PHẦN I
HIỆN THỰC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM - GIẤC MƠ THỜI TRẺ TUỔI
Chương 1 đến 5
|
1* Những con thỏ Tôi đi dọc theo con suối. Con suối nhỏ vô danh chảy dọc theo thung lũng. Một vài nhà dân cư rải rác thấp thoáng trong các vườn cây. Buổi sáng trời nắng nhẹ. Không gian yên tĩnh. Vài người làm vườn xa xa không khuấy động bầu khí êm ả. Tôi không đi dạo chơi dù không ǵ thú vị bằng dạo chơi ven bờ suối. Tôi mang theo cái bao và chiếc liềm để hái rau cho thỏ ăn. Tôi mặc bộ đồ lao động cũ và mang đôi giày bốt để có thể dễ dàng lùng sục khắp nơi. Tôi t́m cắt các loại rau cỏ thỏ có thể ăn được. Thỏ ăn rất tạp nhưng có vài loại cỏ độc ăn vào chúng lăn ra chết ngay. Không như khi sống nơi tự nhiên hoang dă, thỏ nhốt trong chuồng mất bớt đi nhiều khả năng tinh nhạy trong việc lựa chọn thức ăn và các phản xạ khác. Con người cũng vậy thôi. Sống trong một chế độ xă hội bưng bít và chỉ được thụ hưởng những ǵ mà nhà cầm quyền cho phép, con người cũng sẽ trở nên đần độn, trơ lỳ và cuồng tín hơn khi bị kích thích. Đó cũng là một loại phản xạ có điều kiện. Tôi lại suy nghĩ về chính trị rồi. Chính trị thực sự có ích ǵ mặc dù nó có thể chi phối tất cả. Chính trị là dối trá, phản bội, thủ đoạn và tàn bạo. Con người đâu cần thứ chính trị đó. Có những việc tầm thường nhưng có ích hơn nhiều. Như bây giờ tôi đang nuôi mấy con thỏ. Thỏ sẽ đẻ con, cung cấp thịt làm thức ăn, những bộ lông mượt mà tuyệt đẹp cho đời. Và cả phân, nước tiểu để bón cho cây trồng. Mà nuôi những con thỏ cũng không phải dễ. Tôi đă phải t́m sách đọc và đi hỏi những người có kinh nghiệm nuôi trước. Mới đầu tôi chỉ nuôi một cặp thỏ con và phải chọn thỏ cái. Ở thỏ con một, hai tháng tuổi, phân biệt đực cái rất khó v́ bộ phận sinh dục của chúng nh́n bề ngoài không có ǵ khác nhau. Phải là người rất sành mới có thể phân biệt được, có khi c̣n bị lầm. Khi c̣n nhỏ, người ta nuôi nhiều thỏ con chung một chuồng để chúng giữ hơi ấm cho nhau và kích thích nhau ăn nhiều cỏ. Nhưng đến tuổi phát dục, nếu không tách chúng ra, những con đực "nhảy cái" nhiều quá sẽ có hại cho sức khỏe. Chúng không biết tự chế trong vấn đề này. Hơn nữa, nếu chúng đồng huyết những con thỏ con đẻ ra sẽ chết yểu, có khi chết ngay toàn bộ lúc mới sinh. Thỏ đực phải được nuôi riêng và một con thỏ đực đủ cho một bầy hàng chục con thỏ cái. Thông thường, khi mới nuôi ít, người ta không nuôi thỏ đực mà chỉ đi mượn khi cần thiết. Để một con thỏ đực ở không th́ lăng phí và cũng buồn cho nó. Cho thỏ gần nhau để đẻ con cũng là cả một nghệ thuật. Phải biết chọn lúc thích hợp cho cả hai phía. Thỏ đực c̣n tơ, mới nhảy những lần đầu thường thiếu kinh nghiệm, có khi mệt phờ mà chẳng được tích sự ǵ. Phải là những con thỏ cụ lăo luyện hoạt động mới có hiệu quả tốt. C̣n thỏ cái không phải lúc nào cũng chịu đực. Phải biết quan sát bộ phận sinh dục của nó, khi hồng lên là lúc nó động đực. Nếu không đúng lúc, nó sẽ từ chối thỏ đực bằng cách cong người, cúp đuôi lại, thế là thỏ đực chịu thua. Mà dù thỏ đực có hung hăn cưỡng ép được, sau những lần đó nó cũng không đậu thai. Đôi khi có con c̣n phản ứng mănh liệt, cắn đuổi cả thỏ đực. Lại c̣n chuyện chọn giống thỏ, màu lông như thế nào để khi đẻ con ra có màu lông như ư muốn, thường là trắng, xám hoặc đen trắng. Màu lông luôn tương hợp với màu mắt. Thỏ trắng có mắt hồng và thỏ màu mắt nâu. Đó là cả một nghệ thuật tinh tế trên cơ sở hiểu biết về các định luật của thiên nhiên. Nhưng mà có phải tôi chỉ đi dọc theo con suối này để hái rau thỏ và suy nghĩ về nghệ thuật nuôi thỏ thôi sao. Tôi có khác ǵ những nông dân kia đang lầm lũi hàng ngày trên mảnh vườn của họ. Đâu rồi những giấc mộng lắp bể vá trời, đâu rồi những cuộc đấu tranh hùng tráng, đâu rồi những chuyến đi phiêu lăng, đâu rồi những cuộc hội thảo nồng cháy lửa tự do? Phải chăng tôi bị hất ra ngoài, đứng bên lề ḍng chảy của cuộc sống đang sục sôi? Tôi đă bị vô hiệu hóa và đang tự an ủi ḿnh? Tôi đă thua cuộc, đă bại trận ? Tôi yêu tự do và không thể sống tự do mà không dấn thân vào cuộc chiến đấu. Đó là cái gía phải trả cho tự do. Tự do không phải là tặng phẩm trời cho. Tự do không phải ngồi đợi để được ban phát. Tự do không bao giờ vô điều kiện. Tự do nằm trong mối quan hệ giữa con người và con người và giữa con người với thiên nhiên. Tự do là cuộc đấu tranh với chính bản thân. Tự do là khát vọng thường trực của phận người luôn luôn bị giam hăm trong đủ mọi thứ ngục tù. Tự do là giấc mơ lăng đăng bay lượn trên ṿm trời chật hẹp của cuộc sống. Tự do ở bên trong và bên trên mọi yêu ghét tầm thường tục lụy. Tôi đi dọc theo bờ suối này để xa lánh những ǵ tôi chán chường và căm ghét. Tôi không muốn trông thấy mặt những con người được gọi là lănh đạo. Họ là ai? Đó là một bí thư đảng. Ông xuất thân là nông dân, ít học, dành một nửa đời chiến đấu gian khổ trong rừng sâu núi thẳm v́ lư tưởng độc lập tự do của tổ quốc, không hề nghĩ đến một chút thụ hưởng riêng tư. Đă một thời, h́nh ảnh ông như một huyền thoại. Ông đóng khố và sống thực như đồng bào dân tộc ít người, cùng ăn cùng ở cùng làm với họ để vận động các buôn làng tham gia cách mạng. Ông lặn lội từ núi này sang rừng khác, đột nhập cả vào thành phố, nằm hầm bí mật để chỉ đạo cuộc chiến đấu. Ngày giải phóng, lần đầu tiên gặp ông, tôi thấy ông thật dễ mến, giản dị, thân t́nh và sâu sắc. Do thói quen làm việc trong rừng núi, ông rất ít dùng giấy tờ. Tất cả mọi chuyện đều nằm trong đầu nên ông có trí nhớ rất tốt. Khi truyền đạt nghị quyết, thậm chí ông không cần sử dụng đến cuốn sổ tay nhỏ nhầu nát ông vẫn mang theo bên người bao năm. Ông có thể nói về những chủ trương lớn của đảng cho đến những biện pháp cụ thể của từng ngành, từng giới một cách hết sức chi tiết tỉ mỉ, ngừng lại ở bất cứ phần nào để giảng giải, phân tích, sau đó lại tiếp tục không bao giờ nhầm lẫn. Những ngày mới tiếp quản, ông làm việc quên ăn quên ngủ và như không bao giờ biết mệt mỏi. Thế nhưng chỉ một vài năm sau, quyền lực đă làm ông thay đổi. Càng về sau, sự suy thoái của ông càng rơ và có thể ông không tự biết. Ông đă ở biệt thự sang trọng, có người hầu hạ, có xe con đưa rước, lại nuôi cả chó berger. Bao nhiêu người chầu chực vây quanh ông để tán tụng và xin ân huệ. Ông và cả vợ, bà con gia đ́nh thi nhau nhận hối lộ từ những món quà nhỏ cho đến những món tiền, vàng kích sù. Ông mua nhà ở nhiều nơi để chuẩn bị cho lúc về hưu và dành cho con cháu. Ông lao vào việc lôi bè kết cánh để tranh giành quyền lực. Ông biết rơ có quyền lực là có tất cả. Ông tự cho ḿnh có quyền hưởng thụ sau bao nhiêu năm cống hiến hi sinh. Ông không c̣n một chút ǵ h́nh ảnh của người cộng sản năm xưa. Ông hành xử mọi việc như một ông vua trên lănh địa của ḿnh. Đó là một chủ tịch Mặt trận một thời được xưng tụng. Ông này xuất thân là trí thức, có tiếng uyên bác và nhiều năng lực. Có thời gian ông đảm nhiệm một lúc sáu, bảy chức trưởng ban quan trọng, từ chính trị cho đến an ninh, kinh tế. Ông lại nổi tiếng là người đạo đức, có phong cách của một nhà nho. Nhưng người lái xe của ông lại đánh giá ông một cách hoàn toàn khác. Ông không bao giờ chịu đi bộ, dù chỉ một quăng ngắn. Xe bao giờ cũng phải đưa rước tận thềm. Ông bắt buộc lái xe phải giữ xe luôn láng bóng không hề có một hạt bụi, không cho ai đi nhờ, không cho cơ quan sử dụng đưa đón ai khác dù cần thiết đến mấy. Ông coi chiếc xe như tài sản riêng của ḿnh. Có lần ông bảo tài xế mượn xe lớn chở vật liệu xây dựng cho ḿnh nhưng khi xe hư ông buộc tài xế phải tự bỏ tiền ra sửa. Ngôi biệt thự ông được phân để ở bị chủ nhà cũ có giấy tờ hợp pháp đ̣i lại, ông lại được phân một ngôi biệt thự khác to không kém. Nhưng trước khi đi ông buộc chủ nhà phải đưa cho ông năm cây vàng về công trông coi chăm sóc nhà và chặt luôn cả cây thông samu 30 tuổi tuyệt đẹp trong vườn để làm củi. Ông đă trên 70 tuổi, gần đây bị mất thế, được yêu cầu về hưu nhưng ông vẫn ra sức đấu tranh để ở lại chức vụ cũ v́ ông c̣n muốn tiếp tục cống hiến cho đến hơi thở cuối cùng. Ông đă thu vén được khá nhiều nhưng ông tiếc chiếc xe Toyota đời mới khi về hưu ông không c̣n được đưa đón nữa. Đó là những cán bộ gọi là tham mưu luôn xun xoe bên cạnh lănh đạo. Họ không có kiến thức cần thiết, không có sáng kiến ǵ hữu ích, chỉ biết "lắng nghe hơi thở của lănh đạo" để nói hùa theo, xưng tụng và triển khai thực hiện. Họ chờ chực cơ hội để xin một chức vụ có thể vơ vét được nhiều quyền lợi béo bở. Đó là những cán bộ lănh đạo chính quyền các cấp có thể lănh đạo bất cứ ngành nào dù không có chút kiến thức chuyên môn ǵ về ngành ḿnh phụ trách. Khi bị tai tiếng, bất lực hay do bè cánh, họ được chuyển từ ngành này sang ngành khác, địa phương này sang địa phương khác, cấp dưới chuyển lên cấp trên hay ngược lại theo sự sắp xếp của đảng. Chính quyền gọi là chính quyền nhân dân này là của Đảng. Đảng vô cùng sáng suốt, lănh đạo toàn diện, trực tiếp và tuyệt đối. Đảng không nhường quyền lănh đạo cho ai cả. Đảng, người tổ chức và lănh đạo thắng lợi mọi cuộc cách mạng muôn năm. Đảng như và c̣n tệ hơn các triều đại phong kiến ngày xưa trong những thời kỳ thối nát. Đó là những người được coi và tự nhận ḿnh là văn nghệ sĩ. Đảng lùa họ vào và họ cũng cố chen vào những tổ chức gọi là Hội văn nghệ. Trong đó họ tranh giành các chức vụ quản lư, sáng tác theo đơn đặt hàng và yêu cầu của lănh đạo để phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của đảng trong từng giai đoạn, từng địa phương. Họ nhạy bén với cái mới nhưng cũng gío chiều nào che chiều ấy, phù thịnh chứ không phù suy, thay đổi lập trường như chong chóng, không đứng vững trước sự cám dỗ của quyền lợi và đe dọa của quyền lực. Tôi không muốn nh́n thấy tất cả bọn họ. Kể cả những trụ sở, cơ quan trong đó họ ngồi tôi cũng không muốn đi ngang qua. Tất cả đều gợi lên một cái ǵ dối trá, lừa bịp và phản trắc. Tất cả đều thiếu vắng t́nh người, ḷng nhân ái, chất lư tưởng trong sáng và cao thượng, những ǵ đă lôi cuốn tội nhập cuộc với họ ngày nào. Nhưng phải chăng không chỉ bọn họ và chủ nghĩa này, đất nước này, giai đoạn này. Một người Việt công tác lâu năm cho một đài phát thanh nước ngoài, khi về hưu đă tổng kết nhận thức của ḿnh bằng một câu ngắn gọn: "Đông hay Tây đều là đồ chó chết". Đó phải chăng là bản chất chính trị của muôn đời, của mọi không gian và thời gian. Lư tưởng chỉ là chiêu bài lừa bịp. Hay cuối cùng quyền lực sẽ làm tha hóa hết thẩy, kể cả những người tưởng như tốt đẹp nhất. Vậy th́ tôi đi hái rau nuôi thỏ có lẽ có ích hơn. Những con thỏ cái rồi sẽ đẻ con. Chúng mắn đẻ vô cùng và nếu biết cách nuôi, mỗi năm chúng có thể đẻ đến sáu lứa hay hơn nữa. Những con thỏ con mới tuyệt đẹp, có lẽ đẹp nhất trong mọi loài sinh vật. Đó là những túm lông mềm mại với những đôi mắt ngọc ngây thơ và láu lỉnh. Những bàn chân bé xíu phủ đầy lông tơ nhảy nhanh thoăn thoắt. Đôi tai nhỏ chưa kịp dài ra luôn ngọ ngoạy một cách sinh động, nhất là khi ăn. Tuy nhiên những thiên thần bé con này rất hay chết yểu. Thật đau ḷng khi buổi sáng thăm chuồng thấy xác một vài con, mềm nhũn bất động, bị những con khác dẫm đạp lên trong khi tối hôm qua chúng c̣n tung tăng đùa dỡn. Có khi chúng chết hàng loạt. Tử thần đă mang chúng đi quá vội vàng. Những con thỏ lớn chết lại càng đau khổ hơn, nhất là bọn thỏ đực mà người ta không muốn nuôi nhiều. B́nh thường chúng hiền lành và im lặng nhưng khi bị cắt tiết, chúng dăy dụa và thét lên những tiếng kêu rợn người. Thịt thỏ được bán cho các tiệm ăn c̣n lông dùng để may mũ hay quần áo. Tôi đă xem cách người ta lột da thỏ. Sự thiện nghệ của người thợ làm tôi rợn người. Anh ta treo hai chân sau của thỏ lên hai chiếc móc gắn sẵn vào một đà ngang cao vừa tầm. Với một con dao nhỏ sắc bén, anh ta cứa một đường quanh hai cổ chân, dọc theo đùi, lên bụng và ngực. Thế rồi chỉ cần cầm da ở cổ chân kéo ngược xuống, tuột toàn bộ bộ da ra khỏi người, trong khi các cơ bắp đang bốc hơi và c̣n co giật. Tôi sợ phải chứng kiến cảnh đó. Nuôi thỏ không phải là một việc dễ dàng. Chúng ăn rau cỏ nhưng ăn rất nhiều. Mùa khô tôi phải trồng thêm rau lang và đi lang thang dọc theo suối để t́m cỏ, b́m b́m và những loại lá chúng có thể ăn được. Mùa mưa phải mặc áo mưa đi cắt lá cỏ về hong khô trên giàn trước khi cho ăn v́ nếu cỏ ướt quá, ăn vào thỏ có thể bị śnh bụng. Chuồng thỏ phải được quét dọn mỗi ngày v́ phân và nước tiểu chúng nhiều và rất hôi, thu hút các loại côn trùng có thể gây mầm bệnh. Hơn nữa thu nhập do chúng mang lại không nhiều nên sau một thời gian tôi thôi nuôi thỏ dù đă mất nhiều công đóng chuồng trại. Dù sao tôi cũng biết ơn những con thỏ. Chúng đă giúp tôi nh́n thấy vẻ đẹp, bản năng sinh tồn, sự tàn bạo, cái chết và giúp tôi liên tưởng đến con người và cuộc sống. Cuộc sống không hề dễ dàng cho những người lương thiện và khao khát tự do.
|
2* Giấc mơ về Nàng - Cô bé học tṛ bạc mệnh Nàng chỉ là một cô bé học tṛ lớp đệ tam 15 tuổi. Nàng có khuôn mặt trẻ thơ với đôi mắt đen như nhung, chiếc mũi nhỏ, miệng cũng nhỏ với hàm răng trắng đều. Khi Nàng cười, giọng ḍn tan lảnh lót với lúm đồng tiền xuất hiện bên má, Nàng y hệt như một đứa bé được mẹ cho quà. Nhưng mái tóc thề dài óng ánh và thân h́nh dậy th́ căng đầy dưới chiếc áo dài học tṛ màu trắng tinh khiết báo hiệu Nàng đă trở thành thiếu nữ. Thuở ấy tôi vừa rời trường đại học để đến dạy học ở một thị xă vùng cao nguyên có tên là Buồn Muôn Thuở. Tôi đă chọn nơi xa lạ này v́ muốn thay đổi hoàn toàn cuộc sống và không muốn ở gần gia đ́nh. Tôi khao khát tự do và khám phá nên việc đến một vùng đất mới, không một người quen có cái ǵ đó hấp dẫn và hứng thú, như bắt đầu một cuộc phiêu lưu. Quả thực lúc đó tôi có tâm trạng của một người đi chinh phục và đối tượng chinh phục của tôi là vùng đất mới và những cô cậu học tṛ trung học. Trong ngôi trường lầm bụi đỏ với các thầy cô giáo phần nhiều đă lớn tuổi, sự xuất hiện của tôi trong những ngày đầu đă là một biến cố nho nhỏ. Một chàng thư sinh 22 tuổi, mặt trắng môi hồng, tóc dài gợn sóng bồng bềnh, không lớn hơn học tṛ ḿnh bao nhiêu, mở đầu những giờ văn chương bằng một thứ ngôn ngữ khác thường. Đó là một thứ ngôn ngữ tôi đă tôi luyện được từ hàng vạn trang sách cổ kim, hàng trăm cuộc chuyện tṛ, hội thảo thâu đêm với bạn bè và những ngày tháng xuống đường đấu tranh rực lửa chống bất công, nô lệ, đ̣i độc lập, dân chủ và tự do. Tôi đă tập nghệ thuật hùng biện khi đứng hàng giờ liền trước gương diễn thuyết với một đám đông vô h́nh. Nhưng có lẽ điều gây xúc động không phải là nghệ thuật hùng biện hay những lời hoa mỹ. Cái chính là tâm hồn tôi đang thực sự rực lửa và tôi đă nói bằng tất cả sự trẻ trung, sôi nổi, khao khát của một người t́m kiếm sự hoàn thiện và ư nghĩa đích thực của đời đống. Như sau này kể lại, Nàng cho biết đă bị tôi chinh phục ngay từ giờ học đầu tiên. Từ trước Nàng chưa hề biết yêu và Nàng đă lập tức yêu tôi bằng một t́nh yêu mê đắm, pha lẫn ḷng ngưỡng mộ có tính cách sùng bái. Sự trong sáng và cuồng nhiệt nơi t́nh yêu của Nàng làm tôi phát sợ mặc dù tôi đă nổi tiếng hào hoa phong nhă và có số đào hoa từ thời sinh viên. Tôi cũng là một gă thanh niên lăng mạn, phóng túng, coi thường và bất chấp mọi ràng buộc của đạo lư và khuôn khổ, dư luận xă hội. Nhưng tôi vẫn bối rối trước Nàng, không phải chuyện thầy tṛ mà chính v́ sự đắm say một cách ngây thơ và thánh thiện nơi Nàng. Nàng đi học sớm và đến nhà trọ của tôi mỗi ngày trước khi đến trường. Nàng chuyện tṛ không đâu v́ ở tuổi Nàng có ǵ sâu sắc để nói ngoài những vui buồn vặt vănh ở gia đ́nh và của đám bạn học. Điều cốt yếu là Nàng được gần tôi, nói cho tôi nghe và nghe tôi nói. Nàng công khai đi cùng tôi băng ngang sân trường trước hàng ngàn cặp mắt chăm chú theo dơi của học sinh đứng chờ vào lớp. Bạn bè Nàng và học sinh nhiều lớp bắt đầu xầm x́ chuyện tôi và Nàng nhưng Nàng cứ tỉnh như không, lại c̣n tỏ ra thích thú. Nhiều buổi trưa, Nàng đến nhà tôi sớm, bắt tôi đóng cửa lại để chuyện tṛ. Các bạn Nàng biết được ganh ghét, có hôm cả đám kéo tới đập cửa nhà tôi ầm ầm làm tôi phát hoảng nhưng Nàng nhất định không chịu cho mở. Cô bé 15 tuổi này mới thật gan lỳ đáng sợ. Nhưng Nàng thật sự vẫn là một cô bé. Lần đầu tiên tôi hôn Nàng, Nàng đă run lên bần bật, mặt tái xanh và ngất xỉu. Nàng quá xúc động, lại có bệnh tim nên cái hôn đầu đời đă trở thành một cú sốc choáng váng. Suốt buổi chiều đó Nàng không sao ngồi dậy được và phải nằm nghỉ trên giường của tôi. Chiều tối Nàng hơi khỏe nhưng không tự đi được nên tôi phải chở Nàng về nhà và vào nói với bố mẹ Nàng về cơn bệnh bộc phát của Nàng và lư do Nàng về trễ, điều tôi rất ngại nhưng buộc phải làm. Bố Nàng là một sĩ quan cấp tá, chỉ huy một đơn vị quân đội nổi tiếng dữ dằn. Tôi không sợ chức vụ và sự dữ dằn của ông v́ thời sinh viên tôi đă từng đối mặt với những người chức vụ cao hơn, dữ dằn hơn nhiều. Tuy nhiên tôi sợ trách nhiệm của ḿnh, một thầy giáo đối với cô bé học tṛ mà tôi không thể yêu như một người yêu, nhưng lại không thể từ chối khi Nàng t́m đến. Sau vụ đó, bố mẹ Nàng tuy không làm ǵ v́ dù sao cũng nể tôi là một giáo sư và tôi cũng chưa làm ǵ sai trái đối với Nàng, nhưng ông bà cấm cô con gái cưng không được lui tới nhà tôi nữa. Thế cũng là một lối thoát cho tôi nhưng tôi biết Nàng rất đau khổ. Trong những giờ học sau đó Nàng âm thầm nh́n tôi bằng đôi mắt sầu thảm và trách móc nhưng vẫn không hết đắm say. Năm sau, tôi không c̣n dạy lớp Nàng nữa và tôi nghe tin Nàng đă đính hôn. Vị hôn phu của Nàng là một sĩ quan không quân. Thời Nàng c̣n lui tới với tôi, Nàng đă kể có nhiều sĩ quan trong đơn vị của bố Nàng ngấm nghé tán tỉnh nhưng Nàng không để ư và không chấp nhận. Nàng nói với tôi họ không hấp dẫn bằng thầy. Nàng vẫn gọi tôi là thầy trong suốt thời gian Nàng yêu tôi. Bây giờ nghe tin Nàng đính hôn tôi cũng mừng cho Nàng và mong rằng Nàng đă quên tôi để đến với t́nh yêu mới. Câu chuyện không ngừng lại ở đó. Nếu chỉ có thế tôi đă không nhớ Nàng lâu đến thế. Một buổi sáng đẹp trời, thị xă Buồn Muôn Thuở chứng kiến một sự việc chấn động. Một chiếc máy bay nổ tung giữa trời trong xanh đầy nắng. Trên máy bay có Nàng và phi công vị hôn phu của Nàng. Cùng với chiếc máy bay, thân xác hai người tan tác giữa trời nắng gió . Người dân thị xă bàn tán xôn xao. Tai nạn hay tự tử ? Nguyên nhân tai nạn là ǵ ? Nếu là tự tử có phải hai người cùng đồng t́nh ? Tại sao phải làm thế khi hai người đă đính hôn và không có ǵ trở ngại? Đă khá lâu tôi không gặp Nàng nên không rơ tâm t́nh của Nàng ra sao nhưng tôi vẫn mang máng hiểu rằng cái chết kỳ lạ của Nàng có liên quan đến cuộc t́nh tuyệt vọng của Nàng với tôi. Điều này đă làm tôi ray rứt rất lâu. Trước đây khi Nàng thôi lui tới với tôi, một phần v́ bố mẹ cấm đoán nhưng phần chính do tôi không muốn tiếp tục quan hệ với Nàng. Tôi cũng yêu Nàng v́ Nàng rất đáng yêu và khó từ chối khi Nàng t́m đến nhưng tôi không có dự định ǵ lâu dài với Nàng và rất khó xử trước sự tận hiến ngây thơ và mănh liệt của Nàng. Tôi đang theo đuổi chủ nghĩa độc thân, là một giáo sư, trong khi Nàng chỉ là một cô bé học tṛ c̣n vị thành niên. Tôi không muốn lợi dụng sự trong trắng của Nàng cũng như không muốn có những tai tiếng không đáng có sẽ gây khó khăn cho tôi khi đứng trên bục giảng. Hơn nữa tôi lại bắt đầu có mối quan hệ t́nh cảm khác phù hợp với ḿnh hơn. Có phải đối với Nàng, cái chết là cách giải thoát cho một cuộc t́nh tuyệt vọng? Hay t́nh tuyệt vọng chính là nỗi chết? T́nh yêu đích thực phải được chứng minh bằng cái chết? Cái chết thăng hoa t́nh yêu đến cơi vô cùng tận? Tôi không thể hiểu được Nàng đă nghĩ ǵ trước giây phút nổ tung tan tành đó nhưng tôi hiểu về một khía cạnh nào đó, t́nh yêu điên cuồng của tuổi trẻ có liên quan đến cái chết. Điều đó đáng ngưỡng mộ và cũng thật đáng sợ nhưng không lư giải được. Dù sao đối với tôi Nàng luôn là một kỷ niệm đẹp đau đớn. Nàng sống măi trong tôi. Nàng là h́nh ảnh thánh thiện, sự ngây thơ vô tội, nỗi đam mê cuồng nhiệt và cũng là sự hủy diệt nghiệt ngă nhất mà tôi đă từng gặp. Nàng là vết thương mưng nhức và cũng là nỗi đau dịu êm ve vuốt tâm hồn tôi mỗi khi đời tôi trở gió.
|
3* Guồng máy Bùi Minh Quốc tiếp tục viết các đơn khiếu nại, tố cáo gởi lên các cơ quan trung ương nhưng tôi th́ không. Tôi đă chán ngấy tṛ đó. Từ khi cùng bị kỷ luật cách chức và khai trừ đảng ở Hội Văn nghệ, Quốc và tôi đă hai lần cùng viết đơn khiếu nại gởi lên Ủy ban kiểm tra Trung Ương. Đây là một việc tôi tạm thời chấp nhận cùng làm với Quốc v́ chúng tôi có quan điểm hơi khác nhau. Trước khi bị khai trừ, tôi đă viết dự thảo tuyên bố ra khỏi đảng nhưng Quốc không đồng ư. Quốc bảo nếu cần cứ để họ khai trừ và tiếp tục khiếu nại để đấu tranh. Khiếu nại là một cách đấu tranh nội bộ có thể tranh thủ được những người tốt trong Đảng. Trong cuộc đấu tranh chung mà Quốc và tôi đă chia sẻ, tôi không tiện tách ra và sự việc diễn ra theo hướng đó, hướng xấu nhất Quốc đă dự đoán. Sau lần khiếu nại thứ nhất, Ủy Ban Kiểm tra Trung Ương cử một phái viên về làm việc với chúng tôi và yêu cầu chúng tôi tường tŕnh rơ thêm vấn đề. Vẫn chỉ là những chuyện đă nói đi nói lại. Theo điều lệ Đảng, chúng tôi có thể tiếp tục khiếu nại lên Ban chấp hành Trung Ương và cuối cùng là Đại Hội Đảng. Nguyên tắc có vẻ như dân chủ và được thực hiện đến nơi đến chốn. Thực tế th́ không. Ngay Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương là nơi chuyên trách giải quyết việc này cũng không chính thức trả lời khiếu nại của chúng tôi, dù có một lần cử người về t́m hiểu. Sự im lặng là cách trả lời, đúng hơn là cách né tránh dễ nhất. Báo chí ở đây hay dùng cách nói "sự im lặng đáng sợ" để chỉ những trường hợp tương tự, c̣n tôi muốn nói thêm đó là "sự im lặng đáng sợ, đáng buồn, đáng chán ngấy." Thỉnh thoảng có vài ông cán bộ lớn nào đó ở Trung Ương về làm việc ở địa phương, trong những lúc nói chuyện riêng tư hay bên lề, có đề cập đến trường hợp chúng tôi và cho rằng việc kỷ luật chúng tôi là không đúng. Từ đó ở địa phương, người ta lan truyền nhau và bắt đầu râm ran bàn tán, dự đoán này dự đoán khác. Tôi cũng không muốn nghe những chuyện này nữa. Guồng máy khi vận hành đă đè bẹp mọi lương tri hay lương tri không có chỗ trong guồng máy. Guồng máy đă trở nên vô hồn theo đà quay của nó. Mỗi người chỉ là một bộ phận, một chi tiết, một đinh ốc. Đinh ốc nào rơi ra như tôi sẽ bị nghiền nát. Không có sự phản kháng chống đối trong guồng máy v́ như thế sẽ làm nó tê liệt. Chỉ có cách phá vỡ tung và làm lại theo cấu trúc mới. Có phải như vậy không? Đúng ra tôi không nên vào Đảng. Tôi là một kẻ yêu tự do, muốn tung trời lướt gió, làm sao có thể ở trong một Đảng được. Đảng là một tổ chức, một phương tiện, tập hợp sức mạnh, ư chí và hành động của nhiều người để đạt đến một lư tưởng chung. Nhưng khi lư tưởng chung đă không c̣n, Đảng sẽ trở thành tù ngục và là nơi thanh toán lẫn nhau. Đảng phải thuần nhất, nếu không Đảng sẽ mất sức mạnh dù đó là sức mạnh mù quáng. Những người lănh đạo Đảng hiểu rất rơ điều đó. Đảng cầm quyền lại có thêm yếu tố quyền lực và quyền lợi gắn kết các thành viên. Sau bao nhiêu tổn thất, mất mát trong đấu tranh, khó ai có thể từ chối những yếu tố mới đầy hấp dẫn và lạc thú, có sức lôi cuốn mạnh hơn cả lư tưởng ngày xưa. Điều này giúp tôi hiểu thêm bản chất của con người và tính chất của guồng máy này. Lư tưởng và quá khứ với những tủi nhục và vinh quang đă ràng buộc họ vào một tổ chức, quyền lực và quyền lợi đă cố kết họ trong guồng máy. Guồng máy này dị ứng với những người và cách phản ứng như tôi. Ấy thế cho nên khi tôi bị trục xuất khỏi Hội văn nghệ, Tổ chức Đảng nói sẽ chuyển sang tổ chức chính quyền để nghiên cứu bố trí tôi công việc ở một ngành khác. Không có ngành nào dám nhận tôi cả, kể cả hai ngành Giáo dục và Mặt trận là hai ngành tôi đă được đào tạo và có quá tŕnh hoạt động. Những người lănh đạo ở hai nơi này đă quá hiểu và lo ngại đối với những việc tôi đă làm. Điều buồn cười là tổ chức Đảng nói rằng nếu tôi đồng ư, họ sẽ bố trí ngay tôi sang Hội Nông dân. Thật là buồn cười. Tôi là một trí thức và văn nghệ sĩ lại giao việc đi vận động nông dân. Đó chỉ là một cách để vô hiệu hóa và làm tôi nản ḷng. Thực ra tôi đă chán ngấy các tṛ vận động kiểu đó. Nếu không tôi cũng có thể vận động nông dân nổi dậy không chừng. Hay tổ chức Đảng đánh giá tôi không làm nổi việc đó đối với thành phần chủ lực này của cách mạng. Mai Thái Lĩnh khuyên tôi nên tiếp tục sinh hoạt với Hội Văn nghệ, gắn với tổ chức này để khỏi bị cô lập. Tổ chức Hội tuy không tốt nhưng cá nhân hội viên vẫn có nhiều người chơi được. Giữ mối quan hệ với họ là điều kiện để vận động tranh thủ họ và cũng là cách tự bảo vệ v́ khi tách ra khỏi tập thể rất dễ bị đánh gục. Đó là lời khuyên đúng, khôn ngoan và tôi cũng tự ḿnh nghĩ được điều đó nhưng tôi không làm. Tôi chẳng cần ǵ cả.Tôi tự ḿnh tồn tại và khẳng định. Tôi không cần ai bảo vệ và cũng không ai bảo vệ nổi tôi khi tôi bị đánh, chưa kể là có ai dám đứng ra bảo vệ hay không. Tôi đă hiểu trong guồng máy này mỗi người đều có nỗi sợ, đặc biệt là nỗi sợ v́ liên quan đến những người bị coi là phạm tội, phản bội hay bị kỷ luật. Sợ bóng gió, sợ bị vạ lây, sợ mất quyền lợi, sợ v́ bị đe dọa... Đủ mọi kiểu cách sợ. Tôi đă chứng kiến nỗi hoảng sợ và phản ứng của một cán bộ có cỡ. Ông này là lănh đạo của một ngành, v́ làm bậy nên đang bị xem xét xử lư kỷ luật. Vốn là một tay khá ngang tàng, trong cuộc đấu tranh của chúng tôi ở Hội Văn nghệ, ông đă nhiều lần lên tiếng ủng hộ. Thế nhưng trong một cuộc họp chung do lănh đạo Đảng chủ tŕ, trước những lời hăm dọa và hứa hẹn, ông đă quay ngoắt 180o, lên án chúng tôi kịch liệt và thề trung thành với Đảng tới cùng. Dù thế sau đó Đảng cũng không tha ông. Ông cũng bị cách chức, khai trừ Đảng và cho về vườn. Những người chính trực, có tâm huyết và không biết sợ thường bị vô hiệu hóa trong các tổ chức. Sau khi Bùi Minh Quốc và tôi bị kỷ luật đưa ra khỏi Ban chấp hành Hội Văn nghệ, hội viên cử Hà Sĩ Phu vào một tổ chức đệm để chuẩn bị đại hội bầu Ban chấp hành mới nhưng lănh đạo Đảng không thừa nhận. Ở Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật mà Hà Sĩ Phu là một thành viên v́ anh vốn là một nhà khoa học, trong các cuộc họp, anh được nhiều hội viên yêu cầu dự thảo chương tŕnh hoạt động nhưng khi chọn người vào Ban vận động thành lâp hội th́ lănh đạo Đảng không chọn anh. Nhiệt t́nh của anh và sự mến mộ của bạn bè đối với anh chỉ làm cho người ta thêm nghi ngờ và cảnh giác. Ai cũng biết Hà Sĩ Phu là tác gỉa của tiểu luận gây chấn động "Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ" đang bị lănh đạo Đảng chỉ thị cho nhiều báo chí viết bài phê phán kịch liệt mặc dù bài tiểu luận của anh chỉ có mươi trang và người ta chuyền tay nhau đọc chưa được đăng tải ở đâu cả. Hà Sĩ Phu cũng khuyên tôi như Mai Thái Lĩnh nhưng tôi thấy rơ Hà sĩ Phu đă làm điều anh khuyên tôi không có hiệu quả ngoài việc bạn bè lui tới nhà anh nhiều hơn nhà tôi v́ nhà anh ở nơi tiện đường. Tôi vốn thích sống đơn độc nên việc nhiều bạn bè thường lui tới hay không không quan trọng. Chỉ vài người bạn tâm huyết thỉnh thoảng gặp nhau là đủ. Tôi không thích bạn chơi nói chuyện tầm phào. Tôi không muốn bị lănh đạo nhưng ở đất nước này mọi hoạt động được phép đều phải có lănh đạo. Tôi biết rơ sự lănh đạo đó ở tất cả các thứ hội gọi là nơi tập họp quần chúng. Trong những hội chính thức đă có từ lâu, những hội mới như Hội những người kháng chiến cũ, Hội những người nói tiếng Pháp, Hội làm vườn, Hội nuôi ong, Hội chơi chim hoa cá cảnh, Hội đồng hương... tất cả đều phải có lănh đạo. Sự lănh đạo được tiến hành thông qua các hội viên ṇng cốt, qua Ban vận động hoặc Ban chấp hành lâm thời được chỉ định, qua xét duyệt Điều lệ, chương tŕnh hoạt động và hội viên... Mỗi người đều phải có chiếc lồng, chiếc rọ của ḿnh. Mỗi người đều phải có vị trí và quay theo guồng máy. Tôi muốn nhảy ra khỏi guồng máy và nh́n nhận lại nó. Rất có thể tôi thất bại và bị guồng máy nghiền nát. Dù sao tôi cũng phải hành động như một con người tự do. Đó là định mệnh của đời tôi.
|
4* Đan Tâm - Ngày ấy Giọt nắng trên vai em Quán café nào cũng buồn Khi tôi một đời lang thang phố thành rừng biển Và giọt nắng trên vai em Và giọt nắng trong hồn tôi Và dáng em liễu thơ mềm non mới lớn Áo lụa hiền trôi buông trên thân tơ
Tôi đốt sáng chiều trong khói thuốc Tôi d́m tháng ngày trong chất đen mê si sáng rỡ Robusta Arabica Chary Namoza Tôi cúi đầu tôi ngẩng mặt Mắt em cười răng khểnh đong đưa chao chùng tưởng nghĩ
Nhạc buồn thinh không nhạc trời mênh mông Nhạc vời hư không nhạc trầm long đong Tôi đóng đinh tôi mải mê trên ghế nhỏ Chỉ có tôi chỉ có em Chỉ có cuộc t́nh không tên đâm chồi nở nụ
Tôi bỗng quên ngh́n xưa Tôi bỗng quên ngh́n sau Tôi quên cả vùng hư vô một đời tôi đói khát Nhưng tôi luôn một ḿnh lênh đênh giữa phố đông người Nhưng tôi luôn một ḿnh ch́m quên trong quán café Và giọt nắng trên vai em Mở ra trời im khuya không trăng sao
Đó là bài thơ tôi viết trên vỏ bao thuốc lá trong quán café Nắng Mới gần Đại học Vạn Hạnh ở Sài G̣n cách đây gần 20 năm. Tôi không c̣n nhớ nổi người con gái với giọt nắng trên vai đă gợi cho tôi cảm hứng nhưng cô đă cho tôi một thời khắc thiên thu của nỗi cô đơn thời trẻ tuổi. Thời trẻ tuổi của tôi choáng ngợp nỗi cô đơn. Khoảng một tháng sau ngày làm bài thơ trên, tôi ghi trong nhật kư: "Tôi bơ vơ cùng khốn đến thế này sao. Tôi muốn t́m một chỗ dung thân. Tôi muốn về một nơi yên ấm. Tôi muốm nằm trong một ṿng tay. Ngủ yên trên một cồn ngực. C̣n ai yêu tôi, nghĩ đến tôi không. Hỡi cuộc làm người thê lương. Hai mươi bốn tuổi rồi. Những bằng hữu những người yêu nồng nàn chết yểu. Các người đă đi mất hết vào xa quên. Chỉ c̣n tôi ở đây thôi. Tôi một đời khao khát. Tôi một đời mơ níu mặt trời. Tôi một đời tuyệt vọng. Tại sao em không tới.Tại sao tôi chờ đợi mỏi ṃn. Có c̣n ǵ. Không c̣n ǵ. Cuộc làm người của tôi ơi. Những thảm cỏ may trong rừng cây. Những mây trắng lênh đênh giữa trời biếc thẳm. Những sóng đại dương ngút ngàn. Có c̣n ǵ cho tôi không. Mà bây giờ bơ vơ khốn đốn. Tôi đợi em biết chừng nào. Tôi điên rồ chết giấc. Tôi quằn quại thịt xương. Tôi lăng tŕ tùng xẻo. Tôi co gị trốn chạy. Tư bề thinh không. Tư bề mênh mông. Tư bề choáng váng. Tôi muốn có, muốn ôm, muốn gh́, muốn xiết, muốn cắn ngập vào suốt hết xương da em yêu dấu khôn cùng. Em có nghe chăng. Hỡi em mịt mù xa cách. Tôi ngất ngư giữa đời, giữa chiều nắng hanh và gío buốt. Tôi chới với quay quắt. Tôi mănh thú đầy ḿnh thương tích. Tôi trong quan tài trơ trơ gỗ đá. Tôi biết làm ǵ. Tôi biết phải không làm ǵ. Tôi không làm ǵ. Tôi có làm ǵ. Tôi muốn về đâu. Em ơi em ơi hồn đă điên cuồng xác đă tím máu. Gió thổi trên đầu non. Mưa gầm dưới vực sâu muôn trượng. Lửa đốt trong buồng tim góc phổi. Buốt gía chừng nào. Mà thân h́nh tôi quắp co lẩy bẩy. Trần truồng xương da trong gío trong tuyết trong băng. Tôi nghẹn ngào bứt rứt. Có cái ǵ u uẩn trộn trạo trong tôi. Hăy mở nút ra đi. Hăy dốc hết ra đi. Cho tôi nhẹ nhàng thảnh thơi. Hăy nổ tung lên đi. Cho mất tích. Cho toi đời. Cho hư không miên viễn. Ư chí tôi tàn lụi heo hắt lất lây. Xác hồn này ruỗng mục. Em ơi em ơi. Em là ai. Em ở đâu. Em bao giờ. Hăy cho tôi nửa ṿng tay rắn độc. Hăy cho tôi nửa môi hôn lửa bỏng. Hăy cho tôi chết giấc muôn năm trên thân thể em trần truồng con gái"
Đó là ngôn từ nhưng không phải chỉ là ngôn từ. Đó là tâm hồn tôi rướm máu. Đó không chỉ là thèm khát một t́nh yêu, một người con gái. Đó là nỗi khát khao t́nh người. Đó là tâm trạng trong những ngày tháng lang thang cô độc giữa phố xá Sài G̣n xa lạ. Tôi không phải là kẻ tâm thần hay bị chứng nan y. Tôi là con người hành động, vừa trải qua một cuộc đấu tranh gay gắt và đang chờ đợi ra Hội đồng kỷ luật của một cơ quan quyền lực v́ đă vận động đấu tranh chống lại những người cầm quyền tham ô. Dù giữa cuộc đấu tranh hay trong nhịp sống b́nh yên thường nhật, tâm hồn tôi luôn dậy lên niềm khao khát. Trong hoàn cảnh cô độc giữa thành phố 4 triệu người, nỗi khao khát càng quay quắt cháy bỏng. Trong những ngày tháng tột cùng đơn chiếc đó tôi đă gặp Đan Tâm. Đó là một t́nh cờ định mệnh, một bước ngoặt của đời tôi. Thật lạ lùng. Tôi t́m đến em theo lời giới thiệu trước đây của một người yêu tôi vừa ĺa bỏ. Em là bạn thân của người đó. Em là nhân viên của một thư viện. Em chỉ làm thêm ngoài giờ học. Em ngồi đó trước những gía sách mênh mông. Đôi mắt mơ huyền sau cặp kính cận. Khuôn mặt hơi xanh xao. Mái tóc ngắn vừa phải. Chiếc robe trắng như tuyết. Nụ cười reo vui với một chiếc răng hơi khểnh. Tôi và em làm quen dễ dàng v́ em đă từng nghe bạn nói về tôi. Tôi mời em đi uống café sau giờ làm việc. Chúng tôi đi bộ đến một quán gần đó. Lần đầu tiên đi với một cô gái trên đường phố Sài G̣n. Với dáng người thanh mảnh, trên đôi giầy bic cao gót màu nâu, em cao gần bằng tôi. Liếc nh́n sang, khi không cười nói, em có một vẻ buồn lạ lùng. Tôi nghĩ nỗi buồn từ trong sâu kín của tâm hồn tỏa ra trên toàn bộ nét mặt, nhất là trong đôi mắt mơ hồ sương khói sau cặp kính cận. Vẻ u sầu phảng phất đó làm tôi nhói ḷng, như chạm phải một nét đau thương, như động chạm đến chính hồn tôi đang tê tái. Tôi hiểu rằng ḿnh vừa từ bỏ một cuộc t́nh sôi nổi vui tươi nhưng có phần hời hợt, bước qua một chặng đường khổ nạn cô độc đến tận cùng và sẽ bước vào một cuộc t́nh mới mê đắm và bi thương. Từ đó hầu như tôi và em gặp nhau mỗi ngày sau giờ em tan sở. Chúng tôi ngồi với nhau ở các quán café có khi đến tận khuya và chuyện tṛ như trút cả tâm hồn, cả cuộc đời ḿnh. Có kỳ diệu không khi chung quanh em từ lâu có biết bao người hào hoa thanh lịch mà em vẫn chưa có một người đồng cảm. Em đợi tôi chăng. Tôi chỉ là một anh chàng giáo sư tỉnh lẻ hơi "nhà quê" với chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần jean bạc mầu phong trần, đôi giầy to tổ bố, chỉ có nụ cười rất dễ thương và tâm hồn - lời nói cháy bỏng như ấn tượng đầu tiên của em về tôi mà em kể cho tôi sau này. Đó là hấp lực của sự mong chờ, nỗi khao khát, niềm đau thương đồng dáng giữa hai tâm hồn đồng điệu. Và từ cuộc gặp gỡ này, tôi đă nghĩ đă làm ngược lại hoàn toàn tất cả những ǵ tôi đă nghĩ đă làm 2 tháng trước đây khi tôi đoạn tuyệt với người con gái yêu tôi say đắm trên xứ sở Bụi Mù Trời.
|
5 * Những chiếc áo len Hai con tôi bắt đầu về học đại học ở Sài G̣n. Đây là niềm vui và cũng là nỗi lo lớn của vợ chồng chúng tôi. Chưa kể nỗi buồn khi các con xa nhà. Các con vẫn ở bên cạnh chúng tôi từ tấm bé. Tiền ăn, tiền học, tiền kư túc xá cho hai con quả là một khó khăn lớn trong hoàn cảnh chúng tôi hiện nay, Vợ tôi dạy học lương chỉ đủ sống cho một người. Tôi từ khi bị kỷ luật nằm nhà chờ chuyển công tác khác lương tháng có tháng không. Các con tôi mới chân ướt chân ráo về Sài G̣n chưa kiếm việc làm thêm được. Trước khi đi, tôi đă chuẩn bị cho chúng một thùng đồ nghề sửa xe đạp và động viên chúng khi cần thử làm xem sao. Thời gian này sinh viên cón ít đi làm thêm. Có lần chúng viết thư về kể một hôm chúng xách thùng đồ nghề ra đứng đầu đường, gần cả buổi mới có một người đi ngang bị hư xe đạp mang tới sửa. Người này lắc đầu khi thấy đồ nghề của chúng thiếu clé, phải dùng kềm trầy trật măi mới mở được bánh xe. Sau lần đó chúng dẹp thùng đồ nghề luôn không làm thử nữa. Vợ tôi tính chuyện làm thêm để có tiền gởi cho các con ăn học. Đan Tâm dạy thêm học sinh vào buổi chiều nhưng dạy 2 lớp cũng chỉ được 20 học sinh v́ chúng tôi chỉ có một pḥng nhỏ dùng để dạy học chỉ đủ chỗ cho 10 em. Dạy 2 lớp mỗi tuần mất 4 buổi chiều, thu nhập hàng tháng bằng một tháng lương nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu chi tiêu của chúng tôi. Đan Tâm định làm thêm nghề đan áo len. Đan áo len là một nghề khá phổ biến của phụ nữ ở xứ lạnh này, nơi đă sản xuất ra những chiếc áo len tuyệt vời làm mê ḷng du khách. Đan Tâm biết đan tay nhưng v́ đan tay rất chậm, lại ít thời gian rảnh nên Đan Tâm đi học đan máy và mua máy nhận hàng về nhà đan. Chúng tôi liên hệ với một cửa hàng bán áo len ngoài phố. Điều kiện để nhận hàng là học nghề, mua máy tại đây và sau đó chỉ đan cho cửa hàng này, không được đan cho nơi khác để tránh tiết lộ bí mật nghề nghiệp. Tiền học nghề mất một chỉ vàng, mua máy 3 chỉ và chúng tôi phải đi mượn bạn bè mấy nơi mới lo đủ. Ngoài việc làm vườn, nuôi thỏ, tôi phụ vợ bằng việc đi nhận len, giao áo và cuốn len, gỡ len rối. Có những loại len được sản xuất thành từng ṿng lớn dành cho máy đan công nghiệp phải cuộn lại thành búp mới xử dụng được cho máy đan nhỏ. Có những búp len rối, đứt, gồm nhiều sợi vụn phải gỡ rối, nối lại trước khi đan. Tôi cố gắng làm quen với công việc nhàm chán này. Tiền công đan len rẻ mạt nên vợ tôi phải tăng cường thời gian làm thêm. Nhiều hôm đă dạy học suốt ngày, Đan Tâm c̣n thức đan đến 2-3giờ sáng, c̣ng lưng mờ mắt nhưng vẫn cố gắng làm việc . Nghị lực của Đan Tâm thật phi thường. Không phải chỉ nghị lực mà chính t́nh thương vô bờ của người mẹ đối với các con mà em đă làm được như thế. Nhiều khi em đan mà nước mắt chảy dài v́ thương nhớ con hay v́ phiền muộn. Thấy vợ làm việc nhiều quá. Tôi t́nh nguyện học đan để làm phụ cho em bớt cực. Một chiếc áo len có nhiều phần, thân trước, thân sau, hai tay. Thân trước đan rất phức tạp v́ phải pha nhiều màu để tạo h́nh trang trí theo mẫu. Thân sau đơn giản v́ chỉ đan trơn một màu. Nói đơn giản nhưng tôi học măi mới được v́ tôi vốn rất vụng về trong những chuyện cần tỉ mỉ như thế này. Tôi viết một bảng chữ số ghi số mũi số hàng treo trước mặt để nhớ khi đan v́ phải thêm bớt mũi và hàng ở mỗi đoạn của thân áo. Tuy thế có lúc nhầm lẫn phải tháo ra làm lại. Bực nhất là khi đă đan gần xong mới phát hiện ḿnh đan nhầm từ đầu; không sao sửa chữa được, chỉ có cách tháo ra toàn bộ. Tôi đan vào những lúc vợ tôi đi dạy hay làm việc đă quá mệt mỏi. Tôi vừa đánh vật với máy đan vừa suy nghĩ về việc ḿnh đang làm. Đây là công việc lương thiện, có ích cho đời nhưng tiền công quá rẻ và không phù hợp với tôi. Tôi đă học trong 16 năm thời trẻ tuổi cho một ngành chuyên môn cao quư gọi là giáo dục. Tôi đă viết và xây đắp nhiều mộng tưởng văn chương từ thuở sinh viên. Tôi đă kinh qua đấu tranh cách mạng trong nhiều thời kỳ lịch sử. Tôi đă từng làm công việc gọi là lănh đạo trong một số ngành. Tôi đă mơ lấp bể vá trời, làm chủ hướng đi của lịch sử. Tôi đă muốn chung thân ngựa hoang suốt đời tung vó. Tôi đă muốn làm một loài hoa hèn cỏ mọn trên ngọn đỉnh trời... Thế mà bây giờ tôi ngồi đây, toát mồ hôi loay hoay với nửa thân sau áo len mà một con bé 15 tuổi cũng có thể làm giỏi hơn tôi để kiếm mấy đồng tiền công rẻ mạt. Chao ôi, có cái ǵ phi lư và cay đắng làm tôi nghẹn ngào, cuồng phẫn. Nhưng mà tôi vẫn ngồi đó để kéo chiếc cần máy đan mỗi ngày. Đan Tâm nói dù sao đây cũng là việc làm có ích và tôi cũng đồng ư với em như thế. Tôi cũng không muốn thấy em quá cực nếu tôi không làm, dù do vụng về, thời gian tôi làm gấp đôi thời gian nếu em tự làm. Lẽ nào tôi lại đi ngủ trong khi em miệt mài thâu đêm sau khi đă làm việc mệt nhọc suốt ngày. Trong đêm khuya, tiếng máy đan của em đă bao lần cứa vào ḷng tôi đau nhói. Dù sao đây cũng là công việc ít tiếp xúc với những người khác, điều tôi đang tránh, trừ những khi phải đi gặp bà chủ để giao áo và nhận len. Bà chủ cư xử với tôi đàng hoàng nhưng cũng có không ít chuyện làm tôi chạnh ḷng. Bà chủ bận đi làm tóc, tôi phải đợi có khi hàng giờ. Bà chủ mua len hết tiền hẹn lần khác trả tiền công. Bà chủ chê chiếc áo đan xấu phải đem về sửa lại. Khi giao áo cân lại thấy thiếu trọng lượng so với lúc nhận len phải trừ bớt tiền công. Tôi nghĩ ḿnh đă từng là một kẻ dọc ngang trời đất và làm Trang tử Tiêu dao, đâu sá ǵ những chuyện nhỏ mọn này. Chúng chỉ chạm nhẹ vào ḷng tự ái của tôi và tan đi theo khói thuốc lúc tôi đứng trước cửa hàng nh́n người qua lại. Chiếc xe PC Honda 50 cũ đă theo chúng tôi gần 20 năm bây giờ không c̣n chạy nổi trên đường phố núi này. Từ nhà tôi ra phố khoảng 4 cây số, mỗi lần lên dốc tôi phải xuống xe đẩy phụ, v́ xe không có số chỉ tăng giảm ga, có khi nó nằm vạ không chịu đi. Tôi chuyển sang đi xe đạp. Đây cũng là một cách tập thể dục dù ở nhà tôi đă lao động chân tay không ít nhưng chủ yếu vận động tay nhiều hơn chân. Đó cũng là cách để quân b́nh. Dĩ nhiên khi lên dốc phải dắt v́ khó có ai đạp lên nổi những dốc đứng dài ngoằn ngoèo của thành phố này. Dù có ai đạp nổi cũng phải dốc hết sức lực và bở hơi tai. Tôi không phải là lực sĩ hay vận động viên xe đạp. Thỉnh thoảng tôi chở vợ tôi cùng đi, v́ em phải ra gặp bà chủ để trực tiếp nhận kiểu đan mới. Những lần đó chúng tôi nhận tiền đi mua sắm những thứ cần thiết hay đi ăn hoành thánh ḿ ở một tiệm ăn chúng tôi thích. Tôi nói đùa với vơ - và có lẽ là thực - tôi là người đàn ông duy nhất đạp xe đạp chở vợ đi khắp nơi trong thành phố này vào một thời buổi mà người ta đă thay xe đạp bằng các loại xe gắn máy. Những hôm về muộn chúng tôi thường ghé ăn bánh canh bên lề đường, trước chợ. Buổi chiều tối hàng ăn này mới bày ra. Gánh hàng để ở giữa, chung quanh là mấy cái ghế băng thấp lè tè. Ấy thế mà lúc nào người ăn cũng ngồi chen chúc đen nghịt v́ món ăn b́nh dân này vừa ngon vừa rẻ. Phần lớn người ăn là những người buôn thúng bán bưng, khuân vác ở chợ. Chúng tôi ngồi sát bên cạnh họ, cũng ś sụp húp và thấy ḥa đồng hoàn toàn với họ, những người lao động lương thiện đổ mồ hôi sôi nước mắt hàng ngày v́ miếng cơm manh áo. Có khi chúng tôi về trăng đă lên. Chúng tôi dắt xe đi bộ thong thả bên bờ hồ để nói chuyện đời, chia sẻ ngọt bùi đắng cay nhưng cũng có lúc lớn tiếng tranh căi hay im lặng phiền muộn theo đuổi ư nghĩ riêng của mỗi người. Những ngày tháng này thử thách chính tôi, thử thách t́nh cảm và mối quan hệ của chúng tôi. Dù sao chúng tôi cũng vui khi t́nh cờ thấy một cô gái du khách mặc chiếc áo len của chúng tôi đan dạo chơi trên đường phố se lạnh. Có lẽ cô không bao giờ nghĩ và ngờ được chiếc áo đó đă được h́nh thành như thế nào trên máy đan và trong tâm trạng, t́nh cảm nào của người đan áo. Cô cũng không biết rằng số tiền cô bỏ ra mua áo, ngoài tiền len, tiền công đan của chúng tôi chỉ bằng một nửa tiền lời của bà chủ.
Xem tiếp Phần 1, Chương 6 - 12
|