Thân Trọng
Sơn
HOA THEO MÙA
André Maurois
(1885-1967)
Thân Trọng Sơn
dịch

Ông sinh năm 1885 tại Elbeuf, một thành phố nhỏ thuộc vùng Normandie,
Tây Bắc nước Pháp. Sớm có năng khiếu văn chương từ nhỏ, cậu bé Émile
Herzog lúc theo học trường trung học Corneille tại Rouen có may mắn được
học với giáo sư Émile-Auguste Chartier, tức là triết gia Alain nổi tiếng.
Chính vị giáo sư này đă phát hiện tài năng của học tṛ và hướng dẫn,
khuyến khích cậu phát triển ngay từ phương pháp học tập ở lớp. Điều bất
ngờ là thầy khuyên tṛ sau khi rời trường nên trở về làm việc trong
xưởng dệt thảm của gia đ́nh. Ông nghe lời thầy và trở về Elbeuf, tuy
nhiên ông vẫn say mê chữ nghĩa nên trong pḥng làm việc ông để sẵn nhiều
tiểu thuyết của Balzac, ông chép lại nhiều trang của Stendhal để luyện
viết văn, đồng thời tích cực học tiếng Anh.
Thế chiến lần thứ nhất xảy ra, ông nhập ngũ và được cử làm thông dịch
viên và sĩ quan liên lạc tại một trung đoàn của quân đội hoàng gia Anh.
Sự nghiệp văn chương bắt đầu từ thời gian này. Ông lấy bút danh André
Maurois khi viết tác phẩm đầu tiên: " Sự im lặng của đại tá Bramble "(
Les Silences du colonel Bramble ) năm 1918, tác giả sớm nổi tiếng để ba
năm sau viết tiếp cuốn " Những bài diễn văn của bác sĩ O' Grady " ( Les
discours du Docteur O' Grady ). Ông sẽ kư bút danh này trên tất cả tác
phẩm của ḿnh, và điều thú vị là bút danh này trở thành tên chính thức
của ông kể từ năm 1947 bằng một nghị định của Tổng thống Pháp. Ông được
bầu vào Viện Hàn lâm Pháp ( Académie française ) năm 1938.
André Maurois để lại hơn 100 tác phẩm thuộc đủ mọi thể loại: Nhiều tiểu
thuyết tâm lư ( Bernard Quesnay, Climats – Mặc Đỗ dịch là Tâm cảnh -,
Terre promise – Đất hứa – Les Roses de septembre – Những đóa hồng tháng
chín -) có cuốn gần với truyện vừa và truyện ngắn, có khi có hơi hướng
truyện giả tưởng ( Le peseur d’âmes – Người cân linh hồn -, La machine à
lire les pensées – Máy đọc tư tưởng - . Có những tác phẩm nghiên cứu,
khảo luận ( Un art de vivre – Một nghệ thuật sống -, Sept visages de
l’amour – Bảy khuôn mặt t́nh yêu – Au commencement était l’action – Khởi
đầu là hành động…) Ông c̣n là nhà viết sử với các cuốn Histoire de
l’Angleterre ( Lịch sử nước Anh ), Histoire des Etats-Unis ( Lịch sử Hoa
Kỳ ), Histoire de France ( Lịch sử nước Pháp ). Ông nổi tiếng nhất với
một loạt tác phẩm viết tiểu sử các văn nghệ sĩ ( Shelley, Byron, Victor
Hugo, George Sand, Balzac, Tourgueniev, Voltaire, Chateaubriand, Marcel
Proust ), các chính trị gia ( Disraeli, Lyautey ), và cả nhà khoa học (
Alexandre Flemming )…
Độc giả Việt Nam đă biết đến Ông với bản dịch ( của Nguyễn Hiến Lê ) các
tác phẩm “Thư gởi người đàn bà không quen biết” ( Lettre à une inconnue
) và nhất là “Thư ngỏ gửi tuổi đôi mươi” ( Lettre ouverte à un jeune
homme sur la conduite de la vie ), là tác phẩm Ông viết ở tuổi 80, trong
đó ông giải đáp mọi thắc mắc của thanh niên về nhiều vấn đề: quan niệm
sống, tu dưỡng, hôn nhân, việc làm, viết văn, tiêu khiển, t́nh yêu, tín
ngưỡng…
Ông cũng chính là người đă dịch bài thơ IF nổi tiếng của Rudyard Kipling
ra tiếng Pháp với nhan đề Tu seras un homme, mon fils.

Étienne Carlut xuống xe taxi
trước cửa chính của nghĩa trang Montparnasse. Anh ôm một bó hoa cúc rực
cháy sắc nồng mùa thu, từ đỏ sẫm đến vàng nhạt. Khi anh đi ngang qua chỗ
hai người gác cổng, một trong hai người chào anh. Vướng bó hoa, anh chỉ
gật đầu đáp lại.
- Sếp quen ông ta à?
- À, quen sơ thôi. Ông ấy là giáo sư. Bà vợ vừa mất cuối tháng chín, an
táng ở khu số bảy. Thứ năm nào ông cũng đến, ngày đó ông không có giờ
dạy... Ông ta giải thích với tôi vậy... ngay ban đầu.
- Goá vợ mà c̣n trẻ quá... Ông ấy sẽ không đến đây lâu đâu...
- Ai mà biết... Không, không biết được. Điều đó cũng tuỳ người thôi.
Nếu họ đem chuyện đó hỏi người đàn ông có râu ngắn, mặc toàn đồ đen,
vụng về với bó hoa cúc, khi th́ ôm trong tay như ôm đứa bé, khi th́ cầm
ngoặt ra sau lưng, anh ta sẽ trả lời là anh sẽ đến đấy mỗi thứ năm cho
đến lúc chết, cái chết mà anh mong sẽ đến sớm.
Lucile mất đi đột ngột như một tai hoạ khủng khiếp mà tâm trí anh không
sao chấp nhận được. Hai người lấy nhau được năm năm và nàng đă làm thay
đổi cuộc đời anh. Trước khi có nàng, anh là một người nghiêm nghị ( hơi
buồn tẻ, như nhận xét của nhiều phụ nữ ), chỉ quan tâm đến công việc.
Anh thích giảng dạy, chấm bài, chuẩn bị luận án tiến sĩ. Cuộc sống bên
ngoài hầu như không tồn tại trong mắt anh.
Đột nhiên, tại một khách sạn miền núi, nơi anh đi nghỉ hè, anh đă gặp
Lucile, mái tóc vàng óng, đôi mắt tím biếc, chiếc cổ thon, đôi vai tṛn
lẳng, một vẻ đẹp hiếm có đến nỗi trong suốt năm năm chung sống đó, anh
vẫn khó tin là có thật. Ngay cả những lúc ôm vợ trong ḷng, gần gũi nhau,
khi nàng ngước nh́n anh khép nép ngoan chiều, anh vẫn tưởng như nàng là
nhân vật huyền thoại hay cổ tích. Nàng gợi cho anh nhớ đến những nhân
vật của Shakespeare hay Musset. Những khi liên tưởng như thế, anh lại tự
trách ḿnh là ngay cả trong t́nh yêu cũng tỏ ra là ông giáo cố chấp, một
người thông thái rởm. Không, Lucile không phải là bản sao của những nhân
vật tưởng tượng, mà là một người phụ nữ có nụ cười dịu dàng, nét mặt
lanh lợi, thân h́nh mềm mại, tươi mát. Vốn đỏm dáng, nhiều lúc nàng trêu
chọc anh và làm anh lo lắng. Anh chỉ c̣n nhớ đến vẻ quyến rũ không ǵ
sánh được của nàng.
- Ḿnh đă mất đi nhiều hơn cái ḿnh có, anh tự nhủ khi đi về phía ngôi
mộ của nàng, nơi linh thiêng đối với anh.
Khu thứ ba phía nam, khu thứ hai phía tây. Những tuần đầu tiên anh cần
tới những chỉ dẫn đó để t́m đường. Bây giờ, anh đi thẳng đến tấm đá cẩm
thạch màu xám tro, trên có ghi đơn giản: Lucile Carlut, nhũ danh
Auban (1901-1928). Có lúc anh muốn ghi ḍng chữ la tinh: Conjugi,
amicae (1) nhưng anh nghĩ là nàng sẽ không tán thành. Để tới nơi
nàng yên nghỉ, anh đi ngang qua những huyệt mộ các gia đ́nh quyền thế,
những công tŕnh xấu xí, cái th́ xây kiểu gô tích, cái th́ theo kiểu Ai
cập, phô bày sự giàu có của tay trùm đồ sắt thép hay hàng tạp hoá. Anh
yêu thích biết bao tấm bia đá trơn, không trang trí, là món quà cuối
cùng anh tặng vợ. Cuối cùng ư? Không hẳn vậy, v́ anh vẫn c̣n những đoá
cúc kia, nàng vẫn thường chuộng màu sắc rực rỡ của loài hoa này. Lẽ nào
nàng lại nằm dưới mộ này? Anh tưởng như đang nghe giọng nàng nói:
- Anh lại mang hoa đến cho em đấy à? Thật đáng yêu quá!
Anh vẫn c̣n nhớ là anh đă không tin, đă phủ nhận dứt khoát khi bác sĩ
nghe nhịp tim đập của Lucile và nói: "Xong rồi!" Lẽ nào nàng lại bỏ anh
một ḿnh? Lucile vẫn luôn ân cần, chu đáo và không bao giờ nản chí mà!
Anh đặt nghiêng bó hoa dưới ḍng chữ trên tấm bia, và đứng đó, mặc niệm.
Cứ mỗi tuần anh vẫn cố ôn lại những giai đoạn của quăng đời hạnh phúc:
đính hôn, tuần trăng mật, những đêm dài ân ái, phút thân mật ngọt ngào
mỗi lần anh ngồi vào bàn làm việc, ngước mắt nh́n lên và bắt gặp nụ cười
kín đáo, chia sẻ của nàng, rồi những ngày xao xuyến chờ đợi đứa con ra
đời. Hai người hoàn toàn hợp ư nhau, từ việc trang trí căn nhà đến những
vở kịch mà họ muốn cùng xem chung. Nàng c̣n hiểu rơ anh đến mức có thể
trả lời đúng cái câu mà anh chưa kịp nói ra. Vậy mà giờ đây anh chẳng
c̣n vợ, chẳng có con.
- Lucile tội nghiệp! Lời nói cuối cùng của em là để anh yên tâm. Rồi,
giữa chừng...
Suốt mùa đông, anh trở lại vào các ngày thứ năm. Mỗi lần, anh mang đến
một loại hoa khác nhau, bày tỏ trí tưởng tượng muốn làm vui ḷng người
đă khuất như trước đây đă từng làm đẹp ḷng người sống. Dịp lễ Noel, anh
nhớ lại niềm vui như trẻ nhỏ của Lucile khi nh́n thấy cây thông sáng rực
với những món quà treo dưới cành cây, anh trang trí mộ vợ bằng những
cành lá xanh, bằng cây ô rô (2), cây thạch thảo (3). Rồi, tuần qua tuần,
ngày tháng cứ nối dài ra. Anh thấy trên những chiếc xe bán hoa những
loại hoa mới. Một ngày tháng ba, anh mang đến những bông hoa violet và
hoa báo xuân (4). Bầu trời trong xanh, khí trời ấm áp, ánh nắng đùa giỡn
trên những tấm đá. Anh cảm thấy thoải mái, và ngay lúc đó lại tự trách
ḿnh.
Vẫn như mọi lần, anh bước vào nghĩa trang như đang mơ. " Em thích mùa
xuân. Ngày đầu tiên có thể đi ra ngoài không mặc áo khoác, với vài bông
hoa cài lên ve áo, em tỏ vẻ hân hoan. Anh sẽ không bao giờ được ngắm
dáng đi thiên thần của em nữa rồi..." Bất chợt anh quay đầu lại. Một
thiếu phụ bận đồ đen vừa bước vào và dừng lại trước một ngôi mộ, cách
chỗ anh chừng mười mét. Chị ôm bó hoa và đặt lên mộ một cách duyên dáng.
Sau đó, chị quỳ xuống trên nền mộ.
Cái mũ của chị che khuất một phần khuôn mặt. Étienne chờ đợi khoảnh khắc
chị quay đầu lại. Khi chị đứng lên, anh thấy chị đang khóc. Nét mặt chị
nghiêm trang, tinh khôi. Mái tóc đen che trùm vầng trán rộng. Chiếc áo
khoác, kiểu dài bó sát người, làm nổi bật thân h́nh mảnh mai. Trước khi
ra đi, chị không hề nh́n ra xung quanh. Chị đi xen giữa những ngôi mộ và
những nhà mồ để ra lối cổng. Khi nghe tiếng bước chân chị trên đường sỏi,
anh đến nh́n tấm bia mà hồi năy chị quỳ phía trước. Antoine Constant
- 1891-1928. Vậy là chị vừa mất chồng, chứ không phải cha, cũng
không phải con trai. Rồi anh lại nghĩ: "Có thể là người t́nh". Nhưng anh
cũng không tin chắc.
Thứ năm sau, anh đến đúng vào giờ đó, mà không nghĩ là ḿnh mong gặp lại
người ấy. Chị không đến. Anh chờ lâu và buổi mặc niệm lần này buồn bă
hơn thường lệ. Anh thấy xót xa. Cuộc sống của anh hoàn toàn trống trải.
Anh không có bạn thân. Lucile và anh cố t́nh giữ cách biệt nghiêm ngặt
với gia đ́nh để họ không thể can thiệp vào cuộc sống của hai vợ chồng,
bởi cả hai đă đủ cho nhau.
"Thật khác nhau xa, anh nghĩ, giữa những tối ấm cúng ngày trước và cuộc
sống cô đơn hiện nay! Buồn biết mấy khi phải ăn tối vội vàng, chẳng thấy
ngon miệng, rồi đến ngồi trên chiếc ghế bành, đọc mấy tờ báo ban chiều,
cố t́m hứng thú trong trang sách mà không được, rồi chờ đợi hàng giờ
giấc ngủ chẳng chịu đến cho."
Anh say mê công việc khi có thể chia sẻ với vợ. Anh đọc cho chị nghe một
câu, chờ đợi phản ứng của chị mà anh biết lúc nào cũng nhạy bén, thông
minh. Rồi đến giờ hai người cùng về pḥng ngủ. Mặc áo ngủ, tóc tai buông
xoả, chị trông đáng yêu biết bao. Chẳng lẽ anh sẽ không bao giờ c̣n được
hưởng niềm vui nồng nàn ấy nữa?
Không bao giờ nữa! Phải nói là "không bao giờ nữa" anh được vuốt ve âu
yếm, bởi chỉ ư nghĩ tái hôn, thậm chí chỉ ve văn một phụ nữ nào khác với
anh đă là tội lỗi rồi. Làm sao anh có thể nhắc lại với người khác những
lời mà anh chỉ dành cho chị? Làm sao anh có thể đưa một người nào khác
vào trong căn nhà anh đă hoàn toàn dành để tưởng nhớ Lucile? Đồ đạc
trong nhà chỗ nào cũng có ảnh chị. Trong tủ, quần áo của chị vẫn ở đúng
vị trí chị đă treo. Bà Auban, mẹ vợ anh, từ dưới tỉnh lên, sau đám tang
đă gợi ư anh mang đi cho hội từ thiện.
- Đúng thế đấy... Con cũng chẳng dùng chúng làm ǵ, con ạ... Chúng chỉ
làm con thêm buồn thôi.
Anh cảm thấy ư nghĩ đó tội lỗi và tệ hại.
Một bà già đi ngang qua gần anh, tay mang một b́nh sắt đầy nước, chắc là
để tưới hoa. Một đám mây che khuất mặt trời. Étienne rùng ḿnh, đưa mắt
nh́n lần cuối tấm biển gắn trên đá cẩm thạch xám, rồi bước ra. Nhưng rồi,
dù không cố ư, thay v́ đi thẳng đến lối cổng chính, anh lại ngoặt vào
phía trước ngôi mộ của Antoine Constant. Trên mộ có bó hoa diên vỹ (5)
c̣n tươi. Người phụ nữ chưa quen biết ấy đă đến đây hôm trước, có thể là
sáng nay.
Thêm hai ngày thứ năm nữa anh vẫn không gặp chị. Lần thứ ba, khi anh đến
th́ chị đă có đấy rồi. Étienne có cảm giác như chị liếc nh́n trộm bó hoa
anh đang cầm. Hoa tu lip, màu đỏ và vàng. " Không, chẳng có vẻ ǵ tang
tóc", anh nghĩ thầm. Có sao đâu... Em vẫn thích loại hoa này. Em vẫn
thường nói: Phải đánh thức căn pḥng khắc khổ này... Than ôi! Em mới
chính là người anh muốn đánh thức, đôi má thơm tho của em, vầng trán ấm
áp của em". Rồi, đến lượt anh liếc nh́n người phụ nữ áo đen và chú ư xem
chị mang hoa ǵ đến. Cũng như anh, chị chọn hoa màu sáng, nhưng là hoa
cẩm chướng chứ không phải tu lip.
Sau hôm đó, thứ năm nào anh cũng gặp chị. Có hôm chị đến trước anh, có
hôm đến sau, nhưng bao giờ cũng là thứ năm. " Có thể là v́ ḿnh" anh tự
nhủ. Tuy thế, anh vẫn chờ chị đến với một sự xúc động mơ hồ. Cả hai
người đều chăm chút chọn loại hoa và bây giờ quan sát mạnh dạn hơn, xem
người kia mang đến cho người đă khuất loại hoa ǵ. Hầu như giữa hai
người có sự ganh đua và người dưới mộ cũng thụ hưởng v́ các bó hoa ngày
càng đẹp hơn. Cả hai cùng mang hoa hồng đầu mùa đến, nhưng hoa của chị
màu đỏ, c̣n của anh là hồng nhung. Rồi hai người đều mang đến những cành
lay-ơn đủ sắc màu rực rỡ như pháo hoa.
Anh chờ cho chị đi khá xa rồi mới ra về, sợ làm chị bối rối khi thấy anh
có vẻ như muốn đi theo hay muốn nói chuyện. Chị th́ rơ ràng không muốn
v́ lần nào chị cũng bước vội và không ngoái nh́n lui.
Một ngày tháng năm, khi anh đang băng qua khu mộ cổ sang trọng để đi về
phần mộ của Lucile, anh nghe tiếng ồn ào và thấy người gác cổng - mà anh
đă quen - đang nắm cánh tay bà lăo mà anh đă từng thấy mang b́nh nước.
Bà lăo cố rút tay ra. Người gác cổng muốn nhờ thiếu phụ áo đen làm chứng,
và lên tiếng khi thấy anh:
- Thưa ông, việc này cũng liên quan đến ông đấy!
Étienne tiến gần lại, tay vẫn đang ôm bó hoa:
- Có chuyện ǵ thế?
- Tôi bắt quả tang ả này lấy trộm hoa. Đúng vậy, thưa bà. Ả đă lấy hoa
trên mộ chồng bà, và trên mộ bà nhà nữa, thưa ông... Tôi đă ŕnh mấy
tuần nay rồi, và lần này mới bắt tận tay, day tận mặt.
Thiếu phụ có vẻ bối rối.
- Thôi, ông thả bà ta ra đi. Việc ấy có quan trọng ǵ với tôi đâu. Hoa
cũng đă héo rồi, tôi đến thay hoa mới đây mà.
- Héo ư? người gác cổng nói, - Không phải héo hết cả đâu. Ả đă khéo chọn,
trong mỗi bó chỉ chọn lấy những hoa c̣n tươi. Đây này, bà thử đến ngôi
mộ số 107, khu thứ tám mà xem... Ả đă cắm trong b́nh cả một bó hoa linh
lan (6) mà chắc là không tốn bao lăm tiền mua. Hoa đó lấy từ khắp các mộ.
- Thế th́ có ǵ xấu? Thiếu phụ nói. Bà ta có lấy hoa đem bán đâu.
- Tại sao bà làm như thế? Étienne nói với bà lăo.
Anh nh́n bà lăo kỹ hơn, mặt bà không có vẻ tầm thường. Bà lăo cúi đầu.
- Tại sao bà lại làm như vậy? Anh nhắc lại. Bà không có tiền mua hoa
phải không? Phải vậy không?
Bà lăo ngẩng đầu lên:
- Đúng vậy, tôi không có tiền. Chuyện ấy th́ đă làm sao? Thưa bà, bà sẽ
làm ǵ nếu bà có đứa con trai nằm dưới mộ kia và ông chồng keo kiệt
không đưa tiền để mua một nhánh linh lan hay một bó violet? Hả? Bà sẽ
làm thế nào?
- Tôi sẽ làm như bà thôi, thiếu phụ áo đen mạnh dạn trả lời.
- Thôi được, người gác cổng nói, nhưng tôi c̣n nhiệm vụ của tôi chứ.
Ông bỏ mũ ra, buông tay thả bà lăo, và phân bua với Étienne:
- Thưa ông, ông thấy thế nào? Hẳn là ông đă từng ở trong quân đội?...
Mệnh lệnh là mệnh lệnh... Tôi đâu có cứng rắn hơn người khác, nhưng công
vụ, công vụ...
- Cũng không ai kêu ca ǵ, Étienne nói. Bà đây và tôi, thứ năm nào chúng
tôi cũng đến đây để thay hoa. Nếu như trong số hoa của tuần cũ có ai
thấy có những cánh hoa c̣n tươi th́ cũng tốt thôi.
- Vâng, vâng..., người gác cổng nói. Nếu ông bà vui ḷng, mọi người cũng
đều vui ḷng cả.
Rồi ông ta quay sang bà lăo bị bắt tội:
- Bà có thể đi được rồi đấy.
Étienne cho bà lăo một ít tiền, và thiếu phụ áo đen cũng cho thêm chút
ít. Rồi Étienne đến mặc niệm trước mộ Lucile như mọi lần. Nhưng ḷng vẫn
c̣n xáo động bởi chuyện vừa rồi, anh không thể tĩnh tâm như những lần
trước. Những h́nh ảnh quen thuộc anh cố gợi lại đều thoát khỏi anh. Khi
thiếu phụ áo đen ra về, anh cân nhắc rồi quyết định đi theo.
- Cám ơn ông, chị nói. May sao hồi năy ông đến kịp. Đàn ông lúc nào cũng
có uy thế hơn.
- Bà lăo tội nghiệp! Bà và tôi có thể hơn ai hết thông cảm ḷng mong
muốn làm cái ǵ đó cho người thân yêu dù là nhỏ nhoi thôi.
- Đúng như vậy... V́ người thân, mà cũng v́ chính ḿnh.
- Để giữ cho họ sống măi trong ta.
Chị ngạc nhiên nh́n anh, tỏ vẻ cám ơn.
- Ông cũng có những cảm giác y hệt tôi... Hơn nữa, đă từ lâu tôi nhận
thấy ḷng tha thiết của ông khi ông chọn hoa... Ông yêu vợ lắm phải
không, ông Carlut?
- Bà biết tên tôi?
- Một hôm, không có ông ở đây, tôi đă đọc... Tôi biết là bà nhà mất khi
mới 27 tuổi... Thật kinh khủng.
- Kinh khủng lắm! Cô ấy thật hoàn hảo. Xinh đẹp, dịu dàng, đầy trí tuệ.
- Thế th́ ông cũng giống tôi, tôi đă mất người chồng tốt nhất trên đời.
Thật vậy, tôi chưa thấy có người phụ nữ nào được yêu thương nồng nàn như
thế, được bảo bọc ân cần như thế... Hầu như là hơi quá... Antoine đă làm
tất cả v́ tôi và anh ấy mất đi khiến tôi thấy hoàn toàn hụt hẫng.
- Ông nhà mất c̣n trẻ quá! Vâng, thú thật là v́ chút ṭ ṃ... và thiện
cảm nữa... tôi đă đọc ḍng chữ trên bia... 1891-1928... Ông ấy v́ sao mà
mất vậy?
- Tai nạn xe hơi... Người ta mang anh ấy về bất tỉnh nhân sự. Sáng hôm
đó khi từ biệt tôi anh ấy vẫn tràn trề hạnh phúc... Anh ấy mới được
thăng chức trưởng pḥng.
- Ông nhà là công chức?
- Không... Một nhà máy hoá chất lớn. Mới 37 tuổi anh ấy đă là nhân vật
thứ ba của xí nghiệp. Chẳng mấy chốc nữa mà thành người đứng đầu.
- Ông bà có cháu nào chưa?
- Ngay cả niềm an ủi đó tôi cũng không có được.
Họ đi đến cổng chính. Người gác cổng chào họ, vẻ hóm hỉnh.
- Này, ông ta nói với người cộng sự khi hai người đi qua xa... Trông
cũng được nhỉ... Biết đâu đấy!
Thứ năm sau, như một thoả ước đă định, hai người cùng đi chung đoạn
đường sau khi viếng mộ. Étienne kể về cuộc đời của ḿnh. Anh là giáo sư
toán ở một trường trung học lớn tại Paris, anh cũng có viết lách. Một tờ
tạp chí nhờ anh viết phê b́nh văn học.
- Khi nhà tôi mất, tôi đă bắt đầu viết một vở kịch. Giờ tôi chẳng có can
đảm để tiếp tục.
- Ông nên viết tiếp, chị nói. Bà nhà cũng mong như vậy đấy.
Anh phấn khởi:
- Ồ, vậy sao! Hẳn là thế. Cô ấy thường động viên tôi theo con đường này.
Bà Constant nói bà cũng thích kịch. Bà đă theo ngành văn chương khá
chuyên sâu: hai bằng tú tài, một bằng cử nhân tiếng Anh.
- Tốt quá đi chứ! Và sống giữa giới thương gia không làm bà nản sao?
- Không đâu, chừng nào Antoine c̣n sống. Để anh ấy vui ḷng, tôi tiếp
chuyện bất cứ ai... Theo sở thích th́ tôi mong gặp các nhà văn, nghệ sĩ,
nhưng cùng với anh ấy...
Anh hỏi chị đă thăm đài kỷ niệm của Sainte- Beuve(7), của Baudelaire(8)
trong nghĩa trang này chưa. Chị bảo không biết, anh t́nh nguyện đưa chị
đi xem. Chị cho rằng những ngôi mộ đó xấu xí thôi.
- Không đâu, anh nói. Chỉ là cách nh́n của từng thời đại.
Vậy là hai người đă cùng nhau đi dạo một đoạn đường dài, tṛ chuyện sôi
nổi đến nỗi không nh́n thấy trời phủ mây đen và cũng không nghe tiếng
gầm xa xa báo hiệu cơn dông sắp đến. Khi họ về đến cổng, mưa bắt đầu rơi
nặng hạt.
- Tôi sẽ đi taxi, chị nói. Có bến xe ở đằng kia.
- Tôi cũng bắt chước bà. Chẳng phải là mưa rào đâu, cả một trận đại hồng
thuỷ đấy.
Họ rảo bước, và thấy quần áo đều ướt sũng, nên vụt chạy. Nơi bến chỉ có
một chiếc taxi.
- Bà lên xe nhanh đi, anh nói.
- Thế c̣n ông?
- Tôi sẽ đợi. Chắc sẽ c̣n xe khác.
- Đợi trong thời tiết thế này à? Không chắc có xe đâu. Tôi không thể để
ông xuống dọc đường sao?
- Bà về đâu?
- Nhà tôi, đại lộ Mozart.
- May quá! Tôi ở ngay gần đó, đường la Pompe. Tôi sẽ để bà xuống trước.
Hai người cứ nhường nhau, cuối cùng chị nhượng bộ và cho địa chỉ. Khi cả
hai cùng ngồi trong taxi, họ có vẻ hơi thẹn thùng. Mỗi người cố lui về
một góc và không ai nói ǵ. Anh nhớ lại một tối kia, anh đưa chân cô bạn
đồng nghiệp ở trường về và Lucile bắt gặp. Nàng giận.
" Nếu em không nh́n thấy, liệu anh có kể cho em nghe không?
Anh trả lời: Kể chứ. Chị ta bị mệt và cần đến anh, anh không thể bỏ mặc
chị ấy được... Vả lại, chị ấy hơn em đến hai mươi tuổi mà.
Điều ấy chứng minh được ǵ nào? Chị ấy trông vẫn c̣n được lắm."
" Em sẽ nói ǵ đây", anh thầm hỏi Lucile khi xe chạy ngang ga
Montparnasse, " em sẽ nói ǵ khi nh́n thấy anh ngồi trong xe với một phụ
nữ trẻ đẹp... và c̣n sống." rồi anh lại nghĩ tiếp," anh tưởng như em
đang ngồi với anh trong chiếc xe này, ngực em căng phồng chiếc áo đen...
Anh cảm thấy thật xấu hổ khi mọi t́nh cảm như đang trỗi dậy nơi anh. Anh
cần có em biết mấy!" Người thiếu phụ áo đen nh́n anh thông cảm và mơ
màng.
- Ông thật bất hạnh, chị nói. Chúng ta đều bất hạnh.
- Bà sống một ḿnh?
- Vâng... Đúng hơn là có Amélie, bà giúp việc. Ồ, bà ấy tốt lắm. Trước
đây bà nuôi chồng tôi. Bà làm hết mọi việc trong nhà... C̣n ông th́ sao?
- Tôi cũng vậy, một ḿnh. Sáng sáng bà giúp việc đến, và năm giờ chiều
th́ về, để lại cho tôi bữa ăn tối lạnh ngắt.
Anh nói chuyện khó nhọc, không thể bộc bạch những ư nghĩ thực sự cũng
như mối xúc cảm đang trỗi dậy nơi anh bởi sự có mặt thật gần gũi của một
thân thể phụ nữ. Mặt trời đă hiện ra trở lại, chiếu lấp lánh mái ṿm
vàng rực của điện Invalides (9).
- Trời đẹp quá, anh nói. Bà có như tôi cảm thấy buồn tủi bởi v́ cuộc
sống vẫn đẹp vậy mà...
Chị nói, giọng tha thiết:
- Tôi không nói nên lời được nhưng tôi cảm thấy điều đó.
Anh hỏi có phải tuần nào chị cũng đi taxi đến nghĩa trang không.
- Vâng, v́ c̣n bó hoa. Khi chồng tôi c̣n sống, chúng tôi có xe hơi nhưng
chỉ anh ấy cầm lái.
- Tôi cũng đi taxi, cũng v́ lư do ấy... Những bông hoa...
Anh do dự một hồi rồi cất tiếng, giọng rụt rè, nhỏ nhẹ:
- Có thể nào... Thật ra th́...bà có thấy kỳ quặc không, tôi với bà cùng
đi một quăng đường, cùng một ngày, liệu chúng ta có thể đi chung taxi
không? Tôi sẽ đến đón bà.
- Ông tốt quá... Nhưng tôi không muốn để Amélie... Có trời mới biết bà
ấy sẽ nghĩ ǵ khi thấy tôi cùng đi với ông.
- Vậy th́ ta làm ngược lại. Bà sẽ đi taxi và qua đón tôi. Tôi chờ sẵn
trước nhà.
- Có lẽ như vậy tốt hơn. Nhưng c̣n họ... ông nghĩ là hai người sẽ chấp
thuận?
- Sao lại không? Chúng ta cùng thực hiện nghĩa vụ về tŕu mến và yêu
thương.
- Để tôi suy nghĩ thêm. Dẫu sao tôi cũng không thể để ông trả tiền xe
đâu.
- Chuyện ấy có ǵ khó đâu. Nếu bà muốn, chúng ta sẽ cùng trả.
- Cứ để xem đă, chị nói. Đến nhà tôi đây rồi.
Chị cởi găng tay và đưa tay cho anh bắt, bàn tay với ngón dài trắng muốt,
có đeo nhẫn.
Ngày thứ năm sau, mỗi người tự đi đến nghĩa trang, nhưng lúc ra về,
không hẹn trước nhưng cả hai đều cùng đi đến bến xe và về chung xe taxi.
Trên đường về chị nói: " Tôi đă suy nghĩ về lời mời rất tử tế của ông.
Tôi thấy có thể chấp thuận được. Đúng là thật vô lư nếu cứ mỗi tuần ḿnh
phải trả tiền hai xe. Vả lại có ông tôi thấy yên tâm hơn. Thứ năm tuần
sau tôi sẽ đón ông."
Và điều đó trở thành lệ. Chị đến đường la Pompe, bó hoa đặt trên đầu gối,
anh đứng đợi trước cổng, bó hoa trên tay. Xe dừng, Étienne bước lên. Hai
người đă quyết định không đi thẳng đến cổng nghĩa trang để người gác
cổng khỏi thấy họ đi chung. Họ xuống xe ở chỗ rẽ, và từ đấy họ giữ
khoảng cách để đi vào sau khi mỉm cười kín đáo trao lời " Hẹn lát nữa
gặp lại ".
Từ ngày cùng nhau đi chung đường, họ nói với nhau được nhiều chuyện hơn.
Hoa là một trong những chủ đề đầu tiên. Cả hai đều thích hoa mùa hè và
những bó hoa đồng nội có hoa thanh cúc (10) cắm xen với bông lúa mạch.
Từ nay họ tự chọn và kết những bó hoa, tất nhiên là v́ những người xấu
số dưới mộ, nhưng cũng v́ cả người cùng đi viếng.
Do công việc phê b́nh, Étienne phải đọc rất nhiều, và anh hướng dẫn chị
đọc, cho chị mượn sách. Khi chị trả lại, anh lấy làm ngạc nhiên về những
nhận xét chính xác của chị. Có lẽ chị có nhận thức chuẩn mực hơn cả
Lucile. Vừa thoáng có ư nghĩ đó anh lại tự trách ḿnh.
Họ thoả thuận với nhau là sẽ không rời Paris suốt mùa hè, trừ phi đi về
vài ngày thăm gia đ́nh ở tỉnh. Ngày giỗ của Lucile được tổ chức vào
tháng bảy. Anh rất cảm động thấy Gabrielle Constant ngồi ngay hàng ghế
đầu trong nhà thờ. Nay anh đă biết tên thiếu phụ áo đen.
- Tôi không thích lễ lượt kiểu này, chị nói với anh, nhưng đấy là truyền
thống gia đ́nh.
Sang tháng tám, trời nóng bức, chị tự cho phép ḿnh mặc đồ tang hai màu
trắng và đen.
- Anh Antoine không thích tôi mặc đồ đen, chị nói như để giải thích và
thanh minh.
Một buổi tối, anh mời chị đi ăn ngoài trời, ở vùng ven Paris. Ngồi nơi
chiếc bàn nhỏ, trong bóng tối, hai người nói chuyện với nhau, gần gũi,
tin cậy.
- Antoine rất thích ăn tối trong Rừng(11), quả thật là rất thú vị...
Paris và rừng cây xen vào nhau... Nhiều lần đi làm về anh ấy bất ngờ nói:
" Nào, ḿnh vào rừng đi!" Thật là một người chồng tuyệt vời.
- Thật ra có một ông chồng như thế không quá khó với một phụ nữ như bà.
- Tại sao?
- V́ bà có tất cả, sắc đẹp, tâm hồn, và một tính cách tuyệt hảo...
- Ông đừng quá khen. Ông đâu đă hiểu hết tôi. Đă có lúc tôi gây cho
Antoine nhiều chuyện khủng khiếp.
- Đúng vậy. Tôi chẳng nghĩ bà có thể như vậy.
Chị cười, rồi nói tiếp, vẻ mặt thoáng chút u buồn.
- Có đấy. Antoine tội nghiệp. Anh ấy rất cả ghen... C̣n tôi, tin ở ḷng
chung thuỷ của ḿnh, có khi tôi cũng đùa với lửa... Anh ấy giận, tôi căi
lại. Tôi ân hận v́ đôi khi đă làm anh ấy bực. Nhưng thường là lỗi tại
anh ấy thôi.
Bỗng nhiên, ḷng đầy hối tiếc, chị nh́n anh sợ hăi, van lơn, tŕu mến.
- Trời ơi, tôi vừa nói chuyện ǵ vậy? Ông hăy quên đi! Buổi tối êm đẹp
như thế này làm người ta dễ thổ lộ tâm sự, đôi khi cả những điều không
nên nói ra... Một buổi tối như thế này, chị nói tiếp, giọng tuyệt vọng,
tôi rất cần có anh ấy bên cạnh...
Trong đêm tối, những giọt nước mắt ràn rụa trên mặt. Chị quay đi, lấy
khăn lau mắt.
- Tôi c̣n trẻ, trẻ quá, nhưng đời tôi thế là hết rồi... Tôi là người phụ
nữ bất hạnh nhất trên đời.
Anh đặt bàn tay trên tay chị.
- Không, anh nói. Đâu phải mọi chuyện đă hết đối với bà... Cuộc đời
không hẳn như vậy. Các mùa kế tục nhau mỗi năm, và mang đến những sắc
hoa riêng... Buông theo những ám ảnh của quá khứ đâu phải là tốt lành
cũng chẳng khôn ngoan... Làm như vậy khiến kỷ niệm mất đi tính nhân ái...
Vâng, đúng vậy... Kỷ niệm giúp cho ta sống, đâu phải ngăn trở cuộc sống,
cho chúng ta thêm can đảm, đâu phải tước bỏ đi... Bởi v́ bà với tôi đều
đă trải qua cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, chúng ta đều biết là có thể có
một cuộc hôn nhân hoà hợp... Bà không tin vậy sao?
Chị để yên tay ḿnh trong tay anh, nh́n anh qua làn nước mắt với vẻ nghi
hoặc, rồi lắc đầu.
- Không, tôi không tin... Điều buồn nhất, không phải là chính nỗi buồn,
mà là v́ không thể cảm thấy buồn được nữa... Tôi đă thề sẽ thuỷ chung.
- Tôi cũng thế! anh trả lời, gần như cao giọng. C̣n đau khổ là vẫn c̣n
t́nh yêu.
Người phục vụ đến mời họ gọi món tráng miệng. Chị chọn dâu tây ngâm
đường, và hướng câu chuyện sang những đề tài bớt riêng tư hơn.
Hôm sau, như thường lệ, chị đến đón anh cùng đi ra nghĩa trang. Suốt dọc
đường, cả hai đều cảm thấy ngượng ngùng, thiếu tự nhiên. Người tài xế
cáu kỉnh không ngớt càu nhàu về khách qua đường, về cảnh sát, về thời
tiết. Đứng trước các ngôi mộ, thời gian mặc niệm của mỗi người có vẻ lâu
hơn những tuần trước. Khi ra cổng, họ đi ngang qua một đống đá vỡ vụn.
Có thể thấy những thân cột, những mảnh bia c̣n vài chữ: " đời đời nhớ...,
tưởng nhớ... ". Chị dừng lại. - Đây là khuôn viên mộ nhượng lại, nay
không c̣n được chăm sóc, anh nói. Khi một nấm mộ không ai thăm viếng
trong vài năm, rồi nó đổ nát, họ phá đi để lấy chỗ.
- Étienne, chị nói ( lần đầu tiên chị gọi tên anh ), tôi thấy cảnh này
buồn lắm. Những người đă khuất này chẳng c̣n ai, không ai nhớ đến họ nữa,
họ lại chết một lần nữa.
Anh khoác tay chị và chị nép vào người anh.
Trên xe taxi về nhà, họ bàn về cuốn sách anh hứa cho chị mượn, anh ngỏ ư
mời chị ghé lại nhà để lấy sách. Lần đầu tiên kể từ khi quen anh, chị
bước chân vào nhà anh. Trên các bàn, trên tường, trên bàn làm việc, chỗ
nào cũng thấy ảnh của Lucile.
- Em có thấy cái nhà âm u này đă bừng sống lại từ khi em bước vào không?
Chị nghĩ là anh sẽ ngỏ lời cầu hôn, nhưng chị không muốn điều đó diễn ra
ngay trong căn pḥng dành riêng cho để tưởng nhớ một người khác.
- Tối nay anh sẽ làm ǵ? chị hỏi.
- Chưa định làm ǵ. Hay ta đi ăn tối nhé?
Chị gật đầu, đưa tay cho anh hôn rồi ra về.
Chị lang thang một ḿnh ở ngoài đường măi mới về nhà. Bàng hoàng, nhưng
hạnh phúc, chị ngạc nhiên thấy ḿnh lại thấy yêu đời.
Chị nghĩ thầm: Tất nhiên anh Antoine không muốn ḿnh từ bỏ t́nh yêu ở
tuổi này... Hẳn anh cũng mong ḿnh đi bước nữa... Nếu ḿnh chết trước,
ḿnh cũng mong như thế...
Tất cả những điều đó đều là thực, nhưng trước đây chị đă chọn một thái
độ, đă quyết cứ ở vậy, nên thật khó để báo cho bạn bè và gia đ́nh một
quyết định trái ngược hẳn, khi thời gian goá bụa chưa lâu. Và bà Amélie
sẽ nói ǵ? Chắc chắn bà sẽ trách. Nhưng nên chăng ta chỉ sống v́ người
khác? Ḿnh sẽ tổ chức đám cưới thật đơn giản, không ầm ĩ, hạn chế ở
những nghi thức không thể thiếu được. Chị tưởng tượng ra cái áo sẽ mặc
hôm đó, áo màu xám, cổ trắng cao và thêm cái thắt lưng cũng màu trắng
thật hài hoà.
_____________________
(1) tưởng nhớ vợ, tưởng nhớ bạn
(2) houx
(3) bruyère
(4) primevère
(5) iris
(6) muguet
(7) Sainte- Beuve, nhà văn, nhà phê b́nh văn học ( 1804-1896 )
(8) Baudelaire, nhà thơ Pháp ( 1821-1867 )
(9) Invalides, điện Invalides, công tŕnh nổi tiếng ở Paris, xây dựng từ
thế kỷ XVII. Mục đích ban đầu của Invaldes là bệnh viện dành cho các
thương binh và cựu chiến binh của quân đội hoàng gia. Ngày nay,
Invalides tiếp tục duy tŕ một phần nhỏ cho chức năng dưỡng đường quân
y, phần lớn dành cho bảo tàng vũ khí và lăng quân đội. Vào năm 1989,
nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp, mái ṿm được trang trí lại lần
thứ năm. 550 000 lá vàng, tức khoảng 10 kg được sử dụng cho công việc
này.
(10) bleuet
(11) au Bois, tức là Bois de Boulogne, rộng đến 846 ha, ở phía Tây thủ
đô Paris, địa điểm du ngoạn, vui chơi, giải trí.
THÂN TRỌNG SƠN
dịch và giới thiệu
( từ nguyên bản tiếng Pháp, Fleurs de saison
http://www.rulit.me/books/nouvelles-read-339373-14.html )
art2all.net |