất phải góp phần bảo vệ quê hương đất nước. Ông hồn nhiên trưởng thành với ư niệm giă từ áo trắng thư sinh làm tṛn bổn phận thân trai thời chiến là chuyện b́nh thường. Khi ông tự ư vào trường Thiếu Sinh Quân là ông đă chọn cho ḿnh một con đường đi rất sớm. Đến tuổi trưởng thành dĩ nhiên là ông theo đuổi binh nghiệp, tham dự nhiều khóa đào tạo để trở thành một sĩ quan ưu tú. Nhưng tâm hồn nghệ sĩ đồng thời cũng bừng bừng trỗi dậy giục giă ông sáng tác những bài ca bất hủ về người lính thời chiến, người yêu của lính, người vợ lính, người mẹ lính, v.v.

Có bài viết nhận xét rằng chỉ sau khi ông nằm xuống, đại chúng mới biết đến ông nhiều hơn để thương tiếc ông nhiều hơn. Mà cũng đúng với cá nhân tôi. Ngày trước, tôi chỉ biết hai bài hát Chiều Mưa Biên GiớiMấy Dặm Sơn Khê hay tuyệt vời mà không hề biết chúng được sáng tác trong trường hợp nào, cũng không hề biết ông đă sáng tác rất nhiều bài, nhiều thể loại. Có lẽ v́ tôi sống xa Viêt Nam quá sớm, không hề được nghe một băng đĩa nào của ông. Sau khi ông mất, tôi ngạc nhiên thấy số lượng bài viết tưởng niệm ông quá nhiều, về con người, về binh nghiệp và về những ḍng nhạc của ông.

Đọc tài liệu về người nhạc sĩ đại tá này, tôi càng yêu mến ông hơn, kính trọng ông hơn. Ai đă đọc mấy ḍng tâm sự của ông mà không cảm động nỗi ḷng của một sĩ quan vừa vào đời đă phải chạm mặt với một thực tế kinh hoàng nhưng cũng gợi hứng cho ông viết bản nhạc lính đầu tiên. Ông ghi kỷ niệm đầu đời này:

 

Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến Khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung Úy, mới 24 tuổi đời, c̣n bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn c̣n xanh nhưng tâm hồn đă nung trong lửa chín quân trường... Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốn tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh của người em gái hậu phương... Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đ́nh... Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên phiên gác. Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn băo dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới th́ cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao ḥa, vạn vật như ḥa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân. Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của ḿnh rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân:


Đón giao thừa một phiên gác đêm,
Chào xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng,
Ngỡ rằng pháo tung bay,
Ngờ đâu hoa lá rơi...


Rồi mơ ước rất đời thường:


Ngồi ngắm mấy nóc cḥi canh, mơ rằng đây mái nhà tranh
Mà ước chiếc bánh ngày xuân, cùng hương khói vương niềm thương…


Bài Phiên Gác Đêm Xuân được ra đời trong hoàn cảnh như thế, cách đây nửa thế kỷ, đánh dấu một chuỗi sáng tác của tôi về đời lính như: Chiều Mưa Biên Giới, Mấy Dặm Sơn Khê, Sắc Hoa Màu Nhớ , Khúc T́nh Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Xin Đừng Trách Anh, Lá Thư Người Lính Chiến, Anh Trước Tôi Sau, Lời Giă Biệt,…"


Bài hát ở thể loại nào cũng thấm vào ḷng người, cũng khiến người nghe xúc động, nhất là những bài hát về người lính, đời lính, đời của người mẹ lính, người vợ lính,...


Sau khi nghe qua mấy bài hát về lính, về chiến tranh, tôi chợt nhận ra rằng người nhạc sĩ, tuy cũng là lính, không hề có ư nghĩ thù hận những người phía bên kia, những người đă gây ra chinh chiến thê lương ngay trên đất nước ḿnh. Ông chỉ nói đến nghĩa vụ người trai thời chiến, anh trước tôi sau, ai cũng phải lên đường, hàng hàng lớp lớp dành lấy quê hương. Không một phút nào ông tỏ ḷng nản chí hay than văn mà luôn “chờ mùa xuân tươi sang”, nhưng buồn thay những "mùa thắm chưa sang.” Nhưng ông vẫn tin tưởng, vẫn ngâm nga: “Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông, kết trong ḷng thế hệ, ngh́n sau nối ngh́n xưa.” (Mấy Dặm Sơn Khê).


Đối với con người Nguyễn Văn Đông th́ chỉ có một Viêt Nam với “đường vui Bắc Nam chung một lối," với "sông Hồng, sông Cửu nối sông Hương.” (Trái Tim Việt Nam). Ông nhắc nhở Bắc hay Nam đều là con cháu vua Hùng, với bao đấng anh hào cùng anh thư thắng tham tàn, giữ an đất nước (Việt Nam Quê Hương Lộng Lẫy). Ông nhắc nhở phải nhớ lịch sử oai hùng của tổ tiên:


Anh nhớ ǵ không anh?
Giữa thanh b́nh hay lúc gian nguy.
Xin hết ḷng chung lo bản dư đồ cha ông nhọc khó.
Trên bước đường tương lai,
Kết tâm đồng một dải non sông.
Bắc Nam cùng ḍng giống Tiên Long.
Trời Đông một cơi núi sông Việt Nam.

(Anh).

Với người ở hải ngoại phương xa ông tha thiết mời về:


Người về đây nối câu tâm đồng
.......
Về cho thấy con thuyền nước Nam,
Đi vào mùa xuân mới sang.
Xa rồi, ngày ấy ly tan.

Và ông vững ḷng tin tưởng rồi nước Việt cũng sẽ:
Anh dũng oai hùng chen chân thế giới.

(Hải Ngoại Thương Ca)

Trong gần cả trăm nhạc phẩm, tôi chỉ thấy Nguyễn Văn Đông dùng chữ “giặc” hai lần trong một câu trong bài Mùa Sao Sáng: “Giặc tràn về quê hương tôi, giặc diệt niềm tin Ki-tô” dường như ông muốn nói cộng sản là giặc, là một lũ người điên theo một ư thức hệ phi nhân muốn diệt trừ tôn giáo, đă đẩy cả mấy thế hệ thanh thiếu niên phải “sinh Bắc tử Nam” như thi sĩ Tô Thùy Yên nói đến trong bài thơ Chiều Qua Phá Tam Giang. Những người lính của chiến tuyến bên kia cũng là nạn nhân nên những bài hát lính của những nhạc sĩ khác ở miền Nam cũng không hề thấy có lời nào hận thù người lính miền Bắc. “Giặc” này thật quả khó dẹp nên, mặc dù không theo đạo Chúa, Nguyễn Văn Đông cũng thành tâm cầu nguyện:


Chiến cuộc mấy mươi năm
Mệnh trời bắt gian truân
Lạy Chúa chinh chiến lâu rồi
Cho mùa Giáng Sinh này đến Thanh B́nh, Chúa ơi!
Lạy Chúa, chinh chiến lâu rồi
Cho người núi sông rũ áo tang bồng…

(Xin Chúa Thấu Ḷng Con)

Ông dâng lời cầu nguyện lên cả Chúa Trời:


Nguyện cầu xin Chúa Trời
Vinh hiển trên muôn loài
Xua màn đêm tăm tối trên trần thế
Niềm tin nới Chúa đời đời
Được trông thế giới tuyệt vời
Không c̣n sầu chinh chiến
Thế giới thần tiên!

(Đêm Thánh Huy Hoàng)

Ông cũng không quên cầu lạy cả Mẹ Maria:


Quỳ lạy mẹ Maria, ḷng mẹ từ bi bao la
Tấu khúc nhạc lên ơn trên ban cho nhà Nam...
Lạy mẹ sầu bi ban ơn người Việt càng thương nhau hơn…

(Mùa Sao Sáng)

Sau 10 năm lao tù cộng sản, ông được trả về gia đ́nh mang theo nhiều chứng bệnh trầm trọng, tinh thần và thể xác bị suy sụp nhưng ông vẫn chọn sống ở quê nhà và ngậm ngùi: “Tôi chỉ tiếc đời người ngắn ngủi mà tôi đă phí phạm quăng thời gian dài 30 năm. Thật lấy làm tiếc.” (Đôi Ḍng Tâm Sự)


Quả vậy, một con người năng động, nhiệt t́nh như ông, lúc nào cũng bận rộn với tay súng tay đàn, mà trong 30 năm không thi thố được tài năng, phải sống âm thầm trong bóng tối th́ quả thật là một điều quá xót xa, quá đáng tiếc, quá đau ḷng. Nhưng ông thật đáng kính phục, ông không phí phạm thời gian v́ ông không để tinh thần suy sụp măi mà đă vươn lên, gởi gắm ḷng ḿnh trong nhạc phẩm Trái Tim Việt Nam, nói lên niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng cho Việt Nam, một ngày mai thanh b́nh mà mọi người cùng quay về như chim về tổ ấm:


Ngày vui cánh chim về tổ ấm
Bay t́m hương lửa chiếc nôi xưa
Đường đi dù cách xa vạn lư
V́ t́nh yêu hai tiếng mẹ Việt Nam...
Anh hỡi anh trong niềm chung mơ ước
Anh có nghe rạo rực ở tâm hồn
Một nguồn tin muôn đời không suy biến
Đất quê người, trái tim Việt Nam...


Và ông tin tưởng có một ngày Việt Nam sẽ hiên ngang cùng thế giới:


Anh hỡi anh trong niềm chung mơ ước
Anh có nghe rạo rực ở tâm hồn
Một Việt Nam ngang tầm cao thế giới
Để muôn đời ngẩng cao đầu đi.
Ḷng con nén hương dâng tổ quốc
Muôn đời nguồn suối hướng ra khơi
Cầu xin hai tiếng trên hoàn vũ
Việt Nam ngàn thuở quê hương sáng ngời.


Một thính giả, năm 2018, sau khi nghe bài Trái Tim Việt Nam do Tâm Hảo tŕnh bày đă ghi trên mạng với tên Anh Bùi: “Cả tâm hồn ông ấy dành cho quê hương VN ḿnh nghe mà thấy ḷng thổn thức. Trái tim ông ấy sống măi trong ḷng mọi người. Ông ấy như một vị Thánh Nhân, yêu quê hương bằng cả trái tim ḿnh. I love him!

Tôi tin chắc Nguyễn Văn Đông của chúng ta không bao giờ nghĩ ông đă làm nhạc phản chiến mặc dù hai bài Chiều Mưa Biên GiớiMấy Dặm Sơn Khê bị Bộ Thông Tin ra lệnh cấm phổ biến năm 1961 nhưng hai bài ấy được sáng tác từ 5 năm trước và không thấy ảnh hưởng ǵ đến tinh thần của lính. Chính ông biên tặng bài Chiều Mưa Biên Giới cho lính. Trên bản nhạc ông đề: “Kính tặng các chiến sĩ một nắng hai sương lao ḿnh nới tiền tuyến, dành ḿnh cho đất nước và các bạn thanh niên sắp khoác chiến y. Kỷ niệm Đồng Tháp Mười (Biên giới Việt-Cambot 1956)”.

 

Tôi nghĩ ông sống thật với ḷng ḿnh, chỉ muốn nói lên những xúc cảm chân thành từ trái tim của người lính, là “người đi giúp nước không màng danh chi, cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy…” (Hàng Hàng Lớp Lớp) và Chu Tất Tiến, trong bài tưởng niệm " Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông Và Những Âm Điệu Quê Hương” đă hiểu ông khi viết:

 

Nghe nhạc Nguyễn Văn Đông người cảm nghiệm luôn thấy thấp thoáng bóng những anh hùng, hănh diện với nhiệm vụ giúp nước của ḿnh... Bài Mấy Dặm Sơn Khê là một bức tranh tuyệt đẹp:


Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng,
Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê
Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông,
Kết trong ḷng thế hệ, ngh́n sau nối ngh́n xưa...


Thật lăng mạn, thật phong sương và thật anh hùng.”

Trước khi vĩnh viễn ra đi, ông c̣n muốn nhắn nhủ lần cuối những người cùng chí hướng ở phương xa trong sáng tác Việt Nam Quê Hương Lộng Lẫy th́ những năm dài sống âm thầm không hẳn là đă phí phạm như ông từng ngậm ngùi cho thân phận:


Từ tim núi sông Việt Nam quê hương
Gởi tâm t́nh này ra muôn phương...
Chào mùa Xuân t́nh yêu Việt Nam
Hăy khép lại tỵ hiềm hẹp ḥi
Để thấy lại T̀NH QUÊ HƯƠNG LỘNG
LẪY .

Trước khi dừng bút, tôi xin nghiêng ḿnh trước anh linh của một người con Việt Nam đă sống một cuộc đời hào hùng, đă dâng hiến cho quê hương tất cả tấm ḷng ḿnh và cầu mong ông được yên nghỉ ở một cơi giới b́nh an hơn. Tôi cũng không thể không nghĩ rằng tấm ảnh của người em gái hậu phương mà chàng Trung Uư 24 tuổi mang theo trong chiếc ba-lô lên đường “bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời” là tấm ảnh của một Cô Nữ Sinh Gia Long, đă gợi nhớ cho ông sáng tác bài hát cùng tên!


Hoàng Thị Quỳnh Hoa



 

 

art2all.net