Hoàng thị Quỳnh Hoa

 

PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO KHÔNG?

Nguyên Ngọc (Quỳnh Hoa)

 

 

 


Cho đến nay đă hơn 2500 năm kể từ ngày đức Phật nói pháp Tứ Diệu Đế lần đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như ở vườn Lộc Uyển, câu hỏi Phật giáo có phải là một tôn giáo không vẫn c̣n là một câu hỏi chưa có một giải đáp thỏa đáng. Nếu định nghĩa hai chữ tôn giáo theo tây phương cổ điển : “Tôn giáo là niềm tin ở một đấng tạo hóa hay một vị thần linh có uy quyền tối thượng cai quản cả vũ trụ mà con người phải tôn thờ, vâng phục” (Webster's Dictionary: religion is a belief in a divine or superhuman power or powers to be obeyed or worshipped as creator (s) or ruler (s) of the universe), th́ Phật giáo không phải là một tôn giáo v́ Phật giáo không hề đề cập đến một đấng tạo hóa tạo dựng nên muôn vật trên quả đất này. Phật giáo cũng không hề đề cập đến một đấng thần linh có quyền ban phước hay giáng họa cho con người. Nhưng nếu theo một định nghĩa thứ hai của Webster : “ tôn giáo là bất cứ một hệ thống niềm tin và sự tôn thờ, và thường đi đôi với một triết lư và một hệ thống luân lư, đạo đức “(New World Dictionary: any specific system of belief and worship, often involving a code of ethics and a philosophy ) th́ Phật giáo có vẻ gần với định nghĩa này. Phật giáo chỉ cho ta một triết lư sống lành mạnh, đạo đức đưa đến con đường giải thoát. Thông thường th́ khi nói đến tôn giáo, người ta hay nghĩ đến một đấng Thượng đế, một giáo lư và nhiều giáo điều mà tín đồ phải tuyệt đối vâng theo. Nếu theo định nghĩa thông thường này th́ Phật giáo rơ ràng không phải là một tôn giáo, hay là một tôn giáo vô thần!

Phật giáo là một tôn giáo không có Thượng đế, và không có giáo điều. Vị giáo chủ của Phật giáo không phải là một thần linh hay một Thượng đế mà là một người như mọi người, nhưng là một người đă giác ngộ, nghĩa là một người đă triển khai được hết mọi tiềm năng phi thường của con người, và nhờ thế đă hiểu hết muôn sự muôn vật trên đời này cũng như trong vũ trụ. Nhà bác học Albert Einstein nói rằng con người b́nh thường chỉ triển khai được chừng 6% tiềm năng hay trí thông minh của ḿnh. Chắc Đức Phật là người đă triển khai hết 100% tiềm năng của ḿnh. Ngài thấy biết muôn sự, muôn vật đúng như thật. Ngài là một vị thầy chỉ dạy cho chúng ta những ǵ Ngài đă thực nghiệm, những ǵ cần thiết cho đời sống thoát khổ. Đức Phật dạy cách ứng xử đối với bản thân, đối với nhau, và đối với thiên nhiên vũ trụ. Với giáo thuyết tương quan nhân quả, Đức Phật dạy rằng con người là chủ nhân của mọi hành động của chính bản thân ḿnh; con người tự tạo cho ḿnh một định mệnh, và như vậy con người cũng có khả năng thay đổi định mệnh của ḿnh, không một vị thần linh nào có thể thay đổi định mệnh ḿnh được.

Viết đến đây tôi sực nhớ câu chuyện của một cô người Đại Hàn, bạn cùng sở với người cô họ tôi. Cách đây mấy năm người thiếu nữ Đại hàn này tâm sự với cô tôi rằng cô ta đang t́m hiểu Phật giáo và Thiên Chúa giáo v́ đă đến lúc cô cần được hướng dẫn về đời sống tâm linh, và cuối cùng th́ cô đi rửa tội v́ cô nói theo Chúa khỏe hơn v́ lỡ có làm tội mà đi xưng tội th́ cũng hết tội. Nhưng thử hỏi làm sao mà biết chắc được rằng xưng tội th́ hết tội hay cứ phải nhắm mắt tin như vậy thôi. Cô nói theo Phật khó quá v́ cái ǵ cũng phải tự ḿnh quyết định, lỡ mà quyết định sai th́ mang tội, mà Phật th́ không ban ân, giảm tội ǵ cho ḿnh được cả! Cô này đại diện cho những người yếu đuối, thiếu tự tin và chối bỏ sự tự do của ḿnh. Thường thường người ta nghĩ rằng tự do là có thể làm mọi việc theo ư ḿnh, nhưng thực sự, tự do đúng nghĩa là không nương tựa vào người khác. Thứ tự do tư tưởng này không hề gặp thấy ở đâu hết trong lịch sử các tôn giáo ngoài đạo Phật. Đức Phật dạy sự tự do ấy rất cần thiết v́ sự giải thoát của một người phụ thuộc vào chính việc người đó hiểu Chân lư, mà không phải là một ân huệ được thượng đế hay một sức mạnh bên ngoài nào có thể ban cho.

Phật giáo, với thuyết nhân quả đă đưa con người ra khỏi ṿng cương tỏa của thần linh, giáo điều, và thần học. Chân lư mà Đức Phật t́m ra và truyền dạy cho đệ tử là chân lư bất di bất dịch đă có từ ngàn vạn năm trước khi Đức Thích Ca ra đời và sẽ c̣n tồn tại cho đến thiên thu bất tận. Nói một cách khác, nếu Đức Phật không ra đời th́ Tứ Diệu Đế vẫn có trong vũ trụ, th́ lư Duyên sinh vẫn có trong vũ trụ, th́ lư Nhân Quả Luân Hồi vẫn có trong vũ trụ. Nếu chấp nhận sinh lăo bệnh tử là chuyện thường t́nh và thản nhiên chấp nhận những khổ ải của kiếp người, th́ không cần thiết phải t́m cách chấm dứt ḍng sinh tử luân hồi. Nhưng thử hỏi mấy ai có thể thản nhiên trước cảnh ái biệt ly tức là thương nhau mà bị chia ĺa; oán tắng hội tức là không thích nhau mà phải bị gặp gỡ nh́n mặt nhau hoài; cầu bất đắc là mong cầu mà không được toại nguyện, và ngũ ấm xí thạnh khổ nghĩa là những sự kiện đổi thay hành hạ tấm thân ngũ uẩn này v.v...

Khi nh́n rơ “mặt thực” của đời người, thái tử Tất Đạt Đa đă cương quyết đi t́m một con đường giải thoát và Ngài đă thành công. Nhưng trước khi Đức Thích Ca ra đời th́ bốn cái khổ: sinh, lăo, bệnh, tử đă có rồi mà không ai biết đó thôi; và đă sinh làm người th́ không ai tránh khỏi bốn cái khổ đó. Giàu, nghèo, sang hèn ǵ cũng đều phải trải qua bốn cái khổ ải này. Thuyết Luân Hồi cũng không phải do Đức Phật đặt ra. Đạo Bà La Môn và Ấn giáo có mặt trước khi Đức Thích Ca ra đời cũng đă biết và tin luân hồi, nhưng họ không giải thích được thuyết này một cách khách quan, rốt ráo như Đức Phật; họ cũng không vạch rơ được một đường lối rơ ràng để con người có thể thoát ṿng sinh tử luân hồi như Đức Thích Ca. Không những Phật chỉ cho chúng ta một con đường ra khỏi trầm luân sinh tử mà Phật cũng chỉ dạy cho chúng ta phương pháp diệt khổ ngay trong đời này, nhưng những lời Phật dạy không phải là những giáo điều bắt buộc chúng ta phải nhắm mắt tuân theo. Trái lại Ngài c̣n nhắn nhủ đệ tử rằng: “Không nên chấp nhận lời dạy của Ta do ḷng kính trọng, mà trước hết hăy kiểm nghiệm lời dạy đó, như dùng lửa thử vàng vậy”. Phật dạy:“Một điều đúng hay sai, không phải do quyền uy và thần khải” và Ngài ví tín đồ Bà La Môn giáo tụng thuộc ḷng kinh Vệ Đà như một đoàn người mù dẫn dắt nhau đi.

Hơn nữa Phật giáo không có một tổ chức Tăng đoàn chặt chẽ như các tôn giáo thần quyền Tây phương. Phật giáo gồm nhiều giáo phái và hệ phái khác nhau. Ai theo giáo phái, hệ phái nào cũng được, miễn là ḿnh thành tâm thành ư tinh tấn tu tập th́ ḿnh có thể sống tự tại, an vui trong đời hiện đại và trong kiếp vị lai. Phật giáo không đặt nặng phần nghi lễ mà đặt trọng tâm vào sự sự tu tập chứng nghiệm để được thanh tịnh nội tâm, ngơ hầu đi đến mục đích rốt ráo là giải thoát và giác ngộ. Tám vạn bốn ngàn pháp môn Phật chế ra cũng chỉ là phương tiện để hướng dẫn ta trên bước đường tu học mà ai cũng có thể bước lên con đường ấy. Đức Phật nhắc đi nhắc lại rằng Ngài chỉ là người chỉ đường, con đường mà Ngài đă đi qua, nhưng cá nhân ḿnh phải “tự đi đến, không ai đi thế cho ḿnh được.” Một giáo sư người Mỹ dạy cùng trường với tôi nói rằng cô theo Tin Lành nhưng cô rất thích thú những lời Phật dạy về nhân quả luân hồi và nguyên lư trách nhiệm cá nhân của Đức Phật giảng dạy. Cô nói nhỏ với tôi rằng cô không tin “xưng tội th́ hết tội”. Hằng ngày cô sống theo lời Phật dạy nghĩa là không làm việc ác, chỉ làm các việc lành, làm cho tâm ư trong sạch. Mỗi ngày cô tọa thiền hai tiếng để tập cho tâm ư trong sạch, để đạt được cái tâm lặng lẽ. Cô đă giải thích cho học tṛ của cô rằng đạo Phật là một tôn giáo duy nhất không buộc những người theo tôn giáo khác phải bỏ đạo của ḿnh trước khi muốn đem những lời Phật dạy áp dụng vào đời sống của ḿnh.

Phật giáo là một triết học thực nghiệm, phải tự ḿnh thực nghiệm qua cuộc sống. Nếu chỉ hiểu giáo lư suông mà không thực hành th́ cũng ví như người làm việc đếm tiền ở ngân hàng, ngày ngày đếm bạc triệu nhưng tiền ấy là tiền của thiên hạ, hay ví như người đang đói mà trông thấy thức ăn nhưng không được ăn th́ vẫn đói.

Đạo Phật là một đạo rất dân chủ và b́nh đẳng. Đức Thích Ca ra đời đă phá tan hệ thống giai cấp thống trị áp bức ở Ấn độ thời ấy, và ở xă hội Trung Hoa và Nhật bản sau này, hay ở bất kỳ một xă hội nào mà vẫn c̣n phân chia giai cấp v́ ḍng dơi như người Việt ta thường nói “Con quan th́ lại làm quan. Con nhà kẻ khó đốt than cả ngày.” Đức Phật dạy: “Không có giai cấp trong ḍng máu cùng đỏ và ḍng nước mắt cùng mặn.” Và Ngài đem hy vọng đến cho mọi người, mọi loài khi Ngài nhắc nhở chúng ta rằng tất cả mọi loài chúng sanh đều có Phật tính, tức là có khả năng thành Phật. Quyền triển khai khả năng ấy tùy thuộc từng cá nhân, không ai giúp đỡ được ai, cũng không ai có quyền cấm người khác triển khai khả năng ấy. Đức Phật là một vị giáo chủ không muốn cho tín đồ phải măi măi qú lạy ḿnh, một vị giáo chủ chỉ dạy cho ta con đường tu tập để ta cũng có thể thành Phật như Ngài với câu tuyên bố bất hủ, “Ta là Phật đă thành, các ngươi là Phật sẽ thành.” Phật giáo là một giáo lư thực nghiệm, không chờ đợi một ân sủng hay một mặc khải nào.

Thiết nghĩ vấn đề Phật giáo là tôn giáo hay không phải tôn giáo không có ǵ quan trọng. Vấn đề chủ yếu là Phật giáo là tôn giáo dành cho cá nhân, là một phương pháp thực tiễn giúp cá nhân thoát khỏi đau khổ và đạt hạnh phúc ngay trong hiện đời. Phật giáo là một triết lư sống vượt biên giới quốc gia. Phật dạy tất cả chúng sanh đều là bạn hữu và mọi nơi chốn trên thế gian này đều là nơi chôn nhau, cắt rốn, là quê hương xứ sở của ḿnh. Và nếu mọi người trên quả đất này có cùng một quan niệm sống như vậy th́ thế giới sẽ có ḥa b́nh, chúng sanh sẽ được an lạc. Và v́ Phật giáo là một tôn giáo không phân biệt màu da, dân tộc nên nhiều triết gia, học giả trên thế giới đă nh́n đạo Phật với cặp mắt đầy thiện cảm. Giám Mục Milman viết: “Tôi càng ngày càng cảm thấy Đức Thích Ca Mâu Ni gần gũi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài; Ngài là đường lối, là chân lư, là lẽ sống.” Ông Rhys David, giáo sư sử học, phát biểu, “Là Phật tử hay không là Phật tử, tôi đă quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đă khám phá ra rằng không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt của Bát Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế của Đức Phật. Tôi rất măn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó.” Aldous Huxley viết:” Trong tất cả các tôn giáo lớn của thế giới, chỉ riêng đạo Phật đi con đường của ḿnh mà không cần đàn áp, kiểm duyệt, thẩm tra ai cả.” Nhà bác học Albert Einstein tán thán đạo Phật với câu: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ư thức đạo lư, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi phương diên trên trong cái nhất thể đầy ư nghĩa, và Phật giáo đáp ứng đủ các điều kiện ấy.” (The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religion sense arizing from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description.)

Để kết luận chúng ta có thể nói rằng Phật giáo ­ một đạo của từ bi và trí tuệ, dựa trên nguyên lư vô ngă, lư duyên sanh, một tôn giáo vượt thời gian và không gian ­ có thể là một tôn giáo toàn cầu về sau này như lời tiên tri của nhà bác học Einstein.

 

 

art2all.net