TIÊU DAO BẢO CỰ

 

PHẦN II

 

NHỮNG HOÀI NIỆM VÀ NIỀM HỨNG KHỞI MỚI CỦA TỰ DO

 

Chương 12 đến 15

                  

 

 

 

 

12* Đà Lạt  100 năm , tản mạn về cái đẹp và nỗi đau

 

Thời gian gần đây, dân Đà Lạt xôn xao v́ mấy chuyện mới xảy ra.

Đầu tiên là chuyện mà nhóm bạn của tôi gọi là chuyện "con chim Lâm Cẩu". Lâm Cẩu là tên một đại gia người Hoa ở Sài G̣n mới nổi lên. Ông ta có lối làm ăn ma mănh đă thu hút được số tiền gởi tiết kiệm khá lớn của nhiều người nhờ cho lăi suất cao. Sau một thời gian thấy ở Sài g̣n khó phát triển, ông ta ṃ lên Đà Lạt. Ông đă tiếp cận những người lănh đạo ở đây một cách khá nhanh chóng và dễ dàng bởi nhiều mánh lới có lợi cho cả đôi nên. Ông muốn được ưu tiên mua một số nhà đất ở xứ du lịch này để kinh doanh, bù lại ngoài quà cáp cho những người có trách nhiệm, ông tự nguyện bỏ tiền túi ra làm lại một đoạn vỉa hè quanh hồ Xuân Hương và xây dựng một tượng đài ở bùng binh trước chợ Ḥa B́nh để kỷ niệm.

Từ xưa, giữa bùng binh này đơn giản chỉ là một hồ nước h́nh tṛn có ṿi phun. Tuy vậy nó rất hài ḥa với cảnh quan chung quanh bởi v́ nó tiếp liền với mặt hồ và ở cuối dốc của con đường chạy lên khu Ḥa B́nh là khu thương mại trên cao. Vị trí này không thể xây một cái ǵ cao được.

Thế nhưng đại gia Lâm Cẩu nghĩ khác. Ông muốn để lại một dấu ấn văn hóa trên mảnh đất thơ mộng này để người ta c̣n nhớ măi đến ông. Ông thuê một nhà điêu khắc thiết kế mẫu tượng đài. Chỉ trong một tuần lễ trước Tết, người ta đă đập phá hồ nước cũ và cấp tốc xây lên một cái gọi là tượng đài nghệ thuật mới. Dân Đà Lạt và du khách ngỡ ngàng trước công tŕnh chào mừng Tết Nguyên đán này. Đó là một cái ǵ h́nh như  bắt chước tháp Eiffel, thấp lè tè với chân như chân lư hương, trên đỉnh có một quả địa cầu với con chim bồ câu tung cánh nhưng nặng nề bay lên không muốn nổi.

Có lẽ ư tưởng sáng tạo của nhà điêu khắc không phải tồi. Đà Lạt được xưng tụng là Petit Paris. Bồ câu và địa cầu tượng trưng cho khát vọng ḥa b́nh. Nhưng vấn đề là cách thể hiện. Tôi cũng như nhiều người dân b́nh thường, không có tŕnh độ thẩm mỹ cao và hiểu biết nhiều về điêu khắc và kiến trúc nhưng với cảm nhận đơn giản nhất cũng thấy rằng công tŕnh này không có chi là thẩm mỹ. Người ta ồn ào lên bàn tán. Mai Thái Lĩnh cho rằng một công tŕnh như thế này đáng ra phải có trong kế hoạch của Hội Đồng Nhân Dân Thành phố và mẫu tượng đài phải được tổ chức thi và đưa ra cho công chúng tham khảo góp ư kiến trước khi quyết định. Làm tượng đài nghệ thuật tiêu biểu cho một thành phố nhất là thành phố du lịch nổi tiếng như Đà Lạt không phải là chuyện đùa. Có người tức giận c̣n bảo cần phải đập ngay v́ nếu để lâu sẽ xấu mặt cho Đà Lạt và sau này khó đập.

Đang lúc dư luận bàn tán th́ đại gia Lâm Cẩu vỡ nợ ở Sài G̣n. Ông ta bị phá sản, nợ của dân một số tiền lớn nên bị bắt giữ để điều tra chờ ngày ra ṭa. Trong một phiên ṭa khi bị thẩm vấn, ông ta tuyên bố một câu xanh rờn "Bà con yên chí, c̣n một cái quần đùi tôi cũng trả cho bà con". Thật ngán ngẫm. Dân Sài g̣n không ai muốn lấy quần đùi của ông làm ǵ nhưng dân Đà Lạt vẫn c̣n được hưởng "Con chim Lâm Cẩu" treo lủng lẳng trước bùng binh.

Chuyện "Con chim Lâm Cẩu" vừa lắng xuống, lại nổi lên chuyện bán đồi Cù. Ai cũng biết đồi Cù và hồ Xuân Hương nằm ngay giữa trung tâm của thành phố đă làm nên một nửa vẻ đẹp của  Đà Lạt. Đó là ba dăy đồi thoai thoải tiếp nối song song với hồ. Trên đồi, thông c̣n lại thành từng cụm xanh mát xen kẽ với những vùng không cây thoáng đăng. Mặt đồi phủ một lớp cỏ tự nhiên mượt mà, chỗ màu xanh, nơi tim tím. Không có ǵ tuyệt vời bằng một ngày nắng ấm đi dạo trên đồi rồi ngả ḿnh trên thảm cỏ, nheo mắt nh́n nắng lấp lánh sau tàn cây và nghe gió thổi vi vu trong không gian lồng lộng. Về mùa khô, Đà Lạt cũng khá nắng, nhưng dưới bầu trời xanh biếc và tàn lá nhỏ reo vui này, tất cả đều dịu lại, cho ta một sự b́nh an và thư giăn tuyệt vời.

Gọi là đồi Cù v́ đây là sân chơi cù được xây dựng từ thời Pháp thuộc nhưng không biết từ bao lâu, cách đây gần 30 năm lần đầu tôi đến Đà Lạt, không thấy người ta chơi cù nữa. Đồi Cù mặc nhiên trở thành một công viên gần như tự nhiên giữa ḷng thành phố. Dân Đà Lạt và du khách đă từng đến đây có lẽ hiếm ai không lên đồi Cù chơi một lần. Bởi v́ nó gần và quyến rũ quá. Từ chợ Ḥa B́nh, chỉ ba bước là đă đặt chân lên đồi, hưởng một không khí trong lành và dịu mát hoàn toàn khác. Ba ngọn đồi quá rộng nên dù có lúc đông người cũng không ai quấy nhiễu ai. Bạn có thể ngồi dựa gốc cây đọc sách trong khi một nhóm du khách đi bộ hay vài người khác  ngồi trên lưng ngựa lửng thửng dạo qua. Ngay cả mấy đàn ḅ thỉnh thoảng đi ngang t́m cỏ cũng không quấy nhiễu bạn lắm.

Đây là một tặng phẩm vô gía trời ban cho, nơi  mà bác sĩ Yersin, người phát hiện ra Đà Lạt đă sửng sốt khi vượt qua ngọn núi cao, nh́n thấy mấy dẫy đồi xanh biếc rập rờn như sóng biển, ông đă chạy ào xuống như một cậu bé học sinh. Đối với tôi và chắc cũng như nhiều người khác, đồi Cù là nơi có biết bao kỷ niệm. Đă ở đây, đă  tới đây, làm sao ta lại bỏ lỡ cơ hội cầm tay người yêu dạo trên băi cỏ non mênh mông để nói những lời t́nh tự. Dù không nói, th́ cây cỏ, gió nắng, nhạc thông cũng đă nói hộ ta rồi. Và những đứa bé chạy tung tăng ngă nhoài trên thảm cỏ êm không chút e ngại trước đôi mắt hạnh phúc và b́nh an của bố mẹ, lớn lên chắc không thể nào quên được nơi chốn này.

Tôi gọi đồi Cù là một mảnh thiên đường tự do. Nhưng nay mảnh thiên đường đó đă bị đem bán cho nước ngoài. Tôi và người dân chỉ  đơn giản nói đồi Cù bị đem bán chứ không cần biết nói theo ngôn ngữ kinh tế  chính danh của nhà nước là liên doanh khai thác hay cho thuê dài hạn ǵ ǵ đó. Bởi sau khi bị đem bán, đồi Cù  đă bị máy đến san ủi tanh bành lở lói và sau đó được rào lại để trồng cỏ mới. Việc rào đồi Cù đă gây nên một cú sốc trong dư luận bởi nơi chốn thơ mộng  tự do cho mọi người đă trở thành vùng cấm. Dư luận của người dân và báo chí nhiều nơi khác lên tiếng phê phán kịch liệt việc này v́ đây là một sự xâm phạm quá trắng trợn gây nên thương tổn nặng nề trong ḷng người. Nhà nước ra sức  tuyên truyền đồi Cù sẽ được xây dựng lại đẹp hơn, văn minh hơn, là một niềm tự hào của thành phố v́ sẽ trở thành một trong những sân golf hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đẹp nhất Đông Nam Á. Dĩ nhiên với hàng triệu đô la của công ty nước ngoài, người ta có thể xây dựng sân golf này "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" nhưng tiếc thay đó không c̣n là đồi Cù cũ, là công viên thơ mộng, là mảnh thiên đường tự do cho mọi người. Sắp tới, sau khi hoàn thành, những người như tôi và đại đa số nhân dân Đà Lạt, nhân dân Việt Nam trong ṿng mấy mươi năm nữa chắc sẽ không được đặt chân đến sân golf này v́ làm sao chúng tôi có được mấy chục ngàn đôla để gia nhập làm hội viên câu lạc bộ golf tầm cỡ quốc tế này.

Tôi và nhiều người  khác không phản đối việc xây dựng sân golf dù suốt đời chúng tôi không hề nghĩ đến tṛ chơi trưởng gỉa này. Nhưng Đà Lạt thiếu ǵ đất, đồi ở ngoại ô để xây dựng sân golf khi người ta bỏ ra hàng triệu đô la, việc ǵ phải bán "mảnh đất hương hỏa " quư gía do cha ông để lại, như nhiều người đă nói. Khách chơi golf đều là những kẻ giàu có đi xe hơi và máy bay th́ việc đi xa vài cây số để chơi có thành vấn đề ǵ. Thời gian này, dân Đà Lạt càng căm phẫn khi người ta ủi đất làm lấp một phần hồ Xuân Hương, đường sá quanh hồ dơ bẩn, phần lớn các đường khác trong thành phố đều đầy ổ gà ổ voi. Không biết tiền thu được do việc bán đồi Cù chính quyền đă dùng vào việc ǵ mà người dân không thấy ḿnh được hưởng chút nào như vẫn nghe ra rả tuyên truyền. Ấy thế mà một gă phóng viên bồi bút nào đó khi làm một thiên phóng sự trên truyền h́nh ca ngợi sân golf dám viết chẳng bao lâu trẻ con Việt Nam sẽ chơi golf như chơi bi, chơi đáo. Tôi đă  không nhịn  được chửi thề khi nghe lời tuyên truyền sống sượng ngu dốt hết cỡ này.

Dù sao thời kỳ đổi mới mở cửa cũng mang lại một cái ǵ mới mẻ. Trong dịp kỷ niệm 100  năm thành phố Đà Lạt, người ta tổ chức nhiều hoạt động hội hè rầm rộ. "Ông Tây thực dân" Yersin, người  đă có công phát hiện ra Đà Lạt, làm nó trở thành một thành phố du lịch nghỉ dưỡng, được dè dặt ca ngợi. Con đường mang tên ông ngày xưa đă bị bỏ nay được khôi phục. Trong bầu không khí đó, tôi hoàn chỉnh và bổ sung bài bút kư tựa đề "Đà Lạt 100 năm, tản mạn về cái đẹp và nỗi đau" mà tôi đă thai nghén rất lâu. Trong phần kết, tôi đưa ra h́nh ảnh những viền xi măng chung quanh các cây dọc hồ Xuân Hương đă nứt vỡ để nói rằng đó là quy luật tất yếu và đất nước cần những người lănh đạo ngang tầm với nhân dân và thời đại. Tôi cũng nói rằng đất nước và nhân dân cần thêm một cuộc cách mạng, nhiều cuộc cách mạng nữa chứ không phải " đấu tranh này là trận cuối cùng" như lời bài Quốc tế ca.

 

                  

 

 

 

13*  Hoài niệm về những phút bay bổng của tâm hồn.

                                            

Trăng em

 

Tôi chạy cuồng trong trăng

Những cặp t́nh nhân ôm nhau trên đường trăng và bóng tối

Trăng sáng nhưng ḷng tôi không lấp lánh

Trăng lạnh và ḷng tôi mênh mang

Tôi chạy cuồng đi t́m em

Tôi muốn ôm hôn tất cả những người con gái

Nhưng tôi xa lánh mọi người

V́ em xa tôi

 

 

Tôi tiếc đă không hôn em

Trên bến bờ sáng nào mờ sao và lộng gío

Nên bây giờ thiếu một nửa men say

Thư em ngắn quá

Tôi đọc hoài không đả khát

Tôi đọc hoài không nguôi ngoai

       

Tôi chưa bao giờ uống rượu một ḿnh

Nhưng đêm nay 

Ngồi với chén rượu và trăng suông

Rượu không làm ḷng tôi đủ ấm

Khói thuốc không làm bớt gía băng

Mà trăng th́ cứ nói về em không ngớt

Mà trăng th́ cứ nhận ch́m tôi chết ngợp

 

Bao lâu rồi tôi đă quên tôi

Bao lâu rồi tôi đă quên em

Chuyện đời thường với bao tṛ dơ bẩn

Chuyện đời thường điêu ngoa và khốn nạn

Tôi quay cuồng tôi mất cả trăng em

 

Trăng và em

Những đêm trăng với em

Nụ hôn trăng vội vă

Cháy ḷng tôi suốt một nỗi đ̣i dài

Em biết không.     

                  

 

 

 

14*   " Dắt tay  nhau đi..."

 

 Bài tiểu luận "Dắt tay nhau đi..." của Hà Sĩ Phu lần đầu tiên được công bố ở một tờ báo nước ngoài sau 5 năm xuất hiện và bị phê phán kịch liệt ở trong nước dù thời gian đất nước mở cửa cũng đă khá lâu.

Mở cửa là một cách tự cứu v́ trong nhà bưng bít đă quá ngột ngạt làm chính người chủ trương đóng cửa cũng muốn tắt thở nhưng mở toang ra gió mạnh ập vào, ánh sáng chói chang làm người ta hoảng sợ, lại c̣n ngại "gió độc" nên vội vàng khép lại, chỉ mở he hé . Đó là tâm trạng và cách làm của những người đang cầm quyền.

Đối với văn nghệ sĩ, trí thức khi bắt đầu chủ trương đổi mới, lănh tụ hô hào "cởi trói", một cách nói rất h́nh tượng và cũng hết sức dũng cảm v́ như thế mặc nhiên thừa nhận văn nghệ sĩ trước đây  bị trói. Ngay văn nghệ sĩ  cũng có người  thú nhận là khi mới được cởi trói, lóng ngóng không biết làm ǵ v́ như gà công nghiệp quen ở măi trong chuồng, bây giờ được ra cũng không biết đi đâu. Những câu nói h́nh tượng trên đây quả đă thể hiện được nỗi đau, nỗi nhục của một tầng lớp được mệnh danh là tinh hoa của dân tộc sống trong một chế độ tự cho là dân chủ gấp triệu lần chế độ tư bản. Ấy thế mà "cởi trói" chưa được bao lâu, các con gà quen dần với tự do, không những không muốn ở trong chuồng mà c̣n muốn phá rào ra cả bên ngoài. Người ra lệnh cởi trói lại ra lệnh trói lại. Thật đáng buồn cho những người lănh đạo và tội nghiệp cho văn nghệ sĩ trí thức.

Tuy nhiên, không phải mọi văn nghệ sĩ, trí thức đều là gà công nghiệp. Một số người không bị điều kiện hóa dù cũng ở trong chuồng và đối với họ tự do tư tưởng quư như mạng sống. Mấy người bạn của tôi ở đây như Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Mai Thái Lĩnh là vài người trong số những người đó. Tôi may mắn được kết bạn với họ. Và  tuy ở một xứ sương mù lạnh lẽo, mỗi lần gặp nhau nói chuyện, chúng tôi đều cảm thấy ấm áp v́ ngọn lửa hừng hực trong mỗi người và trong câu chuyện luôn nồng nàn khát vọng tự do.

Hà Sĩ Phu lớn hơn tôi 5 tuổi nhưng trông anh già hơn tôi nhiều mặc dù tôi có vẻ ốm yếu. Tôi cao gầy trong khi anh thấp lùn, người đầy đặn. Anh để râu dài lơ thơ kiểu ông lăo Việt Nam, tóc và râu ria đều điểm bạc. Bàn tay anh nhỏ nhắn mềm mại đặc trưng của thư sinh hay dân pḥng thí nghiệm. Tay anh thường hơi run có lẽ là một triệu chứng bệnh nhưng anh viết chữ Hán rất bay bướm. Hà Sĩ Phu nói năng nhỏ nhẹ, cử chỉ  từ tốn hoàn toàn trái ngược với phong cách quyết liệt và triệt để trong các bài viết của anh.

Khi lần đầu cầm tờ báo nước ngoài đăng bài " Dắt tay nhau đi..." anh rất cảm động, tay run run lật tới lật lui mấy trang viết và lẩm bẩm : "Chỉ có những người thật tâm huyết mới làm được việc này". Anh cũng rất phấn khởi khi biết bài viết của anh có tiếng vang rất lớn ở hải ngoại. Nhiều báo đă đăng lại bài viết đó và thư của các độc gỉa từ nhiều nước gởi về cho các ṭa soạn để bày tỏ sự tán thành và ngưỡng mộ đối với tác gỉa ngày càng nhiều. Độc gỉa cũng đă trực tiếp gởi thư cho anh v́ dưới bài viết anh có ghi rơ tên thật và địa chỉ.

Bài viết ngắn ngủi của Hà Sĩ Phu đă gây tiếng vang và dư luận mạnh mẽ trong và ngoài nước v́ anh đă phân tích một cách khoa học, rạch ṛi thực tiễn lịch sử của một đất nước và cả hệ thống xă hội chủ nghĩa chiếm phân nửa thế giới, điều nhiều người đă nhận ra nhưng chưa ai nói một cách rơ ràng và triệt để như anh, hơn nữa anh nói với tư cách công dân của một đất nước đă trải nghiệm đau thương thời kỳ lịch sử đó. Sự lên tiếng của anh chắc chắn sẽ bắt anh phải trả gía đắt v́ nó chống lại hệ tư tưởng chính thống  và có thể làm chao đảo vai tṛ thống trị của những người cầm quyền hiện nay.

Anh đặt vấn đề rất đơn giản khi trước tiên nêu ra nghịch lư về những gía trị mà chế độ xă hội chủ nghĩa muốn xây dựng và đă thu được kết quả ngược lại như dân chủ và phản dân chủ, sự thật và dối trá, duy vật và duy ư chí, giải phóng con người và xâm phạm nhân quyền, tính tập thể và sùng bái cá nhân, vai tṛ của trí thức và sự thui chột tiềm năng sáng tạo, so sánh năng suất lao động giữa các nước xă hội chủ nghĩa và các nước tư bản...

Anh cho rằng nguồn gốc của mọi nghịch lư trên đây bắt nguồn trước hết từ quan điểm đấu tranh giai cấp. "Sự phân chia con người thành giai cấp tuy có những ư nghĩa nhất định nhưng không phải là sự phân chia duy nhất có ư nghĩa, không hoàn toàn đầy đủ, không bao hàm được hết xă hội." "Cái lỏi bên trong của ḍng tiến hóa là ḍng phát triển của trí thức nhân loại, c̣n sự đấu tranh giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, tức sự đấu tranh giai cấp, chỉ là cái vỏ, là những hiện tượng xă hội kèm theo mà thôi".

Hà Sĩ Phu khẳng định "mỗi cuộc biến đổi được gọi  là cách mạng xă hội bao giờ cũng là sự cạnh tranh  của hai thế lực lănh đạo xă hội, tiêu biểu cho hai bậc thang về tŕnh độ tổ  chức xă hội, ứng với hai tŕnh độ khác nhau của khoa học, của tri thức con người thời ấy". Anh chỉ ra rằng những người sáng lập ra chủ nghĩa xă hội đề cao trí thức nhưng trong thực tế lịch sử các đảng Cộng sản lại không thực hiện và không thuận chiều với trí thức.

Thực tế đó đă đưa đến những kết quả rơ ràng không thể chối căi. "Tính kém hiệu quả của tổ chức xă hội đă gây nên cái điều rất "vô lư" [thực ra chẳng có ǵ là vô lư cả] là muốn xây dựng một hệ thống phát triển  nhất trong lịch sử loài người th́ lại thu được một hệ thống không phát triển, thậm chí chống lại sự phát triển". "Có ham muốn, có quyết tâm mà thiếu tri thức th́ ắt là sa vào ṿng duy ư chí. Người chỉ huy sẽ trở thành kẻ độc tài dù tự giác hay không tự giác. V́ thế mà xuất hiện cái điều tưởng như rất vô lư là muốn xây dựng một hệ thống đầy đủ tính con người nhất  th́ lại thu được một hệ thống mâu thuẫn với quyền con người", "muốn xây dựng một hệ thống đặc trưng bởi tính tập thể, tính thế giới đại đồng, tính toàn nhân loại, lại thu được một hệ thống rất dễ nảy sinh chủ nghĩa cá nhân cực đoan, mâu thuẫn với tính Nhân loại".

Hà Sĩ Phu đă vẽ hẳn một sơ đồ phân tích về quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng tiêu cực xă hội và chỉ ra điều mấu chốt là dùng phương tiện không thích đáng th́ không tới được mục đích. "Khi cái phương tiện đă thành cái mục đích th́ lẽ dĩ nhiên cái mục đích [ở đây là dân tộc] đổi chỗ để trở thành cái phương tiện [!]"

Cuối cùng Hà Sĩ Phu dẫn lời của Alexandr  Bovin, nhà phân tích chính trị của tờ IZVESTRA [Liên Xô] sau khi nói rơ quan điểm "kiên quyết chối bỏ loại xă hội chủ nghĩa quan liêu, thiếu thốn triền miên, xuống cấp những gía trị đạo đức, thay tự do bằng sự trấn áp dốt nát..." đă nêu ư kiến về cách sửa chữa là "Tất cả các đoạn trên con dấu toán học cần phải đổi ngược lại !" Từ ư đó anh kết thúc bài viết của ḿnh:

"Và nếu như trên trang giấy đă đổi ngược các dấu toán học th́ trên đường đi lư nào không phải quay ngược các tấm biển chỉ đường.

Nhân loại như lịch sử đă từng chứng minh, rốt cuộc vẫn dắt tay nhau, đi cùng trên một con đường, con đường tiến hóa, thênh thang, dưới những tấm biển chỉ đường của Trí Tuệ"

Trong ṿng ba năm kể từ khi bài "Dắt tay nhau đi..." xuất hiện, mặc dù chỉ được đánh máy, photocopy  chuyền tay nhưng đă có hơn 30 bài của các tờ báo trung ương và địa phương tập trung phê phán, có cả một cuốn sách của Ban Văn Hóa Tư tưởng Trung ương và được đề cập trong cuốn giới thiệu Dự thảo Cương lĩnh của Đại hội Đảng. Hà Sĩ Phu gọi đây là một cuộc tranh luận kỳ lạ. Anh hóm hỉnh ví von : "Mấy chục vơ sĩ ra sân khấu, đấu rất sôi nổi với một "địch thủ" chỉ được phép ở bên trong hậu trường." Tôi th́ muốn dùng kiểu chơi chữ của dân miền Nam, gọi đây là một cuộc "bề hội đồng" với một người đă bị trói quặt hai tay ra đằng sau lưng.

Sự việc không phải chỉ dừng ở đó. Người ta c̣n nghi ngờ bút hiệu Hà Sĩ Phu không phải là của một người mà là của một tập thể trí thức chống đảng. Có người đ̣i phải đối xử với Hà Sĩ Phu một cách đúng mực theo đúng quy luật của đấu tranh giai cấp. Có lần anh ra Hà Nội, trước khi về đến chào nhà văn nữ Dương Thu Hương là người quen, đúng lúc Dương Thu Hương  đang bị khám nhà, Hà Sĩ Phu cũng bị bắt giữ. Thật là một cơ hội bằng vàng. Anh bị thẩm vấn suốt 10 ngày về bài "Dắt tay nhau đi..." và các bài viết khác cũng như các mối quan hệ của anh khi công an biết rằng cái ông thấp lùn nho nhă tự dưng đưa đầu vào miệng cọp này lại chính là tác gỉa của bài tiểu luận nổi tiếng. Vậy là lần đầu anh có dịp "làm việc" với các đồng chí công an. Khi nghe anh kể lại chuyện này, chúng tôi đoan chắc thế nào anh cũng được các đồng chí công an chiếu cố nữa, nhất là khi bài "Dắt tay nhau đi..." được công bố ở hải ngoại và gây tiếng vang lớn.

Tuy thế Hà Sĩ Phu không nao núng, thời gian này anh tập trung viết một bài tiểu luận dài hơn, đào sâu những vấn đề mới nêu ra trong bài "Dắt tay nhau đi..." Chúng tôi khích lệ và thi đua với anh. Mỗi người chúng tôi đều cảm thấy có nợ lớn đối với ng̣i  bút của ḿnh.

 

                  

 

 

 

15*  Đan Tâm. Từ những trang nhật kư ngày xưa

 

" Ngày 16 tháng 1

Anh muốn được đi một ḿnh. Ôi thèm muốn biết chừng nào được một ḿnh. Bỏ lại đằng sau tất cả. Vợ con gia đ́nh ràng buộc. Tất cả. Tất cả hệ lụy với đời. Để riêng một ḿnh anh thôi. Anh đă lạnh lùng bỏ đi. Biết rằng em sẽ tủi phiền. Đáng lư ra em không nên nói ǵ, đ̣i hỏi ǵ trong tâm trạng này của anh. Nếu anh làm em vui ḷng, đi chơi với em th́ em sẽ là một món nợ, một ràng buộc nặng nề. Đó là một sự thực. Anh không muốn tự dối và lừa dối. Thà anh rứt áo ra đi. Với anh đó là giải pháp hay nhất. Để em khỏi là một ràng buộc buồn phiền. Nhiều lúc anh muốn chắp cánh đại bàng bay bổng lên chín tầng trời mênh mông. Những lúc đó "con là nợ, vợ là oan gia" và đại bàng chỉ là một chú gà trống lục cục khả ố.

Anh đă chạy mười mấy cây số trong gió lạnh buốt. Nghe tê mê tâm hồn, trí nghĩ. Anh t́m ǵ đây, muốn ǵ đây cho anh. Cơn đau nhức nào dấy lên suốt khắp xương da. Một con đường dài thăm thẳm mù khơi. Một ngọn đồi cao nh́n xuống rừng cây bát ngát. Anh khát vọng ǵ trong cơn gío lạnh buồn luôn len lỏi châu thân. Bao lâu rồi anh không sống lại cảm giác này. Bao lâu rồi anh  lo chuyện áo cơm như con trâu cày trên ruộng đồng cháy nắng.

Anh t́m vào một quán café thật vắng. Không có ai hết. Một góc pḥng nh́n ra cửa sổ. Café  đắng. Khói thuốc bay cao. Bao lâu rồi anh không c̣n ngồi như thế. Ngoài cửa sổ một bầu trời hắt hiu. Mấy cành cây. Mấy dăy phố buồn im trong sương. Anh đột nhiên sống lại cảm giác ngày nào đứng trong song cửa trại giam nh́n ra ngoài. Cũng thời tiết này, cuối đông. Gío hắt hiu. Bầu trời xám. Lạnh vô cùng. Và thấy đời thê lương bát ngát. Anh chợt nhớ đến  Cao Bá Quát với hai câu thơ xót xa : " Trói chân kỳ kư tra vào rọ, Rút ruột tang bồng trả nợ cơm." Có phải giờ đây anh cũng là một thứ giáo thụ Quốc Oai như Cao Bá Quát. "Nhà trống ba gian một thầy một cô một chó cái. Học tṛ dăm đứa nửa người nửa ngợm nửa đười ươi." Anh sẽ làm ǵ đây cho tương lai. Sẽ nuôi dưỡng tinh thần phản nghịch để bay đầu dưới lưỡi dao đao phủ hay rạc rài như một kẻ vô danh tầm thường nơi xó núi sương mù này. Nợ áo cơm phải trả đến h́nh hài. Anh phải trả đến bao giờ đây. Mảnh h́nh hài yếu đuối bệnh hoạn. Anh sẽ làm ǵ đây. Cao vọng dựng đại nghiệp cho ḿnh cho đời có phải đă héo khô tàn ră.

Nỗi đau nhức dậy lên như một điều nhắc nhở. Anh trầm  đắm đă nhiều. Anh phải thường xuyên phản tỉnh. Anh phải vươn lên từ vực sâu hố thẳm.

Em phải chia sẻ với anh hết thảy mọi điều đó. Anh là kẻ đầy dẫy mâu thuẫn. Cao vọng ngút trời và cũng tầm thường bé nhỏ. Nhưng anh phải phấn đấu  để không ngừng đi tới."

 

Phải chăng trong đời  có những lúc con người chỉ là ḿnh, muốn một ḿnh, không thể chia sẻ ǵ với ai khác. Sự ḥa hợp đối với bất cứ ai cũng chỉ tới một giới hạn nào đó dù con người luôn khao khát được chia sẻ chung cùng. Thật là mâu thuẫn. Hay đây chỉ là tâm trạng của riêng tôi. Tôi đă quá yêu ḿnh và quá yêu tự do nên một đôi lúc nào đó tôi sợ mất ḿnh, sợ mọi thứ ràng buộc. Cảm giác được một ḿnh, thật một ḿnh, thuần một ḿnh xiết bao dịu dàng thân thiết nhưng cũng vắng lặng thê lương khôn cùng.

May thay, đó chỉ là những giờ phút thoáng qua trong đời.

 

 

Xem tiếp Phần 2, Chương 16 - 20

trở về MỤC LỤC

                 

 

art2all.net