Hoàng thị Quỳnh Hoa

 

TỪ CÔ GIÁO GIA LONG ĐẾN MS. YANG

 

 

 

          Phần nhiều cựu giáo sư và học sinh Gia Long bắt đầu cuộc đời tỵ nạn từ tháng Tư, 1975. Riêng tôi th́ cuộc đời tỵ nạn bắt đầu từ tháng Giêng 1968. Mời các bạn và các chị em xem hồi kư viết cho Đặc San Gia Long Miền Đông năm 1996 để biết tại sao tôi phải tỵ nạn sớm hơn ai hết! Tuy bài viết đă 20 năm tuổi nhưng những ngày vui ấy, những kỷ niệm êm đềm dưới mái Trường Gia Long càng ngày càng quí báu hơn với tuổi đời chồng chất.
 

Dường như Đại Hội Gia Long Thế Giới (ĐHGLTG) năm nào tôi cũng có tham dự trừ năm 2005 ở Texas và 2009 ở Âu châu. Và năm nào tôi cũng gặp lại một vài em GL ngày xưa đă học Anh văn hay Việt văn với tôi. Chắc các em không biết tôi vào Gia Long năm 1958 và dạy Việt văn, Sử Địa lớp Đệ Lục. Đặc San ĐHGLTG 6 (Úc) có nói đến việc tôi dạy Đệ Lục B7 thế cô Tố Tâm. Tôi không biết chuyện này, chỉ nhớ khi tôi học luật năm thứ Hai th́ được dạy giờ (10 giờ một tuần) ở Gia Long. Lần đầu đọc chính tả giọng Huế rặc làm các em người Nam không hiểu nên không viết được, có nhiều em mếu máo làm tôi cũng hoảng. Nhưng không lâu sau đó th́ các em cũng quen với giọng Huế của tôi và vui vẻ học hành.


Tôi c̣n nhớ một lần trong giờ Việt văn, tôi đọc lớn tiếng bài “Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mạc Tử,” khi đọc xong, cả lớp im phăng phắt làm tôi cũng chới với, không biết chuyện ǵ nữa đây. Khi thấy tôi ngơ ngác nh́n, các em vội nói, “Hay quá cô ơi. Xin cô đọc lại!” Các em nhỏ thật dễ thương. Chỉ một tháng sau là tôi nghỉ dạy, khi bắt đầu vào Đại Học Sư Phạm. Vậy mà cũng có em c̣n nhớ cô giáo Việt văn Đệ Lục.


Năm 1999, tôi sang Paris chơi gặp em Ngọc Dung biệt danh Ngọc Dung Tóc Trắng v́ chưa già mà tóc em bạc trắng hết. Em mừng rỡ nhận ra cô giáo một tháng của em. Năm 2013 th́ thấy em Brenda Dzung Abne viết một giai thoại của lớp Đệ Lục B7 tặng tôi & cô Tố Tâm trong Đặc San ĐHGLTG của Úc Châu. Năm ngoái, 2015, ở ĐHGLTG7 ở Washington DC có em Đặng Vũ thị Thảo từ Việt Nam sang, ngồi cùng xe đi du ngoạn, cũng nhớ lại đă học với cô giáo người Huế năm xưa ở Đệ Lục. Thật vui là sau hơn nửa thế kỷ vẫn có học tṛ nhớ ḿnh, những học tṛ bây giờ là bà nội bà ngoại cả. Cũng ở đại hội 2015 có mặt em Trần Thu Phượng ở Milpitas, CA, Đệ Nhất C niên khóa 65-66, Lư Ngọc Cẩm ở Los Angeles, CA, Đệ Nhị A4 chắc là niên khóa 62-63 v́ em c̣n nhớ có cắt h́nh tôi trong báo, h́nh chụp ở phi trường Tân Sơn Nhất cùng với các bạn được học bổng Fullbright sắp lên máy bay năm 1963. Một em nữa, Đỗ Anh, đă học với tôi hai niên khóa, Đệ Nhị B2, 1961-62 và Đệ Nhất C, 1962-63. Gia đ́nh em hiện cư ngụ tại Minesota. Em cho tôi xem h́nh xưa khi tôi sinh hoạt với các em ở trường, đi du ngoạn, đi từ thiện, v.v. và hứa sẽ copy gởi cho tôi sau, nhưng tiếc quá bây giờ không liên lạc được. C̣n một chuyện vui ngoài lề Đại Hội 7 là có một em GL tưởng tôi là học tṛ. Chiều hôm dạ tiệc, tôi và cô Di đi t́m mua đồ lưu niệm, một em GL vỗ vai tôi thân thiện hỏi, “Chị ra trường năm mấy?” Tôi khựng một giây rồi trả lời, “Năm 61” và mấy em GLMĐ ngồi ở bàn tiếp tân bụm miệng cười! Tôi vội nói, “Năm 61 cô vào dạy GL!” Em ấy xin lỗi măi nhưng tôi rất vui v́ được tưởng là học tṛ.


Hy vọng mùa thu sang năm c̣n khỏe để tham dự ĐHGLTG8 có dịp gặp lại các bạn và các học tṛ từ khắp nơi về, và để được cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp bất hủ của Rừng Phong ở Montreal. Bây giờ xin mời các chị em theo dơi câu chuyện cô giáo Gia Long chạy loạn từ Saigon đến Hoa Thịnh Đốn và bị đổi tên!


Ms. Yang

Tôi đang uống trà nói chuyện gẫu với giáo sư ở Teacher’s Lounge th́ có phone của văn pḥng cần gặp Ms. Hoàng. Vừa bước ra hành lang th́ thấy có hai cha mẹ người Việt bước tới. Người đàn bà với giọng quan hoài:


- Ủa cô Hoàng. Cô té hay sao mà…


- Không phải đâu. Cảm cúm mấy hôm rày, chùi mũi quá trời bị trầy thôi.


Người đàn bà nói tiếp:


- Chúng tôi vừa đem cháu Phú tŕnh diện bà Hiệu Trưởng…


Tôi ngắt lời:


- Văn pḥng làm khó dễ anh chị à? Tôi tưởng anh chị đă báo cho trường biết trước khi đem cháu về Việt Nam ăn Tết?


- Dạ thưa không. Vợ chồng tôi chỉ muốn gặp thăm cô v́ không có dịp chào cô trước khi đi. Hôm nay cháu đi học lại, chúng tôi muốn trước là tŕnh diện văn pḥng, sau là thăm và cám ơn cô đă dạy dỗ cháu mấy năm nay…


Người đàn ông bất chợt bước tới giơ hai tay nắm chặt tay tôi và nói với một giọng xúc động:


- Cô ơi! Ba năm trước, vợ chồng chúng tôi đem cháu đến trường cũng nhờ cô giúp đỡ chỉ dẫn làm thủ tục giấy tờ, cô thật tươi, thật trẻ, mà bây giờ thấy cô mệt mỏi…


Tôi khựng lại một giây rồi vội vàng an ủi:


- Cám ơn anh quan tâm. Tôi không sao. Cảm cúm mấy tuần nay, ho quá chừng, không ngủ được nên thần sắc hơi xuống, chứ cũng chưa già lắm đâu. Cháu về Việt Nam vậy là đă một tháng rồi à?


- Vâng, thưa cô. Thời gian qua mau thiệt. Lụi hụi mà chúng tôi qua đây cũng được ba năm rồi. Nói cô mừng, chúng tôi cũng dành dụm đủ tiền để đem cháu về thăm bà ngoại. Cháu thích lắm và đ̣i về nữa.


Câu chuyện đến đây th́ họ chào ra về v́ đến giờ tôi có lớp. Tôi nh́n theo và lấy làm cảm động khi thấy phụ huynh Việt Nam vẫn dành một kính trọng đặc biệt đối với thầy cô của con ḿnh. Cách đây bốn năm lúc mới trở lại nghề gơ đầu trẻ sau khi rời trường Gia Long cuối năm 1967, mẹ của ba đứa trẻ Việt Nam khệ nệ mang một bịch cam đến lớp biếu tôi trước ngày nghỉ hè. Lớp tôi ở trên lầu ba, chị phải leo năm mươi hai bậc thang! Tôi la lên:


- Chị xách bịch cam này đi bộ từ nhà đến à? Rồi leo lên lầu ba nữa.


Chị cười, nói:


- Tôi thấy cam tốt quá, cô dùng cho mát. Sang năm không biết cô có trở lại trường này không.


Tôi cảm động hết sức. Ngày Lễ Mẹ (Mother’s Day), chị Vân mua thiệp biểu ba đứa con kư vào đem đến cho tôi và mấy bà giáo Mỹ, cái Mother’s Day card đầu tiên trong đời tôi.


Tôi du học Hoa Kỳ năm 1963. Khi xong chương tŕnh MA vào mùa đông 1964, giáo sư cố vấn khuyến khích ở lại học PhD và đă giúp tôi xin được assistantship của trường. Dr. Karl Reuning qua Hoa Kỳ tỵ nạn Hitler nên ông rất chán ghét cuộc chiến tranh quốc cộng ở Việt Nam. Khi tôi đổi ư đ̣i về. Ông nói: “You về cái địa ngục trần gian ấy làm ǵ?” Học th́ thích nhưng viễn ảnh phải ăn cơm một ḿnh trong hai năm nữa thấy buồn quá. Tôi không đi date, không có bạn trai, bạn gái thân ngoài cô Phaya người Thái Lan, lúc nào mặt mày cũng buồn chảy ra v́ đói (cô không ăn được cơm Cafeteria), c̣n có thêm mấy cô sinh viên Trung quốc hiền lành và mấy cô undergrad Việt Nam tếu nhộn. Cuối tuần th́ Mom Salmon đón về nhà nấu cơm Việt ăn và coi football với Dad. Cũng có nhiều chàng Mỹ, sinh viên ngoại quốc rủ đi date nhưng tôi sợ lắm, không dám đi chơi. Mom Salmon hỏi:


- Bộ con trai Việt Nam mù hết hay sao mà you c̣n rảnh rỗi đến bây giờ?


- Họ không mù đâu Mom ơi. Tại con điếc!


Mom Salmon là Chairman của Hospitality Committee phụ trách việc t́m A Home-Away-From-Home cho sinh viên ngoại quốc. Tôi có liên lạc thư từ với bà từ khi c̣n ở Việt Nam. Khi đón tôi ở phi trường, bà ôm tôi tuyên bố: “You are mine!”


Mùa hè 1965 tôi trở về Việt Nam, ông Đỗ Bá Khê, Tổng thư kư của Bộ Giáo Dục hỏi có muốn dạy đại học không nhưng tôi xin được trở về Gia Long, v́ nhát gan không muốn đụng độ với nam sinh viên ở đại học. Sau hai năm làm Đại sứ xứ người – sinh viên du học được coi là Good Will Embassador của nước ḿnh – tôi đă dạn dĩ hơn, cởi mở hơn.


Tôi coi học tṛ như bạn. Tôi thường nói với các em Đệ Nhất: “Cô coi các em là người lớn, là chị cả của trường. Sang năm các em phải chọn một nghề, hay chọn làm vợ, làm mẹ. Cô sẽ không kiểm soát tập vở hằng ngày. Các em phải nhắc nhở nhau học hành. Học thầy không tầy học bạn. Cô sẽ chia lớp ra nhiều toán và chỉ định một toán trưởng có trách nhiệm giúp các bạn trong toán ḿnh. Câu hỏi nào toán trưởng bí th́ hỏi cô. Nếu bất chợt cô xem tập mà em nào không soạn bài th́ toán trưởng sẽ lănh một con zero.” Tôi biết không thể nào theo dơi được 60 học sinh trong một lớp, mà học sinh cũng thích được phân chia như vậy, v́ có nhiều em quá kém không dám dơ tay hỏi giáo sư trong giờ học. Tôi phấn khởi thấy học tṛ siêng năng chăm chỉ. Các em c̣n xin thêm bài tập cuối tuần. Tôi ngạc nhiên bảo: “Hồi c̣n đi học, cô chỉ mong giáo sư quên cho bài làm. Nay các em lại xin thêm, cô phục quá. Được, cô sẽ cho đề tài luận mỗi tuần để các em tập viết cho quen nhưng cô không chấm hết được đâu. Cô chỉ bốc thăm và chấm bài một toán thôi. Nếu có người không làm bài th́ toán trưởng chịu trách nhiệm.” Mấy tháng êm đềm trôi qua. Một hôm tôi tuyên bố muốn xem tập. Người thứ nhất quên làm bài, người thứ nh́ quên tập, người thứ ba, thứ tư cũng quên! Cả lớp im phăng phắc. 120 con mắt nh́n lên bục giáo sư. Tim tôi đập mạnh, máu chạy rần rần lên mặt. Tôi chỉ cầu mong em kế tiếp có làm bài để tôi có thể cho thông qua mục khác. Mấy học tṛ giỏi ngồi đầu bàn năn nỉ xin được đem tập lên nhưng tôi giận quá khoát tay không cho đứng dậy và tôi cũng yên lặng nh́n xuống, không dám gọi tên ai nữa. Mấy toán trưởng rục rịch ra hiệu cho cả lớp đứng dậy xin lỗi, tôi cũng không cho và đang lúng túng không biết phải làm ǵ th́ hồi chuông ra chơi vừa đổ (Saved by the Bell!), tôi vội ôm cặp bước nhanh ra khỏi lớp. Vào pḥng giáo sư rồi, tôi vẫn c̣n run. Vài phút sau, chị Diệu Lan (GS Pháp văn mà cũng là GS cố vấn của lớp đó) bước vào hỏi: “Quỳnh Hoa, toa làm ǵ mà tụi nó sợ quá vậy? Tụi nó nhờ ḿnh xin lỗi.” Tôi kể cho chị nghe mà giọng c̣n run. Chị nói: “Tụi nó ân hận và đau khổ lắm. Thôi tha cho tụi nó đi.” Tôi cười: “Không tha th́ làm ǵ nhau, nhưng lúc ấy tôi giận gần muốn khóc nên không mở miệng la mắng được.” Mấy hôm sau, tôi được thơ của một em ngồi bàn đầu. Em viết, “…tụi em thầm cầu nguyện cô kêu tụi em hay chị nào có soạn bài để cô bớt giận, nhưng làm như cô biết ai không soạn bài, v́ từng người, từng người lờ đờ đứng dậy. Đến người thứ năm vẫn không soạn bài! Nước mắt cô đă lưng tṛng. Lạy trời cô đừng khóc. Em biết cô không muốn khóc. Cô la, cô mắng thế nào cũng được nhưng xin cô đừng khóc!” Tôi chỉ nhớ chừng đó và Tết năm nay, khi kể cho học tṛ lớp Năm (5th grade) nghe kỷ niệm này tôi vẫn thấy nghẹn ở cổ. Tôi cười khi Hoa Lê (tên cúng cơm của em là Lê thị Mai Ḥa) nói: “Coi, cô sắp chảy nước mắt ḱa!” Tôi đă cất kỹ bức thư chân t́nh đó, muốn cho con cháu tôi h́nh dung được bóng dáng thân yêu của cô học tṛ Gia Long cũ sau này. Tiếc thay, biến cố 75 đă thay đổi tất cả, ngay cả tên cô học tṛ dễ thương tôi cũng không nhớ. Chắc bây giờ cô đă có cháu nội, cháu ngoại rồi.

Năm đầu ở Gia Long (niên khóa 1961-62), tôi hay mặc áo trắng, không son phấn và ít cười. Mới đây, một cô hoc tṛ cũ nói với tôi rằng: “Hồi đó, trông cô thật lăng mạn trong vẻ buồn đài các.” Tôi thật ngạc nhiên, không ngờ học tṛ quan sát thầy kỹ vậy. Sự thật th́ tôi buồn v́ chị tôi mới mất và hai con nhỏ của chị bị bà nội đưa về Huế.


Tôi được bổ nhiệm về trường Gia Long sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm. Từ đó lối xóm (Cư Xá Nông Tín ở đường Trương Minh Kư) cho tôi một tên gọi mới “Cô Giáo Gia Long”. Hồi ấy, tôi không để ư tại sao có sự thay đổi ấy. Về sau, tôi đoán có lẽ họ gọi như vậy v́ kính trọng và yêu mến nghề dạy học. Một hôm, mẹ Vân Nga (hàng xóm mà cũng là mẹ của một người bạn đồng khóa) cho đem qua nhà tôi một đĩa xôi và nửa con gà.


Hôm sau, tôi sang chơi, bác cười hỏi:


- Cô giáo ăn xôi gà của người ta rồi. Bây giờ tính sao đây?


Tôi hoảng quá:


- Xôi gà bác cho mà!


- Không phải của bác đâu, của cậu X nhờ bác biếu cô đó.


Cậu X là bạn học. Anh hiền lành, ít nói và nghe đâu anh trồng cây si từ năm thứ nhất nhưng không hề nói năng câu nào.


Nh́n lại th́ thấy những ngày ấy là những ngày sóng êm gió lặng nhất của ‘Cô Giáo Gia Long’ ở Trương Minh Kư cùng nhiều kỷ niệm dễ thương với học tṛ, đồng nghiệp và mấy bà giám thị. Thuở ấy, ba tôi thường đưa rước mỗi ngày. Bà giám thị coi cổng trước cứ xua tay đuổi mỗi khi thấy tôi đi bộ vào v́ cổng trước chỉ dành cho học sinh đi xe đạp. Bà tưởng tôi là học tṛ! Khi có cô học tṛ hàng xóm quá giang th́ ba tôi ngừng xe ở cửa hông đường Đoàn Thị Điểm. Có một hôm, hồi chuông thứ hai vừa đổ, học tṛ phải đứng lại chờ chào cờ. Tôi vẫn tiếp tục đi. Một bà giám thị la ơi ới: “Này tṛ kia đứng lại!” nhưng tôi vẫn tiếp tục bước v́ không biết bà gọi ḿnh. Tôi nghe tiếng học tṛ nhao nhao: “Giáo sư đó!” Về sau, bà t́m tôi năn nỉ: “Tội quá cô ơi. Xin cô đừng mặc áo trắng.” Một lần khác, tôi cũng mặc áo trắng, đang đứng trước cửa lớp với học tṛ chờ chào cờ th́ một bà giám thị bước tới nh́n áo tôi rồi mắng mỏ: “Chị này sao không mang huy hiệu?” Tính tinh nghịch học tṛ tự nhiên vùng dậy, tôi đáp không suy nghĩ: “Thưa bà, em quên.” Và đám học tṛ tôi tay che miệng, tay ôm bụng nhịn cười.


Có một năm, tôi đi coi thi Tú Tài Hai. Lúc bước vào pḥng thi th́ đă có một nam giáo sư ngồi ở bàn. Anh đứng dậy nhường chỗ cho tôi. Tôi nh́n theo anh đi xuống cuối pḥng mà ngẩn ngơ. Sao lại có chuyện lạ thế này! Mặt anh th́ giống anh chàng mắc dịch kia – người hỏi tôi làm vợ mà tôi đă giận và chia tay sáu năm trước – mà lại cùng tên với anh chàng mắc dịch nọ mà tôi cũng mới vừa giận lẫy! Mấy ngày sau, một bà giám thị kể cho tôi nghe: “Cô biết hông. Cậu X, con bà Tám (một bà giám thị) trường ḿnh gặp cô ở pḥng thi về nhà nói với bả: “Má cưới cô Quỳnh Hoa cho con!” Bà t́m xem mặt cô và thích lắm nhưng đến khi xem lư lịch th́ bà x́u. Bà nói: “Con à, cô Quỳnh Hoa dễ thương, má chịu lắm, nhưng cô lớn hơn con mấy tuổi. Bây giờ th́ được, nhưng sau này có con, đàn bà mau già, lỡ mà con mơ mộng người trẻ hơn th́ tội cổ.” Hai mươi bảy năm sau, không biết là duyên hay nợ, tôi gặp lại anh chàng mắc dịch kia, là “Thầy Dượng” bây giờ, tên dân Gia Long ở Houston gọi khi chúng tôi gặp các em ở nhà Lă Yến mùa hè 1994 để phân biệt với thầy Thuần, thầy Thoại. Tôi hỏi nhà tôi có biết anh chàng giống ảnh đó không th́ anh bảo: “Ừ, thằng H. Nó học sau anh mấy lớp. Nó giống anh lắm. Nhiều người hỏi có phải em anh không th́ nó cũng ừ!”


Mùa thu 1967, bộ Giáo Dục cho tôi nghỉ giả hạn một năm để tôi hoàn thành một công tác giúp sinh viên du học Việt Nam theo lời yêu cầu của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Nhưng sau biến cố Mậu Thân th́ ba tôi lo lắng khuyên nấn ná ở Mỹ, chờ t́nh h́nh ở Việt Nam sáng sủa hơn, và cuộc đời tỵ nạn của ‘Cô Giáo Gia Long’ bắt đầu.


Sau 75, tôi may mắn gặp lại cô Kim Oanh ở Virginia. Tôi học đàn tranh với Oanh và thường theo ban Hương Xưa của Oanh đi đây đó cho đến ngày tôi lập gia đ́nh th́ không đi tŕnh diễn xa được. Về sau bận bịu thêm nhiều công chuyện làm ăn nên chỉ gặp Oanh qua điện thoại. Ngày sinh hoạt đầu tiên của Gia Long (chợ Tết 1991) Oanh có báo tin nhưng tôi không tham dự được. Về sau khi Gia Long tổ chức tiếp đón cô Phạm Thị Nhung ở Pháp sang th́ Oanh nhất định lôi tôi đi. Oanh bảo: “Lần này chị phải đi mới được, trước là thăm chị Nhung (mười năm về trước, Nhung và anh Dương sang chơi. Chúng tôi đưa nhau đi mua cua ở DC về nhà Chu Kim Long nhậu nhẹt), sau là dự buổi thuyết tŕnh về Nét Đẹp Của Người Phụ Nữ Việt Nam Qua Ca Dao. Đi mà xem học tṛ tổ chức hay ho lắm, công phu lắm. Tôi đă lấy vé cho chị và ông Liễn rồi v́ sau đó là ăn tối ở nhà hàng China Garden.” Khi thấy tôi, Kim Oanh nhăn: “Sao hôm nay bà lại mặc đầm! Sao không mặc áo chị Nhung vẽ?” Oanh biết tôi có mua hai áo dài chị Nhung vẽ từ trước. Tôi nh́n quanh, tất cả giáo sư hiện diện và nhiều học tṛ mặc áo dài do chị Nhung vẽ. Mỗi áo mỗi kiểu, mỗi màu thật đẹp làm tăng thêm vẻ yêu kiều hiền thục của người phụ nữ Việt Nam, làm gian pḥng tiếp tân của khách sạn Hyatt Regency sống động hơn với những cô người mẫu tha thướt, như các cô là một phần bối cảnh cho đề tài thuyết tŕnh. Tôi nh́n quang cảnh trước mắt mà thầm phục ban tổ chức và lấy làm hănh diện ḿnh cũng là một thành phần Gia Long. Cô nào cũng ăn nói lưu loát, thu hút được khán thính giả chú ư nghe. Chị Nhung trông vẫn trẻ, vẫn đẹp, vẫn đầy tự tin như những năm xưa. Đến phần tŕnh diễn văn nghệ th́ tôi có cảm tưởng ḿnh đang ngồi ở một thính pḥng ở Sài G̣n. Các em tập dượt thật công phu, tŕnh diễn xuất sắc không thua ǵ những văn nghệ sĩ thứ thiệt. Tôi thầm cám ơn Kim Oanh đă kéo tôi đi. Ở China Garden, khi thấy Lư Kim Hà đến ngồi cùng bàn, tôi có dịp khen em đă thành công lớn. Em vui mừng:


- Được không cô? Em mới qua Mỹ mà bị bắt cóc làm trưởng ban tổ chức. Lo quá cô ơi, nhưng mấy chị nói ở đây chỉ ḿnh em là học tṛ cô Nhung thôi th́ phải chịu!


- Gia đ́nh em bây giờ mới đi à? Tôi hỏi.


-Dạ không. Anh Xuân em định cư ở đây lâu rồi. Bây giờ mấy mẹ con em mới được qua đoàn tụ.


Tôi nhướng mắt nh́n cu B́nh. Kim Hà cười x̣a, vội vàng giải thích:


- Út của tụi em đó. Anh Xuân em làm thủ tục giấy tờ bảo lănh sớm lắm, nhưng măi đến 1990 mấy mẹ con mới có giấy xuất cảnh. Nhưng từ khi bắt đầu đi lại được, năm nào ảnh cũng về thăm. Anh nói nếu mấy mẹ con không xuất cảnh được, chắc ảnh ở lại Việt Nam luôn, ở Mỹ một ḿnh buồn lắm! Và cuối cùng th́ mẹ con em cũng được ra đi.


Thằng bé mặt mày sáng sủa, khôn lanh, kết quả của một mối t́nh chung thủy, hiếm có. Tôi khen Xuân giữ được tấm ḷng son sắt ở cái xă hội buông thả đầy cám dỗ này là khó lắm. Kim Hà tiếp:


- Tụi em xa nhau cũng cả bảy năm trước khi ảnh về thăm lần đầu.


- Em cũng c̣n thua cô. Cô và thầy xa nhau 27 năm!


Và từ đó làm như có một thông cảm đặc biệt giữa tôi và Kim Hà. Và cũng từ hôm ấy, tôi tự hứa sẽ tham gia sinh hoạt Gia Long thường hơn. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Khi Gia Long tổ chức ngày Lễ Mẹ lần đầu năm 1992, tôi không tham dự được. Về sau Kim Oanh báo cáo rằng các em thấy gặp gỡ nhau vào ngày Lễ Mẹ thật có ư nghĩa, nên quyết định chọn ngày này sinh hoạt chung hằng năm để vinh danh mẹ hiền. Và từ đó, mỗi lần Gia Long hội họp là Oanh lại gọi tôi. Cuộc đời của Oanh làm như dính liền với những thăng trầm của nhóm Gia Long. Oanh buồn khi các em có chuyện không vui. Oanh vui khi các em ngồi lại với nhau và hăng say trong những sinh hoạt chung. Oanh năn nỉ tôi đến dự cuộc bầu cử Ban Chấp Hành chính thức tại nhà Quỳnh Khanh tháng 10, 1995. Ngoài mấy giáo sư c̣n có hai vị niên trưởng là chị Nguyễn Thị Hạnh, chị Rene Bùi Quang Chiêu được bầu vào Ban Cố Vấn. Buồn thay, chỉ hai tháng sau, chị Hạnh qua đời đột ngột để lại một trời thương tiếc cho đàn em. Ngày Lễ Mẹ 1996 sẽ được tổ chức trọng thể tại nhà hàng Thần Tài ở Virginia. Trong dịp này 1000 tờ Đặc San Gia Long 96 - tờ Đặc San đầu tiên của Gia Long Miền Đông - sẽ được trao tặng quan khách, hội viên, gia đ́nh và thân hữu xa gần.


Tôi cũng đi chợ Tết Gia Long một lần. Các em tham gia chợ Tết mỗi năm để gây quỹ giúp đỡ các thầy cô ở VN. Rất nhiều em đă bỏ công, bỏ của, bỏ cả chồng con, thức đêm làm bánh, mứt, chè, cháo, dưa hành, dưa món rồi ra chợ Tết ngồi bán rất vất vả làm mấy ông rể lo lắng xót xa. Bạch Tuyết mách: “Anh Chương em – Chương là em họ của tôi – nói sao không biếu tiền cho đỡ cực!” Thu Anh nổi tiếng về mắm chay và dưa món chay, Kim Hà có món bánh su sầu riêng, Hoàng Oanh có bánh gị, Bạch Tuyết có món nem nướng và c̣n nhiều món trứ danh khác nữa.


Thầy tṛ Gia Long cũng hay gặp gỡ trong những dịp vui như tiếp đón GS Đàm Thị Phú ở Minnesota tới, cô Đôn ỏ Pháp qua, cô Đồng ở Bỉ sang, GS Lê Kim Ngân/Thanh Dung ở Canada, v.v. Thầy tṛ chúng tôi cùng dự đám cưới con cô Phạm Quỵ, con gái GL Minh Phượng, con gái Hoàng Oanh, baby shower cho Băng Thanh và vui nhất là Birthday Party cho cô Kim Oanh tại nhà hàng Viêt Chalet tháng Ba, 1995. Chị trưởng Thu Anh giao cho tôi sứ mạng mang cô Oanh đến mà tuyệt đối giữ bí mật. Tôi biết Oanh ít khi chịu bỏ chùa đi chơi vào trưa Chủ Nhật nên dụ Oanh rằng:


- Ông Liễn năm nay hứng chí sao mà mời ḿnh với Oanh đi ăn sinh nhật – sinh nhật tôi trước Oanh 4 ngày – Oanh về sớm hay muốn ḿnh sang chùa đón?


- Thôi, để tôi sang. 12 giờ tôi đến. Ông bà cứ chờ tôi ở nhà.


Mười hai giờ chưa thấy Oanh, tôi gọi sang chùa. Tiếng Oanh trả lời điện thoại: “A Di Đà Phật!” Tôi bực ḿnh nhưng cũng buồn cười, “Trời ơi, giờ này mà c̣n ngồi đó A-Di-Đà Phật! Ông Liễn quần áo sẵn sàng rồi, chờ Oanh năy giờ đó.” Tôi chỉ sợ Oanh đ̣i đi ăn tối cho rộng răi th́ giờ nên nói thêm: “Ông mời cả nhà chứ không phải ḿnh bồ với tui thôi đâu. Cả nhà đang đợi ở Viet Chalet đó.” Mà cả đại gia đ́nh Gia Long đang chờ thật! Oanh vội vàng: “Ừ, ừ, tôi đi liền đây.” Oanh đến, khệ nệ mang bánh sinh nhật cho tôi và ba món quà của Oanh, chị Định và cô Hồng. Xin cám ơn chị Định và cô Hồng đă a ṭng với chúng tôi để gạt Oanh. Khi Kim Hà yêu cầu “Thầy Dượng” (ông xă tôi) lên nói vài lời. Anh Liễn tuyên bố: “Gạt cô Oanh th́ dễ thôi, ai cũng gạt được.” và có nhiều người gồm cả mẹ Oanh gật gật đầu đồng ư. Tuy bị gạt nhưng Oanh vui lắm khi thấy ngoài học tṛ Gia Long c̣n có rất nhiều đại diện hội đoàn, và nhất là khi thấy chiếc bánh sinh nhật với hai chữ TRUE LOVE do Kim Hà viết. Thu Anh phân trần rằng phải dùng tiếng Anh, v́ dịch tiếng Việt th́ dài ḍng mà không chắc đă nói lên được hết những t́nh cảm chân thành của học tṛ và bạn hữu dành cho chị.


Từ ngày tôi theo Oanh đi sinh hoạt với các em, tôi thấy ḿnh trẻ hơn, vui hơn và “oai” hơn v́ bỗng dưng có thêm rất nhiều học tṛ, học tṛ Gia Long. Học tṛ học với tôi chỉ có vài người ở vùng này như Hoàng Oanh, Kim Châu, Hường Liên và Trâm. Tôi gặp Hoàng Oanh một lần khi em định cư ở vùng này và đang mang thai cô gái út. Lần tái ngộ Hoàng Oanh, nhiều năm sau, là ở buổi thuyết tŕnh của chị Phạm Thị Nhung.Trâm th́ nh́n thầy cũ khi gặp ở buổi họp mặt tất niên tha hương lần đầu tiên, năm 1976, ở Virginia. Khi được giới thiệu, chồng Trâm cứ lắc đầu:


- Cô giáo em sao trẻ thế này, trẻ quá mà tôi cũng phải gọi cô!


Tôi vội vàng:


- Anh chỉ là “student-in law” thôi. Không ai bắt anh phải gọi tôi bằng cô.


Tuy vậy, sau đó, mỗi lần gặp, anh vẫn cẩn thận: “Thưa cô, cô vẫn mạnh?”


Kim Châu th́ mới gặp sau này. Con gái của Châu đă vào đại học. Con bé la lên:


- Cô là cô giáo của mẹ th́ con phải gọi bằng bà?


Tôi vội đáp:


- Con cứ gọi “cô” cũng được, “bà” nghe già quá!


Hường Liên th́ măi đến nay thầy tṛ mới nhận nhau. Hôm tập hát cho ngày Lễ Mẹ, Hường Liên mang cho tôi một tô bún ốc, GL Sa Dinh nói: “Một học tṛ của chị nữa này.” Sa Dinh là chị họ tôi. Tôi hỏi em sao hôm nay mới “nhận” cô th́ em nói lâu lắm không thấy cô và nhắc là em ngồi cùng bàn với Hạnh Nhơn. Tôi nhớ tên Hạnh Nhơn v́ em làm dâu một gia đ́nh rất thân với gia đ́nh tôi, và tôi đă ở chơi nhà em ở San Fransisco khi cùng ba tôi đến thăm bác Tham Đào, mẹ chồng của Hạnh Nhơn. Sau này có thêm mấy em nữa : Minh Thảo, Tường Nguyên, Thuấn Anh, Bích Huệ, và Lệ Chi.

Không biết tôi thấy đời vui hơn v́ có dịp sinh hoạt với cộng đồng Gia Long hay v́ được trở về gơ đầu con nít. Năm nay, một đứa năm tuổi rưỡi c̣n nói ngọng, cứ gọi tôi là Ms. Yang. Mấy đứa kia cười vang: “Ha! Ha! Thằng Thịnh nó gọi cô Hoàng là Ms. Yang.” Tôi phải làm mặt nghiêm và an ủi thằng Thịnh rằng gọi Ms. Yang cũng được thôi và giải thích cho mấy đứa kia là thằng Thịnh nó chưa phát âm được chữ H đúng, chẳng có ǵ xấu cả. Và là con nít nên chúng nó nghe lời cô giáo liền, không cười thằng Thịnh nữa.


Tôi nhận thấy những ngày làm “Cô Giáo Gia Long” và những chuỗi ngày hiện tại đóng vai “Ms. Yang” (1996), tâm thần tôi được thoải mái hơn, đời sống b́nh yên hơn. Nghe tôi tâm sự, Oanh cứ tiếc rẻ rằng tôi đă không trở lại nghề dạy học sớm hơn và căn dặn từ nay không được đổi nghề nữa.

 



 

 

 

art2all.net