Hoàng thị Quỳnh Hoa

 

Viễn Lăng Nguyễn văn Liễn

CHỮ VỚI NGHĨA

 

 

 

 

          Hồi nhỏ tôi chỉ được học văn phạm để viết tiếng Pháp cho đúng. Từ Tiểu Học lên Trung Học chưa bao giờ tôi được học một giờ văn phạm tiếng Việt. Nghĩ lại giật ḿnh không hiểu sao tôi viết được tiếng Việt. Chắc được học văn phạm lúc c̣n nằm trong bụng mẹ! Nhưng rồi mọi việc cũng qua. Sau này, khi lên Đại Học, t́nh cờ tôi được đọc một cuốn văn phạm tiếng Việt. Tôi thấy kỳ kỳ, sách đọc không xuôi. Tôi có cảm tưởng sách viết cho người ngoại quốc học tiếng Việt.

Không phải là nhà ngôn ngữ học, tôi không thể phân tích được cái hay, cái thú vị của tiếng Việt nhưng tôi thấy tiếng Việt của ta vui lắm, lạ lắm nên viết ra đây mấy điều nhận xét để thỉnh ư các bạn, và sau nữa để làm vui ḷng chị Ngô Thị Vân, bạn nối khố của bà xă tôi. Chị Vân kêu lên kêu xuống bảo viết bài cho 48-55.

Tôi thích ca dao Việt Nam. Ư, lời giản dị mà hay và nhiều câu làm cho người đọc tự cười một ḿnh thích thú. Tính tôi ham vui nên hay “thấy” những nghĩa vui của ca dao. Người Việt ai cũng thuộc ḷng mấy câu:

Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước ǵ anh lấy được nàng
Th́ anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Có rửa th́ rửa chân tay
Chớ rửa lông mày, chết cá ao anh!


Anh chàng này tính toán kỹ thật. Sợ mất của mà không được ǵ nên đợi lấy được nàng mới chịu xây hồ. Lấy được nàng rồi, xây làm chi nữa! Anh lại khoác lác, làm sao xây dọc xây ngang mà ra hồ bán nguyệt được. Xây dọc xây ngang th́ anh chỉ có hồ tam, tứ, ngũ giác anh ơi! Đúng là láo thiên, láo địa rồi. Hồ chỉ bằng cái ao. Nước ao tù không thể sạch được, lại c̣n nuôi thêm cá. Đúng là anh cù lần lữa. Anh sợ nàng rửa đôi lông mày đẹp với nước bẩn th́ sẽ rụng lông mày, cá anh nuốt lông vào bụng sẽ chết đứng nên khuyến cáo cô nàng đừng rửa lông mày. Các cô nghe những lời đường mật của anh chàng hà tiện này có xuôi tai không? Tôi xin sửa lại vài chữ cho sát với “sự thật” hơn:

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng.
Ước ǵ anh lấy được nàng,
Th́ anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây cong
Xây hồ bán nguyệt cho Hồng rửa chân.
Có rửa th́ rửa chân tay,
Chớ rửa lông mày mà trụi hết lông.


Chắc các bạn đồng ư “không lông” th́ xui lắm nên tôi khuyến cáo trước để khỏi bị thưa kiện lôi thôi sau này. Các cô có đồng ư tôi thật thà hơn, nói có sách mách có chứng hơn cái ông ấm ớ đ̣i xây hồ bán nguyệt với hàng dọc hàng ngang kia không? Xét cho cùng ông kia có ấm ớ thật đấy nhưng mấy câu tán gái của ông nghe mùi hơn, thơ mộng hơn mấy câu tả chân của tôi nhiều. Văn chương chữ nghĩa của tôi không bao nhiêu, xin chào thua.

Các bạn có bao giờ tự hỏi nhân vật nào, nam hay nữ, được nói tới trong hai câu: “Thương nhau cổi áo cho nhau. Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.” không? Nếu là con trai nói dối mẹ th́ c̣n có thể chấp nhận được. Nhưng xét cho cùng, chuyện mất áo là một chuyện khó tin! Nếu qua cầu khỉ ở quê nhà th́ gió thổi bay áo, thế nào cũng t́m lại được. Phải qua một cái cầu khá dài như cầu Tràng Tiền, dài sáu vài, mười hai nhịp, sông rộng. Áo bay th́ đành mất áo thôi. Nhưng thử hỏi có anh chàng Huế nào, giữa thanh thiên bạch nhật, dám trần trùng trục đi dạo phố phường? Anh chàng trong ca dao này nhất định không phải cựu học sinh Quốc Học. Nếu là người đất Thần Kinh, sẽ nghĩ ra một mưu chước khác, phải tặng người yêu một kỷ vật khác. Nhưng nếu là con gái nói dối mẹ mất áo giưă đường th́ không ổn chút nào. Mẹ cô sẽ đau ḷng lắm v́ nghĩ con ḿnh điên rồi!

Tán hưu tán vượn cho vui vậy thôi chứ văn chương b́nh dân của ta rất phong phú, súc tích. Lời văn giản dị mà bao hàm nhiều nghĩa. Ta có thể mượn những câu ca dao để diễn tả nỗi ḷng, tâm sự, t́nh huống riêng. Hai câu ca dao trên tả t́nh yêu nam nữ nhưng cũng có thể là một câu đố thách thức người nghe đoán tên của một con vật rất thú vị. Đố các bạn đoán được là con vật ǵ th́ tôi đây bái phục (xem lời giải ở cuối bài).

V́ là độc âm (monosyllabic) nên tiếng Việt có thể nói lái được dễ dàng, như “thương nhau” thành “thau nhương” và có rất nhiều cách nói lái mà chắc người Huế chiếm giải về nghệ thuật nói lái. Tôi đă từng nghe hai đứa trẻ nói chuyện với nhau mà nói rất mau và tôi không hiểu ǵ cả, cứ tưởng chúng nói tiếng Lào, tiếng Mọi hóa ra là chúng nói lái! Chúng ta rất may mắn là từ Bắc vào Nam, chúng ta chỉ có một thứ tiếng nhưng cũng có nhiều từ có nghĩa khác nhau tuy từng vùng. Thường th́ người Trung và người Nam dùng nhiều từ giống nhau. Có từ có nghĩa rất tục ở ngoài Bắc nhưng ở miền Trung và miền Nam th́ cũng từ ấy mà nghĩa khác. Nhà tôi kể có lần trong giờ Việt văn của thầy Mục, một anh Quăng Nam hỏi nghĩa một chữ trong bài thơ, thầy đỏ mặt đi vội lên bàn thầy trên bục mà không trả lời. Về sau mới hiểu ra là người Bắc tránh không dùng từ đó và thầy tưởng học tṛ hỏi nghịch.

Các bạn có để ư cách ghép từ của tiếng Việt không? Nếu một tĩnh từ được lập lại th́ th́ nghĩa sẽ khác đi một chút. Thí dụ “xanh xanh” th́ không xanh lắm, “đỏ đỏ” th́ không đỏ lắm, “gầy gầy” th́ không gầy lắm, “đẹp đẹp” th́ không hẳn là đẹp vân vân. Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến một câu thơ có mấy chữ, “Nghe trời lành lạnh, nghe ta buồn buồn", nghĩa là trời không lạnh lắm, mà người nớ cũng chỉ buồn man mác thôi. Động từ cũng đổi nghĩa nếu được ghép lại như “tiếc tiếc” th́ không tiếc lắm, “thích thích” th́ không thich lắm. Chữ “đi” được dùng như trạng từ để chỉ một thay đổi không được tốt như trong cụm từ “nghèo đi”, “xấu đi”, gầy đi – đối với người Mỹ gầy đi là điều đáng mừng. để diễn tả một thay đổi tốt th́ người ta dùng chữ “ra”. Người Việt ai cũng muốn đẹp ra, giàu ra và mập ra (ngày xưa!). Chữ “đi” dùng với nhiều động từ khác th́ chỉ một lệnh lệnh (a command) như “ăn đi”, “đi đi”, “hát đi” v.v… Chữ “đi” và “ra” có lúc đồng nghĩa như “đi chỗ khác chơi” hay “ra chỗ khác chơi”, hay có thể dùng cả hai chữ “đi ra chỗ khác chơi.”

Cũng cùng một câu nói, nếu thay đổi vị trí của chữ th́ nghĩa sẽ khác hẳn như câu “mời bác qua ăn cơm” sẽ khác nghĩa với câu “ăn cơm, qua mời bác”, khác với câu “bác mời qua ăn cơm” hay câu “qua mời bác ăn cơm.” Người Nam thường dùng chữ “qua” để chỉ ḿnh tức “tôi” th́ câu “qua mời bác ăn cơm” phải hiểu là “tôi mời bác…”

Một chữ có nhiều nghĩa là đặc điểm của nhiều thứ tiếng. Tiếng Việt cũng có nhiều như vậy. Tôi nhớ một chuyện tếu trong pḥng the của hai vợ chồng nọ. Người chồng hỏi vợ, “Em ra chưa?”. Người vợ, “Dạ chưa. C̣n anh?” Người chồng vừa nói: “Anh cũng chưa ra” th́ bỗng có tiếng trẻ con la lớn, “Ba me chưa ra th́ con ra.” Và thằng con nhỏ chui ra từ gầm giường và chạy tọt ra khỏi pḥng.

Tiếng Việt rất phong phú, cả từ lẫn âm thanh. Với sáu dấu: sắc, huyền, không, hỏi, ngă, nặng, tiếng Việt nghe líu lo như chim hót đối với tai người ngoại quốc. Giọng Nam, giọng Bắc líu lo hơn giọng Huế v́ khi trầm khi bổng, khi lên cao khi xuống thấp rất rơ ràng, c̣n giọng Huế th́ cứ trầm trầm, trọ trẹ khó nghe lắm (đối với người không ở Huế). Có một người bạn Bắc nói rằng lần đầu tiên anh nghe một cô sinh viên Huế (ở Đại Học Hà Nội) nói tiếng Huế, anh mê lắm nhưng khi vào Huế sau 1954, anh nghe mấy bà ở chợ Đông Ba chưởi nhau, anh sợ quá!

Tôi hy vọng các bạn chịu khó dùng tiếng Việt với con cháu để chúng không quên tiếng mẹ đẻ, để chúng có dịp đọc ca dao tục ngữ và thưởng thức một gia tài văn hóa phong phú và đa dạng của chúng ta. Đừng cười con cái khi chúng nói tiếng Việt sai. Tôi xin nghiêng ḿnh bái phục những cha mẹ cố dạy cho con tiếng Việt dù chúng sinh đẻ, lớn lên ở xă hội này. Một em bé 6 tuổi trả lời điện thoại: “Mẹ đi con chó rồi” (she walks the dog). Em chỉ h́nh người bác và giới thiệu, “Đây là thằng bác.” (This is my uncle). Người lớn nghe em nói được tiếng Việt là vui rồi. Dần dà tiếng Việt của em sẽ khá và nếu em biết viết nữa th́ nhất hai đấng cha mẹ này rồi.

Có bạn nào chỉnh giùm bài thơ “trên trời có đám mây xanh” cho sát nghĩa mà hay hơn mấy câu tả chân của tôi th́ tôi xin bái làm thầy. Có bạn nào đoán được là con vật ǵ với hai câu: “Thương nhau cởi áo cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.” th́ tôi cũng xin bái phục. Xin thưa lời giải là con lừa mẹ (the mother donkey).


 

Viễn Lăng Nguyễn văn Liễn

 

 

art2all.net