TIÊU DAO BẢO CỰ

 

PHẦN II

 

NHỮNG HOÀI NIỆM VÀ NIỀM HỨNG KHỞI MỚI CỦA TỰ DO

 

Chương 1 đến 5

                  

 

 

 

1*  Trở  về  chốn cũ

 

Tôi lại trở về chốn cũ của ḿnh, nơi có Đan Tâm, căn nhà và khu vườn đang mong đợi.

Đan Tâm sửng sốt và vui mừng khi thấy tôi bất chợt xuất hiện. Tôi đă không báo trước ngày về để dành cho em sự ngạc nhiên. Em đang mặc đồ lao động làm cỏ trước sân nhà. H́nh ảnh em thui thủi một ḿnh trong khu vườn cây cỏ rậm ŕ thật tội nghiệp. Chúng tôi ôm lấy nhau. Nước mắt em chảy dài rồi bật khóc tức tưởi. Em đă bao lần v́ tôi mà trào nước mắt. Tôi xin lỗi, vỗ về em và hứa sẽ ở bên em măi măi.

Chúng tôi lại ngồi bên nhau uống chung một tách café bàn chuyện tương lai. Căn nhà có hai người trở nên ấm cúng hơn. T́nh yêu thương và sự cảm thông đốt lên ngọn lửa bập bùng sưởi ấm không gian và tâm hồn trong đêm lạnh giá.Thiếu  ngọn lửa này đời người sẽ lạnh lẽo và thê lương. Chúng tôi đă có những lúc muốn ĺa nhau, có những thời gian sống xa nhau và cuối cùng nhận thấy sự gắn kết chính là số phận và niềm cứu rỗi, nhất là giữa những cơn cay cực của đời.

Những ngày kế tiếp tôi đi làm thủ tục thôi việc. Mấy năm qua người ta đă treo tôi lơ lửng trên cây: Trục xuất ra khỏi cơ quan, không bố trí công tác khác, ngưng trả lương mặc dù tôi đă có gần 20 năm "cống hiến" cho "cách mạng". Thực ra tôi có thể xin về hưu để hàng tháng lănh một ít tiền c̣m, một kiểu hưu non v́ tôi mới hơn 40, chưa đủ tuổi hưu. Tuổi này chính là tuổi đă tích lũy được nhiều kinh nghiệm và vốn sống, đang sung sức để làm việc nhưng có người đă gợi ư cho tôi về hưu để giải quyết trường hợp của tôi cho khỏi mang tiếng v́ người ta đang lúng túng chưa biết nên xử lư thế nào cho ổn. Tuy nhiên thủ tục về hưu non rất  phiền phức và tôi không c̣n muốn dính líu ǵ đến chế độ này nên không làm mà quyết định thôi việc.

Tôi đến ban tổ chức nói ư định của ḿnh. Người ta lập tức đồng ư và tiến hành làm thủ tục một cách nhanh chóng. Tôi được lănh một số tiền theo chế độ thôi việc b́nh thường như những nhân viên mới tuyển dụng. Trong quyết định người ta c̣n cố t́nh ghi rơ là tôi tự nguyện xin thôi việc. Thế cũng được, tôi chẳng cần ǵ đến cái gọi là quá tŕnh cống hiến của ḿnh. Tôi chỉ muốn buộc người ta phải trả công lao động của tôi một cách ṣng phẳng.

Số tiền tôi lănh được khi thôi việc cũng chẳng nhiều nhơ ǵ. Tôi mua một chiếc tivi trắng đen mới v́ tivi cũ của tôi quá cổ lỗ sĩ, một chiếc hiệu Nec chắc từ thời trước  thế chiến thứ hai mà tôi mua lại đồ cũ từ lâu, đă hư không sửa được. Số tiền c̣n lại tôi mua được 27 con gà công nghiệp về nuôi v́ thời gian này đang có phong trào nuôi gà công nghiệp và tôi nghe nói nuôi gà bán trứng thu nhập cũng khá.

Đàn gà này do một người quen của tôi nhượng lại toàn bộ cùng với hệ thống chuồng máng. Anh bạn này trước đây cũng từng là tỉnh ủy viên nhưng v́ chán ngán nên đă tự ư ra khỏi đảng, về nhà làm những việc linh tinh kiếm sống như tôi. Tôi đến chơi thấy anh có ư định bán nên lập tức mua ngay v́ thấy đàn gà đang bắt đầu đẻ.

Chẳng bao lâu tôi nhận ra nuôi gà công nghiệp là một sai lầm v́ rất bấp bênh và tôi không đủ kinh nghiệm cũng như hiểu biết về chuyên môn. Thời kỳ này chưa có thức  ăn chế biến sẵn, tôi phải mua cám và các thứ về tự chế biến theo hướng dẫn trong sách. Có các loại đậu phải rang lên, giă nhỏ rất phiền phức và tốn công. Lại c̣n đủ thứ thuốc uống, tiêm để pḥng dịch và các loại bệnh. Tôi vốn không sở trường về những chuyện này.

Việc dọn phân gà hàng ngày bẩn thỉu dĩ nhiên là việc phải làm nhưng  lại c̣n mối lo khi thấy phân chúng lỏng hay đổi màu. Đó là dấu hiệu chúng đă mắc bệnh. Gà công nghiệp sống tù túng, mất tự nhiên nên sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh. Xem sách thấy các bệnh gà mà ngán ngẩm. Chẩn đoán và chữa bệnh cho gà khó khăn không kém ǵ cho người.

Do sống chật chội, suốt ngày chỉ đứng ăn và ỉa nên những con gà tù này tâm lư mất b́nh thường, bị căng thẳng thần kinh và dễ nổi cáu. Dù mỗi ngăn chỉ có hai con, thỉnh thoảng chúng điên lên cắn xé lẫn nhau. Khi thấy con khác đẻ, con này mổ vào đít con kia. Thấy máu chảy màu đỏ tươi chúng lại càng điên tiết cắn mổ nhau đến ḷi ruột nên ngay từ nhỏ đă phải cắt bớt mỏ. Thật là kinh sợ.

Hàng ngày lượm mấy chục trứng cũng thích nhưng không bù lại với những vất vả và lo lắng phải gánh chịu. Đă có mấy con lăn ra chết. Gà nhuốm bệnh tôi cũng không muốn làm thịt  v́ mùi gà xông lên khi trụng nước sôi nhổ lông tôi không sao chịu nổi, ăn thịt gà không vô. Đă thế, giá cám ngày càng cao, giá trứng lại hạ, lời lăi chẳng bao nhiêu, không như người ta nói. Do đó sau mấy tháng vật lộn với đàn gà, tôi bán lại chúng  cho một người trong xóm. Tôi vui mừng tống khứ được chúng dù đă phải bán rẻ và c̣n tặng thêm mấy cuốn sách đă mua về để nghiên cứu. Số tiền tôi lănh khi thôi việc mất đi nhanh chóng như tôi chưa bao giờ lănh. May ra c̣n lại chiếc tivi trắng đen làm kỷ niệm.

Chúng tôi tích cực làm vườn để khôi phục  những cây hồng lâu nay bị cỏ ăn. Hôm tôi mới về, hầu như phải vạch cỏ lấy lối vào nhà v́ vợ tôi không sao làm nổi. Qua một mùa mưa cỏ mọc lên như rừng. Loại cỏ ống có rễ sâu đến nửa thước và chạy ngoằn ngoèo, cứ vài tấc lại chui lên thành một bụi mới. Làm không kỹ, chỉ sót một mẩu chúng lại phát triển tiếp. Sức sống của loại cỏ này thật ghê gớm, không thể tận diệt chúng nếu không làm thường xuyên.

Tôi cũng dành thời gian để viết tiếp cuốn tiểu thuyết đang viết dở. Tôi đă bắt đầu viết từ sau cuộc đấu tranh ở hội văn nghệ và đă bị gián đoạn nhiều lần. Tôi muốn dùng những sự kiện và con người có thực để lư giải về sự phản bội.

Sự phản bội đầy dẫy trong mọi lănh vực của cuộc sống, từ chính trị đến t́nh yêu, t́nh bạn và mọi mối quan hệ. Đây là một hiện thực và cũng là một kinh nghiệm đau ḷng nhưng tôi không muốn né tránh. Tôi muốn đi đến tận cùng bản chất của mọi sự.

Tôi viết vừa dễ vừa khó. Dễ v́ tôi đă từng trải nghiền ngẫm sự việc một cách sâu sắc. Khó v́ tâm trạng tôi chưa ổn định, hàng ngày vẫn có những việc khác làm tôi bức xúc. Hơn nữa tôi biết viết ra chỉ để viết ra, chắc chắn sẽ không có nhà xuất bản nào ấn hành tác phẩm của tôi. Tôi tự nghĩ viết trước hết là cho chính ḿnh, để phản tỉnh, sám hối và may ra gởi thế kỷ mai sau. Đan Tâm khuyến khích tôi viết v́ từ trước tôi vẫn bỏ dở dang nhiều thứ và tôi chưa có tác phẩm nào ra hồn dù vẫn nghĩ ḿnh theo đuổi sự nghiệp văn chương. Tôi tự hứa dù thế nào chăng nữa hăy cố hoàn thành tác phẩm.

Tác phẩm đă trở thành sự sống thứ hai của tôi. Dù viết hay không, tôi vẫn nghĩ về tác phẩm của ḿnh mọi nơi mọi lúc. Sự ngân nga của một tác phẩm đang hoài thai và phát triển đă mang đến cho tôi những giờ phút xuất thần và mê đắm. Ít ra đó là lạc thú đầu tiên tôi được hưởng dù tác phẩm sau này có ra đời hay không. Tâm hồn tôi không bao giờ yên tĩnh. Sóng gío hầu như đă trở thành bản chất của một tôi lúc nào cũng tự vấn hoài nghi.

 

 

 

 

2*  Những con người và tiếng nói trung thực, dũng cảm

 

Thời gian này những người bất đồng chính kiến trong nước lại bắt đầu lên tiếng. Trong t́nh h́nh không có tự do báo chí, bài viết hoặc trả lời phỏng vấn của họ được chuyền tay mau lẹ nhờ phương tiện photocopy đă khá phổ biến.

Mấy năm trước những bài viết loại này ít có tiếng vang hay rất hạn chế trong một giới nào đó. Các bài của bác sĩ Nguyễn Đan Quế hay giáo sư Đoàn Viết Hoạt hầu như chúng tôi không biết đến dù họ đă phải chịu những bản án tù nặng nề. Ngay cả tờ báo Truyền thống Chiến đấu của nhóm Nguyễn Hộ, cùng thời với tạp chí Lamgbian của chúng tôi cũng chỉ được biết đến chủ yếu trong giới kháng chiến cũ. Bây giờ nhiều người khác xuất hiện và tiếng nói của họ có tiếng vang xa hơn, không chỉ trong giới chính trị, trí thức, văn nghệ sĩ mà cả một bộ phận những người dân thường.

Hai nhà văn nữ Dương Thu Hương  và Phạm Thị Hoài tạo ra một luồng dư luận sôi nổi với các tác phẩm và những bài trả lời phỏng vấn nẩy lửa về những vấn đề chính trị xă hội. Giáo sư tiến sĩ Phan Đ́nh Diệu có những bài lư luận sắc bén và quan điểm rất cấp tiến về lịch sử và chế độ chính trị. Nhà nghiên cứu Lữ Phương chuyên sâu về chủ nghĩa Mác-Lênin. Rồi những nhà cách mạng lăo thành như bác sĩ Nguyễn Khắc Viện và nhiều người khác cũng đưa ra những nhận định và đề xuất táo bạo với tinh thần thực sự "nh́n thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật". Những tiếng nói này đều ngược ḍng với quan điểm chính thống của chế độ.

Những vấn đề và quan điểm họ nêu thực ra không mới. Điều quan trọng là họ đă công khai dũng cảm nói ra, trong một chế độ mà ư kiến trái với đường lối chính sách không được chấp nhận và không được bày tỏ. Người dám nói quan điểm độc lập của ḿnh thế nào cũng phải chịu hậu quả bằng cách này hay cách khác.

Hai trong số những người dũng cảm phải trả giá mà tôi quen biết là linh mục Chân Tín và giáo sư Nguyễn Ngọc Lan. Cả hai đều ở Sài g̣n. Người đầu bị bắt buộc cư trú ở một nơi hẻo lánh và người sau bị quản thúc tại gia trong hai năm. Nguyên nhân v́ hai ông đă phổ biến ba bài giảng về sám hối trong một nhà thờ. Đó là sám hối cá nhân, sám hối giáo hội và sám hối đất nước. Trong phần sám hối đất nước, hai ông đă phê phán kịch liệt Đảng và Nhà cầm quyền, yêu cầu phải thừa nhận những sai lầm của ḿnh trong lịch sử và thay đổi đường lối lănh đạo. Đó là những lời lẽ thẳng như mũi tên bay và đă bắn trúng đích. Do đó dù rất dè dặt trong việc xử lư hai ông, người ta cũng đă phải áp dụng biện pháp mạnh.

Tôi biết giáo Sư Nguyễn Ngọc Lan đă khá lâu, lần đầu tiên trong chuyến đi Đà Lạt cùng với phái đoàn sinh viên tranh đấu Huế. Lần đó ông có dịp gặp gỡ đoàn chúng tôi cùng với một số sinh viên Đà Lạt. Tôi không c̣n nhớ nội dung cuộc nói chuyện nhưng h́nh như ông khá ngạc nhiên với những tư tưởng và thái độ đấu tranh táo bạo của chúng tôi thời ấy. Sau đó, ông cùng linh mục Chân Tín  điều hành tạp chí Đối Diện với lập trường cấp tiến thiên tả và tham gia một số hoạt động chính trị. Tôi ở trong một nhóm văn nghệ cộng tác với tạp chí này của hai ông.

Trước và cả trong khi bị quản thúc, giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đă viết ba tập nhật kư liền trong thời gian  mấy năm gởi ra nước ngoài xuất bản. Trong các tập nhật kư này ông ghi lại những sự kiện và tin tức hàng ngày của cá nhân và xă hội với những lời b́nh luận sắc sảo đầy mỉa mai, một sở trường của ông từ thời làm báo. Việc này làm nhà cầm quyền rất tức giận và cũng đành chịu.

Có người gởi cho tôi một tập nhật kư của ông. Sau khi đọc tôi viết một bài nhận định ngắn về tập sách và về hai ông Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan. Tôi nghĩ tôi hiểu được tâm trạng của hai ông. Những người trong quá khứ đă có cảm t́nh và ủng hộ chế độ Cộng sản nhưng sau khi được "giải phóng", hai ông lại cay đắng nhận thấy những ǵ ḿnh mơ ước và góp phần thực hiện đă bị phản bội. Thay v́ có thể vui mừng và thụ hưởng do công lao cống hiến của ḿnh mang lại như nhiều người khác, hai ông đă lại phải lên tiếng phê phán với tinh thần "sống thẳng nói thật" như ngày trước. Vậy là ở chế độ nào hai ông cũng là kẻ chống đối và chịu trù dập. Đó là những người không thể và không chịu xu thời. Tâm trạng và cách sống của tôi và hai ông có điểm tương đồng nên tôi cảm thấy gần gũi và kính trọng hai ông.

Sau khi giáo sư Nguyễn Ngọc Lan hết hạn quản chế, lần nào có dịp về Sài G̣n tôi đều đến thăm ông. Ông gầy kinh khủng, c̣n gầy hơn cả tôi đă nổi tiếng gầy. Chắc ông chỉ khoảng 40 kg hay ít hơn nữa. Đặc biệt ông đă lớn tuổi nhưng mái tóc vẫn c̣n đen nhánh và đôi mắt sáng linh hoạt sau cặp kính cận. Ông vẫn nói nhanh và hào hứng như ngày nào. Ông kể cho tôi nghe những cuộc đấu khẩu với công an thẩm vấn và nói ông phải chấp hành lệnh quản thúc giống như người ta bị dí súng vào lưng  chứ không hề khuất phục. Con người trí thức gầy g̣ đó thật can đảm. Ông cùng với linh mục Chân Tín đă trả lời phỏng vấn của một đài nước ngoài trong ngay ngày đầu hết hạn quản chế và vẫn tiếp tục tố cáo mà nhà cầm quyền không dám phản ứng. Quả thật là một đ̣n phản công ngoạn mục.

Linh mục Chân Tín không viết nhiều như giáo sư Nguyễn Ngọc Lan nhưng lập trường ông rất vững  chắc và quan điểm cấp tiến không khác ǵ Nguyễn Ngọc Lan. Những bài viết ngắn của ông mạnh mẽ, chắc nịch,  đầy sức nặng và có tính thuyết phục. Ông phê phán đích danh những người lănh đạo cao nhất và tuyên bố thẳng thừng không chấp nhận chủ nghĩa xă  hội. Trong một chế độ mà mọi người bị bắt buộc yêu nước phải yêu chủ nghĩa xă hội, tổ quốc là tổ quốc xă hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa xă hội bị buộc tội phản quốc, lời của ông như  một ngọn roi quất thẳng vào mặt chế độ. Quả là một điều kinh khủng khi người ta tụng đọc hàng ngày câu con đường xă hội chủ nghĩa là con đường Đảng và Nhân dân đă lựa chọn, không c̣n con đường nào khác.

Tôi chưa có dịp gặp lại ông nhưng có lần nói chuyện với ông qua điện thoại. Vẫn giọng nói chậm răi, ấm áp và chân t́nh như ngày nào. Có thể ông đă già lắm. H́nh như ông hơn tôi đến 20 tuổi, Tôi vẫn nhớ dáng người cao lớn, khuôn mặt phúc hậu, cái đầu hói thông minh và chiếc áo chùng đen tu sĩ giản dị của ông những lần gặp trước. Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan nói với tôi linh mục Chân Tín vẫn như thế, tuy sức khỏe kém đi nhiều.

Tiếng nói của những người bất đồng chính kiến và bất phục chế độ đă mang lại cho tôi và các bạn bè ở Đà Lạt niềm phấn khởi. V́ đă có nhiều người đồng chí hướng. Chúng tôi và họ có thể quen biết nhau hay không nhưng điều quan trọng là đồng thanh tương ứng. Chúng tôi thỉnh thoảng lại họp mặt để bàn luận. Sự lên tiếng của một số người ở nơi này nơi khác đă tạo nên một bầu khí mới trong sinh hoạt của một bộ phận trí thức văn nghệ sĩ có đầu óc cấp tiến và tự do. Chúng tôi đă quá ngán ngẫm những bản tụng ca một bè và vui mừng khi thấy rằng dù ít oi vẫn c̣n có những người trung thực và dũng cảm dám lên tiếng đấu tranh cho chân lư trên đất nước này, nơi mà hầu như sự độc  quyền tư tưởng đă làm cho nhiều người tê liệt tinh thần phản kháng.

 

 

 

3*  Hoài niệm về những phút bay bổng của tâm hồn - Trong ánh sao bay

                   

…  Lời cuối ?

Ta muốn nói lời cuối

Có cần phải nói lời cuối ?

Dù là lời cuối của t́nh yêu

Con đường bồng bềnh

Dưới trời sao

Giữa ngàn thông

Và hương đêm thân quen

Đường dài đến hư không

Tay trong tay

Ta muốn tiễn đưa nhau hoài mà không bao giờ từ biệt

Cũng như câu chuyện đă bắt đầu

Và sẽ không bao giờ kết thúc

Nhưng em đă xa rồi

Tôi một ḿnh đi tiếp con đường

Đến  hư không

Đêm lạnh vô cùng

Tôi một ḿnh giữa ngàn thông

Em vẫn trong tôi

Th́ thầm lời cuối

Lời cuối là lời không nói

Chỉ một nụ hôn thầm

Êm mượt mà hương đêm

 

 

...  Âm vang lời cuối

Tôi một ḿnh trở lại con đường

Em  và tôi đă đi trong lần từ biệt

Bước chân âm vang

Từ quá khứ

Lời em nói, tiếng em cười, nụ hôn thầm trong đêm

 

Bóng tối chở che

Ngă ba đường ngần ngừ không chọn rẽ

Những biệt thự âm thầm lặng lẽ

Lắng bước ta đi tiếng hát của t́nh nhân

 

Hương đêm nào thân quen

Trăng sao nào lấp lánh

Ngàn thông nào xôn xao

Cuốn theo lời cuối

Vạn dặm đường khuất nẻo cuối trời Nga

 

Người xa

T́nh xa

Em vẫn bên tôi một ḿnh đổ bóng

Đường dài

Đường đời

Mênh mông

 

Vẫn đêm lạnh vô cùng

Tôi một ḿnh đi tiếp con đường

C̣n âm vang lời cuối

Đêm huyền thoại

Vọng măi về hư  không.

 

 

...   Ngh́n trùng xa cách

 Nỗi đau dài diệu vợi

Thấm đẫm cả hồn tôi

Sau ngh́n trùng xa cách

Chia tay là hết rồi ?

 

 Phải chăng ḷng đă khác

Sao ta thoáng ngậm ngùi

Muốn noí lời trách móc

Ư nghẹn ngào trên môi

 

Một ḿnh, một ḿnh thôi

Con đường xưa vẫn đó

Trăng sao vẫn đầy trời

Mà hương thơm đă tắt?

 

C̣n ǵ cho hôm nay

C̣n ǵ cho mai sau

Trong ngh́n trùng xa cách

Thấm một nỗi đau dài.

 

 

...  Trong ánh sao bay

Sau ngh́n trùng xa cách

Vời vợi hai phương trời

Lời  gởi đi tan theo sóng gió

Hay tan vào quên lăng của đổi thay?

 

Dù một phương vẫn nhớ

H́nh ảnh nào đă khắc thấu hư không

Không tan

Không bao giờ mất

 

Rồi một lần gặp lại

Em vẫn như xưa

Trong thân quen gần gũi

Và em cũng đă khác xưa

Không c̣n "đầu quay" điên đảo

Tôi thù ghét đầu tỉnh táo

Tôi muốn măi "đầu quay"

 

Nhưng trên đường trăng

Em lại trở về huyền thoại

Giọng cười trẻ thơ măi măi không ǵa

Từ biệt em

Tôi đi về dưới trăng

Gió và sao bay đầy trời

Mây đứng lại

Tôi ngược ḍng sao bay

Về không có em

Em đă vào trong ánh sao bay.

 

 

 

4*   Một thành phố du lịch đang " xuống cấp"

 

Đà lạt là một thành phố núi nhỏ nhắn xinh đẹp. Đó không phải là h́nh ảnh một nàng sơn nữ mộc mạc v́ nếu so sánh với một cô gái th́ đây là một thiếu nữ phương tây diễm kiều lạc bước đến rừng núi phương đông. Một khu trung tâm thương mại nhỏ xíu với hàng ngàn biệt thự kiểu châu Âu bao quanh nằm giữa một vùng rừng thông mượt mà, thấp thoáng đây đó những suối hồ và thác, ở độ cao 1.500 mét so với mặt biển. Có thể mô tả tóm tắt như thế nhưng dĩ nhiên Đà lạt không phải chỉ có thế v́ thành phố này đă có lịch sử 100 năm với những con người, nếp sinh hoạt, cuộc sống vật chất và tinh thần đă tạo ra một truyền thống, một nét đặc trưng không giống bất cứ thành phố nào khác.

Tôi yêu những con đường dốc uốn lượn của phố núi này. Trong hơn 100 con đường của thành phố, chỉ có vài ba đường quanh hồ Xuân Hương và chạy dọc trên đỉnh đồi cao là tương đối bằng phẳng, c̣n lại không dốc nhiều cũng dốc nhẹ và luôn uốn tạo những đường cong duyên dáng. Chúng hoàn toàn khác hẳn những con đường thẳng băng của các thành phố b́nh nguyên. Nối ngang những con đường dốc uốn lượn là những con hẻm càng dốc hơn, ngoằn ngoèo và phần lớn có bậc thang, những lối đi lạ lùng của phố núi. Phố xá xây dựng hai bên những con đường và hẻm này đă tạo nên một diện mạo rất riêng với nhà ở trên nhà, chập chùng cao thấp. Khi đêm về, nh́n từ trên cao hay nh́n vào mặt nước hồ Xuân Hương phản chiếu, những ô cửa sổ sáng đèn lung linh kỳ ảo như một thành phố cổ tích.

Trên một vài con đường, một số cây mai anh đào trồng từ thời Pháp c̣n sót lại. Những cây đào đă cỗi với thân cành gồ ghề khúc khuỷu gợi nhớ đến một trong những tên gọi lăng mạn của thành phố này. Đó là một h́nh ảnh hầu như đă thuộc về quá khứ nhưng lại đă tạo nên nét thơ mộng của một thành phố nhỏ giữa lưng trời lẫn trong sương mù có biệt danh "xứ hoa  đào". Những cây mai anh đào cũ đă chết hoặc bị chặt phá hầu hết trong khi những cây mới trồng nhân dịp những ngày lễ lạc, những ngày "Tết trồng cây" chỉ sống không quá vài tháng. Người ta bê nguyên những cây ươm đă lớn để các cán bộ lănh đạo đồng trong buổi lễ phát động, đọc diễn văn, chụp h́nh, quay phim rồi sau đó để cho cỏ ăn, ḅ ngựa ăn, người phá. Nhà cầm quyền địa phương cũng có ư thức về việc khôi phục h́nh ảnh của một thành phố hoa anh đào vang bóng nhưng không làm được. Chỉ c̣n một số cây do chim mang hạt đến các sườn đồi tự mọc. Đến mùa hoa nở, thường  trước hoặc sau lễ Noel, những ngọn lửa hồng nhạt của những cành hoa bé xíu thắp lên lại bập bùng giữa trời lạnh giá như những niềm tin không chịu tắt. Tôi cũng đă từng trồng vài cây mai anh đào trong các góc vườn của ḿnh để lưu giữ h́nh ảnh của một thành phố hoa trong  mộng tưởng .

Tôi cũng thích tha thẩn trên các con đường rợp bóng ngàn thông để ngắm nh́n các biệt thự. Người Pháp quả có năng khiếu thẩm mỹ trong nghệ thuật kiến trúc.  Nghe nói trước đây khi xây dựng người ta không cho phép nhà này bắt chước kiểu kiến trúc của nhà khác mà phải có thiết kế riêng. Điều đó đă tạo nên  sự đa dạng trong phong cách kiến trúc nhưng vẫn có được sự hài ḥa trong cảnh quan tổng thể. Không có những building cao tầng. Tất cả đều là những biệt thự một tầng có vườn bao quanh với mái thấp và những bức tường đôi khi có vẻ nặng nề với dáng vẻ của những lâu đài châu Âu thời trung cổ. Điều này cùng với những ḷ sưởi và nhà hầm bên trong phù hợp với điều kiện lạnh giá và mùa mưa to gió lớn của vùng đất cao nguyên. Đi trên một khoảng đường vài cây số từ Dinh Một đến Dinh Hai chẳng hạn, với gần 100 biệt thự, quả là không nhà nào giống nhà nào.

Những biệt thự này dĩ nhiên do Nhà nước quản lư. Hồi mới "giải phóng" chúng được dành riêng cho các cán bộ lănh đạo của Trung Ương về nghỉ, làm trụ sở cho các cơ quan, nhà ở tập thể, nhà khách, hay bố trí cho một số cán bộ lănh đạo địa phương, thậm chí có khu biệt thự ở hơi xa thành phố hầu như bỏ hoang v́ không quản lư nổi. Phần lớn những ngôi biệt thự ở những con đường thuận tiện được giao cho công ty du lịch kinh doanh nhưng v́ không biết làm ăn nên thua lỗ, phải cho các tỉnh bạn thuê hay mua lại. Những tài sản hầu như vô giá nhưng không biết khai thác đă trở thành sự lăng phí ghê gớm. Ngay cơ quan cũ của Hội Văn nghệ, nơi có một khoảng đất trống rất đẹp với mấy hàng thông và thảm cỏ mượt  đă bị  đem bán cho một tỉnh bạn làm nhà nghỉ dưỡng.

Những biệt thự dùng làm chung cư cho các cơ quan th́ khỏi nói. Phần chung không ai chăm sóc c̣n phần riêng th́ "cơi nới" (một từ mới được du nhập từ miền Bắc), làm chuồng heo gà, mở quán tùy thích. Thật tội nghiệp cho những công tŕnh kiến trúc tuyệt mỹ này. Tấm thân diễm kiều của các nàng thiếu nữ kiêu sa đă bị những kẻ thô lỗ mặc sức dày ṿ. Dĩ nhiên các cán bộ nhà nước có quyền có nhà ở và sinh hoạt theo ư ḿnh nhưng vấn đề ở đây là chính sách quản lư. Sau nhiều năm bị hủy hoại, tới thời mở cửa, người ta bắt đầu thu hồi các biệt thự này để kinh doanh du lịch và phải tốn không biết bao nhiêu tiền của để khôi phục sửa chữa. Bây giờ diện mạo của chúng đă khá hơn nhưng kinh doanh vẫn tiếp tục bị thua lỗ.

Những hồ thác thiên nhiên là nét đặc trưng hấp dẫn du khách. Hồ Xuân Hương ở ngay giữa trung tâm thành phố. Xa hơn là hồ Than Thở, hồ Chiến Thắng, hồ Tuyền Lâm, hồ Suối Vàng, hồ Con Rồng gắn liền với Thung lũng T́nh yêu... Thác Cam Ly ở ngay ven thành phố, đi ra vùng phụ cận có thác Prenn, thác Datanla, thác Hang Cọp... Mỗi địa danh đều gắn với một truyền thuyết từ xa xưa của đồng bào dân tộc bản địa hay một câu chuyện t́nh lăng mạn. Sự hấp dẫn của hồ thác giữa núi rừng là nét thiên nhiên hoang dă, ở đó người ta có thể leo trèo, bơi thuyền để vận động tay chân, nghỉ ngơi thư giăn, hít thở không khí trong lành, tạm quên những nhọc nhằn phiền toái của thế sự khi gần gũi với thiên nhiên. Thế nhưng những người làm du lịch chỉ biết khai thác ở một khía cạnh khác. Đó là rào lại bán vé vào cửa và cho mở quán bán đồ lưu niệm và hàng ăn uống giải khát. Nhiều người nói  '"sự bóc lột vội vàng" đó và thiếu giữ ǵn, đầu tư tôn tạo đă làm cho các thắng cảnh xuống cấp nhanh chóng và mất đi sức hấp dẫn. Cùng với t́nh h́nh mà người ta mỉa mai là đă "cơ bản hoàn thành việc phá rừng", nhiều thắng cảnh đă trở nên bệ rạc. Suối Cam Ly chỉ c̣n là một ḍng  nhỏ hôi thối v́ nhận lănh tất cả nước thải của thành phố. Hồ Than Thở cạn trơ đáy rong rêu bùn lầy. Đường sá đến các điểm du lịch chỗ bùn lầy, chỗ lổn nhổn đá sỏi đầy ổ gà, ổ trâu, ổ voi. Nhiều du khách đi một lần là lắc đầu chán ngán, không hề muốn trở lại lần thứ hai.

Những điều đó đă làm không ít  cư dân ở đây nhức nhối xấu hổ v́ từ xưa họ vẫn tự hào về thành phố du lịch nổi tiếng của ḿnh. Nhà cầm quyền cũng biết điều đó nhưng họ đang bận tâm về những chuyện khác hơn, nhất là chuyện tranh giành bè phái và chống tham nhũng. Cả nước chống tham nhũng nên địa phương cũng phải chống tham nhũng. Mà tham nhũng gắn liền với nạn hối lộ, ô dù nên chống là đụng lung tung. Một cán bộ lănh đạo ngành nhà đất bị bắt giam điều tra nhưng lại có thể trốn trại rồi vượt biên đi nước ngoài. Không ai tin anh ta có thể thần thông quảng đại như vậy nếu không được bao che và tạo điều kiện. Một cán bộ ngành lâm nghiệp chịu ngậm miệng ngồi tù không khai báo th́ ở trong trại giam nhưng được ưu đăi đặc biệt. Có cán bộ về hưu chống tham nhũng, nói đụng chạm đến một vài vị lănh đạo lại lập tức bị bắt giam v́ cho rằng đă phạm tội h́nh sự.

Đó chỉ là vài thí dụ đơn cử. Một số cán bộ nhiệt t́nh và tâm huyết như mấy người quen và bạn bè của tôi ở đây không sao chịu đựng được t́nh h́nh đó. Huỳnh Nhật Hải từ chức Thành ủy viên, Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố về bán quán. Huỳnh Nhật Tấn  từ chức Tỉnh Ủy viên, Phó Giám đốc Trường Đảng và ra luôn khỏi đảng về giúp vợ đan len. Những hành động của họ âm thầm, không gây tiếng vang lớn nhưng làm cho lănh đạo địa phương bối rối khó xử.

Riêng Mai Thái Lĩnh, người bạn thân của chúng tôi mới nói ư định cũng sẽ từ bỏ chính quyền. Anh là một cán bộ tại chỗ khá nổi tiếng và đă được cử giữ cùng lúc nhiều chức vụ qua nhiều khóa: Trưởng ban Văn Hóa Xă Hội của Hội đồng Nhân dân Tỉnh, Ủy viên Ủy Ban Mặt Trận Tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố, Phó chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Thành phố. Anh đă nhiều năm ra sức đi tuyên truyền vận động chủ trương chính sách và chống tham nhũng nhưng bây giờ bắt đầu thấy ngượng v́ việc làm của ḿnh không có kết quả ǵ. Khi tiếp xúc với cử tri, những người đă tín nhiệm và bỏ phiếu cho anh trong nhiều khóa, người ta chất vấn,  anh đă phải  tự thú là ḿnh bất lực. Vậy th́ anh cần giữ những chức vụ đó để làm ǵ.

Trong mấy buổi nói chuyện giữa nhóm bốn người của chúng tôi, Bùi Minh Quốc nhiều lần  khuyên Mai Thái Lĩnh  không nên từ bỏ chức vụ v́ có một người tốt trong bộ máy vẫn hơn là không có. Tuy nhiên Mai Thái Lĩnh  không đồng ư v́ cho rằng kéo dài t́nh trạng này anh sẽ mất hết uy tín. Anh dứt khoát thôi không ra ứng cử Hội Đồng Nhân Dân nữa dù khóa nào anh cũng là người cao phiếu nhất. Có khóa ngay Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố ra ứng cử cùng đơn vị với anh lại không trúng cử. Anh chuẩn bị mở một cửa hàng để buôn bán và dành thời gian nghiên cứu, viết sách. Dĩ nhiên tôi tán thành quan điểm và chọn lựa của Mai Thái Lĩnh v́ tôi càng ngán ngẫm bộ máy này hơn anh. Sự xuống cấp không những chỉ ở trong thiên nhiên, các thắng cảnh du lịch mà c̣n là sự xuống cấp của guồng máy và sự xuống cấp của niềm tin trong ḷng người. Nói như thế không phải v́ tôi là kẻ bất măn, chống đối. Điều này có thể nghe khắp mọi nơi ở cửa miệng của những người lái xe ôm, những hành khách đi xe đ̣, hay ngoài chợ, trong quán café. Và các nghị quyết của Đảng, Chính quyền cũng phải công khai thừa nhận.

 

 

 

 

5* Đan Tâm - Từ những trang nhật kư ngày xưa

 

 " Ngày 5 tháng 10

Anh đă làm em khổ tâm. Nhưng chính anh cũng khổ tâm không kém. Anh thấy rơ em không hiểu một chút ǵ tâm trạng của anh lúc này. Mà anh th́ không thể giải thích được. Từ bao lâu nay anh thù hằn chuyện giải thích. V́ lời anh nói  ra sượng sần tê điếng. Ư nghĩ anh cuồng nộ bực dọc. Anh nói ra anh sẽ không giữ được b́nh tĩnh nữa. Lời nói sẽ trái ngược với điều nghĩ. Lời nói sẽ cộc cằn thô lỗ không cưỡng được. Và ngộ nhận sẽ đầy dẫy lớn rộng. Và chúng ta sẽ xa cách nhau hơn, và đổ vỡ sẽ vô phương cứu chữa.

Bây giờ anh cố gắng b́nh tâm để viết cho em. Hy vọng em sẽ hiểu được phần nào.

Anh vốn ghét sự ràng buộc. Nhất là ràng buộc một cách cưỡng bách, bổn phận. Anh chỉ chấp nhận được những ràng buộc anh tự cảm thấy. Sự bắt buộc sẽ làm anh trở nên thù nghịch và độc ác. Nên anh đă bao nhiêu lần nói với em: Đừng đ̣i hỏi anh điều ǵ hết. Những ǵ anh thấy cần làm th́ anh đă làm rồi. Hăy ghi tâm khắc cốt điều đó. Đừng đ̣i hỏi anh điều ǵ hết . Những ǵ anh thấy cần làm anh đă làm rồi, không đợi em phải đ̣i hỏi.

Đó là bí quyết đời sống hạnh phúc giữa chúng ta. Đó là định mệnh của  cuộc  chung đôi hai đứa, không thể thay đổi được.

Nếu em đ̣i hỏi anh điều ǵ, dù anh có chiều em được hay không, Anh cũng thấy bực dọc khôn tả.  Nếu em muốn điều ǵ, muốn không phải là đ̣i hỏi, Em có thể nói ra một lần rồi thôi. Đừng bao giờ nhắc lại lần thứ hai nữa. Sau đó hăy để yên cho anh suy nghĩ và quyết định. Những lần nhắc lại thứ hai, thứ ba, thứ tư, đối với anh chỉ là sự nối kết của con đường dẫn xuống địa ngục.

Không phải bây giờ anh không c̣n thương yêu em như ngày trước. Vấn đề thương yêu trong đời sống vợ chồng phải được nh́n dưới một quan điểm khác. Như anh đă từng nói với em. Đó là sự chung sức xây dựng cho một tương lai. Làm sao vẫn nh́n thấy nhau, ở bên nhau từng giờ từng phút trong mỗi ngày lại có thể đối xử với nhau như sau một lâu dài xa cách được gặp lại.

Dĩ nhiên anh biết rơ với những mặc cảm bất di dịch của em, với t́nh trạng thai nghén hiện tại, em luôn cần sự chăm sóc âu yếm. Nhưng em phải thấy rằng thà không có sự săn sóc âu yếm, hay chỉ có ít  thôi, c̣n hơn là đă không có mà c̣n chuốc lấy chán chê.

Đừng lệ thuộc vào anh quá nhiều. Cũng như đừng lệ thuộc vào bất cứ ai quá nhiều. Hăy tự chủ và tự măn đi. Đó là bí quyết sống hạnh phúc. Em lệ thuộc vào anh là điều không thể được, dù em yêu anh đến đâu đi nữa.

Hăy can đảm nh́n sự thực đó. Hăy sống với cái ǵ ḿnh đang có  chứ đừng sống với cái ǵ ḿnh  mong ước nhưng không thể có.

Nói như thế không phải là t́nh trạng đă tuyệt vọng. Em cũng thấy mỗi lần em vui vẻ làm việc của em, anh theo đuổi công việc của anh, không đặt vấn đề ǵ với nhau cả, chúng ta đă sống một cách ḥa thuận êm ả.

Đừng đặt vấn đề ǵ với nhau hết. Đừng đóng bộ mặt buồn thảm. Hăy nuốt đau đớn riêng vào ḷng, cắn chặt giữa hai hàm răng.

Anh  mong em sẽ hiểu hơn những điều anh viết và không phản ứng một cách yếu đuối, trẻ con. Hăy suy tưởng như một người lớn. Hăy can đảm như một người lớn thực sự. Em đang làm vợ và sắp làm mẹ. Trong một hoàn cảnh đặc biệt nữa. Tại sao em không thay đổi những yếu đuối nhỏ nhoi của quá khứ bằng những quả cảm và chịu đựng cho tương lai."

 

Đó là những ḍng nhật kư tôi viết cho Đan Tâm sau nửa năm chung sống lúc tôi và Đan Tâm mới ở tuổi đôi mươi. Có thể tôi đă quá cứng rắn và tàn nhẫn. Có thể tôi đă không hiểu được em hay hiểu nhưng  không thể cảm thông, chia sẻ. Lúc đó tôi c̣n quá trẻ và quá ngông cuồng.

Chúng tôi vẫn nghĩ cuộc t́nh của ḿnh tuyệt đẹp và về được với nhau trong một hoàn cảnh hết sức bất thường quả là một điều kỳ diệu. Nhưng tôi không lường trước được diễn biến tâm trạng của ḿnh. Tôi đang theo đuổi chủ nghĩa độc thân, tự do một cách cực đoan, đoạn tuyệt với người yêu khi Nàng đặt vấn đề hôn nhân nhưng ngay sau đó lại quay ngược hoàn toàn lao vào cuộc sống gia đ́nh với một người yêu khác. Cuộc sống chung lập tức bị thử thách khi tôi thấm thía ḿnh đang mất tự do dù đă làm điều đó một cách tự nguyện.

Tôi không chia sẻ được hết tâm trạng của Đan Tâm, người con gái thơ ngây đă bỏ tất cả để cùng tôi đi xây dựng một hạnh phúc riêng nơi cuối trời và nơi đó chỉ có tôi là người thân yêu duy nhất. Tôi cũng không hiểu được tâm sinh lư của người vợ lần đầu mang thai nghén. Tôi chỉ cảm nhận sâu sắc những điều ḿnh cho là phải chịu đựng.

Tâm hồn  của Đan Tâm mong manh, nhạy cảm và dễ thương tổn như một cành hoa bướm. Thế mà tôi đă quá phũ phàng. Vết thương tôi gây ra cho tâm hồn Đan Tâm không bao giờ lành. Tôi - người gây thương tổn, có thể chóng quên nhưng em - người bị thương tổn, vẫn nhói buốt trong suốt cuộc đời dài khi cuộc sống chung trở trời trái gió.

Hôn nhân là cuộc sống chung khó khăn nhất trong mọi cuộc sống chung. Đối với những người khác, bất cứ là ai, ta có thể va chạm, giận dữ xung đột, oán hận nhưng rồi ta có thể quên v́ giữa ta và họ ít nhiều có một khoảng cách. C̣n trong hôn nhân không có khoảng cách. Trong hôn nhân người ta gần nhau  không phải chỉ trên cùng một chiếc giường, một căn pḥng, một mái nhà mà c̣n trong tâm hồn, trong nghĩ tưởng, trong hiện tại, quá khứ và cả trong tương lai. Chỉ cần một lúc lạc nhịp hay không ḥa điệu là sự gần gũi có thể trở nên nặng nề cấn cái.

Chưa kể đến những điều lầm lỡ. Và điều kinh khủng của hôn nhân không phải là quá tŕnh lầm lỡ mà tiếp tục lầm lỡ trong cả quá tŕnh. Chúng tôi đă có những điều lầm lỡ và đă trả giá cho sự lầm lỡ của ḿnh. Trong cuộc sống chung, mọi vấn đề luôn luôn được đặt ra, cũ và mới. Cũ phát triển thành cái mới và mới gợi lại cái cũ. Trong hoàn cảnh của chúng tôi hiện nay, những vấn đề lại được đặt ra dưới  một góc cạnh khác, một ánh sáng khác. Tôi tiếp tục nghiền ngẫm về ư nghĩa của hôn nhân và điều này chi phối tôi mạnh mẽ không kém ǵ, có khi c̣n hơn những vấn đề chính trị thời cuộc.

Có người hiểu tôi và từng nói: Chính trị và t́nh yêu là hai tṛ chơi chết người mà anh đă tham dự vào, lại dấn thân một cách hết ḿnh. Tôi không c̣n cách nào khác là mở hết tâm hồn ra để nhận lănh mọi vinh quang và nhọc nhằn của cuộc-chơi-đời mà tôi đă sống trọn.

 

Xem tiếp Phần 2, Chương 6 - 11

trở về MỤC LỤC

 

art2all.net