QUA PHÁ TAM GIANG

 Thanh Nhă

 

 

                   Nếu một lúc nào đó t́nh cờ nghe lại một bài hát quen thuộc cũ, lập tức những giai điệu và ca từ  biến thành  những con sóng  xô dạt vào tim ta những xao xuyến bất chợt về một kỷ niệm.  H́nh như mỗi bài nhạc đă gắn ta vào với một thời khắc nào đó của quá khứ, với một hoặc nhiều khuôn mặt thân quen nào đó, ở một nơi nào đó mà ta tưởng đă lăng quên.  Cũng có lúc ngược lại, một nơi chốn, gợi lại trong ta về một bài hát cũ từng nghe với một ai đó ở một quá khứ xa lắc đă nhạt nhoà.  Hôm nay, tôi không thể không dừng lại trong giai điệu " Anh chợt nhớ em, nhớ ơi là nhớ đến bất tận "; bởi v́ tôi đang đứng trước Phá Tam Giang, nơi mà người xưa đă ngần ngại . " Thương em anh cũng muốn vô. Sợ truông Nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang… ".

                    Điều e ngại đó không phải là không có lư do.  Biển mà không phải là biển.  Biển Cạn hay Thiển hải, Hác Hải, Hạt Hải là tên gọi của Phá Tam Giang trước năm thứ 2 đời Vua Minh Mạng.  Theo Lê Quư Đôn  th́ : " Xét sách " Yên Nam chí " có nói : " Sông Bồ Đài phát nguyên từ trên xứ Lăo Qua ( Ai Lao), chảy qua huyện Bồ Đài, đến phía Đông Huyện, sông này mới chia ḍng nước chảy vào Biển Cạn, rồi lại chảy vào sông Tam Kỳ thuộc Hoá Châu, nước sông sâu, có thể thuyền ghe qua lại được" ( Phủ Biên Tạp Lục ) .  Quốc Sử Quán Triều Nguyễn viết về Phá Tam Giang :  " Nam, bắc dài 30 dặm, đông và tây rộng chừng 6 dặm.  Từ hạ lưu sông Lương Điền chảy xuống phá , về phía tây nam có ḍng nước đổ vào, một là cửa sông Tả, một là cửa sông Trung, một là cửa sông Hữu, mỗi ḍng đều chảy chừng  2,3 dặm mà vào nên gọi là " Phá Tam Giang "; lại chảy về phía đông nam 25 dặm, mà hợp với Sông Hương để ra cửa Thuận An. Nước sông sâu rộng,  thường có sóng gió bất trắc…" ( Đại Nam Nhất Thống chí ).

                   Hoá ra người xưa  chẳng dám yêu mănh liệt bằng người nay. Mấy mươi dặm biển không sóng của Tam Giang cũng đủ  cản trở  bước chân ai đó muốn về nơi chốn  " Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ ". Khác với hiện tại,  con người sống cách nhau muôn trùng đại dương, chỉ gặp nhau trên vài ḍng email ngắn ngủi,  cũng đă trở thành những người t́nh ,và quyết băng ngàn ,vượt sóng  đến  với nhau, từ một đất nước xa xôi vạn dặm. Họ đến  bằng con đ̣…" Toàn cầu hoá ", không cần phải chờ lúc  cạn…" Phá Tam Giang ", và không ít trong số họ đă thành đôi lứa.

                   Nh́n những cồn cát nhấp nhô bên kia bờ Quảng Ngạn như một hẹn ḥ khám phá, chúng tôi không thể cưỡng lại ư muốn " vượt Biển Cạn ". Tôi cũng đă nhiều lần " qua sông ". Những nơi xa thành phố, lại cách sông, trở đ̣, cuộc sống của người dân nghèo chẳng thể dễ dàng. Và tôi bỗng hiếu kỳ muốn biết sau những cồn cát kia đời sống người dân thế nào. Bốn kẻ " phiêu lăng không hẹn " hăm hở bước lên chiếc đ̣ máy nhỏ cùng  5 chiếc xe máy và 10 người khách khác, không kể ông chủ đ̣ có bộ râu quai nón xồm xoàng . Trọng tải của đ̣ coi bộ vượt xa trọng tải quy định, đ̣ cḥng chành một chút rồi nổ máy . K Đ ném cho chúng tôi mỗi người một chiếc áo phao. Đúng 4 chiếc cô vớ được trên mũi đ̣.  " Mặc vô cho an toàn ". Tôi chợt nghĩ đến những chiếc đ̣ ngang quá tải đă nhận ch́m nhiều người qua sông, trong đó có những em học sinh nông thôn  đang trên đường đến trường. Những chiếc đ̣ như vậy vẫn hoạt động hàng ngày trên những ḍng sông quê hương và bi kịch đă lập lại nhiều lần từ Nông Sơn Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh vv .Và mới đây, sau băo Xangsane, những em học tṛ vừa nở nụ cười với niềm vui được an toàn sau  băo , đă vội tắt vĩnh viễn dưới đáy sông quê .

 

 

                   Lênh đênh trên Biển Cạn 15 phút, chúng tôi đến xóm Vĩnh Tu. Cát dường như trắng thêm dưới ánh nắng của buổi trưa.  Biết chúng tôi muốn ra biển, hai người xe thồ giới thiệu ra băi thôn 11. Hai bên đường một con dốc đă được bê tông hoá là nghĩa địa với rất nhiều ngôi mộ nguy nga .Tôi ước tính mỗi ngôi mộ phải trên dưới vài chục triệu. Có ngôi mộ cũng đến cả trăm triệu. " Người sống có căn nhà của ḿnh th́ người chết cũng rứa, ai cũng muốn căn nhà của ḿnh khang trang ".  Người tài xế xe ôm lư luận khi nghe tôi luôn miệng khen đẹp. Tôi hỏi "Anh có người thân nằm trong đó không? " Anh cười cười  " Có chơ,  mấy cái mộ ôn mệ tui là do chú em Việt kiều gởi tiền về xây ".  Không chỉ có những ngôi nhà cho riêng một người đă  khuất, chúng tôi càng ngỡ ngàng hơn khi đi qua những ngôi nhà thờ họ tráng lệ  nằm bên bờ biển. Mười tám ngôi nhà thờ tương đương với mười tám họ trong thôn. Mỗi nhà thờ họ đều  được xây công kỹ, chạm rồng hạc, lân phụng đủ kiểu. Đứng xa nh́n tôi có cảm giác ḿnh đang đứng trước những khu cung điện cũ, với kiến trúc h́nh chạm trổ trên mái. Tất cả những ngôi nhà thờ này đều nằm ở một khu đất khá sát biển, mỗi năm biển đều bị xâm thực rất sâu, ước chừng không lâu nữa thôi, nước có thể nằm dưới chân những ngôi nhà thờ này. Ư nghĩ này làm tôi chợt buồn mặc dầu biết đó chỉ là chuyện " Con ḅ trắng răng ". Rồi tôi lại lẩn thẩn  tự hỏi  : "Không biết những người đă khuất, nằm trong những ngôi nhà tráng lệ kia có hài ḷng khi chính họ, lúc sống đă vô cùng vất vả để kiếm được cái ăn, cái mặc cho bản thân và gia đ́nh? " . Dường như đọc được ư nghĩ của tôi, người tài xế nói . " Chị biết tại răng mà tụi tui phải xây cho ôn mệ những ngôi mộ như ri không ? Hồi xưa tổ tiên ḿnh khổ cực quá, cứ chui rúc trong mấy chiếc ghe lúc sống, khi chết th́  vùi trên đất cát, một trận gió băo là bay luôn ngôi mộ, đôi khi  người cũng bị  cát, sóng cuốn trôi luôn, bởi rứa anh em bên tê có làm được đôi chút tiền th́ đem về xây lăng đắp mộ cho ôn mệ bên ni. Cả những người làm ăn trên Huế cũng rứa. Họ làm ăn răng không biết nhưng nghe nói làm lăng mộ ôn mệ, làm nhà thờ họ là  lo gởi tiền về liền.  Người ḿnh coi chữ Hiếu là trọng nhất . Hiếu vi tiên mà . Mà lạ thiệt, chắc là ôn mệ phù hộ nên càng xây th́ con cháu càng ăn nên làm ra, học hành đỗ đạt, cho nên phải  làm mộ đẹp cho ôn mệ. Có rứa mới yên tâm được.  ". Tôi hỏi :" Rứa những người nghèo, không có tiền xây  th́ răng ? " ." Th́  cũng có bà con  hoặc hàng xóm  giúp đỡ một ít. Dân ở đây thảo lắm, những người đi xa vẫn nhớ đến bà con, cḥm xóm. Họ cũng hay giúp cho người nghèo trong thôn nũa.  Hôm nọ có người trong làng bị ung thư, mấy người hàng xóm bên tê gởi tiền về cho đi chữa bệnh ". Không biết v́ những hạt cát dưới nắng trưa quá chói chang đang chiếu thẳng vào đôi mắt quên mang kính hay v́ lời nói  của người lái xe ôm,  tôi đưa tay lên dụi mắt. Và tôi cũng quên mất không hỏi tên người tài xế xe.

 

     

         

                   Chúng tôi ra biển. Băi biển  xanh.Trời cũng xanh và đẹp , không một lều quán, không một người, chỉ có vài chiếc thuyền câu nhỏ đang đậu trên băi thật yên b́nh. Cái yên b́nh của biển luôn ẩn chứa nhiều bất trắc. Ai mà biết được khi nào biển sẽ dậy sóng. Những cơn băo vẫn tiếp tục là nỗi đe doạ cho người dân miền Trung, nhất là người dân biển. Băo Chanchu, Xangsane  và mới nhất là cơn băo Durian vùa đi qua các tỉnh miền Nam, là nỗi đau quá lớn không chỉ cho những nạn nhân của cơn băo mà c̣n cho cả những ai giàu ḷng xót thương.

                   Ngồi dưới bóng một con đ̣ đang ngủ ngon trên băi vắng,  lắng nghe tiếng sóng vỗ bờ, tiếng gió ŕ rào và hơi nước mặn nhẹ nhàng thổi vào mặt,  tôi có cảm giác như ḿnh đă thoát được bao nhọc nhằn của cuộc sống khắc nghiệt chung quanh. Bỗng dưng tôi nhớ đến một câu  trong  cuốn sách đă đọc  :" Bạn cần nhận rơ sống là sống trong hiện tại, sống bằng an lạc của đương niệm, bằng thực tại có thực đang trôi chảy ".( T́m vào thực tại- Thích Chơn Thiện ).  Và tôi ngộ ra rằng ḿnh phải tận hưởng từng sát na an lạc đang có.

                     

THO

HOME