VĂN HỮU

Số 21 Mùa Hạ 2013

____________________________________________

 

Bích Hoài

KHÓC

 

 

Bỗng nhiên tôi muốn viết về đề tài khóc. Lẽ thứ nhất khóc là tiếng nói đầu tiên của con người khi lọt ra từ ḷng mẹ. Và trong suốt cuộc đời, người ta đă nhiều lần khóc v́ cuộc sống vui ít buồn nhiều. Khóc là do cảm xúc tự nhiên trước một tai ương, một nghịch cảnh, một cuộc chia ly, một cái chết. Nhưng cũng có những cái khóc rất nhẹ nhàng và hồn nhiên.

Năm 1940, sau khi vừa thi xong bằng tiểu học Pháp-Việt, tôi sắp sửa vào trường trung học Mỹ Tho th́ được cho đi trại hè một tháng ở Nha Trang. Ngày xưa thời Pháp thuộc, miền nam chỉ có trường Trung học, không có trường Đại học. Mà trường Trung học cũng rất hạn chế. Tại Nam kỳ, tên của miền nam thời Pháp thuộc, chỉ có ba trường Trung học công lập. Trường Trung học Cần Thơ (chưa có tên là Phan Thanh Giản như sau này), để cho các học sinh từ tỉnh Vĩnh Long đến Bạc Liêu thi vào. Trường Trung học Mỹ Tho, sau lấy tên là Le Myre de Vilers (chưa có tên là Nguyễn Đ́nh Chiểu), dành cho các học sinh tỉnh G̣ Công, Mỹ Tho, Bến Tre, Sa Đéc. Trường Trung học Trương Vĩnh Kư (Pétrus Kư) dành cho các học sinh Tân An, Sài G̣n, Chợ Lớn và các tỉnh miền Đông. Sài G̣n c̣n có trường Chasseloup Laubat (bây giờ là Lê Quư Đôn) dành cho học sinh người Pháp, hay người có quốc tịch Pháp, học sinh con nhà giàu, trường trung học nữ áo tím (nay là Gia Long) và trường Taberd rất nổi tiếng của Công giáo. Trường tư thục rất ít, không như ngày nay. Mỹ Tho và Cần Thơ chỉ nhận mỗi năm hai lớp Trung học năm thứ nhất, mỗi lớp khoảng năm, sáu mươi học sinh, học bốn năm, thi ra trường, gạn lọc mỗi lớp chỉ c̣n khoảng 30 người, lấy bằng Thành chung gọi là bằng Cao đẳng Tiểu học, nôm na là bằng Đíp-lôm (DEPSI), vừa đủ tŕnh độ để làm thư kư hành chánh cho các công sở của người Pháp, và đủ để “Sao bằng đi học làm thầy Phán?, Tối rượu sâm banh, sáng sữa ḅ” như nhà thơ trào phúng Trần Tế Xuyên đă viết trong bài Cái Chữ Nho. Học sinh nội trú của Cần Thơ và Mỹ Tho mặc đồng phục quần tây ngắn, áo sơ-mi trắng, trên cổ áo có gắn phù hiệu CC (Collège Cantho) và CM (Collège Mytho), mà chúng tôi thường giễu là chó c̣ và chó mực. Trong tiếng Pháp, Collège là trường trung học, không như trong tiếng Anh Mỹ, College là trường Đại học. Chi tiết này tôi muốn viết ra để các bạn thanh thiếu niên bây giờ biết được t́nh trạng học vấn của hơn 70 năm về trước. Lớp người của chúng tôi phần nhiều đă vĩnh viễn ra đi, c̣n sót lại vài người, dĩ nhiên trong đó có tôi.

Trại hè chúng tôi được lập ở một khu có đồng cỏ rậm rạp đầy gai vừa mới khai phá trên bờ biển Gallois cát trắng, nằm giữa ḥn đá đen và ḥn chồng, xa trước mặt là một cái ḥn có h́nh dáng như một con rùa khổng lồ. Từ thành phố Nha Trang muốn đến băi Gallois phải đi qua Tháp Chàm Ponagar, cầu Bống, mất cả tiếng đồng hồ nếu đi bộ.

Tôi là con một của một công chức b́nh thường, không biết t́nh thương của anh và chị, nên thường cảm thấy cô đơn. Ở trại hè, tôi ít giao du thân mật với ai. Được hai tuần, một hôm tôi bị cảm sốt nặng, nằm mê man. Thuở nhỏ, tôi ở Cà Mau đầy muỗi ṃng, đỉa vắt, bị sốt rét kinh niên. 

Một chị, lớn hơn tôi hai tuổi, học trung học năm thứ nhất hay thứ hai ǵ đó ở Sàig̣n, nằm giường bên cạnh, nấu cháo cho tôi ăn, lấy thuốc ở bệnh xá cho tôi uống, săn sóc tôi rất chu đáo. Tôi rất cảm kích tấm ḷng của chị. Sau này chia tay, tôi không c̣n liên lạc với chị và cũng không c̣n nhớ tới tên, nhưng tôi vẫn thường khóc khi nhớ đến chị.

Trong cuộc đời của chúng ta, có những kỷ niệm nhỏ nhặt làm chúng ta rơi nước mắt. Bây giờ chắc chị không c̣n, mà nếu c̣n, chắc chị cũng không nhớ đến tôi thuở ấy.xxxxxx Tôi là một con người rất mau nước mắt. Xem tuồng cải lương như Tô Ánh Nguyệt, Lan và Điệp, tôi cũng khóc. Bây giờ, xem phim t́nh cảm tôi cũng khóc, dù biết rằng đó chỉ là chuyện hư cấu. Xem sách, đọc cảnh đau buồn, tôi cũng khóc.

Vậy, chúng ta hăy đặt vấn đề:

 

TẠI SAO NGƯỜI TA KHÓC?

Như trên đă nói, xem phim t́nh cảm tôi đă khóc. Chắc không phải chỉ có một ḿnh tôi. Chúng ta quay mặt đi để khóc, đầm đ́a nước mắt vị mặn tuôn rơi. Ngay đến con mèo ít t́nh cảm nếu thấy chắc cũng lấy làm lạ tại sao chúng ta lại khóc.

Chúng ta có ống dẫn lệ trên mắt để làm ướt và bảo vệ mắt, chống lại bụi và những vật li ti. Khoa học phân tích có ba loại nước mắt (dĩ nhiên là chúng ta không nói đến loại nước mắt cá sấu): Nước mắt căn bản là loại bảo vệ và làm ướt mắt. Nước mắt do phản ứng khi mắt bị xốn xang. Nước mắt t́nh cảm đáp ứng lại sự đau buồn, cảnh khốn quẫn, hay đau đớn thể chất.

Các cuộc nghiên cứu cho thấy nước mắt t́nh cảm chứa đựng nhiều hóa chất manganese, một thành tố ảnh hưởng đến khí chất của chúng ta, và nhiều chất prolactin, một kích thích tố điều hợp mức sản xuất sữa. Khi chúng ta khóc, các chất manganese và prolactin làm dịu đi sự căng thẳng, giúp làm quân b́nh mức độ áp lực trong cơ thể, làm cho người khóc cảm thấy dễ chịu hơn.

Nhưng bỏ ra ngoài cái lợi sinh lư, nước mắt t́nh cảm là một phương tiện truyền đạt. Trẻ con, trước khi biết nói, có thể khóc để biểu lộ sự thất vọng, sự đau đớn hay nhu cầu. Biểu lộ sự đau buồn là phương cách xoa dịu nội tâm. Người lớn có thể dùng nước mắt để nối mối dây t́nh cảm với người khác. Người ta biểu lộ sự đau buồn để an ủi và ủng hộ người thân thuộc. Nếu ngôn ngữ khác nhau có thể là rào cản trong sự truyền đạt th́ cảm xúc là thứ ngôn ngữ phổ quát. Xét về mặt văn hóa, có những lư do chấp nhận được v́ khóc kết hợp con người lại với nhau, như trong tang lễ hay trong hôn nhân.

Loài thú có như vậy không th́ đó là một vấn đề c̣n đang tranh căi. Nhưng dường như loài voi cũng đau buồn khi một thành phần trong gia đ́nh của nó mạng vong và chúng giữ ǵn xác voi chết hay đi xa để nh́n xác con vật thân đă chết. Loài hắc tinh tinh (chimpanzees) dường như cũng khóc, nhưng theo một số nhà khoa học nước mắt của chúng chỉ để rửa sạch mắt.
Các nhà khoa học chưa chứng minh được là loài thú có khóc v́ cảm xúc không. Tuy nhiên, con người khóc khi xem phim bi thảm là có thái độ b́nh thường.

Nhà khoa học tự nhiên tiến hóa luận Charles Darwin, trong cuốn Sự Biểu hiện Cảm xúc ở Con Người và Động Vật, xuất bản năm 1872, mô tả con người của những nền văn hóa khác nhau và những giống loài động vật khác nhau có những cử chỉ tương tự để bày tỏ cảm xúc.

Ngày nay, các nhà tâm lư học thừa nhận rằng tất cả con người đều có nét mặt như nhau trong một số cảm xúc chính – như là ngạc nhiên, sợ hăi và hạnh phúc – bất kể nguồn gốc sinh trưởng. Các nhà nghiên cứu thấy rằng loài chuột cũng biểu lộ sự đau đớn trên khuôn mặt giống như con người. Ngay cả có những mức độ nhăn nhó trên gương mặt của loài chuột tương ứng với cường độ nhận thức sự đau đớn. Điều này đă được ghi nhận trên số báo tháng Năm, 2010, của tờ Nature Methods.

 

TẠI SAO CON NGƯỜI KHÓC

KHI ĐAU ĐỚN VỀ THỂ XÁC HAY TINH THẦN

 

Khóc là một hiện tượng sinh lư, thuộc nhân loại học và tâm lư học. Rơi nước mắt cũng là một sự biểu hiện của tâm linh. Khả năng khóc là một sự tặng dữ quư báu của Thượng Đế.

Nước mắt về mặt sinh lư học

Nước mắt được sản xuất qua hạch tiết lệ. Chất muối mặn của nước mắt giống như thành phần bôi trơn. Không có nước mắt, nhăn cầu của chúng ta sẽ đau đớn bên trong mắt. V́ thế trong thuốc nước nhỏ mắt dùng cho các thấu kính tiếp xúc (contact lens) đều có ghi thành phần muối. Nước mắt c̣n chứa đựng những chất diệt khuẩn nhẹ gọi là lysozyme, một loại enzyme tức protein (chất hữu cơ) diệt khuẩn và các vi trùng có hại.

Nước mắt về mặt tâm lư học

Nước mắt được tạo ra do cảm xúc hạnh phúc, buồn thảm hay cảm giác mạnh. Nước mắt loại bỏ kích thích tố gây căng thẳng thần kinh. Trong khi phần lớn các động vật chỉ khóc v́ nguyên nhân sinh lư th́ con người là sinh vật có thể khóc v́ cảm xúc. Charles Darwin cho rằng khóc là sự biểu hiện đặc thù của con người. Tuy nhiên, trong khoa tâm lư học trẻ con, người ta thấy chúng không khóc khi cảm thấy hạnh phúc. Bản chất của cái khóc v́ hạnh phúc chỉ tăng gia với tuổi đời.

Tư tưởng về cái khóc của các bậc tiền nhân

Từ lâu, những người cổ xưa ở Tây phương có thói quen chứa đựng nước mắt của họ trong những cái lọ và đặt trên mộ của người thân như là phương cách biểu lộ sự đau buồn. Người cổ Hy Lạp chôn cất thân nhân với những lọ nước mắt của người thương vay khóc mướn. Các bác sĩ Hy Lạp xưa tin rằng nước mắt xuất xứ từ năo bộ.

Leonardo da Vinci (1452-1519) – hoạ sĩ trứ danh, đồng thời cũng là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, kỹ sư, khoa học gia, và nhà phát minh – đă vẽ ra những bức họa chính xác trong chi tiết về thân thể con người, lại có một bức họa cho thấy ống dẫn lệ xuất phát từ trái tim. Sự phản khoa học này có lẽ là do bản chất thần bí tích lũy qua những xă hội gồm những cá nhân thông thái nhất.

Nước mắt trong Thánh Kinh

Hăy nghe lời nguyện cầu của David trong đau buồn: “Ta mệt mỏi với lời than văn; suốt đêm, ta làm sũng ướt chiếc giường bằng nước mắt; ta đổ nước mắt trên nệm ghế. Mắt của ta lạc lơng trong đau buồn. Nó lăo hóa v́ những kẻ thù của ta (Thánh vịnh 6:6). Ngươi để nước mắt của ta trong chai của ngươi; nước mắt đó có ở trên trang sách của ngươi không? (Thánh vịnh 56:8).

David tin tưởng rằng Chúa đang theo dơi từng giọt nước mắt của mỗi cá nhân trong ḍng sông nơi người đó khóc. Nhà văn Voltaire ở Thế kỷ 18 của Pháp nói, trong cuốn Từ điển Triết học: “Nước mắt là ngôn ngữ thầm lặng của đau buồn.” Và Saint Exupéry viết trong cuốn Le Petit Prince (Hoàng tử Bé): “Vương quốc của nước mắt là nơi bí ẩn như thế đấy.”

Tôi đọc đâu đó bài thơ của Sierra Vaughn “Once Upon A Love” (T́nh Yêu Đă Có Một Lần):


Điều chúng ta có là một cái ǵ mới mẻ,
T́nh yêu giữa chúng ta luôn luôn là chân thật.
Chúng ta gặp nhau trong vô định,
nhưng nếu không có thế,
Có lẽ ta không biết nhau hôm nay.
Bạn là cả cuộc đời của tôi, là thế giới của tôi,
dĩ nhiên là tất cả của tôi.
T́nh yêu của chúng ta lớn dần như hạt hướng dương.
Điều mà chúng ta có, tôi không thể giải thích,
nhưng bạn không hề tranh căi, không hề than văn.
Chúng ta cười, chúng ta khóc, chúng ta ǵn giữ quá nhiều. Chúng ta sẽ măi măi nén chặt kư ức trong tim.
Năm tháng qua đi, chúng ta chia tay nhau,
nhưng tôi mong có một ngày,
chúng ta sẽ bắt đầu trở lại.
Vậy thời gian trôi qua và những điều khác mất dạng, Tôi vẫn c̣n nhớ măi t́nh yêu của chúng ta
và tất cả những ǵ thuộc về bạn.

T́nh yêu chân thật của con người là một cái ǵ vĩnh cửu, trải qua nước mắt và nụ cười, trải qua những thăng trầm của thế sự. Mối liên hệ giữa hai người nếu có điều ǵ phiền năo, nếu có sự va chạm trong tim th́ điều tốt nhất là thổ lộ cho nhau những ǵ ḿnh cảm nghĩ. Hăy nhắc nhở người bạn của ta là cuộc đời của bạn sẽ không hoàn hảo nếu không có người đó. Đây không phải là lời rao giảng có tính cách tôn giáo. Đây là tiếng nói của trái tim, của ḷng chân thành. 

Giống như chim bay giữa trời, chúng ta cũng nhận chân ra rằng chúng ta đang bay bên cạnh nhau, không chia rời xa cách.

Nhưng trong cuộc đời đâu có cái ǵ măi măi trường tồn. Người hàng xóm mà ta đem ḷng tơ tưởng đă mất đi. Tâm trạng đó là của nhà thơ Nguyễn Bính khi ông viết:


. . . . . . .
Tầm tầm giời cứ đổ mưa,
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm.
Cô đơn buồn lại thêm buồn…
Tạnh mưa bươm bướm biết c̣n sang chơi?
Hôm nay mưa đă tạnh rồi!
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang.
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng,
Rưng rưng… tôi gục xuống bàn rưng rưng…
Nhớ con bướm trắng lạ lùng!
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng.
Hỡi ơi! Bướm trắng tơ vàng!
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi!
Đêm qua nàng đăơ chết rồi,
Nghẹn ngào tôi khóc… Quả tôi yêu nàng.
(Thơ Nguyễn Bính – Trích Người hàng xóm)

Vậy nước mắt là t́nh yêu. Hay nước mắt là dấu hiệu của t́nh yêu. Và nước mắt là món quà của Thượng Đế ban tặng cho con người, như trên đă nói.

Bích Hoài
 

Trang Văn Hữu

art2all.net