PHẦN I
HIỆN THỰC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM - GIẤC MƠ THỜI TRẺ TUỔI
Chương 13 đến 18
|
13* Ḍng nước mắt tuôn tràn
Tôi bật khóc và nước mắt tuôn tràn. Tôi không thể kiềm chế ngự được. Tôi nấc lên từng cơn. Nước mắt chảy ràn rụa. Tôi khóc ṛng sụt sùi nức nở, dữ dội. Lồng ngực tôi dập dồn, bụng thắt lại, nước mắt chảy như mưa, như lũ, tràn ngập. Ướt cả áo và thấm đẫm cả tâm hồn. Hơn 20 năm qua, từ lúc trưởng thành tôi chưa bao giờ khóc. Dĩ nhiên hồi nhỏ ai cũng khóc. Tôi đă khóc v́ bị mẹ đánh, v́ tủi thân, v́ giận dỗi, v́ không được như ư. Nhưng từ khi lớn lên, tôi không hề khóc trong bất cứ trường hợp nào. Dù là thất t́nh, người yêu đi lấy chồng, bị bắt, bị thẩm vấn trong trại giam, bạn thân chết đột ngột, cha nuôi, ông bà nội qua đời... những cảnh ngộ đau buồn tôi đă từng trải. Không phải ḷng tôi sắt đá. Tôi vốn rất nhạy cảm. Tôi vẫn thường ứa nước mắt khi đọc sách hay xem phim gặp những đoạn cảm động, có khi nước mắt chảy dài. Nhưng đó không phải là khóc. Đó là rung động, cảm xúc. Bây giờ tôi khóc thật, khóc mùi mẫn không sao ngăn được. Tôi khóc v́ tôi tủi nhục và lần đầu tôi thấu hiểu thế nào là những giọt nước mắt tủi nhục. Tuy vừa mới tranh căi và giận nhau trước đó, thấy tôi khóc ṛng, vợ tôi cũng chạy đến an ủi. Em ôm lấy tôi và cố nói vài câu dịu dàng nhưng không có kết quả. Tôi vẫn tiếp tục thổn thức, hai vai rung lên và nước mắt vẫn tuôn trào như tất cả nước mắt tích tụ trong suốt nửa đời người bỗng dưng vỡ bờ cuồn cuộn. Có lẽ lâu lắm tôi mới ngưng khóc, khi suối nguồn nước mắt trong tôi đă cạn kiệt. Và hồn xác tôi tê dại đi, bơ phờ rũ liệt. Đây là một kinh nghiệm, một sự kiện lạ lùng nhất đă xảy ra đối với tôi trong thời gian này, và có lẽ duy nhất trong suốt đời. Trước đó tôi và vợ tôi tranh căi về nhiều vấn đề và đă động chạm đến chuyện tiền bạc, điều chúng tôi thường cố tránh trong suốt cuộc sống chung nhưng thỉnh thoảng vẫn không tránh được. Và một câu nói vô t́nh nào đó đă là giọt nước làm tràn ly, đă như mũi dao bén nhọn đâm thẳng vào ḷng tự trọng của tôi làm nó tứa máu. Vợ tôi, chính là Đan Tâm ngày ấy. Cho đến nay chúng tôi đă có hơn 20 năm chung sống. Chúng tôi đă làm tất cả những ǵ có thể làm được để về với nhau. Đan Tâm đă không lên với tôi trước Tết năm ấy v́ một số trở ngại làm chúng tôi mất tin tức liên lạc với nhau. Đó là do một kẻ ganh ghét nhỏ mọn đă t́m cách đánh cắp tất cả các thư từ, điện tín quan trọng chúng tôi gởi cho nhau trong thời gian này, làm chúng tôi đâm ra nghi ngờ lẫn nhau. Tuy vậy chỉ sau Tết ba tuần, tôi đă về Sài G̣n để đưa Đan Tâm cùng đi. Đối với Đan Tâm, đây là một cuộc bỏ trốn thật sự. Em đă bỏ lại tất cả: Sài G̣n, gia đ́nh, bạn bè, trường đại học, việc làm, để cùng tôi đi xây dựng một cơi hạnh phúc riêng tư mơ ước. Em chỉ mang theo chiếc cặp học tṛ đựng vài bộ quần áo và các đồ tùy thân cần thiết nhất. Tôi đă mua sẵn hai vé máy bay và chúng tôi nhanh chóng gĩa từ Sài G̣n để bay lên xứ sở Bụi Mù Trời trên cao nguyên hoang dă. Xuống sân bay về đến nhà, trong túi tôi c̣n đúng 200đ để ăn hai tô bún ḅ thay bữa cơm trưa nhưng chúng tôi chẳng ai nề hà hay bận tâm. Chúng tôi lập tức bắt tay xây dựng cuộc sống mới như dự ước. Tôi đă phải vay tiền bạn bè ngay từ ngày đầu chúng tôi về với nhau nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc dù khi đi mua sắm đồ đạc cho cuộc sống chung, chúng tôi phải chọn những thứ rẻ tiền nhất. Điều đó cũng không hề ǵ. Chúng tôi có nhau là có tất cả. Thế nhưng chúng tôi không thể sống măi trên mây. Thực tế nghiệt ngă đă kéo chúng tôi xuống mặt đất phiền lụy chuyện áo cơm. Ba tháng sau Đan Tâm đă phải đi xin việc làm và tôi cũng phải dạy thêm, điều tôi rất chán nghét. Từ đó cuộc sống của chúng tôi trôi đi trong túng thiếu như những công chức nhỏ khác dù lương giáo sư trung học đệ nhị cấp của tôi không đến nỗi thấp. Tôi vốn là kẻ sống không tưởng, không biết làm ăn xoay sở và Đan Tâm lại càng tệ hơn tôi trong chuyện này. Hoàn cảnh càng bức xúc hơn khi hai đứa con của chúng tôi liên tiếp ra đời. Mỗi lần lănh lương, việc đầu tiên của chúng tôi là đi mua sữa cho con uống đủ cả tháng, c̣n lại có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu và chúng tôi vẫn thường xuyên vay mượn. Ấy thế mà tôi vẫn đi picnic với học tṛ, tổ chức, hướng dẫn cho các em thuyết tŕnh, hội thảo, làm báo, băi khóa đấu tranh chống chế độ độc tài, đ̣i hỏi dân chủ và công bằng xă hội. Tôi vẫn bí mật tham gia hoạt động cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản, chuẩn bị giành chính quyền. Chiến thắng rồi, tôi lại lao vào công tác tiếp quản, xây dựng chính quyền cơ sở, ổn định an ninh trật tự, vận động sản xuất phát triển kinh tế... Tôi đúng là một tên vô sản. Ngày đổi tiền tôi chỉ có vài chục đồng bạc. Tôi không bao giờ có một chút vàng trong nhà. Ngay nhẫn đính hôn chúng tôi cũng không có v́ chúng tôi về với nhau không đám cưới và chúng tôi cũng không muốn đeo nhẫn cưới v́ cho đó là ràng buộc h́nh thức. Những ngày tháng của chế độ bao cấp chúng tôi sống c̣n khắc khổ hơn nhiều người. Nhiều khi quá kẹt vợ tôi muốn đem bán bớt một số hàng cung cấp, xăng tiêu chuẩn của tôi hay giấy báo cũ dù chỉ được mấy đồng nhưng tôi cũng không bằng ḷng. Chúng tôi thường xuyên ăn bữa cơm có một món. Khi th́ bát canh rau hái đủ thứ lá trong vườn như lá ớt, tàu bay, dền dại. Lúc một quả trứng gà cho muối vào ngoáy lên. Khi một chén mắm mua ở bà ǵa hàng xóm trước nhà mà thỉnh thoảng bà thương hại không lấy tiền. Bữa cơm của chúng tôi cả nhà 4 người chỉ ăn trong năm phút. Cây mít trong vườn tôi là nguồn thực phẩm quan trọng: nấu canh, kho, làm gỏi, luộc. Cả hạt mít cũng nấu lên ăn hay gĩa nhỏ làm nhân bánh bột ḿ. Trái bơ cũng có thể ăn thay cơm hay trộn với muối làm thức ăn. Vợ tôi thương con c̣n nhỏ đă chịu khổ cực nhưng cũng đành v́ chẳng c̣n cách nào khác. Dù sao đó cũng là thời "mới giải phóng" và bao cấp, phần lớn mọi người đều khổ nên cũng dễ chịu đựng v́ ít có so sánh. Nhưng sau mấy năm đổi mới t́nh h́nh đă khác. Nhiều người phất lên nhanh chóng. Cán bộ có chức quyền kiếm tiền càng dễ. Sự đổi đời của nhiều người xảy ra đến chóng mặt nhưng tôi vẫn không khá hơn bao nhiêu. Làm công việc liên kết xuất bản ở Hội văn nghệ có thêm chút tiền thưởng, tôi mua cho các con một b́nh ắc quy để học đêm[ v́ 9g điện cúp] và một chiếc xe đạp mới đă là niềm vui lớn mà tôi có thể mang đến cho chúng. Trong khi đó mấy mẹ con đă để dành gởi cho tôi từng quả trứng gà ở nhà nuôi, từng lạng café hái trong vườn tự rang xay v́ lúc này tôi mới chuyển cơ quan đang ở xa nhà. Hai con tôi học đại học khổ hơn tôi ngày xưa nhiều. Ngày trước với tiền học bổng và một ít tiền nhà gởi, tôi đă có thể sống tương đối rủng rỉnh, có lúc c̣n thuê được pḥng trọ riêng. Sinh viên nhưng ăn cơm quán và café thuốc lá đều đều. Kẹt lắm thiếu thuốc th́ nhặt tàn vứt dưới gậm giường lên hút đỡ cũng không sao. Cũng có lúc đến mùa lạnh chưa có tiền mua áo len tôi phải mặc hai áo lót và hai cái áo sơ mi nhưng những chuyện khổ cũng ít. Tôi cũng không thèm đi dạy kèm v́ chán cảnh làm vú em cho con cái nhà giàu. Vừa lười vừa dốt. Các con tôi bây giờ bươn chải đến phát tội. Lên năm thứ hai bắt đầu thích nghi được với môi trường mới, chúng đi dạy thêm, bán sách, giữ xe, có khi làm công việc lao động chân tay để đỡ cho bố mẹ phải gởi tiền. Các con tôi cũng mang chút gen khí khái trong người. Một lần con trai lớn của tôi bị bạn xấu ở kư túc xá đánh cắp hết tiền ăn, tiền học phí và cả phiếu ăn. Nó biết rơ đứa ăn cắp nhưng thấy hoàn cảnh thằng kia cũng tội nghiệp nên không làm căng và rán chịu. Chỉ đến lúc bí quá, c̣n một ngày hết hạn đóng học phí nó mới đành chạy về nhà xin tiền. Con trai thứ hai lại càng nghĩa hiệp. Nghe nói em gái của bạn học ở một đại học khác không có tiền đóng học phí sắp bị đuổi, nó đem cho phăng tiền học phí của ḿnh để giúp em bạn, không cần biết chuyện của ḿnh sẽ giải quyết ra sao. Ấy thế mà có lúc nó đau, không có tiền đi bác sĩ, tiền mua cháo cũng không có phải nhịn ăn luôn hai ngày. Mẹ nó sau này nghe kể lại khóc ṛng v́ thương con. Từ khi tôi bị kỷ luật, cách chức, khai trừ Đảng, ngưng công tác, lương tháng có tháng không, tôi đă cố làm vườn, nuôi thỏ, phụ đan len nhưng chẳng ăn thua ǵ. Tôi thuộc loại "darinan", có thể hoạt động trên nhiều lănh vực nhưng người ta đâu dám để tôi làm ǵ, sợ lây mầm phản loạn. Vậy là tôi phải quanh quẩn trong khu vườn của ḿnh. Căn nhà, khu vườn tôi đang ở cũng là do một ư tưởng lăng mạn [lại lăng mạn cả trong chuyện này]. Đă bao nhiêu năm chúng tôi ở nhà thuê, măi đến khi các con tôi đă khá lớn, với sự giúp đỡ của thầy mẹ tôi, chúng tôi mới mua được một căn nhà nhỏ. Khi tôi chuyển công tác lên thành phố Sương mù này, tôi cố thuyết phục vợ tôi bán nhà cũ lên mua nhà mới để gia đ́nh ở chung dù vợ tôi không muốn do đă quen nơi cũ. Chúng tôi mua căn nhà này chỉ v́ trong vườn có một giếng nhỏ có đám lau sậy trổ bông trông rất hoang sơ. Tôi không thèm chú ư đến căn nhà cũ gỗ mục mối ăn mà chỉ mê những bông lau trắng phất phơ trong gió. Bây giờ trong căn nhà và khu vườn này tôi không thể sống b́nh yên thanh thản được nữa. T́nh cảnh tôi giống như Cao Bá Quát lúc làm giáo thụ ở Quốc Oai "Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái - Học tṛ dăm đứa, nửa người nửa ngợm, nửa đười ươi". Nhưng thầy là tôi lại không được dạy học, học tṛ là của vợ tôi. Tôi thấm thía tâm trạng của Cao Chu Thần "Trói chân kỳ, kư tra vào rọ - Rút ruột tang bồng trả nợ cơm". Từ nhỏ tôi đă mê Cao Bá Quát nên cuộc đời của ông lại vận vào tôi chăng. Khi tôi bật khóc và ḍng nước mắt tuôn trào, tôi biết rằng ḿnh đă đến giới hạn của sự chịu đựng. Nếu hoàn cảnh không thay đổi, tôi sẽ bùng nổ. Tôi thấy ḿnh phải làm cái ǵ để vượt thoát ra khỏi cảnh này.
|
14* Sài g̣n - Thuở ấy
Rất một ḿnh trên đường phố Sài G̣n Sáng hôm nay Rất một ḿnh trên đường phố Sài G̣n Mưa mùa hạ Không đủ mát ḷng lữ khách Vỉa hè bồng bềnh bước chân Kính đen không thấy rơ mặt người Một quán vắng Ly bia vàng Thuốc lạc đà Nhạc rất tồi Buồn hư vô buốt gía
Tôi ở đó Rất một ḿnh giữa phố xá Sài G̣n Người gặp người như nh́n cỏ cây gỗ đá Tôi bỏ lại tất cả Một vợ một con Gia đ́nh bằng hữu Bước mênh mông trên hè phố đông người Trong một thoáng vô cùng Đời đă chết giữa hai bờ tuyệt vọng
Sáng hôm nay Tôi đam mê Rất một ḿnh trên đường phố Sài G̣n Hạnh phúc tuyệt vời Tôi cập bến hư không
Đó là bài thơ tôi làm ở Sài G̣n gần 20 năm trước. Tôi đă nhiều lần đến Sài G̣n và lần nào cũng có cảm giác cô đơn xa lạ. Tôi chưa chịu, chưa thể ḥa nhập vào Sài G̣n hay Sài G̣n không muốn chấp nhận tôi. Có lẽ do tôi chỉ đến và ở với Sài G̣n trong những thời gian ngắn ngủi. Thời c̣n là sinh viên Huế, tôi đă hai lần đến Sài G̣n. Lần đầu tôi đi cùng với một đoàn sinh viên Sư phạm Huế vào hợp tác với sinh viên Sài G̣n đấu tranh với Bộ Giáo dục về quy chế đào tạo Đại học Sư phạm. Lần thứ hai tôi đi cùng với một phái đoàn sinh viên tranh đấu Huế vào Đà Lạt hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của sinh viên tại đây lúc phong trào đang bị đàn áp, sau đó tôi một ḿnh xuống Sài G̣n để bắt liên lạc với các tổ chức sinh viên tranh đấu nhưng không được v́ phong trào ở đây cũng đang tan tác. Sau đó tôi đă nhiều lần đến Sài G̣n với nhiều lư do như đi chấm thi, làm báo, chờ đợi ra hội đồng kỷ luật, hoạt động cách mạng, dự hội nghị, công tác... Có lẽ lần ở Sài G̣n lâu nhất là hai tháng khi chờ đợi ra hội đồng kỷ luật và là thời gian tôi cảm thấy cô đơn nhất. Tôi chưa hiểu nhiều Sài G̣n và có lẽ tôi gần gũi với Sài G̣n của những kẻ lang thang, những người cùng khổ, những người bất măn, phản kháng và đấu tranh hơn là Sài G̣n giàu có xa hoa. Sài G̣n. Đối với tôi đó là những quán café đủ kiểu, từ quán cóc bên đường, cho đến quán mái lá, quán trong vườn, quán nhà hầm cho đến nhà hàng máy lạnh mà ngoại trừ loại quán cóc, đặc điểm chung là đèn mờ, nhạc êm dịu. Nơi đó ta có thể trầm ngâm một ḿnh hàng giờ bên ly café đặc sánh, trong khói thuốc mịt mù, hay tṛ chuyện tâm t́nh với một người bạn, một cô gái mới quen. Sài G̣n. Đối với tôi là những công viên giữa phố ồn ào có thể ngồi gặm một ổ bánh ḿ nh́n người qua lại, người rất đông rất đông, xoay tṛn lướt qua liên miên bất tuyệt nhưng ta vẫn chỉ là một ḿnh giữa ṿng xoáy cuộn của đám đông xa lạ. Sài G̣n. Đối với tôi đó là những con đường dù rợp bóng cây hay nắng cháy, đại lộ hay ngơ hẻm, lúc nào cũng xao xác người và xe cộ xuôi ngược chen chúc, đồng hành nhưng không hề chia sẻ một điều ǵ. Chỉ có đi, ngừng lại, tiếp tục vượt lên theo tín hiệu đèn đường và ta chẳng cần biết, bận tâm người đang song hành bên cạnh ta là ai, những người xa lạ ấy. Sài G̣n. Đối với tôi đó là những khu nhà ổ chuột trong các ngơ hẻm ngoằn ngoèo, những căn gác trọ nhỏ xíu sát mái tôn nóng như thiêu hay nồng nặc mùi xú uế từ con kinh nước đen, trong đó nơi ở hầu như chỉ là chỗ ngả lưng khi đêm về sau suốt ngày quần quật kiếm sống. Sài G̣n. Đối với tôi đó là những rạp ciné có thể rất sang hay tồi nhưng trong đó ta có thể xem phim hay ngủ gật, hay ôm hôn một cô gái cùng đi mà chẳng ai để ư hay làm phiền. Sài G̣n. Đối với tôi đó là những nhà hàng, khách sạn, cửa hiệu sang trọng h́nh như chỉ dành riêng cho giới giàu có và người nước ngoài. Ta chỉ có thể đi ngang bên ngoài để nh́n lướt qua mà không hề có ư định vào xem hay mua sắm một cái ǵ v́ không cần thiết và chắc chắn túi tiền của ta không cho phép. Sài G̣n. Đối với tôi đó là nơi xuất bản nhiều nhất những tờ báo cấp tiến hợp pháp hay bất hợp pháp, với những cây bút sắc bén, tâm huyết, đầy ḷng phản kháng, vạch mặt, chống đối bất cứ thứ cường quyền và tội ác nào dù báo và người làm báo có thể bị tịch thu, phạt vạ, ngồi tù hay bị thanh toán theo kiểu xă hội đen. Một số những tờ báo đó tôi đă từng góp phần bé nhỏ của ḿnh. Sài G̣n. Đối với tôi đó là những cuộc xuống đường đấu tranh sôi sục của nhiều giới đồng bào, công nhân, tiểu thương, kư gỉa, sư săi, nhất là sinh viên học sinh mà tôi đă nhiều lần chứng kiến và cũng có tham dự một đôi lần. Trong những cuộc xuống đường sôi sục này, chỉ với tay không và bằng một sức mạnh của ư chí, nhiệt t́nh rực lửa của tâm hồn, người ta có thể hiên ngang đi trước mũi súng, quay cuồng trong làn khói lựu đạn cay, lănh nhận những cú dùi cui trời giáng, vẫn giương cao biểu ngữ, hô vang các khẩu hiệu đ̣i độc lập tự do, đ̣i quyền sống. Đó là Sài g̣n khí phách sống không biết cúi đầu chịu nhục. Sài G̣n. Đối với tôi đó là những con đường về khuya hay sáng tinh mơ, khi sự sống quay cuồng đông đảo tạm lắng dịu, ta lang thang một ḿnh, cảm nhận sự yên tĩnh lớn lao mệt mỏi của một thành phố đang say ngủ mà dù thỉnh thoảng tiếng xe xích lô máy ré rú lên đến chói tai vẫn không phá vỡ nổi. Trong sự tĩnh lặng nặng nề này ta lại càng là chính ta, cô đơn và cô độc hơn bao giờ. Tại sao tôi đă nhiều lần chạm mặt với Sài G̣n mà cô đơn - xa lạ vẫn là âm thanh chủ đạo tôi nghe rơ ràng nhất trong bản hợp tấu ŕ rào bất tuyệt của đô thị lớn nhất nước này. Dù là ngồi ở bất cứ quán cóc nào hay quán Bạch Đằng nổi tiếng ở bên đường có thể chạm tay và nh́n tận mặt người qua lại, hay ngồi ở Brodard, Givral hay Pagode nh́n người đi đường qua cửa kính, họ vẫn là họ, tôi vẫn là tôi dù gần nhau trong gang tấc. Tôi đă hai lần bỏ lỡ dịp để gắn bó với Sài G̣n. Lần thứ nhất khi tôi thi đỗ vào cao học giáo dục của Đại học Sư phạm Sài G̣n nhưng tôi đă bỏ học v́ đang chuẩn bị gia nhập Đảng Cộng sản và nhận nhiệm vụ hoạt động cách mạng ở một thị xă nhỏ nơi tôi đang dạy học. Lần thứ hai khi tôi được ṭa soạn một báo lớn nhận về công tác nhưng tôi phải chấp hành tổ chức ở lại v́ phong trào ở địa phương đang cần tôi. Bây giờ trong hoàn cảnh bức bách của cuộc sống mà xứ sở Sương Mù này không c̣n là nơi chốn thơ mộng b́nh yên, khi người ta chỉ muốn trói tay cầm tù một kẻ nhiều khả năng nổi loạn như tôi, tôi lại muốn về Sài g̣n để thử thách ḿnh. Tôi sẽ kiểm nghiệm ḿnh có ḥa nhập được vào Sài G̣n và Sài G̣n có chấp nhận tôi không.
|
15* Giấc mơ về Nàng - Thiếu phụ đa t́nh
Nàng đối với tôi như một bà tiên trong truyện cổ tích. Không hiểu sao tôi vẫn nghĩ thế khi nhớ đến Nàng. Không phải tôi gặp Nàng từ khi c̣n bé, trái lại, lúc đó tôi đă là chàng thanh niên 21 tuổi: Hơn nữa tôi c̣n là một sinh viên, dẫn đầu một phái đoàn sinh viên tranh đấu Huế vào Đà Lạt để điều tra về một vụ thảm sát ở đây làm nhiều người chết và bị thương do chính quyền sở tại tiến hành nhằm đàn áp phong trào tranh đấu khi sinh viên chiếm lĩnh và đốt đài phát thanh. Lực lượng đàn áp đă xả súng bắn thẳng vào đoàn biểu t́nh. Đây là một vụ gây chấn động cả nước. Chúng tôi đă làm việc với ban lănh đạo sinh viên, thăm những người bị thương đang nằm bệnh viện, chất vấn tỉnh trưởng và thị trưởng... Đây là lần đầu tiên tôi đến Đà Lạt, xứ sở cao nguyên Sương Mù, thiên đường du lịch trong giấc mơ của nhiều người dân miền Trung nắng cháy như tôi. Do thuận tiện, chúng tôi ở tại nhà một người bạn thành viên trong đoàn có gia đ́nh nơi đây. Nhà của bạn tôi là tầng giữa của một ngôi nhà ba tầng trên đầu dốc phố yên tĩnh. Tầng dưới có gia đ́nh một nhà lao động thường xuyên căi cọ mắng chửi nhau và tầng trên là nhà Nàng. Sau khi quen và thăm chỗ ở của Nàng, tôi nghĩ ngôi nhà ba tầng này theo thứ tự từ dưới lên là địa ngục, trần gian và thiên đường. Nàng xứng đáng ở trên tầng cao sang tột đỉnh đó. Thực ra tôi đă quên nơi Nàng ở bài trí ra sao. Tôi chỉ nhớ lúc Nàng cầm tay tôi dắt lên cầu thang gác để thăm nhà Nàng. Từ khi tôi lớn chưa ai dắt tay tôi như thế cả. Nàng coi tôi như đứa bé và tôi cũng tự cảm thấy như thế. Đường lên thiên đường là một cầu thang dốc, hẹp, bằng gỗ đen bóng và tối mờ mờ. Tôi cảm nhận tất cả sự dịu dàng, ân cần và che chở nơi bàn tay êm ái ấm áp của một người chị, một người mẹ yêu thương trong cử chỉ rất tự nhiên ấy của Nàng. Nàng không hề có tà ư và tôi thật sự rung động sâu xa khi tin cậy nắm bàn tay mềm mại tŕu mến của Nàng, bước lên từng bậc thang, nghe hơi thở của Nàng mong manh giữa từng bước chân ḍ dẫm. Đó là một cảm giác mơ hồ, khó tả và đọng lại rất lâu trong tâm hồn tôi, một nỗi dịu dàng, đằm thắm lạ lùng tôi chưa hề nếm trải. Đó không phải là sự tiếp xúc, động chạm giữa một người đàn ông và một phụ nữ. Đúng hơn là một bà tiên trong truyện cổ tích đă đến với tôi khi tôi chợt thấy ḿnh trở thành thơ dại. Có lẽ Nàng hơn tôi đến 10 tuổi hay hơn nữa, tôi không rơ và không chú ư đến điều đó. Sau này tôi mới biết Nàng đă có gia đ́nh. Chồng Nàng là một sĩ quan cao cấp và Nàng đă có hai con nhỏ. Không hiểu sao Nàng lại thích tôi và chủ động làm quen với tôi. Thời gian đó tôi chỉ nói chuyện với Nàng đôi lần v́ tôi đang bận túi bụi và căng thẳng với công việc của ḿnh nhưng về sau tôi lại có cơ hội gặp Nàng. Khi tôi lên dạy học ở xứ Buồn Muôn Thuở, t́nh cờ chồng Nàng lại chuyển công tác sang đây một thời gian. Nàng thỉnh thoảng qua thăm chồng. Trong những dịp đó, lần nào Nàng cũng đến thăm tôi hoặc nhờ tài xế của chồng lấy xe đón tôi lại chỗ Nàng chơi hay ăn cơm với gia đ́nh. Nàng gắn bó với tôi một cách đặc biệt dù thời gian tôi quen và gần gũi Nàng không bao lâu. Nàng thích tṛ chuyện với tôi và đặc biệt kể về quá khứ của đời ḿnh. Nàng muốn có người chia sẻ và đối với Nàng có lẽ tôi là người có thể nghe và hiểu được những ǵ sâu xa thầm kín nhất trong tâm hồn Nàng. Nàng thố lộ với tôi dự định sau này sẽ viết một cuốn tiểu thuyết về đời ḿnh và tôi chắc Nàng sẽ thành công v́ khi Nàng kể tôi đă thấy rất văn chương và hấp dẫn. Không phải Nàng muốn gần gũi tôi v́ gia đ́nh Nàng thiếu hạnh phúc. Trái lại, chồng Nàng có địa vị cao, vợ chồng thương yêu nhau, các con Nàng đẹp và ngoan, đời sống kinh tế khá gỉa. Tại sao Nàng muốn thân thiết với tôi là một điều bí ẩn Nàng không nói và tôi cũng không t́m hiểu. Cần ǵ phải đi t́m nguyên nhân của một sự cảm thông hoàn toàn trong sáng, vô vị lợi làm cho người ta tràn đầy hạnh phúc. Có lẽ Nàng cũng nghĩ như thế nên Nàng cứ đến với tôi như đă quen thân tự kiếp nào. Bỗng dưng một bất hạnh lớn đổ ập xuống đời Nàng. Chồng Nàng khi đi thị sát các tiền đồn đă vấp phải một trái ḿn tan xác ngay tại chỗ. Khi Nàng báo tin cho tôi, lúc đó tôi đang ở xa nàng, tôi đă an ủi Nàng bằng một lá thư tỏ t́nh. Đó là một trong những lá thư điên rồ nhất tôi đă viết trong cơn xúc cảm tột độ, tôi đă quên nội dung cụ thể nhưng chắc chắn đó là những lời lẽ cuồng phóng dữ dội nhất của một thứ t́nh yêu si dại và mê đắm. Sau đó tôi đi thăm Nàng. Lá thư của tôi làm Nàng vừa giận vừa thương tôi. Tuy vậy Nàng đối với tôi vẫn dịu dàng đằm thắm như ngày nào. Tuy nhiên tôi thấy tôi bắt đầu xa Nàng. Trong ngôi biệt thự mới sang trọng của Nàng ở xứ Sương Mù lúc nào cũng đầy khách khứa, phần lớn là các văn nghệ sĩ tiếng tăm. Thời gian qua, khi chồng Nàng c̣n tại chức, Nàng đă trở thành một mạnh thường quân bảo trợ cho các văn nghệ sĩ như các mệnh phụ Chân Âu ngày trước. Nhà Nàng là thiên đường của nhiều văn nghệ sĩ khi họ được bà chủ thông minh dịu dàng chăm sóc, chiều chuộng và các con của Nàng đă trở thành những thiếu nữ mới lớn mơn mởn xuân th́. Tôi cảm thấy lạc lơng nơi ngôi biệt thự sang trọng ồn ă đó. Tôi chỉ mơ về chiếc cầu thang nhỏ mờ mờ tối lần đầu tiên Nàng dắt tay tôi lên chốn thiên đường bé nhỏ riêng tư và thơ trẻ của tôi. Tôi không đến thăm Nàng nữa. Từ đó Nàng và tôi mất tích nhau trong cuộc đời. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp Nàng trong tâm tưởng và tôi chắc Nàng cũng không thể quên tôi dù Nàng có trôi nổi đến phương trời nào và trở thành một bà nội, bà ngoại, tóc trắng như bông.
|
16* Những cuộc nhậu của Sài G̣n đổi mới
Tôi đă về Sài G̣n. Trong những ngày đợi t́m việc tôi ở tạm nhà Quốc Vĩnh, em trai tôi. Chiều nay đi làm về Quốc Vĩnh nói chở tôi đi nhậu. Quốc vĩnh ngại tôi buồn và cũng muốn giới thiệu với tôi về một khía cạnh của Sài G̣n đổi mới. Quốc Vĩnh chở tôi đến khu nhà hàng mới mở. Tiếng nhạc xập x́nh hỗn loạn vang lên ầm ĩ một khoảng phố. Hầu như trước mỗi nhà hàng đều có tấm bảng đề "Cần tuyển nữ tiếp viên, tuổi từ 18 -25, ngoại h́nh đẹp". Quốc Vĩnh vừa dừng xe đă có người chạy vội ra chào đón và dắt lên lề cất giữ. Quốc Vĩnh có vẻ quen thuộc nơi này. Chúng tôi đi bằng cửa hông và theo cầu thang lên lầu. Căn lầu rất rộng và dài được thiết kế lại một cách vội vàng với các vách ngăn bằng gỗ chia thành nhiều pḥng nhỏ, mỗi pḥng đều có cửa riêng khép kín. Chủ nhà hàng đến chào Quốc Vĩnh có vẻ niềm nở và thân t́nh. Quốc Vĩnh th́ thầm dặn ḍ chủ nhà hàng điều ǵ đó và ông ta xun xoe gật đầu rồi chạy vội đi. Chúng tôi vừa vào pḥng ngồi, lau mặt bằng khăn lạnh do tiếp viên đưa th́ hai người bạn của Quốc Vĩnh cũng vừa tới. Họ đă hẹn nhau trước. Quốc Vĩnh giới thiệu sơ chúng tôi với nhau. Một người thấp nhỏ là chủ tịch phường, người kia mập mạp là giám đốc một công ty. Tôi không ngạc nhiên v́ Quốc Vĩnh là một nhà báo khá kỳ cựu ở xứ này và Vĩnh quan hệ, quen biết với mọi loại đối tượng. Vĩnh xem thực đơn, gọi vài món, hai bao thuốc lá ba số năm và một két bia. Lát sau thức ăn được mang đến và 4 cô tiếp viên vào kéo ghế ngồi bên cạnh để tiếp 4 chúng tôi. Các cô đều c̣n trẻ, không đẹp nhưng mắt xanh mỏ đỏ và ăn mặc khá hở hang. Thời này người ta chưa nói "Khách hàng là Thượng đế", nhưng cá cô đă có thái độ theo kiểu "tiếp khách như tiếp người thân mới về" là một câu khẩu hiệu Xă Hội Chủ Nghĩa. Các cô rót bia, gắp thức ăn đưa đến tận miệng cho khách. Quốc Vĩnh và hai người bạn nói chuyện có vẻ tương đắc, những câu vui đùa xen lẫn với bàn chuyện làm ăn. Tôi không chú ư nhưng cũng không hiểu lắm họ nói ǵ. H́nh như đề tài chính là một phi vụ làm ăn có kết hợp giữa công ty kinh doanh và chính quyền địa phương có liên quan đến nhà đất. Chuyện làm ăn được kết thúc nhanh chóng và người ta chuyển qua các đề tài khác, toàn chuyện trên trời dưới đất. Khi két bia đă vơi hơn một nửa, thực khách ngà ngà say và bắt đầu có cử chỉ lả lơi thô bạo với các tiếp viên. Các cô không tỏ vẻ khó chịu mà c̣n nhiệt t́nh hưởng ứng. Tôi cảm thấy lạc lơng xa lạ trước cảnh này dù Quốc Vĩnh thỉnh thoảng chiếu cố khích lệ tôi vài câu. Tôi không biết nói chuyện ǵ với mọi người và với cô tiếp viên ngồi bên cạnh rất ân cần nhưng có vẻ gượng gạo có lẽ do thái độ hơi lạnh lùng và nghiêm túc của tôi. Tôi không uống nhiều để ngà say như họ và không thích thú ǵ trong việc vui chơi với các cô tiếp viên, nhất là lại trước mặt em tôi và người khác. Quốc Vĩnh th́ rất tự nhiên. Chắc Vĩnh đă quá quen thuộc với cảnh này. Tôi không ḥa nhập được. Với tôi mọi quan hệ đàn ông đàn bà trước tiên phải là quan hệ t́nh cảm. Tôi cũng không thể chơi bời xả láng để quên nỗi buồn. Tôi luôn luôn thích nghiền ngẫm nỗi buồn của ḿnh chứ không muốn t́m quên, nhất là theo kiểu này. Bia chưa hết nhưng Quốc Vĩnh đă kêu thêm một két nữa và vài món nhậu. Quốc Vĩnh nói : " Chầu này tôi chi, các ông cứ uống xả láng". Đâu phải uống mà đổ bia th́ đúng hơn. Tôi uống một ít nhưng cũng không c̣n cảm thấy ngon lành ǵ. Bia chỉ ngon khi uống một, hai ly đầu. Sau đó uống chỉ để mà uống. V́ cứ hè nhau cụng ly "dô! Dô!" nên phải uống. Mọi người thay nhau đi toa lét liên tục. Quốc Vĩnh khi đi ra ngoài gặp một người quen kéo qua pḥng khác bắt uống rồi lại kéo một người khác vào pḥng chúng tôi. Quốc Vĩnh lè nhè giới thiệu anh ta là giám đốc và nói mấy pḥng chung quanh đây toàn là giám đốc và cán bộ các ban ngành đi nhậu bàn chuyện làm ăn. Bây giờ bắt đầu có mốt bàn công việc phải nhậu và nhậu mới bàn được việc dù đó là việc công. Việc công không bàn ở cơ quan mà bàn ở cửa hàng mới có kết quả. Đến khoảng 9 giờ Quốc Vĩnh nói với hai người kia "Thôi bây giờ đi ha". Hai người OK. Quốc Vĩnh gọi tính tiền. H́nh như khoảng mấy trăm ngàn ǵ đó. Đây là số tiền khá lớn vào lúc này cho một bữa nhậu. Quốc Vĩnh c̣n hào hiệp đưa tiền cho tôi và hai người kia để "boa" cho các tiếp viên. Tôi thấy kỳ cục hết sức khi lấy tiền của người khác để "boa", dù đó là em tôi và Vĩnh rủ tôi đi nhậu là bao tất cả v́ biết tôi không có tiền. Khi xuống xe, tôi bảo Quốc Vĩnh chở tôi về nhưng Vĩnh nói "Đă xong đâu. Bây giờ chuyển địa bàn khác. Anh yên chí ḿnh cứ đi đến sáng. Có việc ǵ đâu mà lo." Tôi đang không có việc ǵ thật nên cũng theo Quốc Vĩnh xem sao. Quốc Vĩnh chở tôi đến một nhà hàng ở quận khác, khá xa chỗ cũ. Đây có vẻ là một nhà ở mới được sửa chữa lại làm nhà hàng. Các pḥng c̣n có thể nhận ra nguyên là pḥng khách, pḥng ăn, pḥng ngủ. Trong khi chờ đợi hai người kia, Quốc Vĩnh gọi điện thoại kêu thêm hai người nữa là bạn nhà báo. Lát sau mọi người lục tục đến. Lại đồ nhậu, bia, thuốc lá và nữ tiếp viên. Các món ăn khác nhưng ăn vào cũng chẳng khác ǵ mấy món ở nhà hàng trước v́ vị giác không c̣n cảm xúc nữa. Bia lại càng vô vị. Thấy cô tiếp viên ngồi cạnh tôi có vẻ ngượng ngập, tôi hỏi vài câu. Cô nói ở quê mới lên làm chưa được một tháng. Nhà nghèo nên phải đi làm để giúp các em ăn học. Tôi không muốn hỏi nhiều v́ không phải đang đi viết phóng sự, lại càng không muốn tâm sự vụn v́ không phải lúc. Nhậu ở đây không có ǵ mới lạ và hấp dẫn nên những người kia cũng chán. Đồ ăn và bia c̣n ê hề nhưng ngồi khoảng hơn một tiếng, có người xướng lên đ̣i chuyển địa bàn tiếp. Những người khác đồng ư ngay. Lần này anh chàng giám đốc chi. Cũng khoảng vài trăm ngàn. Anh chàng chủ tịch phường nói sẽ dẫn ra ngoại ô cho thoáng mát và có một chỗ rất hay. Lúc đó là 11g đêm. Mọi người chạy theo anh chủ tịch phường ra hướng xa lộ, khoảng 4 - 5 cây số ǵ đó rồi rẽ vào một đường nhỏ, đến một quán cách xa lộ khoảng vài chục mét. Đây là quán sơ sài vách gỗ, mái lá và các pḥng chỉ ngăn lửng bằng những tấm liếp nhưng h́nh như phía sau có vài pḥng kín đáo hơn. Một số bàn có khách ngồi từ trước. Cũng chẳng có ǵ mới lạ. Vẫn đồ nhậu, bia, thuốc lá và nữ tiếp viên. Tôi đă chán ngấy nên chỉ ngồi hút thuốc dù đă hút quá nhiều nên miệng khô rát. Anh chàng giám đốc ngồi một tí rồi lặng lẽ chuồn đi đâu đó với một cô tiếp viên, chắc là đến pḥng kín đáo phía sau. Tŕnh tự các cuộc nhậu kiểu này có lẽ thường kết thúc như thế. Những người khác đă quá say bắt đầu nói ba láp, ngọng nghịu và sàm sở các tiếp viên. Khoảng hơn 12 giờ bỗng xảy ra một sự kiện gây sôi động. Một toán công an từ đâu bất ngờ ập vào kiểm tra. Các cô chạy tán loạn. Khách nhớn nhác. Bà chủ ra năn nỉ nhưng vẫn bị lập biên bản. Anh chàng chủ tịch phường bỗng nổi máu yêng hùng đứng ra cứu giúp các người đẹp. Anh ta chạy loạng choạng đi đến chỗ công an lập biên bản đập tay xuống bàn chất vấn: "Anh là công an đi làm nhiệm vụ sao không đeo bảng tên. Anh không thực hiện đúng quy định không có quyền làm nhiệm vụ." Mấy công an đang làm việc cũng ngớ người không hiểu anh ta là ai và không biết nói sao. Anh ta tiếp tục lè nhè, nói về các quy định và tư cách của người cán bộ công an, về các thứ luật lệ ǵ đó nghe cũng có lư. Quốc Vĩnh nói nhỏ với tôi anh ta trước đây đă từng làm trưởng Công an phường. Thế là diễn ra cuộc đấu khẩu giữa anh chủ tịch phường và mấy công an. Chủ tịch phường đă khá say, anh ta nói văng mạng nhưng rất lư sự. Các công an cũng có sơ suất nên không dám làm căng. Chỉ có câu "Công an không đeo bảng tên không được làm nhiệm vụ" anh ta lải nhải măi cũng làm cho các công an khó chịu và khó xử. Quốc Vĩnh đến can gọi anh ta đi nhưng anh ta không chịu. Bà chủ quán sợ căng thẳng không có lợi tới năn nỉ anh ta cũng không nghe. Thật là một cảnh tượng oái ăm, dở khóc dở cười, lùng nhùng lằng nhằng không ra sao cả. Tôi cũng không biết sự việc kết thúc ra sao. Quốc Vĩnh chở tôi về lúc hai giờ sáng. Như thế tôi đă đi với Quốc Vĩnh khoảng 8g, bằng thời gian một ngày làm việc và số tiền người ta chi cho ba cuộc nhậu có lẽ bằng gần một năm tiền công đan len của tôi và vợ tôi. Quốc Vĩnh đă say quá, líu lưỡi không nói được nhưng vẫn chạy xe, dù hơi loạng quạng . Tôi ngồi sau tỉnh táo nên không an tâm chút nào. May là lúc này đường hoàn toàn vắng. Mấy năm nay, chúng tôi ít gặp nhau, bây giờ tôi thấy Quốc Vĩnh thay đổi nhiều quá. Ngày xưa, thời c̣n học trung học, Quốc Vĩnh có ở chung với tôi vài năm lúc tôi đang dạy học. Sau đó Quốc Vĩnh vào Sài G̣n học đại học. Cũng như tôi ở Huế, trong môi trường đại học Sài G̣n Quốc Vĩnh đă đi vào con đường tranh đấu, trở thành cơ sở của lực lượng an ninh nội đô, hoạt động vừa hợp pháp vừa bất hợp pháp. Năm 75 đến khi Quốc Vĩnh đang học cao học tại Đại học Văn khoa. Sau thời gian tiếp quản Quốc Vĩnh chuyển sang làm báo ở một tờ báo lớn nhất Sài G̣n. Bây giờ tôi ngẫm lại thấy Quốc Vĩnh cũng như tôi đều gặp nhiều chuyện cay đắng. Trước 75 Quốc Vĩnh và tôi đều tham gia hoạt động cách mạng, tôi là đảng viên Cộng sản nhưng gia đ́nh chúng tôi ở xa không hề hay biết. Trong khi chúng tôi góp phần làm hết sức ḿnh để "Giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc" th́ trước ngày 30/4/75 gia đ́nh chúng tôi ở miền Trung di tản và gặp bao nhiêu tai họa. Cha nuôi tôi, tức cha ruột Quốc Vĩnh [chúng tôi là anh em cùng mẹ khác cha], bị dẫm đạp chết mất xác khi tàu đổ bộ xuống Nha Trang, mẹ chúng tôi bị sốc gần như mất trí một thời gian, em gái chúng tôi thất lạc ở Đà Nẵng, anh trai đầu của chúng tôi là sĩ quan giữ cầu bị bắt đưa đi cải tạo. Những ngày đầu tiếp quản, hai anh em chúng tôi ở hai nơi, bận công tác túi bụi đến nỗi không ai có thể lo cho mẹ khi mẹ t́m đến, mẹ buồn lại ra Trung ở với con gái. Ấy thế mà sau đó khi xét kết nạp Đảng, Quốc Vĩnh hội đủ mọi tiêu chẩn vẫn không được duyệt chỉ v́ cái chết của bố không rơ ràng, không xác minh được. Quốc Vĩnh là một thanh niên có năng lực, làm bí thư Đoàn của cơ quan, là một cây bút sắc bén tham gia viết xa luận chính cho tờ báo, nhiều lần viết diễn văn cho bí thư thành ủy trong những dịp có liên quan đến vai tṛ của tờ báo nhưng v́ không được kết nạp Đảng nên chỉ có thể làm công tác ṭa soạn chứ không được đề bạt làm lănh đạo dù đă tham gia xây dựng tờ báo từ khi thành lập trong hơn 15 năm qua. Cũng như nhiều sinh viên trí thức đô thị tham gia cách mạng, Quốc Vĩnh quá trong sáng nên mười mấy năm rồi vẫn chỉ ở nhà tập thể cơ quan, không có một tài sản ǵ dù là người tại chỗ. Trong khi đó nhiều cán bộ nơi khác chuyển đến, mới chỉ một thời gian ngắn là vơ vét nhanh như chớp, nhà cửa xe cộ đồ đạc không thiếu một thứ ǵ. Thời đổi mới mở cửa này người ta vơ vét lại càng nhanh. Nhiều cán bộ bắt đầu xây "hai tấm, ba tấm" [nhà hai, ba tầng], trong đó có một số bạn bè của Quốc Vĩnh. Thế là Quốc Vĩnh bắt buộc phải mở mắt, tuy hơi muộn. Quốc Vĩnh bỏ công tác ṭa soạn, lúc nào cũng bù đầu với bài vở mà chẳng được ǵ, đi làm phóng viên thường để có thời gian làm ăn thêm. Theo chỗ tôi biết Quốc Vĩnh cũng chẳng làm ǵ sai trái, chỉ là làm quảng cáo, môi giới làm ăn, cung cấp thông tin và cố vấn cho các doanh nghiệp v́ Quốc Vĩnh là một nhà báo khá kỳ cựu chuyên về kinh tế. Vậy là Quốc Vĩnh bắt đầu khá lên và trở thành một tay nhậu nổi tiếng trong làng báo xứ này. Quốc Vĩnh có rất đông bạn bè, người quen biết và nhậu không phải là chuyện hàng tuần mà là hàng ngày sau giờ làm việc, không đêm nào về nhà trước 11g đêm. Trước đây hai anh em chúng tôi vóc dáng gần bằng nhau tuy Quốc Vĩnh có to con hơn một tí nhưng bây giờ Vĩnh to mập gấp đôi tôi, chúng tôi đi chung nhiều người cứ tưởng tôi là em trong khi Vĩnh thua tôi đến gần 10 tuổi . Dưới bề ngoài có vẻ thô tháp và hay ăn nói bông phèng, tôi biết Quốc Vĩnh là một con người chính trực và có tâm hồn nhạy cảm. Quốc Vĩnh đă đấu tranh để giữ cuộc sống thanh bạch rất lâu, kể cả khi đă có gia đ́nh, nhưng cuối cùng Vĩnh thấy làm như thế chỉ vô ích và thiệt tḥi. Chung quanh Vĩnh mọi người đều bon chen chụp giật, nhiều người c̣n coi việc hưởng thụ là đương nhiên sau thời gian hi sinh cống hiến. Vĩnh xuôi theo ḍng chảy của kinh tế thị trường phôi thai và man rợ trong lúc vẫn cố giữ ḿnh không để bị quá vấy bẩn. Quốc Vĩnh không khuyên ǵ tôi và ngược lại tôi cũng không nói ǵ Vĩnh. Chúng tôi có những điểm giống và những điểm khác. Mỗi người có một hoàn cảnh và cách sống riêng. Tôi không cho Vĩnh quá thực dụng nhưng rơ ràng tôi hơi không tưởng, ảo tưởng và không chịu mở mắt xuôi ḍng như mọi người.
|
17* Một tờ báo lạ lùng
Một tuần sau khi về Sài G̣n tôi đă có việc làm do chú em tôi giới thiệu v́ trước khi về khá lâu tôi đă nhờ em t́m giúp. Tôi đă định sẽ làm bất cứ việc ǵ, kể cả lao động chân tay, nếu việc làm đó lương thiện. Tôi nghĩ khó làm được công việc viết lách v́ hoàn cảnh đặc biệt của ḿnh. Từ sau vụ đấu tranh ở Hội văn nghệ, tôi biết đă có chỉ thị miệng cấm các báo không đăng bài của tôi. Ngay cả cái tên của tôi cũng không được nhắc đến. Một người bạn ở toà soạn nọ cho tôi hay trong một bài nghiên cứu về ḍng văn học yêu nước tiến bộ ở Miền Nam trước 75 tác gỉa có trích dẫn tên tôi nhưng khi biên tập người ta đă gạt bỏ đi. Xin làm ở các cơ quan hay đi dạy học phải có lư lịch, mà lư lịch với "thành tích" của tôi chắc chắn không nơi nào dám nhận. Trong giới báo chí ở đây hiện nay tôi cũng quen biết khá nhiều các bạn biên tập nhưng xin vào làm việc th́ đừng ḥng. Có nơi bảo tôi có thể hợp tác bằng cách đi giới thiệu bán báo và hưởng hoa hồng. Có nơi tôi chưa tới gặp đă có người dèm pha trước. Có nơi tôi không thèm mở lời hỏi v́ tổng biên tập là một anh chàng viết văn bất thành cú c̣n lên giọng dạy đời về cách viết báo chí. Ấy thế mà tôi đă được nhận vào làm ở một ṭa soạn báo. Một tờ báo lạ đời, con đẻ mới toanh của thời kỳ đổi mới. Đó là một tạp chí chuyên về thương mại. Tạp chí có danh nghĩa của môt cơ quan trung ương nhưng lại giao cho một tư nhân toàn quyền thực hiện, hàng tháng chỉ phải nộp cho cơ quan một khoản tiền, thực chất là việc bán giấy phép. Mấy năm gần đây, t́nh h́nh này đă trở nên khá phổ biến. Vô số báo , tạp chí, đặc san, phụ san ra đời. Các cơ quan có quyền ra báo lại không làm được hay không có người làm nên khoán lại cho tư nhân. Phần lớn đều v́ mục đích tiền bạc. Ấy thế mà chỉ trước đây vài năm, tạp chí của Hội văn nghệ chúng tôi bị rút giấy phép, chúng tôi đă đi từ Nam ra Bắc để đấu tranh cho tự do báo chí lại bị cách chức, khai trừ Đảng. Bây giờ báo chí lại được tự do nở rộ theo kiểu này. Nghĩ cũng oái ăm. Anh chàng tư nhân thực hiện tờ báo với danh nghĩa thư kư ṭa soạn quả lả một tay xoay xở giỏi và biết nắm bắt thời cơ. Anh ta vốn là một thông dịch viên cho Mỹ trước đây, giỏi nhiều ngoại ngữ và đă từng đi cải tạo. Bây giờ kinh tế là vấn đề số một và các doanh nghiệp đang rất cần vốn đầu tư của nước ngoài nên mục đích chính của tờ báo là giới thiệu cơ hội đầu tư. Đây là tờ báo đầu tiên trong nước xuất bản bằng hai thứ tiếng Anh- Việt và sau một thời gian vận động, được đưa lên các chuyến bay quốc tế để giới thiệu với khách nước ngoài. Tạp chí ra hàng tháng. Mỗi số tập trung một chủ đề về ngành kinh tế nào đó hay giới thiệu một địa phương và nội dung rất dễ thực hiện. Đối với nội dung chủ đề giới thiệu một ngành kinh tế cần đến xin các báo cáo hàng tháng, năm của họ và các cơ sở trực thuộc rồi về biên tập xào xáo lại thành vài bài chính. Tạp chí cũng có các chuyên mục về văn hóa du lịch th́ chỉ cần lấy lại bài trong các sách báo khác. Khi giới thiệu về một địa phương, công việc có mất thời gian và phức tạp hơn. Đầu tiên là làm việc với lănh đạo của địa phương, sau khi đă được nhất trí và có ư kiến chỉ đạo, tiếp tục liên lạc với các cơ quan, ban ngành, cơ sở có thành tích. Cũng chỉ việc xin các báo cáo về viết lại hoặc nơi nào có người viết được th́ đặt bài cho họ viết. Bài viết tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh do một số dịch gỉa là giáo sư đại học được ṭa soạn hợp đồng làm việc. Bài tiếng Việt sau đó được rút ngắn để in kèm với bài tiếng Anh để số trang báo khỏi quá dài. Thời gian đầu, công việc của tôi là ngồi ở ṭa soạn viết lại các báo cáo và làm tóm tắt các bài tiếng Việt. Thật quá khỏe. Điều quan trọng khi thực hiện từng số báo không phải là nội dung mà là sự hỗ trợ của các ngành, địa phương và phí quảng cáo của các cơ sở mà người ta tỏ ra rất hào phóng. Để đáp lại tạp chí giới thiệu rất trang trọng tiểu sử, thành tích của lănh đạo các ngành, địa phương, cơ sơ, kèm theo những bức ảnh đẹp nhất của họ. Dù sao cũng được một tờ báo danh nghĩa của trung ương giới thiệu nên họ chẳng tiếc ǵ một khoản tiền, hơn nữa đó lại là tiền công qũy chứ không phải tiền túi của họ. Do đó ṭa soạn báo này không cần phóng viên, chỉ cần người đi quan hệ, vài biên tập viên và vài dịch gỉa. Tuy nhiên về mặt in ấn, phải thừa nhận nhờ kỹ thuật mới, phần trang trí tŕnh bày rất đẹp với nhiều màu trên giấy tốt. Số lượng phát hành báo ngày một tăng khá. Khi tôi đến làm việc , ṭa soạn vừa chuyển đến một chỗ mới. Ṭa soạn thuê hẳn 5 pḥng ở tầng hai của một ṭa cao ốc chuyên cho thuê làm văn pḥng với giá tiền khá đắt. Làm việc ở đây, ngoài biên tập viên và dịch gỉa, c̣n có bộ phận tŕnh bày trang trí và kế toán tài chính. Thư kư ṭa soạn quả là một tay giỏi.Công việc như thế mà anh ta điều khiển từ xa thông qua một trợ lư là người thân của ḿnh v́ anh ta c̣n bận lo công việc quan trọng ở một công ty kinh doanh khác. Tôi cũng thích và đă từng làm báo nhưng thật không có chút hứng thú đối với báo chí kiểu này. Tờ báo không có định hướng ǵ rơ ràng, trong ṭa soạn không có ai có nghề và nhiệt tâm đến báo chí. Người ta chỉ quan tâm đến số lượng trang quảng cáo nghĩa là số tiền thu nhập do khoản này và huấn luyện cả một đội ngũ gọi là nhân viên tiếp thị để đi làm việc đó. Tôi thấy trước ḿnh không thể cộng tác lâu với tờ báo này dù hiện nay t́m được một công việc nhàn hạ như thế không phải dễ.
|
18* Giấc mơ về Nàng - Rồi cũng xa quên
T́nh xưa Tháng năm xa xôi ấy Thuở mới vào đời Chàng trai trẻ lạc loài trên thành phố lạ Em nh́n tôi qua hoa hướng dương Một thoáng xao ḷng
Trăng ban mê lộng gío bời bời Em úp mặt vào ngực tôi như vào mênh mông Tôi ngợp trong tóc em rừng cây bát ngát Nụ cười trăng sáng Nụ hôn đầy hương hoa Ngọn suối hoang dă nào đă soi bóng Con đường rừng cao su trùng trùng nào c̣n in dấu chân ta Và ta đă đi qua đời nhau như gió thoảng
Thời gian Cuộc đời Thoáng nhớ và xa quên Gặp lại nhau Không chút ngỡ ngàng Như đă từng chờ đợi Trở lại đường xưa Đi bên nhau ḷng bâng khuâng Hai mươi năm chảy dồn tiếc thương oán hận Khuôn mặt em vương màu thời gian. Nhưng nụ cười xưa vẫn hương hoa trăng sáng C̣n ǵ trong nhau C̣n ǵ xưa sau Mà không thể có nụ hôn ngày gặp lại
Ta chia tay Có phải như giữa hai người t́nh xưa Mà không gió không trăng không nước mắt
Hướng dương rực vàng đường xa em Ta ngẩn ngơ khi trời chiều sắp tắt T́nh xưa nào rồi cũng xa quên Thái dương ch́m và hướng dương cũng sẽ tàn phai
Xem tiếp Phần 1, Chương 19 - 22
|