Hoàng thị Quỳnh Hoa

 

 

QUY NHƠN CÓ G̀ LẠ? 

 

Trên băi biển Quy Nhơn

 

Nói đến Quy Nhơn, là nói đến Đồi Thi Nhân, nơi yên nghỉ của nhà thơ Hàn Mạc Tử. Ai cũng biết, gần hai thập kỷ sau khi được chôn vội ở Quy Ḥa nơi ông từ giă cơi trần v́ bệnh kiết lỵ th́ ông được đưa về Ghềnh Ráng. Khi em tôi rủ đi Quy Nhơn kỷ niệm 50 năm ra trường của em vào tháng Tư, 2024 tôi thích lắm v́ ngoài Đồi Thi Nhân, thành phố biển này mới được hiện đại hóa nhưng vẫn c̣n nhiều băi biển hoang sơ, nhiều di tích lịch sử. Tôi hớn hở chờ đón một cuộc thăm viếng thích thú. 

 

Xuất phát từ sáng sớm mà đến 4 giờ chiều mới tới Quy Nhơn. Chị em vội vàng thay đồ đi ra biển, ngay phía sau khách sạn. Đi trên cát thật khó khăn hay tại tuổi tác? Chúng tôi chỉ muốn nhúng chân dưới nước thôi nhưng khi sóng đánh vào, cát lún sâu nhúc nhích dưới bàn chân làm tôi hơi lảo đảo th́ em tôi sợ lắm, vội vàng d́u nhau đi lên. Hôm nay sóng mạnh quá! Hai đứa đành nằm trên ghế dài hít thở gió biển. Rồi mấy bạn của em ùa đến, tíu ta tíu tít như hồi c̣n ở ghế nhà trường. Tối đến được ăn hải sản đặc trưng của Quy Nhơn tại một nhà hàng nổi. Cá hấp, cua rất chắc và được um rất ngon. Được ăn món lẫu sứa nước lèo với bún, rau mà chỉ có ở Quy Nhơn, ngon lắm. Nước lèo rất độc đáo. 

 

Ca nô siêu tốc

 

Sáng sớm hôm sau theo đoàn đi du ngoạn Kỳ Co- Eo Gió, một danh lam thắng cảnh của Quy Nhơn. Tôi cứ chờ một lời giới thiệu về nơi này nhưng cho đến khi xe ngừng vẫn không thấy ai nói ǵ. Bước xuống rồi mới biết là phải đi cano sang một ḥn đảo, chắc sang bên đó mới là Kỳ Co- Eo Gió! Khi tôi xuống xe th́ thấy đă có người lên cano. Gió to, sóng lớn, cano bồng bềnh cỡi sóng thấy dễ sợ lắm. Hai người xốc nách tôi thả xuống th́ người ở dưới cano ôm lấy và đẩy ngồi xuống, sợ quá. Khi em xuống được rồi và được mặc áo phao mới bớt sợ. Cano lướt sóng lớn đi qua đảo. Khâu xuống khỏi cano càng sợ hơn nữa v́ cano không thể vào bờ, cứ chập chờn theo con sóng. Lại có người xốc nách thả xuống nước, ngập đến gần đầu gối, lảo đảo đứng không vững. Ôi kinh hoàng. Em tôi d́u lên được chỗ ngồi trong lều là không dám đi đâu nữa. Chẳng thấy ǵ đẹp cả! Cố gắng hít thở, tận hưởng gió biển để khỏi phí công đă đến đây! Chừng hai tiếng sau th́ lại lục tục lên cano đi về. Lại thêm một lần sợ hăi. Cho dù niệm Phật liên hồi tâm vẫn không an cho đến khi được ngồi yên chỗ để ăn trưa. Một chầu hải sản nữa với nhiều con ốc rất to, h́nh thù rất lạ nhưng không thấy ngon, chắc c̣n dư âm của hai chuyến đi cano, hú hồn!

 

Dĩa ốc quái đản

 

Về đến khách sạn, được ngả lưng trên gối chăn trắng muốt thật là thoải mái. Chưa kịp mơ thấy tiên th́ đă đến giờ đi du ngoạn buổi chiều, sẽ đi thăm thắng cảnh Cồn Chim ở Vĩnh Thạnh. Cũng như buổi sáng, chả ai nói cho biết cảnh Cồn Chim đẹp như thế nào mà đă đến Quy Nhơn th́ du khách không thể bỏ qua. Khi đến nơi lại phải đi thuyền máy mới vào được nơi chim ở. Bà cụ ngồi ở bậc thềm nhà gần bến phán một câu: “Sao lại chọn ngày gió lớn mà đi chơi.” Một bà cụ khác th́ cười nói theo, “Coi chừng gió thổi bay mũ!” làm tôi sợ hăi, bụng bảo dạ, “Lại một phen lên xuống thuyền khủng khiếp nữa chăng!” Bỗng dưng đốc tờ Phước tuyên bố không muốn đi và bác sĩ Sương phụ họa, “Tôi cũng không đi!” Thế là em tôi mừng quá nói tiếp, “Chị em tôi cũng không đi.” v́ cô em biết tôi sợ lắm. Cho dù những người trên thuyền năn nỉ mấy, bác sĩ Phước và bác sĩ Sương vẫn cương quyết nói không. Hai chị em tôi th́ mừng thầm là khỏi phải bước lên thuyền. Khi thuyền đă ra xa, bs Phước mới bảo thấy trên thuyền ít áo phao quá nên ngại. Bs Sương cũng phụ họa không biết vào trong đó có chim muông ǵ không chứ thuyền cỡi sóng lớn như hồi sáng th́ cũng ngại! Vậy là xe đưa bốn người chúng tôi đi t́m nơi uống nước. Tôi thở phào, lặng lẽ thầm cám ơn bs Phước. Tán hưu tán vượn một hồi th́ Bs Sương nhận được cú điện thoại từ Cồn Chim nói sẽ cho thuyền về đón vào xem nhiều loại chim đẹp rồi ăn tối luôn ở đó với nhiều món đặc sản độc lạ nhưng bs Sương vẫn không muốn ngồi thuyền. Rồi bốn người chúng tôi cùng anh tài vào quán hải sản ngay bên đường. Quán ăn là nhà hàng nổi, mát mẻ, thơ mộng. Ch́nh nướng tươi và ngon lắm. Tôi chưa bao giờ được ăn ch́nh ngon như thế. Ốc hương cũng tươi. Cua lớn rất chắc. Thức ăn rẻ không ngờ! Chuyến này về chắc là không mơ hải sản trong một thời gian dài. 

 

Đồi Thi Nhân

Một ngày ṛng ră mà chỉ mua lấy cái sợ, chẳng thấy được ǵ đặc biệt của Quy Nhơn. Trong ḷng cũng cảm thấy tiếc. Tôi đề nghị đi thăm Đồi Thi Nhân trước khi về th́ em tôi bằng ḷng ngay. Sáng hôm sau chúng tôi đến Ghềnh Ráng sớm mà du khách đă khá đông. Ngôi mộ Hàn Mạc Tử trên Đồi Thi Nhân “nằm trên đỉnh cao Ghềnh Ráng, chung quanh núi non hùng vĩ, biển trời xanh ngát xa xa nh́n về TP Quy Nhơn chạy dài theo băi cát vàng giữa trăm màu thủy thọ thật thích hợp với hồn thơ.” (Sách HÀNH TR̀NH ĐẾN VỚI HÀN MẠC TỬ - Dzũ Kha, tr 13). Xuống khỏi Đồi Thi Nhân, thăm pḥng lưu niệm Hàn Mạc Tử rồi th́ chúng tôi bắt đầu lên đường trở về. Từ quốc lộ nh́n thấy trên núi xa xa có h́nh dáng mờ mờ của cái ǵ ở đó. Anh tài nói là tháp Chàm. Tôi sực nhớ Quy Nhơn từng là đất nước của người Chàm, là thủ phủ của họ một thời: thành Đồ Bàn ở đây. Xưa nay tôi cứ tưởng thành Đồ Bàn là ở Huế! Người Chiêm Thành cũng có một lịch sử đồ sộ mà nay chỉ c̣n mấy cái tháp đổ nát! Thương quá.

 

Về đến nhà tôi vội vàng lên mạng t́m xem Kỳ Co-Eo Gió, Cồn Chim có ǵ đặc biệt mà ban tổ chức đưa vào lịch du ngoạn. Không ngờ Kỳ Co – cái tên ngộ ngộ này chắc là vết tích của người Chàm! – là một trong những băi tắm đẹp nhất Việt Nam, là ḥn đảo độc đáo với một mặt hướng biển, ba mặt được vây quanh bởi những dăy núi cao, là một vùng biển đẹp hoang sơ, với làn nước trong xanh màu ngọc bích cùng bờ cát trắng, với nhiều núi đá nhấp nhô ngoài khơi gần bờ. Biển Kỳ Co thơ mộng được ví như Maldives của Việt Nam.

 

Kỳ co được ví như Borabora hay Maldives của Vietnam

 

Băi biển Kỳ Co

 

Eo Gió là eo biển đẹp nhất Việt Nam, một eo biển rất nhỏ được bao bọc bởi những rặng núi cao tiến sát ra biển, với làn nước trong xanh bên bờ cát vàng óng ánh, với những rặng núi đá cao uốn lượn như ôm trọn băi biển tạo nên một eo biển tuyệt đẹp hút gió giữa đất trời mênh mông.

 

Đường lên Eo Gió

 

Hai băi biển Kỳ Co và Eo Gió đều có những rặng san hô rất đẹp làm tôi nhớ đến rặng san hô The Great Barrier Reef ở thành phố Cairns của bang Queensland, Úc Châu mà tôi được đi xem với đoàn du lịch Gia Long Úc năm 2013.

 

San hô

 

Cano siêu tốc mang du khách đến Băi tắm Kỳ Co chắc đă có lần bị lật v́ thấy Quy Nhơn Tourist quảng cáo: “bảo đảm dịch vụ an toàn ở Băi Kỳ Co, cano có mái che, chống ch́m, chống lật.” Phải chi chúng tôi được giải thích rơ ràng về sự an toàn của cano siêu tốc th́ cũng đỡ sợ! Sợ quá nên không dám đi quanh đảo thưởng thức cảnh đẹp. Nghe đâu mấy anh chị đi tắm biển, chụp h́nh, xem san hô thích thú lắm!

 

Ḥn Khô với Con Đường Xuyên Biển

Khi tôi t́m xem những băi biển đẹp của Kỳ Co thi t́nh cờ thấy “Con đường xuyên biển” nối liền hai ngọn núi rất thú vị. Đâu biết Việt Nam có con đường xuyên biển đặc thù này ở Ḥn Khô, cũng gần Kỳ Co, cách thành phố Quy Nhơn 20 km. Khi thủy triều xuống, ḿnh có thể đi bộ trên con đường xuyên biển dài hơn 500 m. Băi biển ở Ḥn Khô, hay c̣n được gọi là Cù Lao Ḥn Khô, cũng đẹp mê hồn mà hoang sơ với làn nước trong xanh hai màu rất hiếm, giống như ở Kỳ Co. Theo tôi, làng chài quanh chân núi có vẻ đẹp và thơ mộng hơn Bora Bora của đảo Tahiti! Ở đây cũng có rặng san hô nữa mà làn nước trong veo nên nh́n từ mặt nước ta thấy được san hô, không cần lặn xuống! 

 

 

Cầu Thị Nại

Quy Nhơn cũng được thiên nhiên ưu đăi với Đầm Thị Nại, một vùng đầm phá xinh đẹp với diện tích hơn 5.000 ha, cùng với một hệ sinh thái đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều loài thủy tộc, giúp người dân địa phương nhiều phương tiện mưu sinh. Cây cầu Thị Nại vượt biển dài nhất Việt Nam, (7 km), nối liền thành phố với Nhơn Hội, một khu kinh tế sầm uất của bán đảo Phương Mai, là niềm tự hào của cư dân Quy Nhơn. Cầu Thị Nại, giữa một vùng đầm phá mênh mông, là một h́nh ảnh độc đáo của thành phố biển Quy Nhơn khi mặt trời lên cũng như lúc mặt trời đi ngủ! Cây cầu dẫn đến nhiều băi biển đẹp nhất Việt Nam: Kỳ Co, Eo Gió và Ḥn Khô. Cầu Thị Nại c̣n dẫn tới khu du lịch sinh thái Cồn Chim. Băi Cồn Chim như một ốc đảo giữa bốn bề xanh ngắt: nước, trời và rừng ngập mặn. Bên trên tán rừng là nơi trú ngụ của các loài chim c̣. Nhưng đây không phải là nơi cho người cao tuổi đến vui chơi v́ người cao tuổi không thể đi bộ trên những con đường lót ván trên nước, hẹp mà hai bên không có tay vịn trong Cồn Chim.

 

Một góc Cồn Chim

Ngoài những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, những băi tắm thú vị, Quy Nhơn c̣n có núi Vọng Phu, c̣n có nhiều di tích văn hóa Chàm, là nơi khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn và là cái nôi của nền vơ thuật Việt Nam, vơ B́nh Định. Miền Trung vốn là đất của Chiêm Thành nên c̣n nhiều dấu ấn của văn hoá người Chiêm. Thành Đồ Bàn ở Quy Nhơn nên du khách sẽ t́m thấy nhiều phế tích ở đây, tiêu biểu là hệ thống nhiều ṭa tháp mà nổi tiếng nhất là ṭa Tháp Đôi đă được trùng tu năm 1990-97. Tháp Đôi được xây cất từ cuối thế kỷ XI – đầu thế kỷ XIII bằng gạch nung xếp khít nhau bằng một chất kết dính đặc biệt, độc đáo của người Chăm mà ngày nay chưa giải mă được. Trong khuôn viên của tháp, lác đác những cây dừa, cây cau và cây đại gắn liền với văn hóa Chăm. Chắc vậy mà đi đâu ở miền Trung ta cũng thấy cây cau, cây dừa và hoa đại.

 

Tháp Đôi

 

Nghe đâu vơ B́nh Định có từ đời nhà Lê. Vua Thánh Tông, sau khi diệt được nước Chiêm, để dân có cuộc sống yên ổn, vua cử các vơ tướng, vơ quan tài giỏi vơ nghệ đến đây truyền dạy vơ nghệ cho dân. Thời Tây Sơn, để đáp ứng nhu cầu của cuộc khởi nghĩa, vơ cổ truyền được chuyển sang một giai đoạn mới, hoàn thiện hơn để đáp ứng với nhu cầu chiến đấu! Du khách đến B́nh Định nhớ đừng chọc giận dân địa phương v́ già trẻ gái trai ǵ cũng đều có vơ cả.
 

Ai vô B́nh Định mà coi

Đàn bà cũng biết múa roi, đi quyền!
 

Em tôi đồng ư là sẽ sắp xếp thời gian để có thể tham quan Quy Nhơn một lần nữa để được khám phá những băi tắm đẹp, được bước đi trên con đường xuyên biển, được ngắm hoàng hôn và b́nh ḿnh ở Đầm Thị Nại. Lần này sẽ đi thăm di tích lịch sử nhà Tây Sơn và thành cổ Đồ Bàn.

 

Hoàng Thị Quỳnh Hoa

Vỹ Dạ, Tháng 4, 2024.
 

 

 ~~oOo~~

art2all.net