Đây
là một thắc mắc chung cho hầu hết mọi người trong năm
châu bốn biển. Có rất nhiều sách vở viết về đề tài này
từ thuở có chữ viết trên trái đất. Ai cũng ṭ ṃ muốn
biết con người từ đâu đến, sau khi chết đi về đâu. Và
mỗi người mỗi ư nhưng, trừ một thiểu số tin vào thuyết
duy vật, hầu như ai cũng đồng ư chết không phải là hết
mà c̣n có một sự sống ở đâu đó ngoài thế giới ba chiều
của chúng ta. Nhiều người dường như cùng một ư nghĩ rằng
cơi trần là cơi tạm, sau một thời gian tồn tại ở nơi
đây, ai cũng đi về một cơi vĩnh hằng. Mà có thật là vĩnh
hằng không hay cũng chỉ là một cơi tạm khác? Chúng tôi
xin được mạn đàm về đề tài cũ kỹ mà rắc rối này.
Tôi c̣n nhớ những ngày mới lớn, chưa đến tuổi ‘teens’ mà
đă thấy rơ sống thêm một ngày là gần cái chết một ngày,
và thấy đời sống như vậy thật là vô nghĩa, nhưng rồi tự
nhủ rằng nếu không chết th́ cũng phiền lắm. Tưởng tượng
phải sống măi trên trái đất này th́ cũng chán chường
lắm, cũng mỏi mệt lắm. Và mỗi lần tư tưởng này hiện đến
lại nhớ câu chuyện đời xưa được đọc khi c̣n bé về Công
Chúa Thủy Tiên ao ước được trẻ đẹp măi. Một bà tiên biến
phép cho công chúa được toại nguyện. Thế là cô công
chúa, lúc đầu hạnh phúc lắm v́ thấy mọi người xấu đi với
thời gian mà ḿnh vẫn trẻ đẹp, nhưng dần dà khi những
người cùng trang lứa rơi rụng dần th́ cô cảm thấy quá cô
đơn giữa một đám người xa lạ, và bây giờ cô ao ước được
chấm dứt sự sống! Mới đây, nh́n thấy h́nh của một người
cô họ ngày xưa xinh đẹp lắm mà nay, trên 90 tuổi, gầy
đét chỉ c̣n bộ xương nằm lỏng lẻo trên chiếc giường,
cười dơ hai hàm răng giả, không thấy một nét ǵ giống
người cô tôi cả, trông thương lắm. Tôi chắc ai cũng sợ
chết nhưng đồng thời cũng không ai muốn sống thọ đến
tuổi h́nh hài biến dạng như thế này. Nhưng không ai biết
được ngày nào là ngày cuối của đời ḿnh trên dương thế,
ngoại trừ những vị tu thiền đắc đạo? Mà sao ai cũng sợ
chết dù biết chắc không ai tránh khỏi cái chết? Mà chết
là ǵ? Gia đ́nh đón nhận cái chết như thế nào?
Mới đây được đọc một câu chuyện trên
mạng (năm 2018) tựa đề “Ông Tư chết mà vui”.
"Ông Tư thắc mắc khi đọc cáo phó trên
báo: 'Chúng tôi đau đớn báo
tin cho thân bằng quyến thuộc ông Nguyễn Văn Mỗ đă được
Chúa gọi về vào ngày, tháng, năm, hưởng thọ 82 tuổi.'
Được Chúa gọi về th́ phải vui mừng, sung sướng chứ sao
lại đau đớn báo tin! Về với Chúa là khổ lắm sao. Có đi
tù cải tạo đâu mà buồn hở trời? Đáng ra phải cáo phó
bằng câu, ‘Chúng tôi hoan hỉ thông báo cùng thân bằng
quyến thuộc ông Nguyễn Văn Mỗ đă được Chúa gọi về….’
Và đây là một cáo phó khác, cũng ‘khóc báo với thân
bằng quyến thuộc là thân nhân chúng tôi đă về cơi Phật.’
Về cơi ma vương quỷ sứ mới khóc báo chứ về cơi Phật
sướng quá mà khóc cái nỗi ǵ!”
Ông Tư lư luận, “Nếu tin theo đạo Chúa th́ khi chết được
về thiên đàng, ngồi dưới chân Chúa, sung sướng thế mà
sao ai cũng sợ chết! Nếu theo đạo Phật th́ khi chết cũng
sẽ về Tây Phương Cực Lạc, vĩnh cữu, an b́nh th́ mừng
vui, chứ sao lại bi ai.” Câu chuyện “Ông Tư” c̣n dài
nhưng tôi chỉ muốn đưa ra cái thắc mắc của ông về những
lời cáo phó, mà chắc cũng là thắc mắc chung của nhiều
người. Có lẽ ông Tư không học Phật nhiều nên tưởng ai
theo đạo Phật cũng được về Tây phương cả. Phật tử mà
không sống một cuộc đời lương thiện th́ khi chết cũng
không được văn sanh Cực lạc đâu, ông Tư ơi. Người ngoại
đạo mà có một cuộc sống thánh thiện vẫn được sanh về các
cơi lành theo luật nhân quả luân hồi, như chuyện một ông
thuộc gia đ́nh Công giáo gộc, chết đi sống lại kể lể là
mẹ ông đă được sanh về cơi Trời thứ Sáu (trang mạng năm
2018). Trong kinh Phật ghi có tất cả 36 Cơi Trời.
Ta thử duyệt qua quan niệm sống chết của các tôn giáo
lớn, khi chết đi về đâu. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo
thoát thai từ Do Thái giáo nên ba tôn giáo này cùng tin
linh hồn bất tử. Họ tin Chết chỉ giản dị là một bước
chuyển tiếp qua một cuộc sống vĩnh hằng ở một cơi khác.
Và cơi này có nhiều tên khác nhau tùy theo đức tin của
họ. Cuốn Torah, kinh thánh của Do Thái giáo, không nói
rơ kiếp sống sau khi chết như thế nào, chỉ sau này mấy
ông mục sư (rabbies) và những nhà luận sư (scholars)
thêm vào cho rằng có Thiên Đường (Gan Eden) và Hỏa Ngục
(Gehinnom). Họ gọi là hỏa ngục v́ nơi đó nóng lắm. Họ
tin có một Thiên Đường hiện hữu song song với thế giới
của chúng ta. Khi bỏ thân xác vật lư, linh hồn sẽ về một
nơi gọi là Sheol để chờ Ngày Phán Xét (Day of Judgement)
th́ mới biết sẽ được sống ở Vườn Địa Đàng (Gan Eden) đời
đời hay ở Hỏa Ngục (Gehinnom) thiên thu vạn kiếp.
Thiên Chúa Giáo cũng tin đến ngày Judgement Day, những
người theo đạo Chúa sẽ được lên Thiên Đàng ở cùng Chúa
vĩnh viễn, những người tội lỗi hay không tin Chúa sẽ bị
đọa địa ngục đời đời. Họ c̣n tin có một nơi thứ ba gọi
là Luyện ngục (Purgatory) dành cho những người phạm tội
nhẹ, ở đây ăn năn hối lỗi một thời gian rồi cũng sẽ được
lên Thiên Đàng với Chúa.
Giống Thiên Chúa giáo, người theo đạo Hồi cũng tin đến
Ngày Phán Xét (Judgement Day), những người thờ phượng
Allah, Thượng Đế của đạo Hồi, sẽ được về sống với Allah
ở một nơi chốn thần tiên, đẹp đẽ, hạnh phúc có tên là
Janah. C̣n những ai chối bỏ Allah hay lưu manh độc ác
th́ phải chịu đọa đày ở một cơi địa ngục có tên là
Jahannam. Khác với Do Thái giáo và đạo Chúa, người đạo
Hồi tin có bảy tầng địa ngục khác nhau, từ nơi cho người
tội nhẹ đến tội nặng dần cho đến tầng thư bảy. Nhiều
người c̣n tin rằng sau khi thọ h́nh phạt ở những tầng
địa ngục, linh hồn cũng sẽ được lên trời với Allah. Cả
Thiên Chúa lẫn đạo Hồi không ghi rơ sau khi chết những
linh hồn bất tử này tạm trú ở đâu để chờ đến Ngày Phán
Xét?
Ấn Giáo và Phật giáo, hai tôn giáo lớn ở phương Đông,
dạy có kiếp trước kiếp sau. Chết chỉ là quá tŕnh chuyển
tiếp cần thiết. Kinh Vệ Đà của Ấn giáo nói về đời sống
sau khi chết khá phức tạp nhưng tựu trung th́ cho rằng
người theo đạo này không sợ chết. Cái chết đổi với họ là
giải thoát khỏi tấm thân vật lư để thể Jiva hiển hiện.
Jiva, được tả như phần hồn, tồn tại sau khi tắt thở, có
thể coi như là thể vía hay thần thức, sẽ về một nơi nghỉ
ngơi, dưỡng sức một thời gian
trước khi đầu thai trở lại làm người. Họ tin những người
tu hành thánh thiện sẽ được trở về nhập vào Đại Ngă
(Brahman) và không luân hồi nữa. Họ c̣n tin con người có
thể hoá kiếp thành con kiến, con sâu nếu phạm tội cực ác
lúc sinh thời. Tuy rất nhiều tội nghiệt, phải chịu kiếp
làm kiến, làm sâu nhiều đời nhưng rồi những linh hồn này
cũng có cơ hội trở lại làm người. Khác với đạo Phật chỉ
tin nhân quả luân hồi, ai làm nấy chịu, không ai có thể
xin tội giùm hay chịu phạt thay ḿnh được, Ấn giáo th́
tin rằng những đấng thần linh của họ như thần Vishnu,
Shiva… có uy quyền có thể cứu vớt những linh hồn sa đọa.
Thầy Thích Trí Siêu th́ nói rằng ai cũng chết nhưng
không có ai chết! (bài giảng ở chùa Quang Minh,
Colorado, June 23, 2013) Trong đạo Phật, tục đế là chân
lư của thế gian, chân đế là chân lư của người giác ngộ.
Theo tục đế, tâm nằm trong thân mà thân gồm tứ đại ḥa
hợp nên khi tứ đại tan ră th́
thân chết và tâm chết theo. Theo chân đế, tâm trùm khắp
mọi nơi gọi là pháp thân, không h́nh không tướng nên
không chết. V́ vậy, thầy Trí Siêu tuyên bố theo chân đế
th́ không có ai chết! Nhưng bàn về pháp thân rắc rối
lắm, chỉ xin nói về hiện tượng khi hồn ĺa khỏi thân tứ
đại th́ đi về đâu. Phật dạy, sau khi xả báo thân th́
thần thức đi tái sinh theo nghiệp dẫn, theo nhân quả.
Hiện tượng tái sinh giải thích được nhiều bí ẩn, nhiều
oan ức trong cuộc sống mà không một tôn giáo nào hữu
thần nào giải thích được. Thật vậy, nếu không có nghiệp
và tiền kiếp th́ ta không thể giải thích được nhiều hiện
tượng xảy ra trong đời hiện tại. Tái sinh cũng giải
thích được những giấc mơ quen thuộc cứ tái diễn trong
giấc ngủ. Thường thường th́ giấc mơ mỗi đêm rất lộn xộn,
không đầu không đuôi v́ có thể là h́nh
ảnh của nhiều kiếp trồi lên.
Nhà báo, nhà văn Mỹ John H. Clark, III của thế kỷ 21 đă
đi khắp thế giới, từ Mỹ, qua Âu, qua Á, qua Úc, Phi
Châu, Nam Mỹ t́m hiểu con người nghĩ ǵ về câu hỏi, “Sau
khi chết ta đi về đâu?” (What happens to us when we
die?) và ghi lại trong cuốn Destination Unknown xuất bản
năm 2015. Ông phỏng vấn đủ hạng người: người không có
tín ngưỡng (atheist), người không tin sự hiện diện của
thượng đế hay thần linh v́ không ai thấy hay giải thích
được hiện tượng này (agnostic), tín đồ đạo Chúa (Thiên
Chúa giáo và Tin Lành), đạo Hindu, Muslim và đạo Phật.
Từ nhỏ ông rất ngoan đạo, theo học giáo lư mỗi Chủ nhật
đều đặn nhưng khi bắt đầu khôn lớn, ông thấy những bài
giảng giáo lư ở nhà thờ có vẻ như không ổn, không hợp
lư, và bắt đầu t́m hiểu nhiều đức tin tôn giáo khác. Ông
đă xuất bản nhiều sách về đề tài nầy. Ông nhận thấy
nhiều người không thích tôn giáo tổ chức có hệ thống như
đạo Chúa v́ họ nghĩ người ta làm điều thiện là để được
ḷng Chúa và để được lên thiên đàng tức là làm điều
thiện với một mưu cầu riêng, chứ không phải làm điều
thiện v́ tấm ḷng. Nhiều người tin có một Đấng Tối Cao
nhưng không phài Chúa theo nghĩa truyền thống. Có một
người, lớn lên ở vùng cọng sản (East Germany), là người
vô thần nhưng sau được tiếp cận nhiều tôn giáo đă đổi ư
không c̣n là người vô thần nữa. Rất nhiều người chịu ảnh
hưởng của Ấn giáo và Phật giáo bắt đầu tin luân hồi.
Những nhà ngoại cảm liên lạc được với người ở cơi âm làm
tăng ḷng tin chết không phải là hết. Chỉ ở Mỹ, cũng đă
có hơn 10 nhà ngoại cảm nổi tiếng. Sách của John Edward
ghi khi mới 3 tuổi, ông thấy ḿnh xuất hồn ra ngoài
đường phố chơi trong khi thân xác ông vẫn ngồi ở pḥng
khách trong nhà với mẹ. Bà Sylvia Brown, ông James Van
Praagh… đều ghi lại những trải nghiệm với thế giới bên
kia trong nhiều sách đă được xuất bản. Nói tóm lại, nhóm
người được ông Clark phỏng vấn đều tin chết không phải
là hết. Nhưng đời sống sau khi chết như thế nào th́ vẫn
mỗi người một ư, không ai giống ai.
Thống kê ở Mỹ cho thấy số người tin thuyết tái sinh rất
đông và sách viết về hiện tượng nhớ kiếp trước kiếp sau
th́ vô số kể, đứng đầu danh sách là giáo sư bác sĩ Ian
Stevenson của trường đại học Y Khoa ở Charlottesville,
Virginia. Ông đă nghiên cứu hiện tượng nhớ kiếp trước,
nhất là ở trẻ con, trong 37 năm kể từ năm 1957 và viết
thành hai cuốn sách dày mấy ngàn trang. Mới đầu ở Mỹ
không ai tin có chuyện nhớ kiếp trước nên Stevenson phải
đi các nơi trên thế giới, nhất là ở phương Đông -- nơi
hiện tượng luân hồi rất được phổ biến -- để thu thập và
kiểm chứng những câu chuyện kiếp trước kiếp sau cho đến
khi hiện tượng này được nhiều nhà báo, nhà văn t́m hiểu
và đưa ra ánh sáng như trường hợp tác giả Tom Shroder
trong cuốn Old Souls –The Scientific Evidence for Past
Lives xuất bản năm 1999 đă kể lại ông từng nghi ngờ
những câu chuyện nhớ kiếp trước do thôi miên để chữa
bệnh (Past-life Regression Therapy). Ông t́m gặp bác sĩ
Brian Weiss sau khi đọc cuốn Many Lives, Many Masters kể
về câu chuyện nhớ kiếp trước của cô Catherine, nhân vật
chính trong sách nhưng ông vẫn hoài nghi. Mười năm sau,
ông vui mừng được bác sĩ Stevenson đồng ư cho tháp tùng
đi theo kiểm chứng những trường hợp nhớ kiếp trước. Ông
cùng bác sĩ Stevenson đến Lebanon gặp những nhân vật đă
nhớ kiếp trước khi c̣n là trẻ thơ. Tom Shroder không c̣n
nghi ngờ hiện tượng tái sinh nữa. Ngày nay người ta viết
về đề tài này khá nhiều và hầu như tác giả nào cũng nhắc
tới công tŕnh nghiên cứu rất công phu của bác sĩ Ian
Stevenson, người tiền phong trong lănh vực này.
Nhiều người nói không ai biết thế giới bên kia như thế
nào v́ có ai chết rồi mà về báo đâu. Sự thật th́ có
nhiều người trở về báo lắm. Trường hợp những người chết
đi sống lại trở về kể rất chi tiết những sự việc họ được
chứng kiến, mắt thấy, tai nghe. Nhiều trường hợp được
bác sĩ Raymond Moody ghi lại trong cuốn Near Death
Experience của ông mà tôi đă lược dịch với đầu đề, Cơi
Giới Bên Kia Cửa Tử. Cuốn Trở Về Từ Cơi Sáng mà nhà văn
Nguyên Phong dịch cũng ghi là từ những
câu chuyện được cho là thật. Thật là an ủi và yên tâm
khi những người trở về đều cho hay thế giới bên kia
không có ǵ đáng sợ, c̣n đẹp đẽ và vui vẻ hơn thế giới
bên này. Họ cũng cho biết là sau khi chết, con người vẫn
giữ được những vốn liếng tri thức tích trữ từ nhiều đời
cho nên những người sống lại thường muốn đi học lại để
tích lũy thêm kiến thức.
Ta có thể kết luận rằng phần đông ai cũng tin không phải
chết là hết, ai cũng tin con người gồm hai phần, phần
thân và tâm hay linh hồn. Phần thân th́ phải hoại, có
sinh th́ phải có diệt, không ai có thể thoát ra ngoài
định luật ấy nhưng tâm hay phần hồn, hay thần thức đi
đâu sau khi chết th́ không ai biết chắc. Nhưng ta biết
chắc một điều là gieo gió th́ gặp băo, ở hiền th́ gặp
lành. Vậy sao ta không ăn ở hiền lành ở kiếp này để có
một kiếp sau khá hơn. Ăn ở hiền lành, bớt tham sân si
cũng không khó lắm?