T̀NH YÊU CÓ TUỔI KHÔNG?
“Không, t́nh không đợi tuổi” là câu trả lời ở đầu môi mỗi người sinh sống trên quả địa cầu này. Ở nước ta th́ ta biết ở tuổi mười sáu, con trai mới được cưới vợ nhưng con gái ở tuổi mười ba là đă có chồng được rồi (nữ thập tam, nam thập lục). Đó là nói chuyện vợ chồng chứ biết mơ mộng th́ con gái biết sớm hơn. Chừng tám, chín tuổi, cô bé đă mơ hồ thấy ḿnh thích thích thằng hàng xóm tuy chưa biết “mơ ngày mai pháo nhuộm đường vui” trong khi cậu nhỏ ở tuổi ấy c̣n mặc quần thủng đít chạy rong ! Mười sáu tuổi mới cưới vợ được chứ yêu đương th́ các cậu cũng biết yêu sớm. Ông nội tôi mới mười bốn mà đă biết mơ mộng bà nội tôi rồi, bà tuổi mười ba, ngày đêm ông nhung nhớ. Ông viết vậy trong hồi kư! Mà măi đến tuổi mười chin ông mới xin cưới v́ phải lo học hành thi cử, đại đăng khoa đă. Văn chương b́nh dân cho ta biết dù trên tám mươi, đàn bà vẫn có thể mơ mộng yêu đương được qua hai câu ca dao: Bà già đă tám mươi tư Ngồi trong cửa sổ gởi thư kén chồng! Mà t́nh yêu là ǵ? Là t́nh cảm nảy nở tự nhiên giữa hai người nam nữ. Nhưng ngày xưa, kín cổng cao tường, môn đăng hộ đối, nam nữ không được tự do yêu đương. Cưới vợ lấy chồng là quyền của các bậc trưởng thượng. Cha mẹ, ông bà đặt đâu ngồi đấy đă gây ra biết bao mối t́nh lỡ, biết bao mối t́nh câm! Măi đến thế kỷ 20, làn gió văn minh phương Tây thổi đến, lay động nếp sống hủ nho của xă hội ta với nhiều sách báo ca tụng tự do cá nhân, đả phá quan niệm quân sư phụ, tam ṭng tứ đức, hậu quả của một ngàn năm nô lệ giặc Tàu. Nếu không có một trăm năm đô hộ giặc Tây th́ trí thức nước ta, văn nghệ sĩ nước ta nhất định cũng biết hướng dẫn “một Việt Nam ngang tầm cao thế giới” (nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông) sớm hơn! Người ta mạnh dạn sống cho ḿnh, sống với những cảm xúc tự nhiên, không cần đè nén ḷng ḿnh như xưa, nhất là trong lănh vực t́nh yêu nam nữ. Người ta thúc dục nhau yêu đương: Mau với chứ, vội vàng lên với chứ, Em, em ơi, t́nh non sắp già rồi. (Giục Giă của Xuân Diệu) Cả một phong trào thơ mới và một nền tân cổ nhạc ca tụng hạnh phúc tuyệt vời của t́nh yêu. Nhưng không ai định nghĩa được t́nh yêu! Xuân Diệu, người được tặng biệt danh 'Ông Hoàng Thơ T́nh', cũng lắc đầu: Làm sao cắt nghĩa được t́nh yêu! (V́ sao?) và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn th́ cho rằng ta không điều khiển được ḷng ḿnh khi t́nh yêu tới: T́nh yêu như trái phá, Con tim mù ḷa! Ta chỉ biết cảm nhận: Một mai thức dậy, Chợt hồn như ngất ngây, Chợt buồn trong mắt nai. Rồi t́nh vui trong mắt, Rồi t́nh mềm trong tay... (T́nh Sầu) Đă làm người đố ai thoát được “vết thương êm ái” của t́nh yêu: Có chàng nghệ sĩ từ đâu lại, Êm ái trao tôi một vết thương (Hai Sắc Hoa Ti-gôn của TTKH - Bài thơ thứ nhất) Thi sĩ Nguyễn Bính phân trần: Gió mưa là bệnh của trời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. (Tương Tư) Người người nhớ nhau: Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. (Tương Tư của Nguyễn Bính) Xa nhau càng nhớ nhiều hơn: Người ở bên trời, ta ở đây. Chờ mong phương nọ, ngóng phương này. Tương tư đôi chốn, t́nh ngàn dặm, Vạn lư sầu lên, núi tiếp mây. (Vạn Lư T́nh của Huy Cận) Ngay cả khi ôm súng ngoài biên ải, chạm mặt với hiểm nguy trùng trùng, người chiến binh vẫn để ḷng hướng về người em gái hậu phương: Đêm nằm gối súng, Trông ánh trăng cho người này chạnh nhớ thương người kia! (Hàng Hàng Lớp Lớp của Nguyễn Văn Đông). Mà khi đă yêu th́ muốn chiếm hữu, muốn người kia là của riêng ḿnh cho dù chưa phải là vợ chồng. Nguyễn Bính diễn tả mối ghen trong ḷng ông đối với cô nhân t́nh bé bỏng của ông thật là tuyệt vời. Trên đời không ai có thể “Ghen” hay hơn ông: Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai, Đừng hôn, dù thấy bó hoa tươi Đừng ôm gối chiếc, đêm nay ngủ, Đừng tắm chiều nay, biển lắm người. … Cô là tất cả của riêng tôi! Hỡi cô nhân t́nh bé của tôi ơi! Ơi! Cô nàng nào cũng muốn được yêu như cô nhân t́nh bé nhỏ này! Và ở lứa tuổi nào th́ ngọn lửa t́nh không c̣n âm ỷ nữa, ở lứa tuổi nào th́ người ta không cần t́m t́nh yêu nữa? Mới đây trên mạng có đưa tin một bà người Nhật thất t́nh ở tuổi 99 với tên họ và h́nh ảnh đàng hoàng mà tôi không ghi lại! Tôi ṭ ṃ đọc th́ thấy năm nay (2022) bà 107 tuổi, mặt mày c̣n tươi tắn lắm. Chồng qua đời lúc bà 70. Không phải bận rộn v́ chồng con nữa nên bà trở lại hành nghề nhiếp ảnh của ḿnh. Khi vừa tṛn 100 tuổi, cuộc triễn lăm h́nh ảnh của bà đă được giải thưởng toàn quốc. Bà tuyên bố ta nên sống vui với công việc ḿnh yêu thích mỗi ngày, không nên ngồi đếm tuổi. Bà đă gặp và yêu một ông bạn cùng ở tuổi 99. Hai người thương yêu và quư trọng nhau. Không may là ông từ trần không lâu sau đó chứ không phải v́ “yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người” (Dại Khờ của Xuân Diệu) mà bà thất t́nh. Người nam người nữ thật sự yêu nhau bởi điều ǵ, nhớ nhau bởi điều ǵ? T́nh cờ tôi được thấy video của môt bà bác sĩ ở Việt Nam chuyên giải bày tâm sự cho những cặp vợ chồng có những thắc mắc pḥng the mà không biết hỏi ai, giống như Dr. Ruth của Mỹ trước đây. Người ta cũng thường thắc mắc sao nhiều đôi thề non hẹn biển, trân trọng nhau nhiều năm, cứ tưởng không có người kia th́ người này không sống được mà cưới nhau xong không bao lâu lại chia tay? Ông Hoàng Thi Ca cũng có suy nghĩ: T́nh yêu đến, t́nh yêu đi, ai biết! Trong gặp gỡ đă có mầm ly biệt. (Giục Giă của Xuân Diệu) Bà bác sĩ ni dường như có câu giải đáp. Bà dẫn lời khoa học chứng minh đàn ông đàn bà thu hút nhau bởi năng lượng t́nh dục đồng điệu. T́nh yêu chỉ là cái vỏ ngoài duyên dáng của t́nh dục. Theo bà, nếu t́nh dục không ḥa hợp, bạn không thể có một hôn nhân hạnh phúc, chồng bạn chẳng có tâm trạng âu yếm nuông chiều bạn như thuở ban đầu. Bà khẳng định đàn ông đàn bà t́m đến với nhau thực chất là do bản năng t́nh dục dẫn dắt. Dù có tin tưởng tuyệt đối vào t́nh yêu lứa đôi th́ cái nguyên nhân đứng sau vẫn là t́nh dục. 95% hành động của chúng ta được chi phối bởi vô thức (bà muốn nói Thuyết Vô Thức của Sigmund Freud) nghĩa là những ham muốn dục tính ẩn sâu ở bên trong. Hai người có thể đă đến với nhau bằng t́nh yêu nồng nàn nhưng cứ thử sống một năm với nhau trong t́nh trạng t́nh dục không ḥa hợp xem. Bà khẳng định t́nh yêu nồng cháy ban đầu cũng sẽ trở thành nguội lạnh! Bà nói thêm rằng không những khoa học mà nhiều triết thuyết về tâm linh và tôn giáo cũng cho rằng chính dục tính luyến ái là thứ dẫn dắt đàn ông đàn bà t́m đến với nhau. Loài người lăng mạn gọi đó là t́nh yêu! Xuân Diệu, nhà thơ lăng mạn, đă có những vần thơ da diết: Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm, Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em. ... Anh nhớ tiếng. Anh nhớ h́nh. Anh nhớ ảnh! Anh nhớ em, anh nhớ lắm, Em ơi! (Tương Tư Chiều) Ông tham lam: Hăy khắng khít những cặp môi gắn chặt Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng Trong say sưa anh sẽ bảo em rằng: “Gần thêm nữa! Thế vẫn c̣n xa lắm!” (Xa Cách) Ông yêu đương mê mẩn như vậy nhưng không phải người em được mô tả ở đây là một nàng! Tôi không hề biết Xuân Diệu ‘gay’cho đến khi t́m tài liệu về ông và ngạc nhiên được đọc về đêm tân hôn của ông trên mạng (bài Đêm Tân Hôn Kỳ Lạ/Nhà Thơ Xuân Diệu Và Vợ.) Dù rất mến phục thi tài ông, vợ cũng không chịu được cảnh có cũng như không v́ ông không thể “sát đôi đầu, kề đôi ngực”, không thể “trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài” với vợ, như với người em cùng phái (bài thơ Xa Cách) nên cô đành gạt lệ chia tay sau mấy tháng ngậm ngùi. Như thế cho thấy bà bác sĩ ở Việt Nam suy diễn đúng: T́nh yêu chỉ là cái vỏ ngoài duyên dáng của t́nh dục. Nghiêm túc như Bà Huyện Thanh Quan cũng hiểu cái sự đời này và thông cảm cho cô Nguyễn Thị Đào xin ly dị để lấy chồng khác khi bị chồng ruồng bỏ. Nhân ông huyện đi vắng, bà thay chồng phê đơn: Phó cho con Nguyễn Thị Đào, Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai! Chữ rằng xuân bất tái lai, Cho về kiếm chút, kẻo mai nữa già! Hôn nhân là một phạm trù gồm hai mặt của một đồng tièn: t́nh yêu và ái dục. Hôn nhân có t́nh yêu mà không thỏa măn được t́nh dục th́ không bền. Ở với nhau mà không có t́nh yêu th́ cũng khổ, nhất là đối với người đàn bà. Dường như ở người nam, trời phó cho dục tính (libido) mạnh nên dù không yêu họ vẫn có thể ‘mần’ được chuyện ấy một cách thú vị. Đối với phái nữ th́ như là một cực h́nh nếu không có t́nh cảm với người kia! Tuổi tác có quan trọng trong quan hệ nam nữ không? Có người cho rằng chênh lệch tuổi tác giữa hai người không đáng kể và nêu ra mối t́nh của thế kỷ: Tổng thống Macron của Pháp yêu bà thầy của ḿnh và khi lớn lên đă cưới bà làm vợ và hai người sống hạnh phúc. Nhưng đó là ngoại lệ. Thông thường th́ người nam lớn tuổi hơn. Có khi hơn cả mấy chục tuổi cũng không sao. Các bạn c̣n nhớ câu chuyện ông Nguyễn Công Trứ hơn cô bạn gái 50 tuổi và ông đă dí dỏm giới thiệu tuổi ḿnh với câu: “Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam.” Chắc cô nàng mới ngoài hai mươi mà ông th́ đă bảy mươi ba tuổi rồi! Và ở bên trời Tây cũng không ngoại lệ. T́nh cờ tôi được biết gương mặt của Nữ Thần Tự Do là gương mặt của một người mẫu, bà Isabellea Boyle, người Pháp. Bà kết hôn với ông Isaac Singer, người sáng chế máy may Singer lúc bà 20 mà ông th́ 50 tuổi đời rồi! Người nam dục tính mạnh, cho đến U 90 vẫn thích thú chuyện ấy trong khi phái nữ th́ thấy nguội lạnh khi chưa đầy 60! V́ vậy, ngày trước ở nước ta có tục lệ người vợ đứng ra cưới nàng hầu cho chồng khi ḿnh mới ngoài 50. Vợ khỏi bị làm phiền mà lại có người hầu hạ ḿnh nữa. Thật là nhất cử lưỡng tiện! Một cô bạn tôi ở Pháp ngoài 70 mới gặp được người đồng điệu mà anh chàng nhỏ hơn 7 tuổi nhưng trông xứng đôi lắm. Lúc đầu anh chị khắng khít như thuở mới bước vào đại học nhưng sau ba năm th́ nàng nhất định chia tay. Hỏi th́ bạn đáp: “Tau mệt lắm, cho anh chàng de cho khỏe!” Cô bạn tôi chỉ cần có người bên cạnh để thủ thỉ tâm t́nh mà anh chàng th́ muốn nhiều hơn nữa! Vậy trên đời này, ngoài chuyện yêu đương trống mái không có t́nh yêu chay tịnh (platonic) sao? Người Mỹ có câu: “Love is beyond sexual dimensions.” “Yes!” Câu trả lời là ở trên đời vẫn có thứ t́nh yêu đứng trên t́nh dục. Người bạn thân của tôi sống êm đềm với chồng trong hơn 30 mươi năm. Sau khi người chồng qua đời, tôi mới biết ông không làm được chuyện đó mà bạn tôi vẫn thương yêu trân trọng. Thêm chuyện một người quen nữa ly dị chồng v́ không hợp tính hợp t́nh. Hơn 10 năm sau bà gặp và yêu một ông chưa vợ. Khi cưới nhau rồi bà mới biết ông không thể nhưng bà vẫn vui vẻ quư mến chồng! Tôi chắc vẫn có nhiều mối t́nh thuần khiết như vậy ở trên đời mà ḿnh không biết đó thôi. Yêu người dù không được đáp lại nhưng vẫn cứ yêu. Biết “yêu là chết trong ḷng một ít” nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng chấp nhận 'cái thú đau thương' ấy v́ nếu đi trọn đường trần mà không một lần được yêu hay không một lần biết yêu th́ đời buồn tẻ biết mấy! Hăy nghe nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh rên siết trong cái thú đau thương: Ḷng vẫn biết nếu yêu rồi một ngày Là đến với đớn đau Nhưng sao trong ta cứ vẫn yêu vẫn nhớ ... T́nh đó khiến xui ḷng ta đau Rồi với bao ngày lặng lẽ sống Nỗi đau trong ḷng người yêu vẫn yêu hoài... (Nỗi Ḷng) Ở tuổi nào con người cũng có nhu cầu yêu thương. Bà già đă 84 cũng c̣n muốn t́m bạn, dĩ nhiên không phải để thỏa măn ái dục. Bà chỉ cần một đối tượng để thương yêu, để săn sóc, để cùng nhau khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên. Phái mạnh th́ có nhu cầu chinh phục. Ở tuổi nào mấy ông cũng muốn thử xem ḿnh c̣n dụ được phái đẹp không và phái yếu cũng muốn xem ḿnh c̣n sức hấp dẫn không. Và cả anh lẫn chị đều đóng kịch. Nếu có dịp là anh chị, kẻ tung người hứng cho vui tuổi vàng nhưng nếu chàng muốn tiến tới thật th́ nàng nhất định rút lui v́ không ai dại ǵ đến tuổi gần trời xa đất mà c̣n phải nâng khăn sửa túi cho ai! Quả thật t́nh không đợi tuổi! Thời nay ai c̣n đọc mục t́m bạn bốn phương sẽ thấy những chàng và nàng ở tuổi 70, 80 vẫn trả tiền cho nhà báo mong t́m bạn tri âm, tri kỷ hay t́m nhau trên Facebook. Tôi th́ nghĩ sống ở trên đời, dù ở phương trời nào, dù ở tuổi nào, nam nữ vẫn có từ tính thu hút nhau. May mắn là những ai khi gặp người đồng điệu, được hát câu: T́nh cho nhau môi ấm, Môt lần là trăm năm. (T́nh Sầu - Trịnh Công Sơn)
Nguyên Ngọc Hoàng Thị Quỳnh Hoa Cali cuối Hạ 2022.
|