Hoàng thị Quỳnh Hoa

 

 

SÔNG GIANH AI BỚI AI ĐÀO MÀ SÂU 

 

Cửu Tuần Thượng Thọ

Để kỷ niệm cửu tuần thượng thọ của cô giáo cũ, năm cô học tṛ xưa -- học tṛ Gia Long – quyết định ra Huế giúp cô giáo cắt ổ bánh sinh nhật, sợ tay cô không c̣n cầm nổi con dao! Người quen trầm trồ: “Quư hóa quá. Chỉ học tṛ ngày trước mới nhớ cô giáo dạy ḿnh hơn nửa thế kỷ!” Th́ mỗi thời mỗi khác. Tôi hănh diện và hạnh phúc được học tṛ quư mến. Dù bây giờ mấy em đă là bà nội, bà ngoại, có em có cháu cố nữa mà vẫn ân cần thưa gởi săn sóc mỗi khi gặp mặt. Hồi tôi mới ngoài hai mươi, một ông thầy bói đ̣i coi bàn chân và phán là chân đi và tôi đă nhịn cười nghĩ thầm ông thầy nói năng kỳ cục, chân th́ để đi chứ để làm ǵ nhưng nay mới thấy ông thầy giỏi, nói trúng phóc v́ chỉ mấy năm sau, tôi đă sang tận Tân Thế Giới học hậu đại học. Sau khi nghỉ hưu, đă cùng nhiều nhóm bạn đi chu du khắp non bồng nước nhược, lên tận Alaska gần Bắc Băng Dương, xuống đến Chili, gần Nam Băng Dương, được thấy rất nhiều con chim cánh cụt dễ thương lắm! Năm 85 tuổi, thám thính sa mạc ở Nam Phi Châu bị té ngồi ở đụn cát mà nứt xương bàn chân mặt. Treo chân mất một tháng! Và biết rằng đă đến lúc phải dừng bước! Cũng tiếc là không có dịp thăm Tây Tạng, nóc nhà thế giới.

 

Nay th́ tôi đang an hưởng tuổi vàng ờ Huế. Tưởng không c̣n dịp gặp học tṛ cũ nữa v́ tôi chỉ dạy một trường ở Saigon.

 

Nhóm Gia Long Sài G̣n

 

Tháng 12, 2023, vào Saigon thăm ông chú th́ gặp lại Bạch Tuyết G̣ Công. Em nói phải thêm tên quê G̣ công v́ lớp em có ba Bạch Tuyết họ Nguyễn, Bạch Tuyết Long An, Bạch Tuyết Saigon. Tôi gặp Bạch Tuyết tại Đại Hội Gia Long Thề Giới kỳ 6 ở Sydney, Úc Châu, năm 2013. Em nh́n ra cô giáo cũ và từ đó vẫn thường liên lạc. Khi biết tôi vào Saigon, Bạch Tuyết rủ bạn Gia Long đến thăm và mấy em đă đưa tôi đi ăn, đi mua sắm rất vui và hẹn sẽ ra Huế thăm cô. Thúy Lệ, GL 73 ở Bắc Cali, ghé thăm đầu tháng giêng năm 2024. Tháng 3 th́ có Hoàng Tâm ở Maryland đến. Cách đây hai tuần, GL Phượng Tiên -- ở Virginia -- cùng chồng và hai con ghé nhà. Phượng Tiên, Hoàng Tâm, và Thúy Lệ không học với tôi nhưng học tṛ Gia Long tuyên bố mấy em thương mến và biết ơn tất cả giáo sư của trường! T́nh nghĩa thầy tṛ xưa thật quư! Giữa tháng Tư này th́ một cô Gia Long ở Nam Cali đưa mẹ về thăm quê ở Bến Tre hứa sẽ ra Huế thăm cô giáo. Một em ở Sydney, Úc Châu th́ email căn dặn cô nhớ chờ, sang năm em về thăm!

 

Ngày 27 tháng 3, 2024 là cửu tuần thượng thọ của tôi, 5 em GL ở Saigon ra Huế. Và thầy tṛ lên lịch đi chơi.

 

Quán Cà Phê trước khi lên đường. Từ trái qua:

Thu Thuỷ, Quỳnh Hoa, Bạch Tuyết G̣ Công, Huê, Tuyết Mai, Bạch Tuyết Long An

 

Chúng tôi trực chỉ miền Bắc. Thánh địa La Vang là điểm dừng đầu tiên. Năm 2004, chúng tôi từ Huế đi viếng động Phong Nha, đă đi qua vùng này và được Tour guide cho biết truyền thuyết Đức Mẹ hiện ra chỉ đường cho giáo dân trốn chạy khi phong trào diệt Công giáo của các vua nhà Nguyễn bắt đầu, và tôi có ghi trong tuyển tập Chuỗi Ngày Hạnh Phúc (xb năm 2020). Nay xem lại lịch sử th́ thấy chiếu chỉ cấm đạo được ban ra dưới triều vua Cảnh Thịnh, nhà Tây Sơn, là ngọn nguồn câu chuyện Thánh địa La Vang.

 

Khi xe đến cầu Hiền Lương ở vỹ tuyến 17, tài xế cho biết xe đi qua cây cầu mới, song song với cây cầu đă từng in dấu chân của lớp 12 C chúng tôi ra năm 1955 từ Huế, nay là phế tích. Khi ra đến Đồng Hới th́ cũng đă quá trưa. Chúng tôi dùng cơm niêu ở Nhà Hàng Thuận Long, ngơ 50 Lư Thường Kiệt. Nhớ kỹ để giới thiệu với bà con xa gần v́ là lần đầu trong đời, tôi được ăn cơm niêu với cá bống thệ kho khô, ngon ơi là ngon. Món ăn dân dă mà tuyệt vời, thêm món mắm chưng với thịt. Thứ mắm ǵ của Đồng Hới, ngon quá! Chúng tôi đi t́m nhà trọ nghỉ khỏe rồi dạo biển Nhật Lệ buổi chiều, và mai lên đường sớm đi thám thính sông Gianh, điểm đến của cuộc dă ngoại này.

 

 

Băi biển Nhật Lệ

 

Tôi vui mừng khi thấy Đèo Ngang không xa sông Gianh mấy, vậy là thầy tṛ nhất định sẽ thăm viếng nơi Bà Huyện Thanh Quan đă dừng chân trên đường vào kinh đô nhậm chức. Hồi ấy chỉ biết Đèo Ngang qua bài thơ được đưa vào chương tŕnh Trung Học Đệ Nhất Cấp mà nhiều người vẫn c̣n nhớ: 

 

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông rợ mấy nhà

Nhớ nước đau ḷng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh t́nh riêng, ta với ta.

 

T́m hiểu Sông Gianh và Đèo Ngang, tôi mới biết vị trí đặc biệt của Đèo Ngang là ranh giới giữa Đại Cồ Việt, tên nước ta hồi ấy và Chiêm Thành (Champa). Vương quốc Champa trải dài từ dăy núi Hoành Sơn ở Quảng B́nh (Đèo Ngang) vào đến B́nh Thuận, lớn hơn nước Việt thời bấy giờ, là một quốc gia có nền văn minh riêng từ thế kỷ II và tồn tại qua 17 thế kỷ rồi bị nước Việt xâm chiếm, bắt đầu từ nhà Lư và kết thúc với cuộc Nam tiến của Chúa Nguyễn. Chiếm xong Vương quốc Champa, vua chúa ta vẫn tiếp tục Nam tiến cho đến Mũi Cà Mâu. Miền Nam Việt Nam vốn là Thủy Chân Lạp, một nửa của Vương quốc Cambodia, bị nước Việt lấn dần. Nếu quân Pháp không xâm lăng nước ta th́ chắc quân ta bắt đầu Tây tiến, sẽ lấn qua Lào, Mên, Thái Lan, Miến Điện! Nước nào cũng có máu thực dân, mạnh được yếu thua, survival of the fittest. Gà cùng một mẹ c̣n hoài đá nhau mà! Thời nào cũng vậy. Làm người, ai cũng có máu tham! 

 

 

Đường lên Đỉnh Đèo Ngang

 

Đường lên Đỉnh Đèo Ngang . Từ phải qua:

Bạch Tuyết G̣ Công, Quỳnh Hoa, Tuyết Mai, Thu Thủy, Bạch Tuyết Long An và Huê

 

 

Trên đỉnh Đèo Ngang

 

Thầy tṛ chúng tôi lên đến đỉnh Đèo Ngang, cảm khái nh́n quang cảnh sông nước bao la mà chạnh ḷng nhớ đến tâm t́nh bà Huyện Thanh Quan: Một mảnh t́nh riêng, ta với ta. Chắc bà ngậm ngùi nhớ thương người dân Hời đă mất nước! Xuống khỏi Đèo Ngang th́ anh tài cho ghé thăm đền Bà Chúa Liễu Hạnh. Trên đường về, ngẫm nghĩ chuyện xưa mà thấy buồn. Bạch Tuyết ngâm nga bài “Phá bà Huyện” làm mọi người tỉnh táo, lắng nghe: 

 

Bước tới Đèo Ngang bỗng mất đà

Đập đầu vô đá, máu tuôn ra

Lom khom xuống núi t́m y tá

Y tá theo trai chẳng có nhà

Đau quá bèn viết câu di chúc

Bước tới Đèo Ngang nhớ lấy đà...

 

Thầy tṛ cười rũ rượi quên chuyện buồn mất nước của dân Hời! Em nói đọc ở đâu không nhớ nhưng thấy ngộ nên ghi lại! Người Việt thật tài t́nh, nhại thơ rất khéo mà thể thơ nào cũng nhại được.

 

Cầu sông Gianh

 

Hơn một tiếng th́ thấy cây cầu bắt qua sông Gianh, khá dài. Mọi người hí hửng giục anh tài t́m cách xuống bờ sông để được lội nước, chụp h́nh. GPS của Google không có định vị nơi này. Loay hoay, lui tới măi vẫn không t́m được lối xuống bờ sông. Hỏi thăm mấy lần cũng chỉ đến được gần con nước mà chả có bến, có bờ ǵ cả, không thể nào lội bộ xuống được! Hèn ǵ sông Gianh không được đưa vào danh sách du lịch quốc gia. Bạch Tuyết G̣ Công t́m tour đi sông Gianh v́ em thấy h́nh ảnh trên mạng đẹp lắm, có thuyền đi lại trên gịng sông nữa nhưng hỏi th́ mới biết là dự án cho tương lai, chưa có tour!

 

Sông Gianh là nơi giao tranh ác liệt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài suốt 200 năm. Chúa Nguyễn ngăn chặn được quân chúa Trịnh là nhờ hệ thống pḥng thủ do ông Đào Duy Từ xây cất. Chúa rất kính trọng ông nên gọi bằng Thầy. V́ vậy hào lũy ông dựng lên ở đây được gọi là Lũy Thầy. Lũy Thầy ai đắp mà cao/Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu. Đă trưa rồi, sợ về đến Huế quá trễ nên chúng tôi không dừng lại thăm ba hào lũy được Đào Duy Từ và học tṛ ông xây dựng: Lũy Nhật Lệ, Trường Dực và Trường Sa là hệ thống hào lũy quân sự ở bờ nam sông Nhật Lệ. Bây giờ t́m hiểu lịch sử mới biết tại sao ông Đào Duy Từ phải lặn lội vào Đàng Trong giúp chúa Nguyễn. Cha ông là kép hát. Luật lệ nhà Lê không cho con cháu đào, kép đi thi v́ cho là xướng ca vô lại. Ông không có cơ hội thi thố tài năng ở đất Bắc. Âu cũng là phước của chúa Nguyễn, nhờ Lũy Thầy mà con cháu của Chúa trụ được nhiều đời sau dăy Hoành Sơn. Sau này lại được biết vua Hàm Nghi, vị vua thiếu niên nuôi mộng kháng Pháp, bị thuộc hạ chỉ điểm cho Pháp bắt ở thượng nguồn sông Gianh. Thời đại nào cũng có kẻ phản bội, buồn!

 

Ăn tối sau chuyến đi Sông Gianh

 

Hôm sau chúng tôi đi thăm Lăng Gia Long v́ mấy em muốn biết nơi yên nghỉ của vị vua được đặt tên cho trường! Ông vua sáng lập nhà Nguyễn đă có một thời niên thiếu gian nan cùng cực. Cha là con Chúa Nguyễn Phúc Khoát, đáng lẽ được nối ngôi lại bị chết trong ngục tù lúc ông mới 4 tuổi. 9 tuổi th́ gịng họ bắt đầu bị anh em nhà Tây Sơn vây đánh. Ông cùng anh em tôn thất trốn tránh khổ sở. Năm15 tuổi, đă phải cầm quân ra trận và ông gian khổ chiến đấu trong ṿng 25 năm mới lấy lại được ngôi vị cho gịng tộc và chấm dứt đao binh cho đất nước. Lăng tẩm vua ở một không gian hùng vỹ, nhưng nơi yên nghỉ th́ chỉ là một ngôi mộ đơn sơ nằm một bên ngôi mộ bà chánh hậu, mẹ hoàng tử Cảnh. Mẹ vua Minh Mạng được an bài ở một nơi khác trong khuôn viên của lăng.

 

Rời nơi đây, chúng tôi lên núi viếng đền Huyền Trân, được xây dựng xong năm 2007, nơi thờ vị công chua nhà Trần có công đem về cho nước ta Châu Ô, Châu Lư là Quảng Trị và Thừa Thiên, Huế ngày nay. Truyền thuyết cho rằng con gái Huế có đôi mắt buồn mơ là v́ lớn lên ở vùng đất của Chiêm Thành! Cuộc đời của nàng công chúa trẻ cũng gian nan khổ ải. Được gả lấy chồng là vua một nước mà chỉ một năm sau thành quả phụ. Về nước th́ vâng di mệnh vua cha phải xuống tóc đi tu. Phía sau đền là điện thờ vua Trần Nhân Tông với hai con rồng dài nhất nước.

 

Trời cũng c̣n sớm nên chúng tôi trực chỉ đi tắm Suối nước khoáng Thanh Tân. Hôm nay ở đây đông người quá, họ không c̣n thức ăn nên chúng tôi chỉ ngâm ḿnh qua loa rồi đi t́m ǵ ăn để c̣n đi thăm Làng Ma, một địa danh đặc biệt chỉ có ở Huế, là lăng mộ được xây cất nguy nga tráng lệ, c̣n hơn cung điện vua chúa, do tiền của dân chài ở Thuận An vượt biên thành công ở Mỹ gởi về. Họ không biết làm ǵ hơn là xây lăng đắp mộ thật đẹp cho tổ tiên nhà ḿnh. Và họ thi đua xây thành cả một ngôi làng. Nay là điểm du khách nước ngoài muốn t́m tới và du khách gọi nơi đây là Làng Ma (Ghost town). Nhưng ăn trưa xong th́ Thu Thủy nói không nên thăm viếng lăng mộ vào buổi chiều. Và mọi người đồng ư.

 

Các cô reo vui khi tôi đề nghị ghé thăm Phá Tam Giang trên đường về. Đến nơi th́ tôi lười biếng ngồi nghỉ ở trên xe, cho các cô tha hồ thăm thú, khám phá vùng nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Phá Tam Giang có nhiều vùng nước xoáy, sóng to gió lớn dễ gây tai nạn nên tàu thuyền ít qua lại. V́ vậy dân gian có câu:

 

Nhớ em anh cũng muốn vô

Sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang!

 

Và “em” cũng có câu đáp trả:

 

Phá Tam Giang ngày rày đă cạn

Truông nhà Hồ, nội tán cấm nghiêm.

 

Anh vô được rồi!

 

Anh chàng này ở ngoài Quảng B́nh, phải qua Truông nhà Hồ, qua phá Tam Giang mới đến được Huế để gặp cô nàng. Truông nhà Hồ là một địa danh vào đầu thế kỷ 17, liền kề với khu vực Hồ Xá, một huyện lỵ của tỉnh Vĩnh Linh ngày nay. Ngày trước là nơi rừng rậm có cọp, và là sào huyệt của một bọn cướp chuyên giết người cướp cạn. Chúa Nguyễn cho Nội Táng Nguyễn Khoa Đăng ra dẹp th́ người dân mới b́nh yên qua lại.

 

Ngày vui qua mau. Đă đến lúc các em sửa soạn trở về với đời sống b́nh thường bên chồng con, cháu chắt và hẹn sẽ trở lại thăm cô nữa. Riêng tôi, thấy ḿnh thật hạnh phúc. Ở tuổi 90, c̣n đi đây đó -- vẫn c̣n chân đi như lời ông thầy bói năm nào -- vui chơi với học tṛ cũ đă ngoài tuổi thập lai hi. Hy vọng c̣n được nhiều dịp vui chơi nữa với nhóm học tṛ t́nh nghĩa này.
 

 

Nguyên Ngọc Hoàng Thị Quỳnh Hoa

Vỹ Dạ, Tháng 4, 2024.
 

 

 ~~oOo~~

art2all.net