NHỚ LẠI Ư NGHĨA THI CA CỦA CỔ NHÂN: ĐỌC TẬP THƠ KINH VÔ THƯỜNG CỦA NHÀ THƠ VƠ THẠNH VĂN
Tại sao Vơ Thạnh Văn đặt tựa đề cho thơ ḿnh là Lời Kinh ? Khi nói đến Kinh và Thi Ca, văn hóa vùng Đông Nam Á một mặt tôn vinh Kinh là Nguồn của Đạo làm người[1], mặt khác gọi Thi Ca là Nguồn các Kinh. « Hưng ư Thi » : Thi Ca là Thần Lực đem lại sức sống và lương thực nuôi dưỡng nhân tính, là cảm hứng cho lời nói chân thật của con người. Khổng Tử đă để lại gia sản quí giá nhất cho con ḿnh là Bá Ngư, qua lời nhắn nhủ :
Bất học Thi, vô dĩ ngôn [2] Vậy tại sao tại sao phải học Thơ mới có thể nói được trong lúc thi ca dường như không c̣n một chỗ đứng nào trong xă hội quá nhiều lời nói, máy nói, người nói …, của xă hội « cân đo đong đếm » mà chúng ta đang sống hiện nay ? Để trả lời, chúng ta lắng nghe một bậc thầy khác của văn hóa nhân loại giải thích. Trong Đối Thoại Ion, một trong những tác phẩm thời kỳ đầu của Platon, Socrate là vị thầy của tác giả nầy và cũng là vị tiên phong của nền văn hóa Hy-lạp – Tây Phương phân biệt Thi Ca với ngôn ngữ thông thường của con người như sau : Socrate: « Không phải do tài năng nào của ḿnh mà các thi sĩ làm thơ, nhưng là do cảm hứng từ một quyền năng của Thần. V́ nếu dựa vào một tài năng tŕnh bày lưu loát như người ta thường làm được trong các bộ môn nào đó, th́ phải chăng thi ca cũng chỉ là một bộ môn nào bất kỳ hay sao! Bởi vậy, Thần đă xóa hết tài năng lư trí con người để dùng họ làm thi sĩ, cho họ nhập Thần và trở nên những tiên tri của Trời. Nhờ thế khi nghe lời thơ của các thi sĩ, th́ chúng ta hiểu được rằng không phải do chính tài năng họ mà họ có được những giá trị cao cả, bởi lẽ lúc ấy họ đă bị tước hết tài trí của ḿnh rồi; nhưng chính Thần nói, Thần chuyển lời của Thần đến với chúng ta qua trung gian các thi sĩ ! » (PLATON, Ion. 534 c-d; 534 e..). Như thế, Thi Ca là tiếng vọng từ Bờ Bên Kia, của Lời Vô Phương, của Thần Lực biến lời của thi sĩ thành lời Kinh nhắc nhở con người về lư lịch, về thân phận « linh ư vạn vật » của ḿnh.
Những nhà tư tưởng cảm hứng từ nguồn Thi Ca như thế thường được gọi là Người Xưa, Thánh Hiền thủa ấy, Những Tiên Tri. Họ là những nhà tư tưởng khai phá các nền văn hóa Đông Tây như Phật Thích Ca, Lăo Tử, Khổng Tử, Eschyle, Sophocle, Héraclite, Parménide, Socrate, các tác giả Cựu Ước…Họ chỉ nhắc gửi một điều: lư lịch hay thân thế con người. Nhưng, v́ mất đi cảm hứng Thi Ca, hậu thế và ngay cả người đương thời của các Thánh hiền nầy biến họ thành “chuyên viên đo đất” hoặc những nhà tư tưởng mơ mộng, những nhà khoa học thô thiển chưa lănh hội được nguyên lư vũ trụ và sự vật[3]. V́ tránh nguy cơ lầm lẫn khó có thể tránh, một nguy cơ vốn gắn liền với hiện sinh con người, nên trước khi nói lên sứ điệp Thi Ca, Héraclite đă nói Lời mà ông cảm hứng (Logos) là Lời mà con người tự sức ḿnh không ai biết và nói được[4]. C̣n Parménide th́ đă cảnh giác nội dung tập thơ của ḿnh phát xuất từ Thần Thánh[5]. Riêng đối với Socrate, trước ṭa án thành Nhă Điển đang lên án tử h́nh ông, ông đă khẩn thiết biện hộ như sau :
« Xin quí vị ư thức điều nầy : lời tôi sắp nói đây hoàn toàn là sự
thật. Hỡi người Nhă Điển, người ta đồn tôi là người hiểu biết. Nhưng,
thật sự th́ biết được điều ǵ ? (Tôi xin trả lời) đây là sự khôn
ngoan, hiểu biết liên quan đến nhân tính - ἄνθρωπον σοφία » (PLATON,
Biện hộ của Socrate, 20 d.) (..) Trở lại truyền thống văn học Việt Nam, hẳn không ai không biết rằng tư tưởng của kẻ sĩ Vũ-Quỳnh, qua cuốn Lĩnh Nam Chích Quái, không khai triển một nội dung nào khác ngoài việc chuyển đạt trực giác của tổ tiên ḿnh về lư lịch linh ư vạn vật của con người ; thi ca của thi hào Nguyễn Du, qua tập thơ Kiều, cũng không ví von một cảnh vực nào khác ngoài Kiếp Người Ta. Tiếp nối truyền thống Thi Ca và Tư Tưởng của Người Xưa và của dân tộc ḿnh, tác giả Vơ Thạnh Văn không chuyển đạt một nội dung nào xa lạ ngoài nỗi thắc mắc về hiện sinh con người qua thân phận chính ḿnh. Ngay trong câu thơ đầu, tác giả nói rơ nội dung cảm hứng Thi Ca của ḿnh :
[001] Qua ngôn ngữ biểu tượng, Vũ Quỳnh mô tả hiện sinh tự tôn, tự măn ấy là tương giao giữa Âu Cơ và Đế-Lai, một Đế-Lai muốn làm nên lư lịch của ḿnh qua ước muốn, hiểu biết và chiếm hữu các thứ đồ vật, mà quên mối tương giao với Lạc-Long-Quân và với Âu Cơ. Nguyễn Du gọi cuộc sống như thế trong cơi người ta là « Tài », là sự ràng buộc của Kiều với ước mong tự tử khỏi sống, với thèm khát cuộc sống và thú vui thân xác qua h́nh ảnh Thúc Sinh, với con đường khổ hạnh quên đời trong am nhỏ, với nỗ lực giải phóng xă hội qua h́nh ảnh Từ Hải, với phú quí danh vọng qua h́nh ảnh Hồ Tôn Hiến…. Thánh Hiền Xưa trong các nền văn hóa c̣n nói rơ hơn. Vào thời tiền Socrate, thi hào Eschyle của Hy-Lạp đă từng nói Tài (Τέχνη) (như Nguyễn Du sau nầy gợi lên) là một ánh sáng giả tạo, là lửa đánh cắp, phỉnh gạt, làm che mờ Mệnh (Μοῖρα) hay thân thế linh thiêng cao cả của nhân tính. Thi hào Sophocle diễn tả hiện sinh con người là thế giới của một nhà thông thái Œdipe với đôi mắt mở toang, nhưng không hề biết ǵ về lư lịch nguyên sơ và chân thực của ḿnh[7]. Héraclite [8] và Parménide th́ đánh giá lời nói và sự hiểu biết của con người là dối trá khi con người lấy thước đo đất để đo lường và định nghĩa thần tính con người. Trong câu đầu của Đạo Đức Kinh, Lăo Tử nói hiện sinh con người (Đạo) đang sống và có thể thực hiện không phải là con đường con người phải noi theo để chu toàn phận làm người ; lời con người đang nói và có thể nói về thân thế của ḿnh th́ không phải là lời chân thật. V́ theo Đạo học: Cái nh́n cao siêu về Đạo và mọi vật, lời nói hay thinh lặng cũng không thể chứa nổi. Nó vượt lên trên lời nói và cả sự thinh lặng, ở ngoài bất cứ khả năng diễn tả nào của con người. [9] Hơn ai hết, Phật Thích Ca đă ngộ được toàn bộ hiện sinh con người đang miệt mài tô bồi là huyễn hoặc . Múc lấy nguồn cảm hứng Thi Ca ấy, Vơ Thạnh Văn trong lời tựa tập thơ lập lại sứ điệp Thi Ca của Người Xưa : Nh́n lại cho rơ chính ḿnh, cái bản lai diện mục, là nhận diện nỗi bi thương to lớn của kiếp nhân sinh. Nỗi bi thương to lớn ấy chính là con người đă đánh mất bản thể từ lúc chưa sinh. Từ đó, con người hoang mang và miệt mài t́m kiếm chính ḿnh trong huyễn vọng. Thần Thi không nói Trời nói Đất, không mặc khải nguồn gốc hay bản thể muôn vật, Thần Thi chỉ nói với con người về phận làm người của họ. Và như thế Thần Thi không hề nhắc con người phải khóc cho vũ trụ muôn vật luôn dời đổi, luôn chóng qua, nhưng gieo vào nơi Tâm con người nỗi đau về hiện sinh lầm lạc u mê của ḿnh. Chính v́ nỗi khổ đau đánh mất Thần Tính của con người nơi hiện sinh, mà Nietzsche, qua miệng người « mất trí » (hay đúng hơn là người đươc Thần từ bờ bên kia thăm viếng theo lối diễn tả của Socrate trong Đối Thoại Ion), đă hét lên một cách bi thảm : Thần đi đâu rồi ? Tôi nói cho bà con hay, chúng ta đă giết thần rồi. Bà con cũng như tôi! tất cả chúng ta là những kẻ sát thần.[10] Phải, tất cả chúng ta là những kẻ sát thần, v́ tự nguyên sơ, làm người là rước vào ḿnh phận lầm lạc, làm người là gánh nghiệp ấy vào thân như lời thơ của Nguyễn Du đă chuyển đạt. Và cũng nghiệp quên lăng thân thế Thần Thiêng, lăng quên phần Tinh Anh của nhân tính mà thi hào Hoelderlin trong bài thơ Mnémosyne (Đại Kư Ức) đă nhận ra hiện sinh qua h́nh ảnh quái vật :
Chúng ta xuất hiện ra đây như một dấu chỉ, V́ bước ra đời là phải gánh nỗi khổ đau lầm lạc như thế nên tác giả của Sách Gióp trong Thánh Kinh cũng như Cung Oán Ngâm Khúc đă viết : Những nỗi khổ của tôi c̣n nhiều hơn cát biển. (Gióp, 6, 3)
Thảo nào khi mới chôn nhau, Nhưng, nếu Lời đầu Thần Thi đến với con người là Lời làm khổ, Lời tố giác thế giới huyễn hoặc của hiện sinh, Lời là làm đứt ruột (đoạn trường) con người, th́ gắn liền với Lời cứu độ đó là Lời ban sự sống mới và cũng là Lời loan báo niềm hy vọng chung toàn của nhân tính thần thiêng. Ngay giữa những tháp Babel, giữa những thế giới ảo tưởng mà từng giây mỗi người và toàn cộng đồng nhân loại cần cù đắp xây, ngay giữa xă hội mà những ư thức hệ vu vơ, những nền nhân bản quái dị đang măi mê cổ vơ, nói tóm ngay giữa hiện sinh quên lăng thân phận cao quí của con người, hiện sinh mà Lời Thơ ụp đến để mặc khải cho con người nhận ra đó là sa mạc không sự sống, là vô thường, là cát bụi phù vân, th́ một Cơn Khát, một Thống Khổ, một Nỗi Nhớ vụt trào lên ban cho con người dấu chỉ của một sinh lực mới. Là con của dân tộc Việt-Nam, Vơ Thạnh Văn hẳn không thể quên trực giác văn hóa của tổ tiên nơi Nỗi Nhớ của Âu Cơ đêm ngày hướng về Long Quân, Nỗi Nhớ mang sinh lực và hy vọng cho mỗi người con và mỗi thời kỳ lịch sử [11]. Là Kitô hữu thâm tín, Vơ Thạnh Văn, hẳn không thể không cảm nhận được âm vang của lời Kinh Thánh nầy: Khi đó, biết rằng mọi sự từ nay đă hoàn thành, Chúa Giêsu nói, để mọi lời Kinh Thánh được thực hiện: "Ta Khát" (Gioan 19, 28) Như Kiều của Nguyễn Du đă xóa tội tiền khiên trên sông Tiền Đường, hiện sinh lầm lạc hy vọng vượt qua vô thường, cát bụi , phù vân để phục hoạt thân thế cao cả của con người trong Cơn Khát, Nỗi Nhớ, Nỗi Khổ căn nguyên theo nghĩa là thiếu vắng một Ai Khác và những ai khác. Từ Nguồn Khổ cứu độ nầy, con người hy vọng kết dệt được những tương giao mới, những tương giao đủ sức diệt Ngă cô đơn, tự măn và đưa con người lên hàng thần thánh. Cùng Nguồn cảm hứng của Người Xưa và trong linh cảm Kẻ Khác ấy là Cha yêu thương con người : Trong kiếp làm người hôm nay, năm tháng đời con đúng là những nỗi rên xiết, nhưng, lạy Chúa, Chúa an ủi con, từ thuở đời đời Chúa là Cha con. [Thánh Augustinô, Confessiones, XI-29(39)] Nơi đâu có nguy cơ th́ ở đó có ơn cứu độ (Hoelderlin)
Thi Ca của Vơ Thạnh Văn chuyển đạt sứ điệp cứu độ và hy vọng qua các
vần thơ ư nhị :
Nguyễn Đăng Trúc ________
Nguồn: Đọc Kinh Vô Thường của Vơ Thạnh Văn ( vanchuongviet.org)
|