“Con
xin cảm niệm ơn đức của Thế Tôn đă cho con biết những
hạnh phúc b́nh dị trong cuộc đời này:
• Sáng nay thức dậy con thật hạnh phúc, khi đôi mắt c̣n
đủ sáng để thấy được đường đi, c̣n chiêm ngưỡng được nụ
cười từ bi, b́nh an nơi Đức Thế Tôn, và con c̣n thấy
được những người thương bằng đôi mắt thương kính, nh́n
thấy bầu trời trong sáng và những hàng cây xanh lá.
• Đôi tai của con c̣n có thể nghe được tiếng nói, tiếng
cười của mọi người, tiếng chim hót trong vườn, tiếng trẻ
con gọi nhau đồng vọng.
• Con đang thở những hơi thở dài, nhẹ và khỏe. Không khí
ban mai thật trong lành, dịu mát.
• Con c̣n nói được những tiếng, những lời từ ái rơ ràng
với mọi người.
• Con cảm nhận hạnh phúc khi biết ḿnh đang đứng vững
trên đôi chân và bước nhẹ nhàng thảnh thơi đến nơi cần
đến.
• Con nhận ra đôi tay con c̣n khả năng dâng hương và
nước để cúng dường tam bảo vào buổi sáng trước một ngày
mới, và san sẻ vật thực bằng đôi tay cẩn trọng.
• Con nghĩ tới những phút giây hạnh phúc thật đơn sơ mà
vô cùng quư giá này để nuôi dưỡng thân tâm và sống một
ngày đầy an lạc.”
Tôi không
nhớ đă được đọc bài kệ có tên Hạnh Phúc Đơn Sơ
này ở đâu, của ai và năm nào. Chỉ nhớ là v́ thích quá,
vội vàng ghi chép, in vào giấy cứng tặng các bạn tham dự
chuyến hành hương 10 chùa tháng Giêng do nhóm Phật Học
Tuệ Quang chúng tôi tổ chức năm ấy. Thật vậy, nếu ta c̣n
đầy đủ mắt, tai, mũi, miệng, tứ chi, và đầu óc b́nh
thường là một hạnh phúc lớn. Nhưng, thử hỏi mấy ai biết
trân quư chúng mỗi ngày cho đến khi một trong ngũ căn bị
thương tật hay bị mất đi, chúng ta mới giật ḿnh nuối
tiếc những ngày hạnh phúc đă qua khi ngũ căn, ngũ lực
b́nh thường mà ta đă không biết trân trọng!
Chú tôi, bút sĩ Hoàng Tá Thích, trong tập truyện ngắn
Mơ Ước B́nh Thường,
đưa ra trường hợp một người bạn thân phải lên bàn mổ sau
một tai nạn té xe, bị xuất huyết năo trầm trọng. Về sau,
khi kể cho bạn bè nghe, cô nói: “Trước khi lên bàn mổ,
ḿnh nghĩ chỉ cần được sống là đủ và sẽ không bao giờ
đ̣i hỏi bất cứ một điều ǵ khác.” Nghe có vẻ quen thuộc
lắm phải không? v́ mấy ai trong hoạn nạn mà không khấn
khứa xin được b́nh an, chỉ b́nh an thôi? Nhưng có mấy ai
trân trọng một cái tầm thường mà ḿnh sở hữu, đến khi
mất đi rồi mới tiếc ngẩn tiếc ngơ! Cô bạn của chú tôi
cũng vậy. Sau khi mổ, cô mê man 5 ngày. Cô sống. Nhưng
ít lâu sau, bác sĩ cho biết năo trạng có vấn đề nên cô
không điều khiển được cái tay cầm bút theo ư ḿnh, bác
sĩ cần khám lại và chữa trị thêm. Thấy cô buồn quá, chú
tôi an ủi, nhắc lại lời cô nói miễn được sống mà thôi.
Cô cười buồn đáp: “Lúc đó th́ nghĩ như thế thật, nhưng
khi được sống rồi th́ muốn những điều tốt hơn, ḿnh nghĩ
con người chắc ai cũng thế.” Và cô nghĩ cũng đúng v́ mấy
ai đủ khôn ngoan để cảm nhận những hạnh phúc đơn sơ b́nh
dị trong đời sống hằng ngày. Để kết luận, tác giả trích
lời Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14: “Có nhiều người sống mà
không nghĩ là ḿnh sẽ chết. Đến khi sắp chết, mới nhận
ra là ḿnh chưa sống!” Hăy sống với những ǵ ḿnh có mỗi
ngày, đừng tiếc nuối quá khứ, đừng lo lắng tương lai v́
quá khứ đă không c̣n và tương lai th́ chưa tới. Hăy an
trú trong hiện tại.
Tôi th́, sáng sáng, sau khi thức dậy xuống nhà là đến
bên cửa sổ nơi đặt mấy chậu lan, xịt nước lên các cành,
lá, hoa, và chăm chú t́m xem có chồi non ở cây nào không.
Cửa sổ chỉ để được 12 chậu lan nên tôi dặn các em Gia
Long đừng mua lan nữa. Lan nhà tôi là do Gia Long tặng
vào ngày Lễ Mẹ và ngày sinh nhật tôi. Hễ nhiều hơn là
tôi phải đem tặng lại nhà khác. Tôi được ngắm hoa lan
quanh năm v́ khi nào cũng có ít nhất là hai chậu có hoa
và hai chậu có chồi lớn sắp đơm hoa. Sau khi đă tưới mát
cho lá, cho hoa, tôi ngồi vào bàn ăn sáng, lặng lẽ ngắm
những chậu lan xinh xẻo, đài các, b́nh yên trên cửa sổ.
Sáng nào không phải rời nhà sớm đi tập thể dục th́ tôi
ra sân trước thăm mấy bụi hồng mới trồng cuối mùa hạ mà
nay – sắp sang đông - vẫn c̣n hoa và thấy ḷng thật yên
ả, b́nh an.
Ai sinh ra, lớn lên mà không mơ ước một cuộc đời an b́nh,
hạnh phúc. Nhưng thử hỏi bao nhiêu người có thể tự thấy
ḿnh là người có hạnh phúc! H́nh như đối với số đông th́
hạnh phúc như ẩn như hiện chập chờn ngoài tầm tay với.
Người Mỹ suy nghĩ rất đúng khi thừa nhận mưu cầu hạnh
phúc là một quyền tối thượng của người dân, quan trọng
ngang với quyền sống và quyền tự do, nên tổ tiên họ đă
trang trọng ghi ba thứ quyền công dân căn bản này trong
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của họ.
Nhưng hạnh phúc là ǵ? Làm thế nào để có được hạnh phúc?
Có rất nhiều sách viết về đề tài này nhưng tôi thích
cách suy diễn của Tiến sĩ Ricard Mathieu. Ông là người
Pháp, tác giả cuốn Happiness: A Guide to Developing
Life’s Most Important Skill. Ông cũng là một tu sĩ
Phật giáo, hiện đang trụ tŕ ở một ngôi chùa bên Nepal.
Ông nói hai từ hạnh phúc rất khó định nghĩa, mà có định
nghĩa th́ thường mơ hồ, không được số đông đồng ư. Nhiều
tiền th́ hạnh phúc? Có danh th́ hạnh phúc? Có sức khỏe
th́ hạnh phúc? Nhiều vợ, nhiều con, nhiều bạn? Hay phải
có tất cả những thứ ấy mới có hạnh phúc? Trong sách, Đại
Sư Mathieu khuyên không nên t́m hạnh phúc ở bên ngoài v́
vạn vật vốn vô thường, không ai biết và kiểm soát được
sự đến đi của chúng. Hôm nay giàu có, ngày mai của cải
đội nón ra đi; hôm nay khỏe mạnh, ngày mai bệnh tật đến
thăm hỏi; hôm nay lên voi, ngày mai xuống chó. Không ai
kiểm soát được chu kỳ thành trụ hoạt diệt của chúng. V́
vậy, nên quay về nương tựa ở bản thân để đạt được chân
hạnh phúc, tâm b́nh an. Ông nói, theo quan niệm Phật
giáo, hạnh phúc chỉ là một ư niệm, một thói quen mà ông
cho rằng ai cũng có thể đạt được. Sách của ông tŕnh bày
những phương pháp tập luyện để có được tâm b́nh an. Ông
cho rằng chữ Happiness có vẻ mơ hồ nên muốn thay
thế bằng chữ kép Well-being là tâm b́nh an để nói đến
trạng thái dễ chịu, yên ả, không lo lắng buồn phiền. Có
nhiều khi ta lầm lẫn hạnh phúc (happiness) với niềm vui
thú (pleasure). Để có được niềm vui, cần có những trợ
lực bên ngoài. Mà niềm vui th́ chỉ hiện hữu ngắn hạn
thôi. Ví dụ, được ăn một món ngon ta vui lắm. Nhưng ngày
nào cũng phải ăn món đó th́ ta không thấy thú vị nữa,
trong khi ta có thể hưởng được tâm b́nh an (well-being
hay inner peace) trong mọi hoàn cảnh nếu ta luyện được
tâm không dao động bởi ngoại cảnh. Nếu biết nh́n mọi sự,
mọi vật một cách khách quan và biết chấp nhận một sự
thật là ta không thể nào thay đổi được t́nh huống đă xảy
ra, không thay đổi được ngoại cảnh th́ tâm ta bớt phiền
năo. Đại sư kể câu chuyện đối cảnh sinh t́nh của hai
nhân vật cho thấy ư niệm hạnh phúc thay đổi tùy theo
cách suy nghĩ của từng cá nhân:
Tôi [Đại Sư Mathieu] c̣n nhớ một buổi chiều mùa mưa ở
Nepal, tôi ngồi trên bực thềm của chùa chờ các phật tử
đến dự buổi pháp đàm. Sau một cơn mưa giông lớn, cái sân
trước biến thành một vũng nước bùn dơ dáy. Chúng tôi
phải xếp từng cụm gạch từ cổng đến bực thềm bước vào
chánh điện. Một cô đến, dừng bước ở cổng chùa. Nh́n cái
sân đầy nước bùn, cô rón rén bước lên mấy viên gạch, vừa
bước vừa mở miệng chê bai từng viên một. Khi đă an toàn
lên đến bực thềm chỗ tôi ngồi, cô nh́n vũng nước bùn lắc
đầu lần nữa và phàn nàn: “Ghê quá! Nếu mà ngă xuống đây
th́ thật là rùng rợn! Ở xứ này, cái ǵ cũng dơ.” Biết
tính cô ấy nên tôi chỉ im lặng gật gù. Vài phút sau, một
cô khác đến, cô Raphaele. Vừa nhảy qua từng cụm gạch, cô
vừa hô: “Hấp! Hấp! Hấp!” và khi qua được bên này, với
ánh mắt ngời sáng, cô tươi cười nói: “Vui quá! Cái hay
của mùa này là sau cơn mưa, mọi cảnh vật thật tươi mát,
không dính một hạt bụi!” Cũng quan cảnh ấy mà hai người
có hai lối nh́n khác nhau. Sáu tỷ người [dân số thế giới],
sáu tỷ thế giới khác nhau!
Các bạn muốn có tâm vui tươi như cô Raphael hay tâm
phiền năo như cô bạn kia? Người Mỹ cũng có câu “Look at
the brighter side” của một sự việc bất như ư để tâm được
nhẹ nhàng. Thay đổi cái nh́n của ta đối với cuộc sống
không phải là một thái độ lạc quan khờ khạo, cũng phông
phải là một thái độ phấn khởi giả tạo để đối phó với
nghịch cảnh. V́ sự thật th́ đau khổ cũng như hạnh phúc
vẫn chỉ là một trạng thái nội tâm. Hạnh phúc là sự
chuyển hóa tâm sân hận, tâm chấp thủ, là biết nh́n sự
vật một cách trung thực, không có sự phê phán của vọng
thức. Cứ miệt mài luyện tập lối suy tư đúng đắn như vậy
th́ ta sẽ thấy rằng hạnh phúc hay đau khổ chỉ là do tâm
ḿnh phản ứng với hoàn cảnh bên ngoài mà thôi.
Gần đây, trên mạng có câu chuyện mà người thuật lại nói
là chuyện thật về một người quen làm bác sĩ thẩm mỹ rất
thành công, rất giàu có. Ông bác sĩ bận rộn làm tiền ở
ba nhà thương của ông mà không hề biết đến vợ và con
sinh sống như thế nào. Ông cứ tưởng nhiều tiền là vợ con
hạnh phúc. Rồi một ngày, ông nhận được giấy vợ đ̣i li dị
mà chưng hửng. Càng ngạc nhiên hơn nữa là vợ ông chỉ xin
được chia tay mà không cần chia của. Và càng khó hiểu
hơn nữa là liền sau đó, bà vợ tái giá với một người bạn
học cũ nghèo! Các bạn nào may mắn c̣n có người bạn đời
bên cạnh nên nhớ t́m cơ hội để được cùng nhau “khi xem
hoa nở, khi chờ trăng lên.” Đừng quá lo bon chen trong
cuộc sống mà bỏ lỡ những dịp có thể cùng người thân
chung hưởng những niềm vui b́nh dị mỗi ngày. Đừng để
những tham lam, sân hận, ganh ghét, ích kỷ đầu độc tâm
ta, biến chuỗi ngày đáng lẽ hạnh phúc của ta thành những
ngày dài phiền năo, chán chường. Xin tặng bạn đọc hai
câu thơ của cố ḥa thượng chùa Từ Đàm, Huế, Ôn Thiện
Siêu, mà tôi vẫn tâm tâm niệm niệm mỗi ngày:
Một chút giận, hai chút tham, lận đận cả đời chi cũng
khổ!
Trăm điều lành, ngàn điều nhịn, thong dong tấc dạ rứa mà
vui.
Nếu thực hành được như lời khuyên trên đây th́ tâm ta
luôn được yên vui. Một phương pháp nữa có thể đem đến
niềm vui mà cũng dễ thực hành mà tôi mới được biết là
lời khuyên của Đại Sư Mathieu về cách tiêu tiền. Người
đời thường nói tiền không mua được hạnh phúc - dĩ nhiên
có nhiều trường hợp ngoại lệ - Đại Sư th́ cho rằng tiền
có thể mua được hạnh phúc nếu ḿnh không tiêu cho ḿnh
(Money can buy happiness when you don’t spend on
yourself!) Tiền của cho đi có thể đem hạnh phúc cho
người mà ḿnh cũng được hưởng lây cái hạnh phúc đó. Thật
chí lư quá! Ai mà chả thấy ḷng hỉ hả khi ḿnh có phương
tiện giúp đỡ được người khác. Cứ tiêu tiền cho người,
những người thật sự cần giúp đỡ, những người kém may mắn,
ḿnh sẽ thấy ḿnh may mắn hơn, hạnh phúc hơn, một thứ
hạnh phúc đơn sơ nhưng rất thật, rất dễ đạt. Chắc vợ
chồng Bill Gates hạnh phúc mỗi ngày v́ họ cho ra rất
nhiều. Cho v́ t́nh thương đồng loại, cho v́ tấm ḷng
rộng răi chứ không phải v́ muốn có danh. Nhưng sự thật
th́ không cần có thật nhiều tiền mới có được thứ hạnh
phúc này. Có ít cho ít, có nhiều cho nhiều, hạnh phúc
vẫn như nhau miễn ḷng ḿnh chân thật muốn giúp đỡ.
Nói tóm lại, hạnh phúc do tâm tạo. Việc ḿnh làm đem đến
hạnh phúc cho ḿnh mà không hại người, việc ḿnh làm đem
đến hạnh phúc cho người mà không hại ḿnh đều đáng được
ca ngợi. Có dịp giúp người qua cơn hoạn nạn th́ bản thân
cũng thấy mừng vui. Giúp người nhưng đừng chờ đợi người
nhớ ơn ḿnh v́ lỡ họ không nhớ ơn th́ ḿnh lại phiền năo!
Tiền bạc có thể trực tiếp mua được thú vui
(pleasure/happiness) cho ḿnh, tiền bạc có thể trực tiếp
mua được hạnh phúc cho người khác và gián tiếp đem lại
hạnh phúc cho ḿnh nữa cho nên có được nhiều tiền là một
phước báu lớn. Nhưng nhiều khi chỉ cần một nụ cười, một
lời nói dịu dàng, một ánh mắt quan tâm cũng đủ làm cho
người khác hạnh phúc, đâu cần tiền bạc. Mà những thứ ấy
th́ ai cũng có, và có thể cho đi mỗi ngày. Và như thế,
mỗi một ngày mới có thể là một ngày hạnh phúc. Có nhiều
tiền hay không có nhiều tiền không phải là điều kiện cần
và đủ để đem lại hạnh phúc cho ḿnh và cho người.
Hoàng Thị Quỳnh Hoa