VĂN HỮU số
45
Mùa
Hạ 2019
~~oOo~~
Bích Hoài
Đọc Yasunari
Kawabata

CÁI ĐẸP VÀ NỖI
BUỒN
Nhà văn
Nhật Bản Yasunari Kawabata, mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, đă phấn đấu vươn
lên học hỏi, đạt đến nấc thang danh vọng tột bậc, nhận được giải thưởng
Nobel Văn học năm 1968, để rồi tự kết liễu cuộc đời một cách lạnh lùng.
Ông đă viết những truyện ngắn rất ngắn, những truyện ngắn rất dài, những
cuốn tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ tiếng Âu Mỹ và cả tiếng Việt
Nam.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin đề cập đến cuốn Utsukushisa to
Kanashimi to (Cái Đẹp và Nỗi Buồn) xuất bản năm 1964.
Tóm tắt câu chuyện
Chuyện mở đầu trên một chuyến xe đi Kyoto với lối kể đặc trưng theo
phong cách Kawabata, nêu lên một cách tế nhị những vấn đề về truyền
thống và thời hiện đại. Ông khảo sát tỉ mỉ sự gặp gỡ của nhà văn Oki
Toshio với người yêu cũ trẻ tuổi Otoko Ueno, nay đă là một nghệ sĩ nổi
tiếng và ẩn dật. Ueno hiện sống dưới sự bảo trợ của cô Sa-kami Keiko.
Mối liên hệ giữa Oki, Otoko, và Keiko h́nh thành t́nh tiết của cuốn tiểu
thuyết. Keiko nhiều lần nói rằng cô sẽ trả thù Otoko v́ đă bỏ rơi Oki và
câu chuyện ḥa lẫn vào một kết cuộc lên đến tột đỉnh.
Cuốn sách được chuyển thể thành phim ảnh do Masa-hiro Shinoda đạo diễn
và phát hành năm 1965. Bản tiếng Anh do Joy Fleury thực hiện với nữ tài
tử chính Charlotte Rampling được chiếu năm 1985.
Trong cuốn sách, nhà văn Oki Toshio ở tuổi trung niên (54 tuổi) trong
ḷng chứa chan đầy luyến tiếc. Ông trở về Kyoto vào những ngày lễ Giáng
Sinh và Năm Mới để có dịp đích thân nghe tiếng chuông đêm trừ tịch, điều
mà trước đây hằng năm ông chỉ nghe trên đài phát thanh. Một lẽ khác thôi
thúc ông là gặp lại Ueno Otoko, một phụ nữ trẻ mà ông đă có sự liên hệ
mấy chục năm về trước khi ông ở tuổi 30. Lúc đó cô ta chỉ mới 15 tuổi
mặc dầu ông đă có vợ và con. Khi cô mang thai và đứa bé sinh ra đă chết,
cuộc t́nh tan vỡ. Ông khám phá ra rằng hiện nay cô là một họa sĩ thành
đạt, sống chung với một phụ nữ khác trẻ hơn là học tṛ của cô, như là
một người yêu. Otoko tiếp tục yêu Oki và không bao giờ quên ông ta,
nhưng sự trở về đó không những gây trở ngại cho Otoko mà c̣n cho Keiko,
người bạn tâm t́nh ghen tuông đang t́m cách trả thù ông. Đây là câu
chuyện đẹp lạ lùng với một chút năo nùng và một cảm giác tan vỡ trong
tim về những ǵ đă mất đi măi măi.
Cuốn sách Cái Đẹp và Nỗi Buồn của nhà văn đoạt được giải thưởng
Nobel Văn học, như vậy, liên quan đến một văn sĩ và người yêu cũ. Phần
lớn tác phẩm của Kawabata mở ra qua những kư ức và sự tưởng tượng mâu
thuẫn, thường là lạ lùng, kỳ quái trong đối thoại. Đó là một mối t́nh bi
thảm giữa một người đă có vợ con và một cô gái c̣n trẻ. Chỉ có cái đẹp
(nếu có thể gọi là đẹp) của mối t́nh là được đề cao đến cái điểm không
biến dạng v́ vấn đề luân lư.
Cái đẹp đó h́nh như vượt qua đạo đức. Mặc dầu sự đau khổ tiếp diễn của
nhà văn Oki làm cho vợ ông bỏ qua – trước hết là mối t́nh của chồng rồi
đến cuốn sách nhan đề Cô Gái Tuổi Mười Sáu, nhắc lại chuyện t́nh
của ông, một cuốn sách rất thành công đem lại cho ông tiền tài và danh
vọng (ngay đến cả ông yêu cầu vợ đánh máy bản thảo).
Ông Oki Toshio trong truyện cho đó là một ư tưởng
tốt.
Otoko, mặc dầu công khai là cô gái bị cho ra ŕa, mô tả trong cuốn tiểu
thuyết, không bao giờ phàn nàn về Oki. Cô tiếp tục trở thành một họa sĩ
thành đạt. Cô chấp nhận gặp Oki khi ông ta gọi đến cô, nhưng với một
chút ǵ đó kiềm chế. Cô sai cô học tṛ Sakami Keiko đi đón ông và xếp
đặt cho vài cô geishas tham dự buổi ăn tối để tránh khỏi một ḿnh với
ông.
Keiko yêu Otoko đến điên cuồng, rơ ràng là có vấn đề riêng về phần ḿnh.
Otoko nhận xét và nói với Keiko: “Em có nhiều hận thù đối với ông ta
phải không?” Cái ư nghĩ về những hành động của Oki và sự đau khổ của
Otoko làm dậy lên sự giận dữ của Keiko. Cô cũng có những vấn đề về ghen
tuông. Oki dường như vô cùng sa đọa, nhưng khi Keiko gọi đến tên Otoko,
ông lập tức trầm lặng. Ông vẫn yêu Otoko và cảm thấy tội lỗi trong thâm
tâm. Điều đó làm cho Keiko nổi ghen.
Keiko thèm khát trả thù làm cho Otoko mất tinh thần. Trong chi tiết của
mối t́nh cũ, câu chuyện diễn biến như trong ván cờ giữa các nhân vật:
Otoko và Keiko, Oki và vợ của ông ta, rồi đến Keiko và tất cả những
người trong gia đ́nh của Oki, tất cả tạo nên ư nghĩa của một nữ thần báo
oán. Có một sự giả tạo trong đó (bỏ qua sự phi lư trong kết cấu của câu
chuyện), nhưng sự mắc níu của các nghệ sĩ liên hệ làm cho tác phẩm khá
hay.
Cuối cùng rồi tấn thảm kịch Hy Lạp (truyện Hy Lạp đầy dẫy những sự trả
thù báo oán) theo kiểu Nhật Bản không tránh khỏi diễn biến như đă có thể
đoán trước được. Tuy nhiên, sự thiếu đạo đức ngầm chứa trong câu chuyện
có phần nào gây xáo trộn, bất chấp việc Oki đơn thuần là kẻ vô luân.
Điều đó rơ ràng trái ngược với cái thế giới trọng lễ nghi được tŕnh bày
ở đây. Sự đặt vấn đề hầu như thanh thản của Kawabata trái ngược với
những hành động choáng người trong cuộc đời. Cái đẹp không tương phản
nhiều với nỗi buồn. Đó là nỗi buồn hủy diệt bị cắt xén.
Nếu một vài nhân vật trong truyện dường như có thể tiếp tục sống c̣n sau
cơn xúc động mạnh (Otoko sau khi mất đứa con, vợ của Oki sau vụ ngoại
t́nh của chồng), họ vẫn c̣n che giấu nỗi thương đau.
Câu chuyện Cái Đẹp và Nỗi Buồn không phơi bày cho chúng ta đầy đủ
cái chiều sâu của tâm hồn mà chỉ lướt qua trên bề mặt trong phần lớn của
tác phẩm. Nhưng Kawabata tưởng tượng nó như là một bức họa (trong
truyện, đó là những bức họa v́ Otoko và Keiko, mặc dù khác nhau về phong
cách, nhưng họ là những họa sĩ), ở đó phần lớn được đọc như là ngắm nh́n
phong cảnh: sự phê phán để dành cho người đọc. Cho nên cái cảm giác bất
an và sự kỳ quặc lại có tính cách thuyết phục.
Nghĩ ǵ về Nghệ thuật và Cái Đẹp?
Theo ư kiến của nhiều người, Nghệ thuật là cái chúng ta tạo ra. Đó là sự
biểu hiện những tư tưởng, cảm xúc, khả năng trực giác, và những ước
vọng, nhưng ngay cả đó có tính cách cá nhân, riêng tư. Chúng ta chia sẻ
kinh nghiệm về thế giới và cái kinh nghiệm đó đối với nhiều người chỉ là
một sự mở rộng cá tính của chúng ta. Đó là sự truyền đạt những khái niệm
riêng tư, không thể miêu tả sinh động chỉ bằng ngôn từ. Và v́ một ḿnh
ngôn từ không đủ, chúng ta phải t́m một phương tiện truyền bá khác để
chuyển tải cái ư định của chúng ta. Nhưng nội dung mà chúng ta muốn
truyền đạt hay phương tiện truyền thông mà chúng ta lựa chọn tự nó không
phải là nghệ thuật. Nghệ thuật được t́m thấy trong cách sử dụng truyền
thông sao cho biểu hiện được nội dung.
Cái Đẹp là ǵ? Cái đẹp vượt lên trên mỹ phẩm. Nó không phải là vẻ xinh
xắn. Có vô số những h́nh ảnh xinh xắn sẵn có ở cửa hiệu cung cấp gần nhà
của chúng ta, nhưng những thứ đó không dính dáng đến cái đẹp. Khó t́m ra
những tác phẩm nghệ thuật mà chúng ta thừa nhận là đẹp. Cái đẹp là thước
đo của sự hào nhoáng, thước đo của cảm xúc. Trong nội dung của nghệ
thuật, cái đẹp là sự truyền đạt thành công giữa những người tham dự, sự
chuyên chở một khái niệm giữa nghệ sĩ và người xem. Nghệ thuật đẹp thành
công trong việc miêu tả sinh động cái cảm xúc thâm sâu của nghệ sĩ,
những khái niệm muốn có, cho dù là xinh xắn và rạng ngời, hay tối tăm và
hung hăn. Nhưng cuối cùng không phải là nghệ sĩ, cũng không phải là
người quan sát, có thể chắc chắn sự truyền đạt được thành công. Như vậy,
cái đẹp trong nghệ thuật vĩnh viễn có tính cách chủ quan.
Các tác phẩm nghệ thuật có thể khêu ra ư nghĩa của điều kỳ diệu hay sự
yếm thế, hy vọng hay tuyệt vọng, sự yêu chuộng hay hận thù. Tác phẩm
nghệ thuật có thể trực tiếp hay phức tạp, tế nhị hay dứt khoát, dễ hiểu
hay tối tăm, và chủ thể hay phương pháp tiếp cận để tạo dựng ra nghệ
thuật chỉ liên kết với trí tưởng tượng của nghệ sĩ. Do đó, định nghĩa
nghệ thuật căn cứ trên nội dung là một việc làm bi đát.
Sự khác biệt căn bản giữa nghệ thuật và cái đẹp là nghệ thuật liên hệ
vào người tạo dựng nghệ thuật trong khi cái đẹp tùy thuộc vào người xem.
Dông dài một chút cho vui bởi v́ đánh giá một tác giả không phải là
chuyện dễ dàng. Càng khó hơn đối với một nhà văn tầm cỡ như Yasunari
Kawabata với một đề tài sáng tác gây tranh căi.
Cái vế thứ nh́ trong tác phẩm của ông là Nỗi Buồn. Đó là ư nghĩa bi thảm
của đời sống. Đó là một phác thảo mang tính cách triết lư. Một vài triết
gia biện luận rằng nỗi buồn không phải là một căn bệnh có thể chữa trị
được hay là một trạng thái thoáng qua, mà là một khía cạnh căn bản chủ
yếu của con người. Đó là con đường của ư thức và do đó con người sở hữu
cái ư thức về bản ngă. Các triết gia hiện sinh cho rằng nỗi buồn là một
điều kiện bẩm sinh thoát thai từ sự xung đột giữa những khát vọng về
trật tự, về ư nghĩa, về sự bất tử của con người và về thực tại của một
thế giới vô nghĩa, hay thay đổi. Nh́n theo cung cách đó, nỗi buồn không
phải là một cái ǵ có thể vượt qua, mà phải được nắm lấy với một thứ
quyết tâm kiên cường. Chính yếu, nỗi buồn không phải là sự đáp ứng liên
quan đến mất mát và thất bại. Đó là cái cảm giác bí ẩn, lắng sâu được
con người chia sẻ một cách phổ quát, luôn muốn có sự lâu dài, cố định.
T́nh buồn
Khái niệm t́nh buồn dường như không thể nói ra được cũng như khái niệm
về t́nh yêu, mặc dầu phần đông người ta cảm giác được t́nh buồn là ǵ.
Nói riêng ra, nỗi buồn được cảm thấy như là một sự trống rỗng gắn liền
với sự mong muốn t́m lại được điều đă mất. T́nh yêu thêm niềm xúc cảm
mănh liệt và sự phức tạp cho ta nỗi buồn: ước muốn, đam mê hay kinh
nghiệm về sự thèm muốn của t́nh yêu điểm xuyết bằng nỗi thống khổ, sự
buồn nản và t́nh trạng bơ vơ cảm nhận với nỗi buồn.
Người ta thường mô tả nỗi buồn là kết quả của t́nh yêu giống như một
bóng ma trong giao tiếp. Những kư ức đẹp, nghịch lư thay, lại được mô tả
trong t́nh buồn. Trong kư ức về một cảm xúc sống động, t́nh buồn quyện
chặt vào cái đă bị đánh mất hay cái đă tàn phai.
Mối t́nh tay ba
Mối t́nh tay ba được gọi là mối t́nh lăng mạn giữa ba người hay mối t́nh
tam giác hoặc loại h́nh tam giác vĩnh cửu giữa ba hay nhiều người đan
chéo vào nhau. Trong trường hợp trên đây, chúng ta có mối t́nh ba người
giữa nhà văn Oki, vợ ông và nữ họa sĩ Otoko, rồi đến mối t́nh giữa cô
học tṛ Keiko với Otoko trong khi Otoko dan díu với nhà văn Oki bất kể
sự khác biệt tuổi tác. Keiko quá yêu Otoko nên có ư định trả thù Oki,
tất cả tạo thành một mớ ḅng bong không lối thoát. Trong khi đó sự việc
có thể liên hệ tới hai người mà lại dính líu vào người thứ ba. Có sự
tranh chấp giữa ba người. Mỗi người trong ba nhân vật có mối tương quan
với hai người khác. Có hai h́nh thức của t́nh yêu tay ba, trong đó người
đang yêu tranh chấp với một địch thủ v́ t́nh yêu đối với người mà ḿnh
yêu dấu, và sự chia cách giữa ba đối tượng trong tam giác khi mà người
t́nh chia sẻ sự chú ư giữa hai đối tượng của t́nh yêu.
Về tác giả Yasunari Kawabata
Người ta nói văn tức là người. Yasunari Kawabata là con của một bác sĩ
có học thức cao. Ông sinh ra năm 1899. Ông mồ côi khi mới 4 tuổi. Sau
khi cha mẹ mất, ông được ông bà nội nuôi dưỡng và đi học ở một trường
công của Nhật Bản. Ông có một bà chị được một bà cô chăm sóc. Cả hai gặp
lại nhau lúc ông 10 tuổi. Nhưng bà chị mất một năm sau đó. Ông và bà nội
cũng qua đời. Ông về sống với gia đ́nh bên mẹ. Tuy nhiên, tháng Giêng
năm 1916, ông đến sống ở một nhà trọ gần trường sơ trung và đi học bằng
xe lửa. Qua những tác phẩm của Kawabata người ta cảm nhận sự xa cách
trong đời sống. Ông thường cho cái ấn tượng rằng các nhân vật trong
truyện của ông xây dựng một bức tường quanh họ, một bức tường khiến họ
bị cô lập. Ông viết: “Tôi cảm thấy như là tôi đă không bao giờ nắm tay
một người đàn bà trong cái ư nghĩa lăng mạn... Tôi có là một người hạnh
phúc đáng được người khác xót xa không?” Thực thế, điều đó không được
cảm nhận trong văn chương, nhưng nó bộc lộ loại bất an trong t́nh cảm mà
Kawabata nhận thức, đặc biệt là ông kinh nghiệm hai mối t́nh đau khổ vào
thời niên thiếu. Một trong thời kỳ đó là mối t́nh thương cảm với Hatsuyo
Ito (Sơ Đại Y Đằng, 1906-1951) mà ông gặp khi ông 20 tuổi. Một bức thư
không gửi được t́m thấy trong căn nhà của ông ở Kamakura, thuộc quận
Kanagawa. Theo Kaori Kawabata, người con rể của ông, Hatsuyo đă bị một
tu sĩ hăm hiếp tại đền chùa mà cô ta đến ở làm cho việc hứa hôn của ông
đổ vỡ.
Từ 1920 đến 1924, Kawabata học và tốt nghiệp ở trường đại học Hoàng gia
Tokyo. Ông là một trong những người sáng lập ra tạp chí Bungei Jidai
(Văn Nghệ Thời Đại, một phương tiện truyền thông của phong trào mới
trong văn chương hiện đại Nhật Bản. Chàng thanh niên Kawabata lúc đó
ngưỡng mộ những tác phẩm của một nhà văn Á Châu khác được giải Nobel là
Rabindranath Tagore.
Kawabata bắt đầu viết những truyện ngắn như Izu no Odoriko (Vũ Nữ
Izu,1926). Sau nhiều tác phẩm xuất sắc, cuốn tiểu thuyết Yukiguni
(Xứ Tuyết, 1937) củng cố vị trí của ông như là một trong những tác giả
hàng đầu ở Nhật Bản. Từ năm 1949, ông bắt đầu phát hành những truyện ra
từng kỳ Senbazuru (Ngàn Cánh Hạc, 1952) và Yama no Oto
(Tiếng Rền của Núi, 1954). Ông trở thành thành viên của Hàn lâm viện
Nghệ thuật Nhật Bản năm 1953 và bốn năm sau ông được đề cử làm Chủ tịch
Hội Văn Bút Nhật Bản. Trong nhiều cuộc họp quốc tế, ông là người đại
diện cho Văn Bút Nhật. Các cuốn Mizuumi (Cái Hồ, 1954),
Nemureru Bijo (Người Đẹp đang ngủ, 1961), Koto (Cổ Đô, 1962),
Utsukushisa to Kanashimi to (Cái Đẹp và Nỗi Buồn, 1964),
Kataude (Độc thủ, 1964), Tampopo (Cây Bồ công anh, 1968) là
những tác phẩm cuối cùng của ông. Trong những tác phẩm đó, cuốn Cổ Đô
tạo nên ấn tượng thâm sâu nhất ở quê nhà và ở ngoại quốc. Năm 1959,
Kawabata nhận được huy chương Goethe ở Frankfurt.
Sau Đệ nhị Thế chiến, Yasunari Kawabata trở thành Chủ tịch Hội Văn bút
Nhật Bản từ 1948 đến 1965. Trong thời gian này ông chủ trương dịch thuật
các tác phẩm văn chương Nhật Bản sang tiếng Anh và các tiếng Âu Châu
khác. Năm 1960, ông được bầu vào văn pḥng Hội Nghệ thuật và Văn chương.
Ngày 16/10/1968, ông là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận được Giải thưởng
Nobel Văn học.
Bích Hoài
vanhuu08@yahoo.com
Trang Văn Hữu |