NHỮNG MẨU CHUYỆN NHỚ KIẾP TRƯỚC TỪ ĐÔNG SANG TÂY Hoàng Thị Quỳnh Hoa sưu tầm từ cuốn: “Reincarnation, The Phoenix Fire Mystery“ Của hai tác giả: ông Joseph Head và bà Sylvia Cranston
Câu chuyện nhớ kiếp trước của một thiếu phụ người Anh sau đây do bác sĩ Arthur Guirdham kể. Ông Guirdham là bác sĩ trưởng khoa tâm thần tại bệnh viện Bath Hospital ở Anh Quốc. Năm 1961 một thiếu phụ chừng 36 tuổi đến bệnh viện xin tham vấn bác sĩ về những cơn ác mộng đă hành hạ bà từ lúc bà mới 12 tuổi. Bà và người chồng lo lắng sợ những tiếng thét rùng rợn của bà về đêm có thể đánh thức cả lối xóm! Bà thường thấy những cảnh thảm sát, cảnh người bị thiêu sống trên giàn hỏa mà bà là một trong những nạn nhân. Bác sĩ chẩn bệnh rất kỹ và cho biết bà là một người b́nh thường, không có triệu chứng ǵ của bệnh thần kinh. Sau đó bà cho biết khi 13 tuổi, bà bắt đầu ghi lại những điều bà thấy trong giấc mộng và những điều chợt đến trong đầu óc bà như tên người, tên nơi chốn mà bà không hiểu ǵ cả. Khi đọc tập nhật kư, bác sĩ Guirdam kinh ngạc thấy cô bé 13 tuổi viết mấy bài hát bằng tiếng Pháp thời trung cổ (medieval French), thứ tiếng mà cô chưa hề được học qua. Bà cũng kể chi tiết về vụ thảm sát những người Cathars. Ông liền gởi tài liệu này cho một vị giáo sư đại học Toulouse chuyên nghiên cứu về giáo phái Catharism ở miền nam nước Pháp là Cha Nellie. Vị này trả lời rằng những trang nhật kư tả lại câu chuyện của những người theo giáo phái Catharism ở thế kỷ 13. Những người Cathars này cũng thờ chúa Jesus nhưng không phục tùng nhà thờ La Mă (Vatican), không đóng thuế cho La Mă cho nên đă bị Vatican tức giận buộc tội là phù thủy (heretics) và ra lệnh cho Thập Tự Quân vây bắt và thiêu sống từng loạt v́ họ không chịu bỏ đạo. Người thiếu phụ nói thêm rằng khi bị bắt, bà bị nhốt vào trong hầm mộ (crypt) của một nhà thờ. Lúc đầu mấy vị chức sắc ở nhà thờ nói rằng hầm mộ không bao giờ được dùng để nhốt người bị bắt. Nhưng sau đó người ta t́m được tài liệu nói rơ ràng có một lúc nhiều người bị bắt quá, nhà tù không đủ chỗ nên họ phải dùng đến hầm mộ của nhà thờ. Năm 1967 bác sĩ Guirdam thân hành đi Toulouse để kiểm chứng những tài liệu liên hệ đến vụ thảm sát người Cathars ở miền nam nước Pháp. Ông phải xin giấy phép để được đọc những bản văn viết bằng tay về vụ toà án Dị Giáo ra lệnh thiêu sống người Cathars vào thế kỷ thứ 13 và về đời sống của họ v́ những bản văn này là tài liệu mật không phổ biến cho quần chúng. Càng đọc ông càng kinh dị thấy những chi tiết được ghi trong bản văn cũng là những chi tiết cô bé 13 tuổi đă ghi lại trong nhật kư của cô, kể cả tên người, địa danh đều đúng cả. Ông cũng t́m được ở văn khố bốn bài hát mà cô bé ghi lại không sai một chữ! Trước kia bác sĩ Guirdam không biết ǵ về luân hồi, nhưng nay chứng kiến một phụ nữ sống ở thế kỷ 20 tả đúng từng chi tiết cảnh giáo đồ của một giáo phái ở thế kỷ 13 đă bị thảm sát như thế nào, mà bà cũng là một trong những nạn nhân bị thiêu sống th́ ông không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, rơ ràng bà đă nhớ lại kiếp trước. Ông nói rằng lúc đầu ông chỉ muốn kiểm chứng câu chuyện của một bệnh nhân nói về những giấc mộng dữ của bà, và nhờ vậy ông đă khám phá ra sự hiện hữu của luân hồi! Ông ghi lại câu chuyên này trong cuốn “The Cathars and Reincarnation” và sau đó ông hay đi thuyết giảng về luân hồi. Trong bài thuyết tŕnh với chủ đề “Reincarnation and Practice of Medicine” ông kể thêm mấy chi tiết về những người Cathars của thế kỷ 13 mà bà bệnh nhân đă ghi lại trong tập nhật kư. Sau đây là lời của bác sĩ Arthur Guirdam: “Hai mươi lăm năm về trước, một cô học tṛ 13 tuổi cứ nhất định cho rằng mấy ông mục sư Cathars không phải lúc nào cũng mặc áo đen trong khi các sách vở tài liệu đều nói rằng họ luôn luôn mặc đồ đen. Bà bệnh nhân lo âu lắm v́ sợ tôi không tin lời của bà kể lại là bạn bà ở thế kỷ 13 mặc áo màu xanh đậm. Năm 1965 khi tài liệu về những vụ án Dị Giáo (Inquisition) bằng tiếng La tinh được phổ biến th́ người ta thấy tài liệu ghi rơ tại ṭa án Dị Giáo do Giám Mục (bishop) Jacques Fournier ở Palmiers ngồi ghế quan ṭa, người ta thấy mấy ông mục sư Cathars mặc áo màu xanh đậm. Đến năm 1966, Giáo sư Duvernoy ở Toulouse hiệu chính và cho in tài liệu này nhưng người bệnh nhân của tôi đă biết chuyện này từ năm 1944 khi cô là một nữ sinh 13 tuổi. Cô bé c̣n ghi rơ chi tiết về những nghi lễ trong một nhà tu mà Cha Nellie xác nhận đó là nhà tu Montreal. Lần đầu khi tôi liên lạc với giáo sư Duvernoy, ông rất ngạc nhiên hỏi làm sao mà tôi biết được nhiều chi tiết về đời sống của những người Cathars rơ ràng như vậy. Tôi không thể nói những điều tôi biết là do một bệnh nhân ghi lại những giấc mơ của bà khi bà c̣n bé. Nhưng sau đó th́ ông cũng biết và vẫn tiếp tục gởi tài liệu cho tôi xác nhận những điều cô bé viết là đúng sự thật. Nếu những vị giáo sư đại học Pháp ở Toulouse xác nhận những điều hiểu biết của một cô bé 13 tuổi người Anh về mấy người theo đạo Cathar ở thế kỷ 13 (một giáo phái ít người biết) là trung thực th́ tôi cũng thỏa măn rồi. Tôi chỉ là một sử gia tài tử, v́ ṭ ṃ nghề nghiệp nên đă bỏ công thẩm tra nguyên do của những giấc mộng hăi hùng của một bệnh nhân khi cô c̣n bé và nhờ thế tôi đă được đối diện với luân hồi.
* * *
Câu chuyện thứ hai do ông Melvyn Douglass, tài tử điện ảnh Mỹ kể: Mới năm tuổi mà cậu bé Robin Hull đă nói năng chững chạc như người lớn nhưng mẹ cậu để ư nghe cậu hay nói nhiều chữ lạ mà hồi đầu bà nghĩ là bé đang tập nói và những chữ ấy không có nghĩa ǵ. Nhưng về sau cậu con trai cứ nhắc đi nhắc lại những chữ ấy, riết rồi bà cũng nhận dạng được nhiều chữ tuy bà không hiểu nghĩa. Một hôm giữa một buổi ăn tối với các bạn, bà vui miệng kể rằng: “Lạ quá thằng Robin nhà tôi nó nói thứ tiếng ǵ tôi không hiểu mà dường như nó hiểu!” Trong đám thực khách có một bà biết về luân hồi. Bà đề nghị với chủ nhà cho bà vào pḥng chơi với em bé xem nó nói ǵ, bà mẹ bằng ḷng. Chiều hôm sau hai bà vào pḥng Robin. Cậu bé ngoan ngoăn nói mấy câu cậu thường nói. Bà khách kinh ngạc nói rằng: “Tôi chắc chắn cháu nói một thứ tiếng lạ có câu kéo đàng hoàng. Nếu ai biết thứ tiếng này có thể hiểu được cháu muốn nói ǵ. Tôi biết một giáo sư nói được nhiều thứ tiếng của người Á đông. Để tôi mời ông ta lại nói chuyện với cháu xem ông có nhận dạng được thứ tiếng này không.” Bà mẹ bằng ḷng. Một tuần sau, bà bạn dẫn vị giáo sư ngữ học đến. Ông này ngồi chơi với Robin trong pḥng. Cậu bé vẫn nói năng như thường mà không để ư đến những âm lạ trong câu nói. Một giờ sau, ông giáo sư nói với bà Alice Hull rằng con bà đă nói thổ ngữ của người miền bắc Tây Tạng. Ông xây lại hỏi cậu bé: - Con học những chữ này ở đâu vậy? - Ở trường, cậu bé đáp. Bà mẹ vội ngắt lời: - Con đă được đi học đâu! - Con nói là ngày trước ḱa. Cậu bé nhíu mày đáp. Ông giáo sư hỏi tiếp: - Con có thể tả ngôi trường ấy không? Robin suy nghĩ rồi đáp: - Ngôi trường ở trên núi, nhưng không giống như núi mà mẹ dẫn con đi chơi vào mùa hè đâu. - Trường bằng đá hay bằng gỗ? - Ông giáo sư hỏi tiếp. - Bằng đá. - Robin đáp. - Thầy hay cô giáo dạy học? - Giáo viên là đàn ông.- Robin trả lời không do dự rồi nói tiếp: - Nhưng họ ăn mặc không giống ông hay ba tôi đâu! Họ mặc váy dài đến chân và có một mảnh vải dài thắt ở ngang lưng như sợi giây. Rồi Robin tả ngôi trường rất tỉ mỉ.
Quá ngạc nhiên về việc Robin nói tiếng Tây Tạng và về việc em nhớ chi tiết về ngôi trường, ông giáo sư quyết định làm một chuyến đông du Á châu. Ông đến miền Bắc Tây Tạng và viết thư về cho bà mẹ bé Robin như sau: “Tôi đă t́m được ngôi trường mà Robin tả. Ngôi trường ở trên núi Kuen-lun, một núi đá khô cằn, cây cối c̣m cơi. Dĩ nhiên núi này không giống những núi mà Robin được đưa đi chơi vào mùa hè. Tất cả những ǵ Robin nói về ngôi trường này đều rất đúng. Chi tiết về mấy ông Lạt Ma dạy ở trường cũng rất trung thực.
* * *
Tác giả giải thích trường hợp một người nói được thứ tiếng mà xưa nay người ấy không hề học gọi là “xenoglossy” nghĩa là có khả năng nói một ngoại ngữ mà không hề học thầy hay học qua sách vở. Bác sĩ Marshall W. McDuffie ở NewYork kể trường hợp lạ lùng của hai đứa con trai sinh đôi. Ông và bà vợ tên Wilhelma nghe hai đứa bé nói chuyện với nhau bằng một thứ tiếng rất lạ. Họ bèn đưa hai đứa đến phân khoa ngoại ngữ của trường Đại Học Columbia nhưng những giáo sư ngữ học cũng không nhận dạng được hai thằng bé nói thứ tiếng ǵ th́ t́nh cờ có một giáo sư chuyên về các ngôn ngữ cổ điển đi đến, ông ta kinh ngạc nói rằng hai thằng bé đă nói thứ tiếng Aramaic, một thứ tiếng cổ được sử dụng từ thời chúa Jesus! Một nông dân người Sicilian không biết uống rượu bị một người bạn phỉnh gạt cho uống rượu mạnh, sau đó ông say vùi và ngủ mê mệt một lúc lâu. Khi thức dậy, người nhà và bạn hữu sửng sốt nghe ông ta nói một thứ tiếng lạ hoắc. Về sau người ta mời giáo sư ngữ học đến mới biết ông ấy đă nói tiếng Hy Lạp cổ. Ông ta là một nông dân mù chữ không bao giờ được học và hiểu tiếng Hy Lạp bây giờ, đừng nói chi đến tiếng Hy Lạp cổ. Chỉ có một lối giải thích hợp lư là ông đă nhớ tiền kiếp. Trường hợp lạ lùng này xảy ra khắp nơi trên thế giới. Một bé gái ở thành phố Ihansi ở Ấn độ té từ cửa sổ lầu ba xuống đất, em không bị thương tích ǵ nhưng tự nhiên em nói nhiều thổ ngữ lạ, những thổ ngữ Ấn Độ xưa cũ mà ngày nay không c̣n được sử dụng nữa.
|