VĂN HỮU số
45
Mùa
Hạ 2019
~~oOo~~
Nguyễn Mạnh An Dân
TỜ BÁO XƯA VÀ
NHỮNG KHUÔN MẶT CŨ
Tết năm 1981, lần đầu tiên
trở lại Sài G̣n sau sáu năm trong các trại tập trung, tôi có được tờ
phép tạm vắng của công an quận Phú Nhuận để về thăm lại thành phố quê
hương Qui Nhơn. Ngôi nhà nhỏ của cha mẹ tôi ở đường Tăng Bạt Hổ không có
ǵ thay đổi nhiều nhưng với riêng tôi, tôi đă mất hai thứ, một vô giá và
một vô cùng quí giá: Cha tôi và tủ sách gia đ́nh.
Cha tôi qua đời mười tháng trước ngày tôi rời khỏi trại giam. Con người
thường bất lực trước cái chết, nhưng bằng vào trái tim, cha tôi đă dạy
cho tôi bài học cuối cùng về t́nh thương yêu. Sáu ngày trước khi cha tôi
trút hơi thở cuối cùng, nhà nhận được giấy báo thăm nuôi. Cha tôi đang ở
trong t́nh trạng nguy kịch nên mẹ tôi giấu không muốn cho cha tôi biết,
sợ chỉ làm ông đau ḷng thêm. Trong lúc gia đ́nh âm thầm chuẩn bị đồ
đạt, t́nh cờ cha tôi biết được và ông đ̣i đi thăm chúng tôi (tôi có
người em kề cùng ở chung trại giam).
Làm sao để một ông già 69 tuổi có thể đi tám trăm cây số từ Trung vào
Nam, trên những chuyến xe chật chội, dằn xóc trong điều kiện sức khỏe
như của cha tôi lúc đó? Cả nhà xúm lại năn nỉ, khuyên can. Cha tôi không
căi lại trước mặt mẹ tôi nhưng ông đă nói riêng với chị tôi: “Chết cha
cũng đi, nhớ hai thằng em con quá, không chịu được.”. Dĩ nhiên là cha
tôi không đi được, sức khỏe của ông đă quá hao ṃn, chỉ có trái tim là
vẫn c̣n nồng nàn, nguyên vẹn. Chị tôi đă kể lại cho tôi nghe điều này,
và tôi, người lính bị bức tử, người tù cực nhục, vẫn thường nhủ ḷng
phải b́nh tĩnh, phải sắt đá, đă khóc lặng lẽ nhiều đêm, một ḿnh.
Buổi chiều và buổi tối đầu tiên trở lại nhà, tôi quấn quít, nhỏ nhoi
ngụp lặn trong t́nh thương yêu của mẹ và anh chị em. Thật khuya, tôi mới
buồn rầu lên lại căn gác một thời dài tuổi nhỏ tôi đă sống. Mọi vật vẫn
như cũ, chiếc gường nhỏ kê sát góc, chiếc bàn học đánh vernis màu vàng
sậm kê sát cửa sổ với mấy chiếc ghế gỗ, giá kệ cùng khắp và chiếc tủ sắt
hai cánh lớn ở phía đối diện. Căn gác chỉ có thêm cái trang thờ Phật của
mẹ tôi đóng trên cao và áng thờ cha tôi đặt sát vách đối diện với cánh
cửa mở ra sân thượng. Tôi chậm răi bước ra ngoài, thẫn thờ đi lại trên
khoảng sân nhỏ tráng xi - măng có lan can ba mặt nh́n ngược ra phía sau,
nơi tôi đă chà lết nhiều đêm với hộp phấn trắng và những công thức toán
vào những mùa thi ngày trước. Mọi vật quen thân mà như xa lạ, gần gũi mà
như ngàn trùng. Tôi trở vào mở cửa nh́n chiếc tủ trống trơn, nh́n dăy
giá kệ bụi bám mà ḷng rũ xuống v́ buồn. Tất cả số sách báo thẳng thớm,
quư giá và đầy ắp của tôi đă không c̣n.
Tủ sách của tôi không lớn lắm nhưng cũng không nhỏ, hai ngàn hay hơn kém
một chút. Đa số các sách này tôi mua ở đại lư phát hành sách báo Khánh
Hưng Qui Nhơn suốt thời Trung học; một số khác gom góp ở vỉa hè Lê Lợi,
ở Khai Trí, Lê Phan những ngày lang thang ở Sài G̣n trước khi bị động
viên, số c̣n lại tôi có được lúc này, lúc khác ở Cần Thơ, Tây Ninh, Nha
Trang, Kontum, Đà Lạt… Tôi mê sách và mua sách bất cứ lúc nào có thể,
gởi cất tạm bợ ở bất cứ nơi nào có thể và lâu lâu gom lại tha về Qui
Nhơn. Nhà cha mẹ tôi như một nơi chốn an toàn nhất để tôi trở về, để tôi
an tâm cất giữ món tài sản độc nhất của ḿnh: Sách. Nơi chốn an toàn đó
bây giờ không c̣n và “gia tài” của tôi cũng không c̣n. Tôi ngồi lặng,
đau nhói.
Chị tôi nhẹ nhàng đến ngồi gần bên tôi, chị nh́n tôi chia xẻ và bùi ngùi
nói:
– Chị hiểu ... Chị biết em sẽ buồn lắm nên cố giữ tủ sách cho em nhưng
không được. Trong Sài G̣n đỡ hơn nhiều mà c̣n như vậy, ở ḿnh khó tới
mức nào chắc em biết. Chị chần chờ, tŕ hoăn lâu lắm rồi cuối cùng cũng
phải đốt dần đốt ṃn cho đến hết. Chị cũng đau ḷng lắm.
Tôi im lặng cầm tay chị bóp nhẹ. Chị tôi mỉm cười ch́a ra một gói giấy
nhỏ, giọng hân hoan:
– Chị chỉ giữ được cái này, chắc em vui.
Tôi run tay mở vội gói giấy: Hai quyển Đặc San Cường Để, số Mùa Xuân
Giáp Th́n 1964 và Ất Tỵ 1965. Hai quyển báo được tách ra từng tép nhỏ,
nhàu cũ, lem bẩn nhưng c̣n đủ. Tôi mừng nghẹn, ngồi sững không nói được
lời nào. Chị tôi nói tiếp:
– Chị tách mỏng ra, bỏ lẫn lộn dưới gầm bếp, trong thùng củi, định có bị
xét hỏi ǵ th́ bảo là báo bỏ, để nhen lửa, may không có việc ǵ, chị chờ
cả năm, thấy yên yên mới gom lại cất cho em. Chị chỉ làm được có vậy….
@
Báo Xuân học tṛ! Cho dù tờ báo có xấu xí, ấu trĩ đến
như thế nào, đối với nhịp thở đời sống của mỗi trường học, mỗi thế hệ
học tṛ, cũng là một công tŕnh cực nhọc, tốn nhiều công sức nhưng hào
hứng và đáng tự hào nhất. Có thể, tại các ngôi trường lớn, ở những thành
phố lớn, yên ổn và giàu có, một tờ báo Xuân không phải là điều ǵ to lớn
lắm, nhưng với chúng tôi, những học sinh Cường Để Qui Nhơn mới hồi sinh
sau ngày tiếp thu năm 1954, việc có được một tờ đặc san là cả một biến
cố lớn.
Mười năm sau ngày khai giảng niên khóa đầu tiên dưới chế độ tự do miền
Nam, trường Cường Để mới có hai tờ báo Xuân đầu tiên và dường như cũng
là cuối cùng được in typo cho đến ngày trường bị xóa tên năm 1975. Những
năm sau này, trước khi danh xưng Cường Để không c̣n, nghe đâu anh em
cũng có làm báo, có năm c̣n ra cả nguyệt san, nhưng tất cả đều chỉ quay
ronéo, phổ biến nội bộ, c̣n báo “thứ thiệt” báo “ra báo” không c̣n nữa.
V́ vậy, hai số báo chị tôi giữ được là cả một báu vật cho tôi, cho bạn
bè tôi, cho ngôi trường Cường Để đă chết của tôi. (Hy vọng là tin tức
tôi có được không chính xác, và trường ta đă có nhiều tờ báo “ra báo”
khác)
Rất ngẫu nhiên và cũng rất đáng tự hào khi tôi may mắn có trách nhiệm
trong việc thực hiện cả hai tờ báo này. Tờ thứ nhất, cùng nhiều anh em
khác và tờ thứ hai, riêng cá nhân tôi.
Rất nhiều năm đă trôi qua nhưng tôi không bao giờ quên được cái tâm
trạng mâu thuẫn khó tả: nao nức mà e dè, mừng vui mà âu lo khi từ văn
pḥng Thầy Hiệu trưởng bước ra với tờ giấy có bút phê bằng mực đỏ về
quyết định cho thực hiện đặc san Cường Để. Tôi lâng lâng bước đi, cảm
thấy ḿnh vừa quan trọng, tài giỏi, vừa khờ khạo, ngu dốt. Làm báo! Làm
sao để có được một tờ báo? Giấc mơ sắp thành sự thật nhưng làm cách nào
để biến giấc mơ thành sự thật đoạn đường c̣n xa lắm. Dù sao, những “nhà
báo trẻ” cũng không thể lùi lại được nữa, bộ máy đă khởi động, kế hoạch
đă tŕnh làng, phải đi tới bằng mọi cách.
Một thông cáo với lời lẽ rất bay bướm, rất “nổ”, xa gần cố ư lồng vào
những chi tiết, những từ ngữ rất “báo chí” được bác phu trường mang đến
tất cả các lớp để phổ biến kế hoạch và kêu gọi sáng tác. Một thùng gỗ
lớn có khe hở và cửa khóa được nhanh chóng treo lên trước cửa văn pḥng
với mấy hàng chữ kiểu cọ, đậm nét dán trên mặt: Đặc San Cường Để - Hộp
Thư - Hạn chót nhận bài…. Một “Ban Biên Tập” hùng hậu được thành lập.
“Ṭa Soạn” được đặt ở Câu Lạc Bộ sau lưng trường và suốt mấy tháng trước
Tết, cả bọn chúng tôi có lư do chính đáng “trốn” bất cứ giờ học nào
không thuộc bài để “làm báo”.
Một kế hoạch chi tiết được hoạch định. Trong thời gian chờ đợi gom bài,
“Ban Biên Tập chủ lực” chuẩn bị các bài “phông”: Tâm Thư Thầy Hiệu
Trưởng; Lá Thư Giao Cảm, Phỏng Vấn Ban Giám Đốc, Phỏng Vấn Phân Hội Phụ
Huynh Học Sinh, Phỏng Vấn các Giáo Sư Cố Vấn Văn Nghệ, Thể Thao về những
chương tŕnh hoạt động. Đi đến đâu chúng tôi cũng kéo cả bầy cả lũ để
lấy tinh thần và lúc nào cũng màu mè, trịnh trọng giới thiệu: “Thưa ...
Chúng tôi là đại diện Ban Biên Tập đặc san Cường Để xin phép được...”
Việc chuẩn bị bài vở đối với tôi không khó khăn ǵ lắm, tôi có “dưới
tay” nhiều cây bút “nặng kư”. Hồi đó Đặng Tấn Tới đă có nhiều thơ đăng
trên các báo Phổ Thông, Thời Nay ở Sài G̣n và đă xuất bản một tập
thơ mang tên Lễ Tấn Phong T́nh Yêu kư bút hiệu Vũ Thúy Thụy Ca.
Nhân vật tầm cỡ thứ hai là anh Trần Nhâm Thân, chuyên viết khảo cứu, đặc
biệt là về Tháp Chàm và các nền văn minh cổ. Anh Thân có nhiều bài viết
đăng trên các báo Văn Hóa Á Châu, Văn Đàn và một số tạp chí chuyên môn
khác. Trần Nhâm Thân thuộc ḍng dơi văn học, trong gia đ́nh cụ Tú Ba Tri
Thiện, anh nhỏ tuổi nhưng từ tốn, đĩnh đạt như một cụ đồ xưa. Thân “cổ”
từ cung cách đến lời nói. Vào lúc bọn chúng tôi đă biết đọc Hiện Đại,
Thế Kỷ Hai Mươi, Sáng Tạo; đă tập tành viết “mới”, viết “triết” th́ Trần
Nhâm Thân như một người đi ngược thời đại, anh gọi cái bóp đựng tiền là
cái “tu ví”, gọi trường của ḿnh là “bản tràng”, gọi anh em bè bạn là
“huynh đệ đồng môn” và với tư cách thủ quỹ, bao giờ xuất tiền cho tôi
làm việc ǵ anh cũng cẩn thận nhắc nhở “anh đâm cho tôi tấm giấy” (viết
biên nhận). Trần Nhâm Thân rất nặng ḷng với quê hương, đất nước, bài
viết nào của anh cũng có một câu giới thiệu mở đầu: “T́m hiểu non
sông, cảm thông hồn nước.”
Ban biên tập đặc san Cường Để c̣n tiềm ẩn nhiều cây bút có tầm cỡ khác.
Lứa Cường Để hồi đó, sau này Hoàng Ngọc Tuấn đă thành danh với những tác
phẩm rất dễ thương như H́nh Như Là T́nh Yêu, Nhà Có Hoa Mimosa Vàng,
Ở Một Nơi Ai Cũng Quen Nhau ...Và sau năm 1975, Biên Hồ Đào Chí
Hiếu, Trần Long Ẩn cũng xông xáo góp mặt với nền văn chương, ca nhạc của
chế độ mới, thực ḷng hay đành ḷng?
Thành tích văn nghệ của tôi kém xa các anh em vừa kể, tuy nhiên, có lẽ
nhờ một chút bén nhạy rất “nhà báo” trời cho, tôi được anh em tin cậy
giao cho nhiệm vụ chính.
Điều khổ tâm lớn cho Ban Biên Tập một tờ báo học tṛ không phải là sợ
thiếu bài mà là nỗi lo về nạn dư bài. Ba bốn trăm bài viết, đa số là
thơ, hay một cái ǵ tương tự như thế. Làm sao? Lạnh lùng gạt bỏ ư? Không
được, mất ḷng lắm, anh em ra vào gặp nhau hàng ngày, coi sao được,
nhưng gánh th́ không nổi, Ban Biên Tập bèn chế ra một “Vườn Hoa Muôn
Hương”, một kiểu b́nh thơ chung chung, cố nhét càng nhiều càng tốt,
mỗi bài vài câu cho vui anh vui em, phần c̣n lại cứ đùa hết qua mục trả
lời bạn đọc: cứ nhắn tên, báo: nhận được, nói rất ư nghĩa, rất muốn đăng
và kết luận rất tiếc, xin lỗi ...
Song song với việc chuẩn bị nội dung, chuyện quan trọng thứ hai - không
chừng là hàng đầu - là lấy quảng cáo. Trường nghèo, ngân khoản đâu để
trả chi phí ấn loát? Ṭa soạn họp, không phải họp văn nghệ mà là họp
“t́nh báo”, lập danh sách những nhà buôn, những cơ sở sản xuất trong
thành phố có con em đang theo học tại “bản tràng”, và nhóm quảng cáo gồm
toàn Ban Biên Tập, có tăng cường cô Trưởng Ban Xă Hội và mấy cô trong
Ban Văn Nghệ chia nhau đến tận các nơi trong danh sách để “ca bài con
cá...”. Hết thành phần này th́ nhắm đại vào những khuôn mặt sáng giá
khác, bất kể họ có liên hệ ǵ với nhà trường hay không: Ảnh viện Bác Ái,
tiệm may Sơn Hà Nội, tiệm giày AJS, nhà sách Đại Chúng, tiệm sắt Phổ
Thông, xưởng gạch Mai Ngôn, pḥng ngủ Chí Thành... Được cái là hồi đó
đồng bào c̣n trọng “kẻ sĩ” lắm và khá quan tâm đến sinh hoạt học đường
nên mọi việc đều như ư.
Việc thứ ba phải làm là kiểm duyệt bài vở. Người quyết định cấp giấy
phép xuất bản ở Ty Thông Tin B́nh Định hồi đó là anh Thái Tẩu, một người
có làm thơ, viết báo với bút hiệu Sinh Ḥa. Anh Tẩu là một người B́nh
Định rất yêu xứ Nẫu, anh muốn quê ḿnh khá lên. Việc trường Cường Để có
một tờ báo, với anh, là một niềm vui, một hănh diện chung cho cả tỉnh và
anh tự cảm thấy có nhiệm vụ phải góp phần nên đă nhiệt t́nh giúp đỡ vượt
mọi nguyên tắc: Anh cấp giấy phép xuất bản không cần đọc hết số bài,
cũng không yêu cầu nạp đủ số bản mỗi bài như thể lệ qui định.
Việc kế tiếp và cũng là việc làm đau đầu “ṭa báo” nhất là thuê nhà in.
Hàng Tết, nhà in nhiều việc, tiền th́ không có. Quỹ nhà trường chỉ yểm
trợ một ít, quảng cáo một ít, số c̣n lại trông chờ vào việc bán báo.
Không in được lấy ǵ bán? Ṭa soạn họp “nghiên cứu t́nh h́nh” và quyết
định chọn nhà in Văn Phong, số 26 đường Vơ Tánh của anh Quách Gia, con
trai thi sĩ Quách Tấn để in báo. Lư do của quyết định này xuất phát từ
một suy luận: Mặc dù làm kinh doanh, nhưng “con nhà tông không giống
lông cũng giống cánh”, ông chủ nhà in Văn Phong thế nào cũng có máu thi
sĩ của cha và chắc sẽ “văn nghệ” hơn các ông chủ khác, cụ thể là sẽ cho
in thiếu. Lư luận th́ có vẻ hợp lư nhưng thực tế vẫn đáng lo ngại và
“cái đầu nhà báo” của tôi lại phải moi thêm một sáng kiến: Thi sĩ Quách
Tấn c̣n một người con gái đang dạy học tại Qui Nhơn, chị Quách Mộng Hoa.
Chị Hoa có làm thơ lại là phụ nữ th́ nhất định là đa cảm và văn nghệ hơn
ông anh, v́ vậy tôi đă vận dụng mọi thế lực trung gian dàn xếp để cuối
cùng chị Hoa đồng ư đi với chúng tôi đến nhà in Văn Phong như một người
bảo đảm. Tôi c̣n cẩn thận mang theo giấy giới thiệu có đóng dấu đỏ chót
và kư tên Hiệu Trưởng trường Cường Để để tăng uy tín. Tuy nhiên, những
lo xa của chúng tôi đă thừa, anh Quách Gia quả có máu thi sĩ, anh dễ
dàng chấp nhận mọi điều kiện và dành cho chúng tôi mọi thuận lợi để làm
việc.
Thật ra sinh hoạt của một nhà in nhỏ ở tỉnh lẻ rất nhàm chán, công việc
chỉ quanh đi quẩn lại với mớ giấy tờ, sổ sách văn pḥng, hóa đơn bán
hàng, hoặc nhăn trà, nhăn bánh. Ông chủ nhà in con nhà thi sĩ cũng muốn
làm một công tŕnh có tính cách văn hóa nghệ thuật một chút. Anh thích
thú nh́n hàng chữ “In tại nhà in Văn Phong” phía sau b́a báo.
Nhà in chỉ có hai máy đạp pedal, mấy hộc chữ, một dao cắt, mấy bành dây
và vài ba người thợ nhưng với chúng tôi đây là cả một thế giới mới lạ và
hấp dẫn. Hàng tháng trời chúng tôi hầu như ăn ngủ tại chỗ, mày ṃ tập
sắp chữ, chăm chú sửa bản in thử, xem h́nh bản gỗ rồi phụ đóng, xén, vô
b́a, vô gói. Những ngày ở nhà in là khoảng thời gian bận rộn nhất và
cũng tuyệt vời nhất đời làm báo học tṛ.
Báo in xong liền được trịnh trọng đóng dấu “kính biếu”, kư tên tặng các
mạnh thường quân, các chủ quảng cáo và cuối cùng, hấp dẫn nhất là… bán
báo.
Qui Nhơn hồi đó ngoài trường Cường Để c̣n có hai trường chuyên nghiệp là
trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật, sáu trường trung học khác gồm Nữ
Trung Học, Bồ Đề, La San, Trinh Vương, Nhân Thảo, Tây Sơn. Chúng tôi
quyết định ưu tiên phổ biến rộng răi báo trong toàn trường, số c̣n lại
sẽ đưa đi giới thiệu và bán tại trường Nữ Trung Học và trường Sư Phạm.
Quyết định này cũng có nguyên do của nó.
Nữ Trung Học lúc đó được coi như một thứ “Cường Để em”. Cơ sở khang
trang nằm trên một vị trí đẹp sát bờ biển này trước kia vốn là trường tư
thục Tân B́nh. Trường này nghe đâu là cơ sở kinh tài của bà Ngô Đ́nh
Nhu, bị sung công sau biến cố 1963 và trở thành Nữ Trung Học. Trường chỉ
mới hoạt động được hơn một năm và hầu hết giáo sư và học sinh đều được
chuyển từ trường Cường Để sang. Phổ biến báo Cường Để cho Nữ Trung Học
là chia xẻ với bồ nhà; hơn nữa, việc được vào tất cả các lớp ở trường Nữ
để giới thiệu “tác phẩm văn hóa” của ḿnh, được tha hồ nh́n ngắm và đón
nhận những ánh mắt chớp chớp ngưỡng mộ của “bầy bướm trắng biển Qui
Nhơn” là điều mà toàn ban biên tập háo hức và nôn nao đến mất ngủ.
Việc bán báo ở trường Sư Phạm ngoài lư do hy vọng báo được phổ biến đi
xa, c̣n xuất phát từ một nguyên nhân thầm kín và tế nhị khác, có liên
quan đến “uy tín và danh dự” của lớp trẻ Qui Nhơn mà trường Cường Để là
đại diện.
Trường Sư Phạm Qui Nhơn qui tụ giáo sinh ở hầu hết các tỉnh miền Trung
từ Huế vào đến Phan Thiết, và mặc dù điều kiện dự thi chỉ yêu cầu có
bằng Tú Tài I để đào tạo giáo viên bậc Tiểu học, nhưng trong thực tế
trường Sư Phạm vào thời điểm này có khá đông anh chị em đă học xong bậc
Trung học hoặc đă có một vài chứng chỉ Đại học, v́ thế, tâm lư chung của
các anh chị em giáo sinh Sư Phạm là tự cảm thấy ḿnh số một Qui Nhơn;
điều này “mất ḷng” dân Cường Để lắm và người Cường Để đă tận dụng mọi
cơ hội, mọi khả năng để tự chứng tỏ ḿnh. Khi trường Sư Phạm tổ chức Đại
Nhạc Hội, tŕnh diễn kịch bản Người Viễn Khách Thứ Mười của Nghiêm Xuân
Hồng ở Hội trường Qui Nhơn, văn nghệ Cường Để bỏ ăn bỏ ngủ, ngày đêm tập
luyện để một thời gian ngắn sau đó, cũng tại Hội Trường Qui Nhơn, trong
một công tác từ thiện, tŕnh diễn trường ca Con Đường Cái Quan của Phạm
Duy, không bỏ sót phân đoạn nào.
Năm đó, trường Sư Phạm có đặc san Đối Thoại với những Tôn Thất Lập, Thái
Ngọc San, Lê Văn Ngăn, Ngô Lê Từ gởi tặng trường Cường Để và trường
Cường Để có nhiệm vụ đáp lễ. Ngộ nghĩnh và đáng yêu biết bao những “vấn
đề lớn” của tuổi nhỏ.
@
Tôi đọc lại từng ḍng cả hai quyển Đặc San Cường Để
và ứa lệ ngậm ngùi. 1965 - 1981, mười sáu năm, thời gian không lâu lắm
mà dâu bể đă trùng trùng. Lớp anh em chúng tôi chưa tới 40 và hầu hết
các giáo sư trên dưới 50. Thầy tṛ chúng tôi đang ở vào lứa tuổi chín
chắn, sung măn nhất để tạo dựng, để cống hiến, nhưng buồn thay…
Tôi nhớ ra từng tên bạn bè, làm sao tôi biết được hết những đau thương
dằn dặc, những khổ nhục bề bề, những tan tác uất nghẹn mà anh em chúng
tôi phải chia xẻ và gánh chịu cùng với nỗi đau của dân tộc ḿnh. Tôi chỉ
là một người tù mới ra trại, tôi chỉ có thể biết được một số, rất nhỏ,
trong hàng hàng lớp lớp những người trẻ tuổi Qui Nhơn, nhưng chừng đó
thôi cũng đủ làm cho tôi quặn ḷng. B́a báo Cường Để có kư một tên tắt:
Cần Lương, công sức tim óc của hai người: Nguyễn Đức Cần và Nguyễn Đ́nh
Lương. Lương đă vĩnh viễn với thương tật trong nhiệm vụ góp máu cho quê
hương đầu thập niên 70 và Cần bầm dập ở nhiều trại cải tạo khác nhau sau
năm 1975. Cây viết Vơ Hữu Hạnh đă cháy cùng chiếc thiết giáp anh chỉ huy
ở chiến trường Phù Mỹ chưa đầy một năm sau ngày anh rời trường. Cây viết
Nguyễn Minh Đức mất tích ở Tân Cảnh mùa hè đỏ lửa năm 1972. Cây viết
Trần Hữu Cải đă chết tức tưởi ở trại A20 Tuy Ḥa năm 1980. Đặng Tấn Tới
năm 66 - 67 vào Sài G̣n học Luật, làm báo và lập nhà xuất bản Vận Động,
in thêm hai tập thơ Mưa Mắt T́nh và Tâm Thu Kinh, in tập
nhạc Phố Ca cho Tôn Thất Lập, chuẩn bị in thơ Nguyễn Tôn Nhan,
truyện Từ Kế Tường, Nguyễn Mạnh Song Ka th́ rớt đại học, về quê làm lính
làng, mở nhà sách Hoàng Hạc, lập vườn lan. Ngôi nhà Hoàng Hạc ở cửa Đông
thành B́nh Định cũ trở thành nơi ghé lại, dừng chân của nhiều anh em văn
nghệ. Sau 1975, tất cả sách báo ở nhà Hoàng Hạc bị đốt, chủ nhân của nó
bị khốn đốn, toàn bộ các kệ sách bỏ trống, thay vào đó là những thùng
nhỏ, chai hũ đựng đường, bột ngọt, tiêu, ớt, thuốc rê và chút ít tập vở.
Vườn lan trở thành món chơi tư sản phải dẹp bỏ, bạn bè tứ tán muôn
phương. Gác Hoàng Hạc tiêu điều, lặng lẽ như chính sự câm nín, cam chịu
của người lập ra nó.
Trần Nhâm Thân ở đâu? Anh “t́m hiểu non sông, cảm thông hồn nước”
bằng trái tim anh nhưng liệu những người mệnh danh là “chủ mới của xă
hội” có thông cảm và thấu hiểu cho anh không? Hay công tŕnh nghiên cứu
của anh được nh́n như một công tác t́nh báo, sưu tầm, điều tra t́nh h́nh
địa phương cho “địch”?
Hoàng Ngọc Tuấn lang thang ở Sài G̣n, trên 40 tuổi không nhà cửa, chưa
vợ con, tài sản chỉ vỏn vẹn có chiếc xe đạp cũ và cái bàn chải đánh răng
giắt sau túi quần, nay ngủ chỗ này, mai trọ nhờ nơi khác, sáng sáng thức
dậy xin kem đánh răng và bụng trống đạp xe đi. Tuấn vẫn phải sống vất
vưởng bằng ng̣i bút nhưng không cho phổ biến tác phẩm mới nào và không
được dùng bút hiệu cũ nữa, anh chỉ dịch tin thể thao và kư tên mới: Huấn
Toàn.
Thầy Pháp văn Đinh Hữu Nghĩa chết v́ tai nạn trong quân trường khóa 24
Thủ Đức; thầy Anh văn Vơ Ái Ngự, trưởng hướng đạo, sĩ quan biệt phái,
chết trong trại cải tạo; Thầy TQS, NKB vẫn c̣n trong tù cùng vụ án với
“Cường Để “ Lê Công Minh. Cô Trần Thị Đào (phu nhân Thầy HT TTN) bán trà
đá ở cổng xe lửa số 6; thầy Triết Nguyễn Phụ Chính bán quán ở Nguyễn Tri
Phương; Cô Trần Thị Gia, Hiệu trưởng Nữ Trung Học, quả phụ của một Trung
tá, chết buồn ở Sài G̣n và c̣n ai… c̣n ai nữa.
Về những người “bên kia”. Giáo sư Trần Quang Long chết nghẹn bởi B 52
bên Miên khoảng cuối thập niên 60 hay đầu 70, không có cơ hội để chứng
kiến những Bông Cúc Vàng (tên một tác phẩm của TQL) héo để chiêm
lại. Giáo sư LPC, NTL nghe đâu ngưởi ở Huế, người ở Sài G̣n, hàng ngày
vẫn mệt mỏi cọc cạch đạp xe đến trường, nói những điều gượng gạo. Không
biết những cựu sinh viên đại học Huế có nhận thấy những ngọn lửa đấu
tranh của họ đă cháy cho những mục tiêu giả hết sức phí phạm hay không?
Và có c̣n chút hơi ấm âm ỷ nào tứ trái tim để có thể làm lại? Có muốn
làm lại?
Ngày tôi mới ra trại giam, NKN, một cựu Cường Để, đang làm trưởng một
đài phát thanh cấp quận ở Sài G̣n đến thăm và gợi ư hỏi tôi có muốn gặp
lại những anh em cũ không? Nghe nói bạn tôi một thời ở Sài G̣n đông lắm,
có người cấp Trung tá, Đại tá sở công an, có người là Trưởng nhà đất
quận, có người là Hiệu trưởng trường pháp lư, có người phụ trách Nhà Hát
Quần chúng rạp Olympic. Tôi bẩm sinh vốn nặng t́nh bè bạn và thật tâm
không có ḷng thù hận với riêng một cá nhân nào, nhưng khoảng cách về tư
tưởng và ḷng tự trọng của con người không cho phép tôi có những liên hệ
không cần thiết, v́ vậy tôi từ chối tất cả chỉ nhắn NKN ư muốn gặp Trần
Hải Đảo - bút hiệu kư trong đặc san Cường Để - của một người từng phụ
trách báo Tiếng Nói ở trường Đại Học Sư Phạm; một nhà văn đang được ưu
đăi, được lănh một giải thưởng lớn về văn chương, được sử dụng một phần
căn nhà cũ của một thi sĩ kiêm chủ trường ở đường Phan Thanh Giản, đang
cộng tác và có nhiều ảnh hưởng với một số tờ báo ở Sài G̣n. Tôi muốn gặp
Trần Hải Đảo v́ biết rơ con người và tin vào tư cách nhà văn của anh.
NKN sắp xếp cho chúng tôi gặp nhau ở một địa điểm “trung lập”, nhà một
người bạn chung, có thời là chủ một câu lạc bộ lớn nhất băi biển Qui
Nhơn.
Tôi cảm ơn mấy mươi năm tự do ở miền Nam, ít ra nó cũng giúp chúng tôi
có được một sự ṣng phẳng và cởi mở. Tôi nói với Trần Hải Đảo rơ ràng,
dứt khoát, không rào đón, e dè:
– Tao nói thật một điều, được chứ?
– Ừ, được.
– Tao không có ư khen chê ǵ những người ngoài Bắc vào, họ không có sự
lựa chọn, họ như những con ngựa đeo mang chỉ biết đi về một phía. Không
cần thiết để phê b́nh những người không tự quyết định được đời ḿnh,
nhưng với những anh em trong Nam đă dấn thân - dĩ nhiên không kể đám cỏ
rạp sau 30 - 4 - 75 - tao rất phục.
– …
– Ít ra bọn mày đă dám từ bỏ những thuận lợi cá nhân có thể có để chấp
nhận những gian truân, nguy hiểm. Dù đúng hay sai, đó là một sự lựa chọn
can đảm, xuất phát từ những động năng tốt, tao trân trọng điều đó.
– …
– Mày chối bỏ chế độ miền Nam v́ cho là nó xấu, mày muốn t́m một cái ǵ
tốt đẹp hơn, vậy hỏi thật, mày đă t́m thấy điều muốn có chưa?
– Chưa.
– Vậy mày có c̣n đủ “nóng” để làm lại, để tiếp tục t́m kiếm hay không?
– Tao cũng mệt mỏi lắm, nhiều điều đau đầu, khó nói lắm.
Trần Hải Đảo trả lời với giọng nói và dáng điệu tư lự, u uẩn. Không c̣n
những lư luận sang sảng, tự tin, không c̣n những cái khoa tay mạnh mẽ,
dứt khoát. Dường như trong tận cùng tâm khảm của mỗi con người c̣n có
trái tim, dù đứng về phía nào, cũng đang thấy ngậm ngùi.
Tôi viết về một tờ báo Xuân học tṛ cũ, có thể bài viết sẽ được đăng
trong một tờ báo mới. Thật đáng trách, tôi chỉ nói toàn những chuyện
buồn. Tuy nhiên, đất nước ta như thế, dân tộc ta như thế, từng con người
trong mỗi chúng ta như thế, chả lẽ lại có thể vui được hay sao?
Nguyễn Mạnh An Dân
vanhuu08@yahoo.com
Trang Văn Hữu |