PHẦN II
NHỮNG HOÀI NIỆM VÀ NIỀM HỨNG KHỞI MỚI CỦA TỰ DO
Chương 21 đến 25
|
21* Những sứ giả tâm linh đến rồi đi không quyến luyến
Phương pháp Thiền của Yoga giúp tôi kiềm chế được những cảm xúc và khích động tinh thần của bản thân. Đây là một hệ thống khá phức tạp và đ̣i hỏi cao nơi người tu tập. Điều kiện cơ bản là phải ăn chay, chấp nhận mười nguyên tắc sống Yama - Niyama và chấp nhận Baba là vị thầy tâm linh của ḿnh. Hệ thống Thiền này có sáu bài với kỹ thuật khác nhau và người chuyên tŕ đến đâu ít nhất cũng phải mất vài năm, mỗi ngày thiền ít nhất hai lần, mỗi lần từ nửa giờ trở lên, mới học hết sáu bài. Hơn nữa người dạy sẽ trực tiếp kiểm tra xem người học có thực sự tiến bộ hay không mới dạy bài cao hơn. Sau vài tháng thực tập bài Thiền cơ bản, Dada H truyền thụ cho tôi bài thiền thứ nhất. Đây là bài quan trọng nhất trong sáu bài. Theo tin tưởng, thiền bài này sẽ giúp hóa giải được những nghiệp đă gây ra trong quá khứ các tiền kiếp. Về mặt kỹ thuật, nói chung, người học thiền thề phải giữ bí mật nên ở đây tôi chỉ có thể mô tả một cách tổng quát. Đó là một cách tự kỷ ám thị để rút cơ thể ra khỏi ngoại cảnh, sau đó rút tâm trí ra khỏi cơ thể, chỉ c̣n lại một điểm ư thức, một điểm tập trung, thường là vị trí của một luân xa. Từ vị trí tập trung này ta đọc thầm câu Mantra hai vần theo nhịp thở. Câu Mantra này [có thể gọi là chân ngôn hay thần chú] bắt buộc phải đọc bằng tiếng Phạn Sanskrit. Yoga tin tưởng tiếng Phạn là tiếng cổ xưa nhất, là ngôn ngữ mẹ của loài người. Âm thanh của các chữ cái trong ngôn ngữ này do các Yogi thời cổ quán tưởng và lắng nghe từ chính trong thân xác ḿnh, có uy lực rất lớn trong việc nâng cao đời sống tâm linh. Câu Mantra của bài thiền thứ nhất giúp ta ḥa nhập làm một và trở thành chính Đấng Tối Cao như một giọt nước ḥa tan vào trong biển đă trở thành chính biển cả.
Nếu câu Mantra của bài thiền thứ nhất giúp ta giải trừ nghiệp quá khứ và ḥa nhập với Đấng Tối cao th́ Mantra của bài thiền thứ hai [gọi là Gura Mantra do chính Baba đặt ra] giúp ta ngăn chặn nghiệp phát sinh trong hiện tại và mở rộng t́nh yêu thương muôn loài. Đây không phải là điều tin tưởng thần bí mà chính là khẳng định một quan điểm sống. Phải chăng quan điểm sống này không những tràn đầy tính nhân đạo mà c̣n vượt lên tới tính vũ trụ, khác xa và cao hơn nhiều thứ chủ nghĩa và lư thuyết hẹp ḥi tưởng rằng tốt đẹp nhưng thực chất đă chà đạp con người, phân chia con người thành những thế lực đối lập để đấu tranh và hủy diệt nhau. Câu Mantra của bài thiền thứ nhất chỉ đọc thầm trong khi thiền nhưng câu Mantra của bài thiền thứ hai nếu được có thể đọc thầm trong mọi nơi mọi lúc hay ít nhất là trước những việc làm quan trọng hằng ngày. Ư nghĩa của câu Mantra là "Mọi vật đều là biểu hiện của Đấng Tối Cao". Nếu ta luôn tự kỷ ám thị và thực sự sống với suy nghĩ này th́ làm sao ta có thể làm hại đến người khác hay sinh vật cỏ cây. Nếu ta hiểu rằng từ mặt trời cho đến con kiến ḅ trên mặt đất đều thuộc về một gia đ́nh vũ trụ th́ làm sao ta lại không mong mỏi mang ḥa b́nh và hạnh phúc đến cho muôn loài. Sau khi dạy cho tôi bài thiền thứ hai, Dada H chuẩn bị đi sang nước khác và Dada M, một người Đức sang thay thế cho Dada H. Theo quy định của tổ chức AM, các Dada Didi không làm việc ở đâu quá năm năm để tránh sự quyến luyến không có lợi cho công việc và sự tiến bộ về tâm linh. Mặt khác, những người theo Yoga ở địa phương có thể được tiếp xúc học hỏi với nhiều Dada Didi hơn. Đây quả là một quy định ngặt nghèo nhưng có lư. Dada H làm việc ở đây chưa tới ba năm, chúng tôi rất mến Dada, đă viết thư cho tổ chức AM đề nghị để Dada tiếp tục làm việc thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên tổ chức AM không đồng ư v́ Dada H là người duy nhất trong các Dada Didi biết tiếng Tây Ban Nha và một nước ở Nam Mỹ cần Dada có khả năng này. Chúng tôi đành vui vẻ chia tay với Dada H theo đúng tinh thần của AM Yoga, không quyến luyến. AM là tổ chức Yoga quốc tế được thành lập và có trung tâm ở Ấn Độ mới gần bốn mươi năm, nhưng phát triển rất mạnh. AM có chi nhánh ở hơn một trăm nước trên thế giới, đào tạo được gần một ngàn tám trăm Dada Didi thuộc nhiều quốc tịch và có hàng triệu người theo học. Trong thời hiện đại, khi mà con người khắp thế giới thiên trọng về vật chất, một tổ chức xă hội và tâm linh phi chính phủ phát triển được như AM thật hiếm có. Nó chứng tỏ con người chưa hẳn đă quên phần tâm linh. Chúng tôi vừa gặp đă có thiện cảm và yêu mến Dada M người Đức. Từ trước chúng tôi vẫn không thích người Đức, có lẽ do ảnh hưởng của các phim ảnh nói về Đức Quốc Xă. Các người Đức trong phim, nhất là các sĩ quan SS đều là những kẻ tàn bạo với khuôn mặt bóng láng độc ác và đôi môi mỏng rất đặc trưng. Dada M là một mẫu người khác hẳn. Dada cao lớn nhưng mảnh dẻ, mái tóc mềm và bộ râu quai nón mầu nâu vàng rất hài ḥa với đôi môi đỏ và đôi mắt xanh biếc. Đặc biệt đôi mắt xanh của Dada thẳm sâu hiền hậu và dịu dàng làm chúng tôi nao ḷng. Đan Tâm nhận xét đôi mắt của Dada giống đôi mắt của Đức Mẹ Maria trong các tranh ảnh thánh của Thiên Chúa giáo. Dada M nói chuyện rất thâm trầm trong các buổi Dharma cakra. Khi có một số người học thiền khá đông, chúng tôi bắt đầu được hướng dẫn để thực hành Dharma cakra. Dharma cakra là một h́nh thức thiền chung nhiều người theo các nghi thức cổ truyền với một điệu múa tâm linh, những bài hát cổ bằng tiếng Sanskrit và kết thúc bằng động tác Guru Puja, hiến dâng cho Đấng Tối Cao. Dharma cakra được tổ chức hàng tuần giúp cho người học thiền mau tiến bộ. Sau khi thiền là phần nói chuyện của Dada, Didi về các đề tài tâm linh và những người tham dự tham gia thảo luận. Các buổi Dharma cakra được tổ chức luân phiên ở nhà các người học thiền nhưng thường tổ chức ở nhà tôi hơn v́ nhà tôi yên tĩnh, thuận lợi cho không khí thiền. Chính Dada M đă khích lệ tôi làm người thông dịch cho các Dada Didi trong lớp học Yoga và trong các buổi Dharma cakra. Mới đầu các Dada Didi lên đây dạy phải có người thông dịch đi theo, hơi bất tiện và cũng thêm phần tốn kém. Mới đầu tôi chỉ nghe lời giảng tiếng Anh được một phần v́ chưa quen và có rất nhiều thuật ngữ chuyên môn, nhất là lại xen lẫn nhiều từ Sanskrit. Về sau tôi quen dần và được các Dada Didi cho một số sách của AM bằng tiếng Anh để nghiên cứu nên tôi nghe khá tốt. Một lần, người thông dịch không cùng đi và tôi bắt buộc phải làm việc này. Từ đó tôi trở thành người thông dịch chính cho các lớp học và các buổi Dharma cakra ở đây. Điều này cũng hay v́ tôi phải đọc thêm nhiều sách tâm linh của AM bằng tiếng Anh để có thể nắm được tư tưởng của các Dada Didi. V́ sau này, viện Y học Dân tộc, nơi phối hợp tổ chức các lớp Yoga không lo chỗ ở cho các Dada Didi nữa, các Dada Didi phải ở khách sạn và thỉnh thoảng ở lại nhà tôi. Các Dada Didi không thích ở khách sạn một phần v́ tốn kém nhưng phần chính là môi trường đó ô trọc, không phù hợp với nếp sống tu tŕ thanh cao. Nhà tôi thanh bạch và yên tĩnh, có vườn rộng nên các Dada Didi rất thích nhưng việc người nước ngoài ở lại trái với quy định của Nhà nước, tôi lại đang bắt đầu bị công an chú ư theo dơi nên chỉ thỉnh thoảng các Dada mới ở lại. Trong những dịp này chúng tôi có thời gian nói chuyện nhiều. Chúng tôi xem các Dada Didi vừa là những người thầy tâm linh vừa như là bạn bè, anh em nên mối quan hệ của chúng tôi rất thân t́nh. Đối với những người nước ngoài này tôi không hề thấy xa cách, trái lại có đồng cảm rất sâu sắc về lối sống và những vấn đề tâm linh. Dada M thường nói đến những khó khăn và cách vượt qua những trở ngại trong cuộc sống với một ư hướng rất tích cực. Dada cho rằng gặp điều xấu lại chính là cơ hội tốt cho con người và những khó khăn không bao giờ lớn hơn khả năng chúng ta giải quyết chúng. Dada kể nhiều kinh nghiệm của chính bản thân khi đi truyền bá Yoga ở các nước Châu Phi. Có lần Dada bị bắt giữ và trong nhà giam Dada vẫn dạy Yoga cho các tù nhân khác. Có lần Dada bị đánh cắp hết tiền bạc giấy tờ, mất luôn cả giày, phải đi hai ngàn cây số ở một đất nước xa lạ nhưng cuối cùng mọi khó khăn đều được giải quyết như chuyện thần kỳ. Dada khuyên khi có việc rắc rối, trở ngại, thay v́ lo lắng buồn rầu, tức giận, ta nên ngồi xuống tự hỏi vấn đề ǵ đây và phải giải quyết cách nào, giống như khi chiếc xe của ta đột nhiên hỏng hóc, chết máy, ta không thể ngồi khóc hay đá vào nó để nó chạy được. Không phải chỉ riêng Dada M mà tất cả các Dada Didi khác tôi đă có dịp tiếp xúc đều có thái độ lạc quan tương tự. Có lẽ chính v́ thế họ mới thực hành được sứ mệnh tâm linh rất khó khăn của ḿnh trong thế giới đầy thực dụng này. Tôi thích cách ví von của Dada M về những ǵ con người có thể lưu lại cho hậu thế. Những kẻ giàu sang, có quyền lực khi sống chỉ như vẽ tay lên không khí, lên mặt nước, hay lên cát, không lưu lại dấu tích ǵ hay lưu vết sẽ bị xóa nḥa nhanh chóng. Chỉ có những nhà văn hóa, những vị thầy tâm linh mới có thể ảnh hưởng lâu dài lên cuộc sống của nhân loại. Đó là một nhận xét, một sự thật đă được nhiều dân tộc nói lên bằng nhiều cách khác nhau nhưng có lẽ vẫn c̣n ít người nhận ra được gía trị đích thực mà con người cần theo đuổi. Trong thời gian này, quả thực những sứ gỉa của AM đă gợi cho tôi nhiều suy nghĩ mới trong khi tôi đang bị chi phối mạnh mẽ bởi những vấn đề chính trị xă hội và quan hệ cá nhân.
|
22* Nửa đời nh́n lại và nửa đời c̣n lại
Khoảng một năm sau khi anh Lân mang bản thảo đi, cuốn tiểu thuyết của tôi được xuất bản ở Mỹ với tựa đề "Nửa đời nh́n lại". Ban đầu tôi định đặt tên là "Phản bội" v́ tôi muốn qua cuốn tiểu thuyết lư giải về sự phản bội và cả sự tự phản bội trên nhiều lănh vực làm cho cuộc sống con người trở nên cay đắng và khốn khổ. Tuy nhiên tựa đề đó hơi có vẻ chính trị và tầm thường. Mặt khác tâm trạng của nhân vật chính trong tác phẩm là tâm trạng của chính tác gỉa nên cuối cùng tôi đổi tựa đề là "Nửa đời nh́n lại". Tựa đề này đă gây nên thắc mắc nơi một số nhà phê b́nh và độc gỉa khi họ không hiểu đây là tiểu thuyết hay hồi kư hoặc họ muốn tác phẩm phải thuộc một trong hai thể loại một cách rơ ràng. Anh Lân là môt người cẩn thận, nhiệt t́nh và đă làm hết sức ḿnh cho tác phẩm ra đời. Thực ra khi tôi đưa cho anh mang đi, tác phẩm chưa hoàn tất. Sau khi đọc, anh và chị Mỹ Lan rất thích nên viết thư về khuyến khích tôi viết nốt phần cuối để anh chị có thể giúp xuất bản. Từ khi tôi có điện thoại, anh gọi về thường xuyên để thúc giục tôi và hỏi lại tôi những chỗ không rơ trong bản thảo. Chính anh trực tiếp đánh máy vi tính cuốn sách v́ anh bảo tự đánh lấy sẽ bảo đảm chính xác, ít sai sót hơn và đỡ tốn kém khi xuất bản. Quả thật, sau này tôi thấy cuốn sách hầu như không có lỗi chính tả, văn phạm, điều mà các sách tiếng Việt xuất bản ở nước ngoài hay có sai sót. Chỉ một bản sách duy nhất được gởi đến tay tôi theo một đường ṿng kỳ lạ. Đó là đường đi hay số phận cuốn sách của một tác gỉa ở trong nước nhưng chỉ có thể xuất bản ở nước ngoài. Cuốn sách của tôi do Hà Sĩ Phu, bạn thân của tôi ở đây viết lời bạt. Đặng Tiến, một nhà phê b́nh văn học ở Pháp, người quen của anh Lân viết lời tựa, lại được một nhà xuất bản ở Mỹ xuất bản, quả là một sự kết hợp khá lạ lùng. Việc cuốn sách được ra mắt độc gỉa đă giải tỏa được phần nào tâm trạng khá u uất của tôi trong mấy năm trước. Khi viết, tôi không hề nghĩ rằng cuốn sách sẽ được xuất bản, lại càng không hề nghĩ đến chuyện nó sẽ được xuất bản ở nước ngoài. Trong sinh hoạt của con người hiện nay, một cuốn sách thật vô cùng nhỏ nhoi, đôi khi vô nghĩa, nhưng trong một hoàn cảnh, một tâm trạng nào đó, nó cũng có một gía trị nhất định, đôi khi lớn lao. Được nhà xuất bản và nhóm bạn của anh Lân quan tâm giới thiệu rộng răi, cuốn sách vừa ra đời đă có tiếng vang và được dư luận chú ư. Nhiều tác gỉa đă viết bài giới thiệu, phê b́nh trên các báo đài hải ngoại. Anh Lân chịu khó photo các bài viết đó gởi cho tôi nên tuy hơi muộn, tôi cũng biết được phần nào dư luận về cuốn sách. Có người thắc mắc tại sao một nhà xuất bản của người Việt chống Cộng ở Mỹ lại cho ra đời cuốn sách của một người Cộng sản. Có người hỏi tôi hồi Mậu Thân làm ǵ, có tham gia chỉ điểm, giết người ở Huế không. Có người nặng về chính trị, hoan nghênh tôi đă trở về với chính nghĩa quốc gia. Nhưng điều đáng mừng là phần lớn đều có mối đồng cảm sâu sắc với tác gỉa nơi tâm trạng của một con người trong một hoàn cảnh lịch sử đầy bi tráng mà mỗi người đều trải nghiệm theo cách này hay cách khác. Điều này mang lại cho tôi một an ủi lớn nếu không nói là một niềm hạnh phúc khi những ǵ tâm huyết ḿnh viết ra đă không rơi vào quên lăng.
***
"Nửa đời nh́n lại" được viết trong một hoàn cảnh khá đặc biệt có tác động sâu xa đến người viết và như ư nghĩa nhan đề của tác phẩm, "Nửa đời nh́n lại" trước hết là một cách, một dịp tự nhận thức. Tôi quan niệm tự nhận thức là quá tŕnh soi rọi chính ḿnh nên hết sức chủ quan nhưng cũng rất sâu xa. Sâu xa v́ cố gắng đi vào mọi ngơ ngách sâu kín của tư tưởng, tâm hồn và tâm trạng ḿnh, đến những nơi tận cùng, đau đớn và mong manh nhất. Tự nhận thức c̣n là nhận thức về người khác và đối chiếu với người khác trong mọi mối quan hệ. Mỗi người chỉ nh́n rơ hơn chính ḿnh trên cái nền của mối quan hệ và hoạt động phức tạp của cuộc sống. Tự nhận thức v́ thế là tự truyện hay một phần mang tính tự truyện trên nền tảng cuộc sống của những người đồng thời cũng như kinh nghiệm về quá khứ. Tự nhận thức đ̣i hỏi phải chân thật, sáng suốt và cả ḷng dũng cảm v́ đôi khi nó làm thương tổn chính ḿnh và người khác. Đó là điều kiện và cái gía phải trả cho một cách nghĩ, một cách sống. Tự nhận thức c̣n phải tự trọng nhưng tự trọng không phải là tự biện minh. Trung thực là tự trọng. Ngụy tín là thiếu tự trọng. Tự nhận thức để t́m đến chân lư chứ không phải tự đề cao hay làm vừa ḷng bất cứ ai. V́ con người xă hội không có tự do tuyệt đối nên tự nhận thức không thể làm trọn vẹn. Sự thiếu triệt để này nằm trong những ràng buộc tự nguyện và không tự nguyện tất yếu của con người xă hội. Đó cũng là sự bất lực của con người khi sống trong một môi trường. "Nửa đời nh́n lại" là một cuốn sách viết để tự nhận thức dưới dạng tiểu thuyết. Người đọc có thể hiểu tác gỉa và những người đồng thời với tác gỉa qua các nhân vật, nhưng ngay cả khi "Nửa đời nh́n lại" có những nhân vật mang tên họ thật ngoài đời, tiểu thuyết vẫn là tiểu thuyết, không hoàn toàn đồng nhất với cuộc đời, không phải là cuộc đời. Người viết không muốn giữ lại cái ǵ bí mật cho riêng ḿnh nhưng nhất định không thể diễn đạt hết tâm hồn ḿnh và tâm hồn nhân vật. Tâm hồn là một điều bí ẩn mà nghệ thuật nào cũng đành bất lực nơi chốn không bến bờ và luôn phảng phất khói sương này. Tôi lựa chọn ư hướng viết "Nửa đời nh́n lại" như thế v́ tôi cho rằng công việc sáng tạo là để lại dấu ấn của ḿnh trong cuộc đời, đặt một dấu mốc trong cuộc hành tŕnh khát vọng về cái vô hạn. Khát vọng có thể đạt được hay không nhưng khát vọng là quyền cơ bản và ư nghĩa sự sống của con người. Viết để tự nhận thức, để sống lại và sống sâu xa hơn nhưng viết cũng để bày tỏ, mong được chia sẻ. Viết c̣n là để phản kháng, đấu tranh và sau cùng trên hết, viết là để dâng tặng cho đời. Mong muốn lớn nhất của bất cứ tác gỉa nào cũng là đưa tác phẩm của ḿnh đến với công chúng. Tác phẩm là sự nối dài của tác gỉa trong không gian và thời gian. Tác phẩm là dấu ấn của tác gỉa trong cuộc đời khi cuộc sống trần gian ngắn hạn chỉ là "bóng câu qua cửa sổ". Đó cũng chính là khát vọng về vĩnh cửu. Chúng ta đang sống trong một thời đại băo táp đầy bi kịch của cả nhân loại, cả đất nước và từng con người. Định mệnh của con người thời đại là đau khổ và hạnh phúc. Và đối với một nhà văn, đau khổ sẽ cùng cực và hạnh phúc cũng vô biên được sống giữa ḷng thời đại này để chiêm nghiệm về trần gian và sáng tạo nên tác phẩm. Nếu tác gỉa có tài, tác phẩm lúc đó sẽ kết tinh được hơi thở nồng nàn nhất, cái đẹp rực rỡ nhất, cái xấu xa bại hoại nhất của một giai đoạn để gởi đến những người cùng thời và trở thành thông điệp gởi đến những thế hệ mai sau. Tôi viết "Nửa đời nh́n lại" khi đă hơi b́nh tâm để nh́n nhận lại một quá khứ gần và hiện tại của một lịch sử đất nước và chính bản thân, trong đó sự cuồng tín, hận thù và phản bội đă gây ra biết bao đau thương và đổ vỡ. Những con người sống đẹp là những con người sống có khát vọng, niềm tin, lư tưởng và biết chiến đấu. Tiếc thay, khát vọng, niềm tin và lư tưởng trong cuộc chiến đấu thường bị đẩy đến chỗ cuồng tín và hận thù. Nhiều người đă trải qua một thời cuồng tín, nhất là những người đă sống bằng khát vọng và ngọn lửa đấu tranh. Người cuồng tín vẫn là người trung thực nhưng trung thực th́ không thể ngụy tín. Trung thực đ̣i hỏi phải sám hối khi người ta nhận ra rằng cuồng tín đă gây nên biết bao tai họa. Ngụy tín tất nhiên bắt đầu đi vào con đường phản bội, nhưng suy cho cùng, cuồng tín cũng đă là phản bội. Thế nào là phản bội? Ai phản bội và phản bội ai? Phản bội cố t́nh và phản bội vô t́nh. Phản bội chân thực và phản bội gỉa trá. Phản bội đi đôi với trung thực, đi ngược lại trung thực và gắn liền với bị phản bội. Ư niệm về phản bội rất tương đối. Phản bội đối với người này, phe này lại là trung thực đối với người kia, phe kia. Trung thực với chính ḿnh lại là phản bội đối với người khác. Trung thành với chủ nghĩa là phản bội dân tộc... Tiêu đề đoạn mở đầu của "Nửa đời nh́n lại" là "Hai lần phản bội?" với một dấu [?], nhưng khi in, do sơ suất ở một khâu nào đó, đă thiếu dấu [?] khá quan trọng này. Ông già nguyên là ủy viên thường vụ tỉnh ủy tỉnh K, khi "chiêu hồi" là phản bội đảng Cộng sản, phản bội cuộc chiến đấu của ḿnh nhưng nếu lúc đó ông ta thấy đảng Cộng sản sai lầm, cuộc chiến phi nghĩa, lại không phản bội. Ông ǵa ra đầu thú lần thứ hai là phản bội những người quốc gia, phản bội với "chính nghĩa" mà ông đă chiêu hồi. Qua hai lần đó, ông đă phản bội cả những người Cộng sản, những người quốc gia nhưng có thể lại không phản bội chính ḿnh và không phản bội dân tộc khi sau cùng ông chỉ muốn được chết giữa ḷng quê hương. Ông đă quay cuồng giữa hai lần phản bội, giữa phản bội và trung thực, gây hệ lụy cho người khác v́ sự phản bội của ḿnh và có thể ông cũng không giữ được sự trung thực với chính ḿnh, không được chết giữa ḷng quê hương như ư nguyện cuối đời v́ không ai tha thứ cho ông cả. Đó phải chăng là tột đỉnh bi kịch của một kiếp người. Trong t́nh yêu, con người cũng không ngớt quay cuồng, "Yêu nhau mà lại bằng mười phụ nhau". Yêu người này là phản bội người kia. Yêu một người hay yêu nhiều người hay từng lúc yêu từng người. Yêu là phản bội, không yêu cũng là phản bội. Không chung thủy là phản bội và chung thủy cũng là phản bội... Rồi trong mọi mối quan hệ giữa con người với con người, thế nào là thủy chung và phản bội? Vậy th́ vượt lên trên tất cả những điều đó, có không tiêu chuẩn sau cùng của trung thành và phản bội, bằng cách nào để giải quyết thảm họa do mâu thuẫn giữa trung thành và phản bội gây ra? Phải chăng đó là một câu hỏi lớn đi suốt chiều dài lịch sử con người? Ngày hôm nay, đối với đa số nhân dân Việt Nam, xu hướng chính là ḥa giải ḥa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù. Nhiều người chống cộng và nhiều người cộng sản đă nói đến điều này dù có thể sự thực ḷng và mức độ khác nhau, những điều kiện khác nhau, nhưng ai cũng thấy thực hiện việc đó hoàn toàn không dễ dàng. Trong cuộc chiến quốc - cộng vừa qua, tôi có đủ mọi loại quan hệ và bạn bè. Thuở c̣n sinh viên, tôi chống Mỹ nhưng có t́nh bạn khá thân thiết với một người Mỹ, một người rất yêu đất nước và dân tộc Viện Nam. Tôi đấu tranh chống chính quyền Sài G̣n nhưng nhiều bạn học của tôi trở thành sĩ quan của đủ loại binh chủng hải, lục, không quân. Tôi có ác cảm với cộng sản v́ bài thơ ca ngợi Stalin của Tố Hữu và đă công khai nói điều đó trong một bài diễn văn trước công chúng tổ chức tại Bến Thương Bạc trong cuộc đấu tranh năm 1966 ở Huế, trong khi người bạn thân nhất của tôi [con một cán bộ cộng sản tập kết] ra bưng học tập để kết nạp Đoàn, sau đó tôi lại kết bạn với một chiến sĩ du kích trong tù và sau này nữa tôi t́nh nguyện gia nhập đảng Cộng sản. Cho đến nay, bạn bè cũ của tôi có người du học Mỹ đỗ mấy bằng tiến sĩ, làm giám đốc một cơ quan lớn bên đó, có người dạy đại học ở nhiều nước trên thế giới, có người sau 1975 vượt biên, có người là đảng viên Cộng sản giữ chức vụ khá quan trọng, có người ra khỏi đảng, bị khai trừ, cho thôi việc... Bao nhiêu dâu biển đă qua, ngẫm lại quá khứ, tôi không hề có hận thù cụ thể đối với một người quốc gia hay cộng sản nào. Có thể trong từng giai đoạn đấu tranh, tôi đă từng va chạm với người này người khác nhưng đối với tôi, cái trừu tượng có lẽ lớn hơn cái cụ thể. Dân tộc, nhân loại, những gía trị nhân bản là lư tưởng phụng sự của nhiều người, kể cả giữa những người đối kháng nhau trong phương pháp và quan điểm chính trị, tư tưởng. Từ thời trẻ, tôi vẫn luôn khẳng định, trước khi là người quốc gia, cộng sản, theo tôn giáo này, tôn giáo khác, trước tiên mỗi người sinh ra đều là con người, đều là người Việt Nam. Những dị biệt chỉ đến sau này. Và hận thù, tội lỗi chính là do chủ nghĩa, do chế độ, do sự cuồng tín hay mù quáng và tất cả mọi hệ lụy của nó mang lại. Từ đó những mặc cảm, thành kiến đối với nhau ngày càng nặng nề, lấn át tất cả những ǵ thuộc bản chất tốt đẹp của con người. Vậy làm thế nào để ḥa giải ḥa hợp dân tộc? Tôi cho rằng chỉ ḥa giải được khi biết thông cảm và tha thứ, biết quên quá khứ, biết lắng nghe và đối thoại. Chỉ ḥa hợp được khi có thành tâm thiện chí cho mục đích chung. Chỉ ḥa giải ḥa hợp được giữa những người b́nh đẳng dù trong đó một phe, một số người là đa số hay đang cầm quyền. Không thể có ḥa giải ḥa hợp giữa những kẻ thống trị và những người bị thống trị, giữa những người đă, đang và sẽ c̣n hận thù nhau. Có thể ḥa giải ḥa hợp với kẻ ác đă hồi tâm chứ không thể ḥa giải ḥa hợp với kẻ ác vẫn đang dấn sâu vào tội ác. Ḥa giải ḥa hợp vẫn là một cuộc chiến đấu nhưng là một cuộc chiến đấu không đổ máu và hận thù v́ nếu có đổ máu và hận thù, nhất định sẽ không ḥa giải ḥa hợp được v́ điều đó trái với ḥa giải ḥa hợp từ trong bản chất. Trong chính trị có thể nói đến ḥa giải ḥa hợp nhưng trong t́nh yêu không có khái niệm này. T́nh yêu có tiếng nói và rung động khác. T́nh yêu không có quy luật. T́nh yêu là tự nhiên, là tự do, là mù quáng, là điên rồ, là mê đắm, là tận hiến, là thù hận, là bội bạc, là chung thủy, là lăng quên, là không thể quên, là sau cả lăng quên... T́nh yêu không chấp nhận lời lư giải độc quyền, không có giải pháp duy nhất, không có kết luận sau cùng. T́nh yêu măi măi là sự bí nhiệm đầy ngạc nhiên. Không thể khẳng định t́nh yêu nhân gian nào là đích thực. May ra t́nh yêu đích thực chỉ có với Thượng đế sau khi đă vượt qua, thăng hoa t́nh yêu trần thế. Nhưng Thượng đế với nhiều người vẫn không hiện hữu hay c̣n là một dấu hỏi lớn. Có người nói chính trị và t́nh yêu là hai tṛ chơi trí mạng của con người và thật đáng sợ cho những ai dấn thân vào. Nhưng lẽ nào đă vào cuộc làm người lại không tham dự tṛ chơi hào hứng nhất của trần gian dù sau đó có thể nhận lănh mọi hậu quả. "Nửa đời nh́n lại" về một phương diện là nh́n lại cuộc chơi trần thế với nhiều dư vị đắng cay khi cuộc chơi chưa tàn mà người chơi đă đầy thương tích.
***
Sau một thời gian khá dài bị chi phối bởi đủ mọi loại tư tưởng, chủ nghĩa, ở tuổi trên bốn mươi, sau khi bị khai trừ ra khỏi đảng Cộng sản, tôi mới thấy ḿnh thực sự lại được "giải phóng" và làm người tự do như thời trẻ và lại muốn tiếp tục con đường ngày xưa. Trong "Nửa đời nh́n lại" có một vài nhân vật có thực đi vào tiểu thuyết, có thực nghĩa là họ tên, địa chỉ, hoàn cảnh thực. Tôi muốn thông tin đến với bạn đọc về những con người và sự việc này như bằng một bài báo v́ không có báo nào ở đâu đăng bài như thế của tôi cả. Tôi cũng muốn những người đọc của thế hệ sau biết đến những con người này đă là như thế khi tác phẩm may ra c̣n sống sót đến một lúc nào đó. Tôi biết chắc những con người này không "kiện" tôi. Đó là những nhân vật tiểu thuyết rất gần với đời thực, họ là những bạn bè, người thân và những người tôi đă từng quen biết, tiếp xúc. Người đọc có thể nhận ra, đối chiếu nhân vật và người thực nhưng rơ ràng đây là những nhân vật tiểu thuyết hư cấu. Những người thực nguyên mẫu cũng không thể "kiện" tôi được. Một số thơ, trích dẫn mà không ghi xuất xứ, tôi biết theo nguyên tắc, người đọc sẽ hiểu đây là sáng tác của tác gỉa. Nhưng trong hoàn cảnh cụ thể của "Nửa đời nh́n lại", tôi cho rằng những tác gỉa được trích dẫn biết rơ rằng tuy tôi không ghi xuất xứ nhưng đó là tôi trích thơ của họ chứ không phải thơ của tôi và cũng không phải của ai khác. Tôi tin họ sẽ vui ḷng cho tôi làm thế, không ai "kiện" tôi và cũng không kẻ nào khác có thể vin vào đó để "kiện" tôi. Chao ôi, tôi ghê tởm chuyện kiện tụng mà ở đây tôi phải nói đến mấy lần chữ "kiện". Trong đời, tôi không kiện ai và cũng không muốn ai kiện tôi. Tôi thật buồn cho Sao Trên Rừng Nguyễn Đức Sơn đă mang vợ con lên núi ở mà do tranh chấp đất vẫn bị đập bể đầu và vác chiếu ra ṭa. Trong "Nửa đời nh́n lại", tôi không viết về những chuyện "tàn bạo" của cộng sản theo kiểu đấu tố, chém giết... Tôi chỉ viết về những kinh nghiệm cá nhân, tâm trạng và tâm hồn tôi khi sống trong chế độ cộng sản và những ǵ phi nhân mà chế độ cộng sản đă mang lại cho con người, đặc biệt đă tàn phá tâm hồn con người. Những chương về t́nh cảm tôi viết một cách mê đắm nhưng những chương về chính trị, tôi rất tỉnh táo. Tôi không hề muốn bôi nhọ h́nh ảnh của người cộng sản. Tôi muốn mô tả họ một cách chân thực nhất theo cách tôi nhận thức. Lịch sử thế giới đă chứng minh rằng những người lănh đạo sai lầm, thoái hóa, biến chất chính là do quyền lực không có cơ chế hăm. Độc tài đảng trị chính là nguyên nhân của mọi tai họa. Nhưng không phải chỉ ở những nước cộng sản, những nước có chế độ độc tài mà ngay những quốc gia dân chủ cũng có những người lănh đạo sai lầm, tham nhũng, gây tai họa. Cần dân chủ nhưng c̣n phải cần cái ǵ hơn thế nữa. Người lănh đạo ngoài trí tuệ c̣n phải là người có đạo đức tâm linh. Và chế độ chính trị nào rút cục cũng không mang lại ǵ nhiều cho con người nếu tâm linh con người không thay đổi. Cuộc cách mạng đầu tiên phải là cuộc cách mạng về ư thức tâm linh. Hàng ngày xem truyền h́nh, thấy nhân loại đau khổ, chịu đủ thứ tai ương, xâu xé giết hại nhau, càng thấy điều đó có lư. Thực ra "Nửa đời nh́n lại" đối với tôi là một quá tŕnh tự nhận thức, một cách tự thú trước lương tâm và lịch sử. Tôi không oán thù, không sợ hăi và cũng không cầu cạnh xin xỏ ai. "Nửa đời nh́n lại" là một giai đoạn sám hối trước khi tiếp tục cuộc chiến đấu v́ tôi muốn luôn ở giữa ḷng cuộc đấu tranh cho phận người bằng cách này hay cách khác.
***
Có thể nói "Nửa đời nh́n lại" được đưa ra xuất bản ở nước ngoài là một t́nh cờ may mắn và do sự đóng góp công sức của rất nhiều người. Tôi muốn nói điều ǵ ở đây khác hơn những lời cám ơn thông thường. Hà Sĩ Phu, một nhân vật trong tác phẩm, cũng là người bạn đầu tiên đă đọc bản thảo, viết lời bạt như một cách diễn giải và đúc kết tác phẩm theo phong cách của một nhà lư luận. Phạm Ngọc Lân đă không ngại nguy hiểm khi mang đi hơn bốn trăm trang bản thảo và sau đó đă làm hết sức ḿnh, cùng với những bạn bè khác mà tác gỉa không quen, góp công góp của cho tác phẩm được chào đời. Đặng Tiến, một người không quen, đă viết lời tựa cho "Nửa đời ngoảnh lại" với sự "rung cảm và thiết tha" như khi viết cho một người bạn thân. Dù bài tựa của Đặng Tiến có chỗ cay đắng, phũ phàng, mỉa mai và có người trong nước cho là hơi trịch thượng nhưng tôi và nhiều người khác tin rằng Đặng Tiến đă nói với thiện chí và nỗi đau của một kẻ có ḷng trước lịch sử dân tộc chứ không phải nói cho hả dạ hay lên lớp người khác. Phạm Hóan, cũng một người không quen, tŕnh bày b́a với một khuôn mặt- khuôn mặt tâm hồn- đầy vết tàn phá hằn khắc khổ đau, gây ấn tượng mà tôi rất thích. Lê Đ́nh Điểu và những người chủ trương nhà xuất bản chấp nhận khó khăn về tài chánh, t́nh h́nh phát hành sách báo hiện nay và có thể cả phản ứng không thuận lợi của một số độc gỉa ở hải ngoại để xuất bản một tác phẩm của một tác gỉa "chưa nổi tiếng" dù đă thấy trước những điều này. Kế tiếp là những người viết bài gíơi thiệu, phê b́nh "Nửa đời nh́n lại" Một nhà văn ở Texas đă giới thiệu, bênh vực cuốn sách và tác gỉa một cách nồng nhiệt cả về quan điểm tư tưởng và kỹ thuật tiểu thuyết tuy có một vài chỗ hiểu lầm. Một nhà văn nữ ở Cali đă đọc "Nửa đời ngoảnh lại" với một sự đồng cảm sâu sắc, không phải chỉ trên quan điểm chính trị mà cả trong tâm trạng và những khát vọng, hoài nghi, dằn vặt tế nhị, sâu xa trong tâm hồn người viết, kết thúc bài điểm sách bằng cách "chúc lành" cho tác gỉa. Chỉ cần một người đọc như thế cũng đủ an ủi cho một đời văn. Một nhà văn nữ khác ở Washington đă dùng cách viết thư ngỏ gởi tác gỉa để nói lên những trầm tư về đất nước và phận người như một cách trao đổi thẳng thắn, chân thực trong t́nh cảm bạn bè. Người phụ trách mục văn học nghệ thuật của đài RFI ở Pháp đă phỏng vấn LĐĐ và ĐT trên đài về sự ra đời của "Nửa đời nh́n lại", giới thiệu tác gỉa và tác phẩm bằng những lời trân trọng và xem sự xuất hiện của "Nửa đời nh́n lại" như biểu hiện của "một sự cộng tác của nhiều khuynh hướng tư tưởng và chính trị, đến từ nhiều nơi, gặp nhau trên con đường đấu tranh cho dân chủ" Nhiều bài báo khác viết về "Nửa đời nh́n lại" ở nhiều nước mà tôi có nghe nói đến nhưng chưa được đọc v́ "quyền được thông tin" c̣n là một điều mỉa mai trên đất nước này. Và c̣n bao nhiêu bạn đọc đă cầm đến cuốn sách khi nó được phát hành dù một cuốn sách đôi khi thật vô nghĩa giữa thời đại tranh sống vội vàng và đầy lo toan phiền muộn này. Tôi chịu ơn những người và việc làm này. Một nhà văn ở Texas trong phần kết bài viết cũng có nói đến việc biết ơn tác gỉa. Tôi không dám nhận lời cám ơn đó. Và tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta, nếu là kẻ có ḷng, đều phải làm hết sức trách nhiệm của ḿnh. Nếu nói đến ơn, có nghĩa là chúng ta chịu ơn nhau chứ không ai ban ơn cho ai cả. Chịu ơn ở đây chính là sự đồng cảm, chia sẻ giữa những người muốn sống và chiến đấu v́ một cái ǵ tốt đẹp cho dân tộc, cho con người. Nhưng trước hết tôi chịu ơn những người đang sống bên cạnh ḿnh. Đan Tâm, người bạn đời đă chia sẻ với tôi biết bao ngọt bùi, cay đắng, những giờ phút căng thẳng nặng nề, những cơn khổ nạn, cả những ước mơ và thất vọng trong việc sáng tác của chồng. Trong mấy năm gần đây, khi tôi bị kỷ luật, không muốn và cũng không thể làm việc ở các cơ quan nhà nước, không muốn đi làm thuê, tôi chỉ có thể làm các việc linh tinh trong nhà, trong vườn mà thu nhập không đáng kể, người phụ nữ đó đă làm việc cực nhọc biết bao nhiêu cho việc mưu sinh để cho chồng có thể sống và viết. Cuộc sống chung của chúng tôi c̣n một năm nữa là đến "đám cưới bạc" dù chúng tôi về với nhau thật đơn giản, không đám cưới, dù cuộc sống chung này không dễ dàng [Và tôi cũng chưa từng biết một cuộc sống chung hôn nhân nào dễ dàng cả]. Hai đứa con, hai chàng thanh niên đang trưởng thành, đứa phải bỏ dở học đại học để kiếm sống, đứa vừa đi học vừa đi làm một cách vất vả, chuẩn bị vào đời với hai bàn tay trắng, không oán trách ǵ người bố đă chỉ có thể để lại cho con không có ǵ nhiều, ngoài t́nh thương yêu và một thái độ sống. Những người bạn thân thiết và không thân thiết nhưng đă chia sẻ khát vọng dân chủ và tự do, đă cùng sát cánh trong một cuộc đấu không cân sức và sẽ c̣n tiếp tục chiến đấu đến cùng. Và cả những cuộc t́nh lảng đảng đă mang lại niềm rung cảm êm dịu trong những giờ phút cô độc định mệnh của kiếp người, những lúc cheo leo bên bờ vực hư vô. Phải chăng mỗi một người đều chịu ơn đời biết bao nhiêu nhưng nhiều khi ta không cảm nhận hết và thường tỏ ra bội bạc.
***
Sau "Nửa đời nh́n lại", nhà văn nữ ở Cali đă "chúc lành" tôi trong "Nửa đời c̣n lại". Lời chúc lành đó có một ư nghĩa thực tế mà tôi muốn nói thêm ở đây. Đúng một năm trước, do một t́nh cờ "tiền định", tôi đến với pháp môn Yoga của tổ chức Yoga quốc tế Ananda Marga [Con đường Chân phúc]. Đó là Tantra Yoga [Yoga nguyên thủy] đă được hệ thống và hiện đại hóa bởi vị chân sư P.R.Sarkar [tức Shrii Shrii Anandamurti hay Baba, người Ấn Độ] Ananda Marga không chỉ mang đến cho tôi phương pháp tập luyện bằng các tư thế Asanas hay kỹ thuật thiền định với các câu Mantra bí truyền bằng tiếng Sanskrit của Ấn Độ cổ xưa mà c̣n nhiều điều khác nữa. Những điều này đă giúp tôi thoát ra khỏi cơn khủng hoảng về nhiều mặt nhưng không phải bằng lối giải thoát cá nhân tiêu cực. Tập Asanas, ăn chay làm cơ thể bớt bệnh tật và nhẹ nhàng, thanh thoát. Ăn một ly yaourt với trái cây ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng như mọi thứ cao lương mỹ vị thịt cá. Uống một ly nước lọc hay nước chanh sau một giờ lao động chân tay c̣n ngon hơn bất cứ thứ nước giải khát nào quảng cáo đầy dẫy trên truyền h́nh. Vài bộ quần áo thay đổi là đủ chứ cần chi đến mốt này mốt khác. Đời sống càng giản dị, càng ít ràng buộc, càng có nhiều tự do. Và mỗi ngày lúc hừng đông hoặc trong bóng chiều tà, hay giữa đêm khuya thức giấc, ngồi thiền với tư thế hoa sen, ngừng nghỉ các cơ quan cảm giác và các cơ quan vận động, rút tâm trí ra khỏi thế giới bên ngoài, ra khỏi thân xác và ra khỏi các ư nghĩ để ḥa nhập tâm trí với Ư thức Vũ Trụ. Mọi ư nghĩ sẽ đi qua tâm thức như một đàn chim bay ngang qua bầu trời lặng gió không để lại dấu vết. Chỉ có câu Mantra vô thanh vang động nhịp nhàng theo hơi thở, đưa tâm thức tĩnh tại đến chỗ thanh b́nh vĩnh cửu. Chính trong trạng thái này trí tuệ sẽ trở nên sáng suốt và từng bước hóa giải được những vấn đề thế tục và tâm linh Ananda Marga mang Yoga đến cho mọi người, không điều kiện, không biên cương, trong t́nh thương yêu của Đấng Tối cao, của Ư Thức Vũ Trụ. Đó không phải là lư thuyết mà là thực tiễn. Tôi đă gặp, tiếp xúc và cảm thấy gần gũi, thân thiết với nhiều Dada, Didi, các nam nữ tu sĩ sống giữa đời thường thuộc nhiều quốc tịch của Ananda Marga, những người không lập gia đ́nh riêng, không trở về tổ quốc, quên tên ḿnh bằng tiếng mẹ đẻ để mang một tên tiếng Sanskrit, đi khắp nơi trên thế giới để truyền dạy Yoga. Khi tôi hỏi họ có nhớ gia đ́nh riêng không, mọi người đều trả lời: "Các bạn chính là gia đ́nh tôi". Dada H hỏi tôi đă bao giờ xuất ngoại chưa, tôi trả lời chưa, Dada cầm lấy chiếc xắc nhỏ và nói: "Tôi là người tự do. Với chiếc xắc này, tôi có thể đi khắp thế gian". Họ đă đến Việt Nam không phải để mua bán, liên doanh, hợp tác với mục đích vị lợi nào khác. Họ chỉ đến để mang lại hạnh phúc cho con người Việt Nam đă chịu nhiều đau khổ bằng một phương pháp tập luyện, một lối sống, một khoa học cổ xưa, một nền minh triết tinh túy của phương Đông có khả năng giải đáp mọi vấn đề của thời đại. Tôi chỉ mới ở bên ŕa của Yoga, công phu thiền định c̣n ít ỏi nhưng tôi đă từng bước t́m cho ḿnh nhiều lời giải đáp những vấn nạn của bản thân và lịch sử đă đặt ra trong nửa đời quá khứ. Sau khi ngồi thiền, tôi làm động tác Guru Puja - hiến dâng cho Đấng Tối Cao. Tôi tưởng tượng trong hai bàn tay của ḿnh có một đóa hoa sen. Có thể là hoa sen mầu hồng tượng trưng cho những ǵ tốt đẹp nhất, có thể là đóa sen mầu đen biểu hiện cho những ǵ xấu xa c̣n làm vẩn đục tâm hồn. Tôi dâng hết cho Đấng Tối cao và tôi thoát ra khỏi mọi ràng buộc để đạt đến Tự Do Tuyệt Đối. Từ trước, đối với tôi, tự do là một khát vọng bi thảm v́ tôi bị ràng buộc vào những đối tượng hữu hạn. Nay tôi hướng về Thực Thể Vô Hạn và Đấng Tối Cao. Đấng Tối Cao là Chân Ngă, Đại Ngă và cũng chính là tôi, Tiểu Ngă đă hợp nhất với Đại Ngă. Từ trước tôi chưa hề biết và khinh bỉ cầu nguyện. Nay tôi cầu nguyện và chúc lành cho những người thân yêu, cho bạn bè, cho cả những người coi tôi là "kẻ thù" dù tôi không có kẻ thù. Nhưng cầu nguyện không phải là thôi đấu tranh.
|
23* Hoài niệm về những phút bay bổng của tâm hồn
Không có em (1)
Lời hẹn thề đă bay tan trong gió Tôi t́m em những nơi em đă qua Một ngày nào đó, một nơi nào đó Tôi t́m em giữa chốn bao la
Trong ngọn gió biển vị mặn này không có em Trong tiếng sóng vỗ triền miên này không có em Trong muôn triệu ánh sao nhấp nháy không có em Trong những cặp t́nh nhân trên cát này không có em Trong những bước chân một ḿnh nơi thành phố biển này không có em Trên chiếc giường nhỏ đơn sơ [nơi em đă nằm] không có em Bên cánh cửa sổ lúc hừng đông [nơi em đă ngồi] không có em
Một ngày nào đó, một nơi nào đó Tôi t́m em những nơi em đă qua Lời hẹn thề đă bay tan trong gió Tôi t́m em giữa chốn bao la
Không có em (2)
Không có em trong vườn cây tĩnh lặng Không có em trong gió nắng xôn xao Không có em trong mưa chiều tầm tă Không có em trong hương hoa ngạt ngào
Không có em trong đất trời nhớ tiếc Không có em trong ḍng thư thét gào Không có em trong nỗi đau quằn quại Không có em trong trang thơ rạt rào
Không có em giữa những ḍng bút chiến Không có em trong cuộc đấu với uy quyền Không có em trong vết thương vừa tóe máu Không có em khi đối mặt với đê hèn
Em ở đâu Em ở đâu
Nơi ngh́n trùng xa cách
Nơi không có em là nơi em có mặt Nơi không có em là nơi em nồng nàn nhất Anh có em mà vẫn vô cùng khao khát Bởi không sao uống cạn hết suối nguồn em.
|
24* Mẹ đâu ngờ
"Như mọi người Việt Nam yêu đất nước yêu tự do, tôi đă hiến dâng tuổi trẻ cho cuộc chiến đẫm máu của nhân dân ḿnh để giành Độc lập cho Dân tộc và Tự do cho mỗi con người. Độc lập đă có, nhưng Tự do th́ chưa. Những ḍng thơ này là chút của riêng c̣m cơi mà người viết tự trang bị cho ḿnh vào tuổi ngoài năm mươi, và hi vọng được góp vào hành trang của nhân dân ḿnh trên hành tŕnh khổ ải giành Tự do" Đó là những lời mở đầu cho tập thơ "Mẹ đâu ngờ" của Bùi Minh Quốc. Lời mở ngắn gọn và cô đọng này đă tóm lược suốt cả quá khứ và tâm trạng hiện tại của nhà thơ, với khát vọng và nỗi đau thấm trong từng chữ. Việc xuất bản tập thơ này ở nước ngoài là một bước tiến trong công việc của chúng tôi, thể hiện sự chuyển động của t́nh h́nh chung. Ba chúng tôi ở Đà Lạt lần lượt và gần như liên tiếp có tác phẩm được công bố ở nước ngoài với những phương thức hơi khác nhau. Sau khi bài tiểu luận "Dắt tay nhau đi…" của Hà Sĩ Phu được chính thức công bố và có tiếng vang rộng răi, anh mài miệt viết tiếp, đào sâu thêm những vấn đề đă đặt ra trong một tiểu luận dài hơn với tựa đề "Đôi điều suy nghĩ". Hai tiểu luận này cùng với một số tư liệu khác được một nhà xuất bản ở Pháp tập hợp xuất bản. Về danh nghĩa coi như nhà xuất bản tự động làm trong một hoàn cảnh đặc biệt và tác giả không phản đối. Kế đó cuốn tiểu thuyết "Nửa đời nh́n lại" của tôi xuất bản ở Mỹ, tôi không trực tiếp gởi bản thảo cho nhà xuất bản nhưng tôi công khai thừa nhận đồng ư việc làm của nhà xuất bản. Tiếp theo, đến Bùi Minh Quốc, anh chính thức viết thư và gởi bản thảo tập thơ đến một nhà xuất bản ở Pháp đề nghị nhờ công bố. Lá thư này được in ngay ở đầu tập thơ. Những việc làm của chúng tôi trên đây đă vi phạm vào một điều cấm kỵ lớn của nhà cầm quyền. Trước ba cuốn sách của chúng tôi, cũng có mấy cuốn hiếm hoi được xuất bản ở nước ngoài và các tác gỉa, người đă mất, người đă xuất ngoại, có người bị cầm tù, quản thúc. Việc làm của chúng tôi có thể nói là táo bạo, gần như thách thức nhưng nhà cầm quyền có vẻ lúng túng, chưa t́m được biện pháp xử lư. Chúng tôi xem đó là một thắng lợi và một bước tiến của t́nh h́nh chung. Từ trước Bùi Minh Quốc đă có nhiều tập thơ được xuất bản. Trong tập "Mẹ đâu ngờ", anh tập họp một số bài cũ viết rải rác qua những tháng năm đầm ḿnh trong lửa đạn và những bài thơ chính luận trữ t́nh mới nhất cùng một chủ đề, làm nổi bật mạch suy tưởng cuồn cuộn của anh về đất nước và tự do qua h́nh ảnh người mẹ. Anh đă từng gặp biết bao bà Mẹ Việt Nam trên những nẻo đường chiến đấu của ḿnh thời trai trẻ.
" Mẹ đào hầm từ thuở tóc c̣n xanh nay mẹ đă phơ phơ đầu bạc mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh." [ Đất quê ta mênh mông ]
Những căn hầm Mẹ đào đă giấu được cả sư đoàn dưới đất, đă làm nên sức mạnh Việt Nam, không phải chỉ là sức mạnh của vũ khí mà chính là sức mạnh của ḷng dân. Mẹ đă nếm đ̣n thù, chịu nhiều thương tật nhưng đêm đêm những nhát cuốc của Mẹ vẫn tiếp tục xoáy vào ruột đất. Những người Mẹ như thế có quá nhiều con đến nỗi Mẹ không thể nào nhớ nổi: "Mẹ chẳng thể nào nhớ nổi con đâu Con Một đứa con như trăm ngàn đứa khác Với chiếc áo màu lá rừng rách toạc Quẳng ba lô ngồi phịch nghỉ bên thềm " [ Mẹ chẳng thể nào nhớ nổi con đâu ]
Đối với bất cứ đứa con nào Mẹ cũng đưa vào hầm che giấu, cũng mời khúc khoai ḿ thơm ấm, cũng giục ăn thêm, cũng dặn ḍ ân cần dù có khi Mẹ chưa nh́n rơ mặt, chưa kịp hỏi tên. Những đứa con đă không hề quên Mẹ v́ chính nhờ Mẹ mà chúng đă đủ sức đi hết cuộc chiến tranh, coi thường sống chết. Nhưng không phải đứa con nào cũng kiên cường trong cuộc chiến tranh dữ dội và tàn khốc này: " Mẹ bỗng hỏi. Mỉa mai và nghiêm nghị: Chúng nó đầu hàng rồi, c̣n mày nữa có đi không ? Mưa vẫn miên man, gío vật vă trên đồng Những giọt mưa quất rào rào phên liếp Lặng một lát, mẹ ǵa thong thả tiếp: Nói th́ nói vậy, chứ mày cứ ở đây tao lại giấu lại nuôi, như vẫn thế xưa rày Mà cho dầu mai mốt Chịu không nổi mày đi đầu hàng nốt Th́ lũ tao đây cách mạng vẫn làm hoài..." [ Mẩu chuyện nhỏ về nhân dân vĩ đại ]
Mẹ chính là nhân dân, là sức mạnh vô địch có thể tiêu diệt mọi kẻ thù Ḥa b́nh, thống nhất, nắm được chính quyền rồi, các con đi làm quan, Mẹ vẫn bám trụ ngôi nhà cũ nơi có bậc thềm bao đứa con đă ngồi, có căn hầm bao đứa con được che dấu. Mẹ đă ǵa tóc bạc phơ vẫn c̣ng lưng cày xới mảnh đất khô cằn đầy dấu vết đạn bom: "Mẹ đưa con ra vườn Hái cho con trái thơm Con nh́n đống ḿn mẹ gỡ hôm qua xếp đầy quang gánh Nghe mùi trái chín rưng rưng Chắt lọc lại qua muôn ngh́n trận đánh Qua một đời lẳng lặng hy sinh..." [Trở lại Châu Lâu ]
Nhưng các con Mẹ không c̣n như hôm xưa. Chúng đă khác nhiều lắm. Chúng đang hô hào tự do dân chủ. Chúng bảo Mẹ đi bầu cử để chọn người có đức có tài lănh đạo đất nước: " Mẹ nh́n suốt những mặt con đầy tớ mặt đứa nào cũng béo tốt phương phi cầm cuốc một đời, cầm bút bỗng vân vi Chọn mặt nào mà gửi? Chọn mặt nào cho máu ḿnh đỡ tủi?" [ Mẹ đi chọn mặt gởi vàng ]
Từ phân vân Mẹ chuyển qua thất vọng: " Mẹ đâu ngờ Sau lưng ḿnh từ máu đẫm trồi lên Chiếc ghế Có thằng con thoát chết vụ khui hầm Trở về ngồi chễm chệ Cái mặt nó bây giờ mới đạo mạo làm sao Nói năng đứng ngồi quan trọng Thâm tâm chỉ nghiền ngẫm cách nào Êm nhất Lẹ nhất Cho mỗi ngày chiếc ghế thêm cao Cao Cao Cao Đến tận chỗ không c̣n nghe thấy cuộc đời oan trái Không c̣n thấy trên con đường gập ghềnh của Tổ quốc đau thương Có người mẹ tóc bạc chân trần oằn lưng dưới chồng đơn khiếu nại Nặng hơn dăy Trường Sơn" [ Mẹ đâu ngờ]
Ḍng suy tưởng trong thơ chính luận trữ t́nh của Bùi Minh Quốc về đất nước và nhân dân không ngừng tuôn chảy theo mệnh nước nhưng " Mẹ đâu ngờ" thực sự là một bước ngoặt. Bước ngoặt làm anh cay đắng và đau đớn xé ḷng v́ khi "Mẹ đâu ngờ" cũng chính là lúc anh cảm thấy bị phản bội. Đó là thời điểm anh đến Đà Lạt cùng với tôi và các bạn thành lập Hội Văn nghệ và tạp chí Langbian, tiếp đó là chuyến đi Xuyên Việt đ̣i tự do báo chí, xuất bản, dân chủ và đổi mới thật sự mà kết quả là anh và tôi đều bị kỷ luật cách chức, khai trừ đảng. Như mọi người trẻ tuổi yêu nước, hành tŕnh của Bùi Minh Quốc thời thanh xuân là một hành tŕnh khổ ải và bừng bừng ngọn lửa dấn thân cho lư tưởng. Từ Hà Nội, anh t́nh nguyện đi Nam để vào mặt trận khi con đầu ḷng chưa đầy sáu tháng. Vợ anh cũng tiếp tục theo chân anh khi con vừa đầy năm, cùng chiến đấu trên một chiến trường. Vợ anh, một nhà văn chiến sĩ tài hoa, đă ngă xuống trong một trận càn dưới làn đạn xé ngực. " Ngắm con trong ảnh lệ trào mẹ đi đi măi cha sao đền bồi mẹ trao con lại cho đời trao con khát vọng làm người tự do" [ Cho bé Ly con yêu ]
Vợ anh cũng chính là một người Mẹ Việt Nam, một người Mẹ cụ thể với đứa con thơ nơi xa xôi không được bồng bế chăm chút vỗ về và sẽ không bao giờ c̣n gặp lại. Cũng như bao người thời đó, anh đă "nén đau thương thành hành động cách mạng", nuốt nước mắt vào trong để nh́n thẳng vào mặt kẻ thù, tiếp tục đi suốt cuộc chiến đấu. " Ở đây ngày hôm qua vừa có kẻ đầu hàng phản bội hắn là huyện ủy viên không ai ngạc nhiên cuộc chiến đấu đang giữa hồi quyết liệt những thử thách không chừa ai hết thước đo ḷng trung thành không dài hơn cho tôi hoặc ngắn bớt cho anh" [ Ở đây, ngày hôm qua...]
Chính v́ bài thơ ngắn ngủi này thời ấy anh vừa mới ghi trong sổ tay, anh đă bị đưa ra kiểm điểm mấy ngày liền v́ đă viết về sự thật không đúng lúc. Đó là kinh nghiệm đầu tiên của anh về sự dối trá, nhân danh tổ quốc, nhân danh lư tưởng, nhân danh cuộc chiến đấu. Tuy nhiên anh không nản ḷng v́ vượt lên tất cả, cuộc chiến đấu đối với anh vẫn là thần thánh, cao đẹp. " Ở đây dưới những căn hầm ngập nước những đêm dài không ngủ được giữa những đợt bom năm phút dội một lần tôi dốc cả đời tôi lăng lẽ đánh vần Sống. Chết. Tổ quốc. Nhân dân." [ Ở đây, tôi học lại những bài học vỡ ḷng ]
Gian khổ, hi sinh của anh quá nhỏ bé trong cuộc trường chinh máu lửa của dân tộc. " Chốt địch kia anh. Ta vượt lẹ ! Em cười... Tôi nhắm hướng giọng cười, bước theo mải miết Mỗi bước đi, ḷng mắc nợ bao người Những món nợ suốt đời không trả hết Dẫu một chữ cũng phải dốc trọn máu tim ḿnh để viết Cho thơ tôi bắt kịp giọng cười em. { Nợ ]
Chính v́ canh cánh món nợ đó mà ng̣i bút máu tim của anh hôm nay bừng bừng phẫn nộ: " Không có ai không có ai Có thể nh́n trời B́nh tâm mỗi sáng Khi những thằng đểu c̣n trong Đảng ... Đồng chí - tiếng ấm nồng máu đỏ Sao có lúc vang lên lạnh rợn thế này ? Đồng chí- dao đă nằm ém nhẹm dưới ḷng tay Mưu mô đă xong và mọi ngả đường đă giăng cạn bẫy Khí trời, khí trời mỗi ngày ta thở Bị ô nhiễm bởi bao lời dối trá Phổi ta nám rồi- ta dẫu có làm sao... Những lũ trẻ, trời ơi, lũ trẻ Chúng lớn lên sẽ hít thở thế nào Nếu dối trá vẫn chồng lên dối trá.
... Suốt một đời bạc tóc dưới mưa bom mẹ lầm lũi đào hầm nuôi cách mạng Con xin nói Với tất cả tấm ḷng và lương tri cộng sản mẹ chẳng phải đảng viên nhưng mẹ có tấm thẻ đỏ trái tim ṛng ṛng máu ứa chính mẹ chứ không ai - mẹ phải nắm quyền hỏi tội những thằng thẻ đỏ tim đen." [ Những ngày thường đă cháy lên ]
Đó là những ḍng anh viết không lâu trước khi bị khai trừ đảng. Anh vẫn c̣n nhân danh "lương tri cộng sản". Đối với anh "lương tri cộng sản" chính là chống bất công áp bức, đ̣i độc lập tự do và công bằng xă hội, theo lời kêu gọi "vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian" trong bài Quốc tế ca. Đối với anh, thẻ đỏ phải là tim đỏ, không chấp nhận thẻ đỏ tim đen. Tiếc thay những kẻ thẻ đỏ, tim đen lại có quyền lực thu hồi tấm thẻ đỏ của anh. Sau khi có quyết định khai trừ, trong hôm giao nộp thẻ đảng cho ban tổ chức, anh quá chán ngán cáo bệnh không đi, nhờ tôi nộp hộ và tôi đă mang về cho anh tờ biên nhận nhỏ xíu do cô thư kư viết nguệch ngoạc mấy chữ. Lúc đó anh hai mươi hai tuổi đảng. Dĩ nhiên không phải tất cả những người cộng sản đang cầm quyền đều là thẻ đỏ, tim đen. Vẫn có những người tốt, những người chưa phai mờ lư tưởng ban sơ. Tuy nhiên quyền lực mà ở đây Bùi Minh Quốc gọi là "chiếc ghế" đă làm không ít người suy thoái biến chất và chính đảng cầm quyền đă phải công khai thừa nhận. Lư tưởng cộng sản đă một thời sáng ngời chính nghĩa và có sức hấp dẫn lớn đối với những người bị áp bức và những người không chấp nhận áp bức. Những người cộng sản đă đổ không ít máu xương cho cuộc chiến đấu v́ lư tưởng của ḿnh. Thế nhưng chủ nghĩa cộng sản, đảng cộng sản và sự độc tài đảng trị đă làm cho chính lư tưởng phai nhạt dần, thậm chí đi ngược lại lư tưởng. Điều này Hà Sĩ Phu đă phân tích rất thấu t́nh đạt lư trong các bài tiểu luận sắc bén của ḿnh. Không phải nhiều người không nhận thấy điều đó. Tuy nhiên khi đă là người trong cuộc, đất nước đă trải qua mấy chục năm dài máu lửa và những người cộng sản chiến thắng đă nắm được toàn bộ quyền lực, ít ai muốn hay dám nói điều ǵ có tính cách phê phán. Người ta bỏ qua để sống yên b́nh và làm việc khác v́ đối đầu với quyền lực trước hết sẽ chịu thiệt thân. Bùi Minh Quốc là một trong những người cầm bút đă có can đảm lội ngược ḍng. Tôi đặc biệt yêu thích sự trung thực của anh, trước hết là trung thực với chính ḿnh: "Bao nhiêu năm ta ngỡ ḿnh tự do Những giáo điều đă thành những tín điều khi nào vậy? Chất độc ngấm ngọt ngào không ai nhận thấy Đất sét nhào nên thần tượng để tôn thờ.
Không có ǵ quư hơn độc lập tự do Chân lư ngỡ thấm rồi ngờ đâu chưa hiểu hết Sau bao phen đối đầu cùng cái chết Vẫn chưa tan nỗi sợ trước uy quyến ... ...Không có ǵ quư hơn Độc lập Tự do Ta hôm nay lại ôm đầu đánh vần từng chữ Việc chi mà xấu hổ Khi mỗi giọt máu ḿnh khát độc lập tự do" [ Không có ǵ quư hơn độc lập tự do ]
Sám hối về những sai lầm của ḿnh là việc vô cùng khó khăn. Có người né tránh, có người xấu hổ. Nhất là đối với những người đang nắm quyền lực lại càng khó khăn hơn v́ người ta nghĩ rằng thừa nhận sai lầm sẽ khởi đầu cho mất mát, sụp đổ. Bùi Minh Quốc th́ không. Anh không có quyền lực ǵ để mất. Anh chỉ sợ mất chính ḿnh. Nếu không muốn mất ḿnh, nhất định phải sám hối. Trong chỗ riêng tư, khi nói chuyện với tôi, Hà Sĩ Phu thường tỏ ra không hài ḷng và phiền trách về việc Bùi Minh Quốc cho in lại các bài thơ cũ hoặc viết về những cuộc chiến đấu ngày trước. Hà Sĩ Phu cho rằng đó là một thời kỳ bị lừa nhục nhă, c̣n nhắc lại làm ǵ. Về điều này Hà Sĩ Phu tỏ ra rất cực đoan. Có thể Hà Sĩ Phu chưa nói với Bùi Minh Quốc điều đó v́ dù sao sự thẳng thắn giữa bạn bè cũng có một giới hạn nhất định. Về phần tôi, cũng có thời gian tôi không muốn nhắc hay đọc lại những tác phẩm của ḿnh ngày trước. Không phải tôi muốn phủ nhận quá khứ v́ việc đă xảy ra không ai có thể phủ nhận nhưng trong những tác phẩm ngày đó tôi cảm thấy có cái ǵ thô thiển và bị nhiễm độc tuyên truyền. Tuy nhiên tôi không trách thái độ của Bùi Minh Quốc. Ngày trước anh trung thực và bây giờ anh cũng trung thực. Anh đă sai lầm và anh đă sám hối. Lỗi không phải ở anh, ở thế hệ của anh mà chính là lỗi của những người đă lợi dụng lịch sử. Chính sự sám hối sẽ cứu rỗi dân tộc và con người chứ không phải là những lời lẽ ba hoa về chính nghĩa và chiến thắng.
|
25* Đan Tâm - Những trang nhật kư chưa xa
" Ngày 7 tháng 2 - Mồng 2 Tết . Anh vẫn không quên cuốn sổ em để dành cho anh, dù đă khá lâu, và chúng ta có rất nhiều sổ, không thể nhớ hết. Anh biết em vẫn mong được đọc những ḍng chữ anh dành cho em, với sự trách cứ và phiền muộn, v́ anh cứ mải mê những việc khác. Anh có ǵ để viết, để nói không ? Dù anh cũng đă viết và nói không ít, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ, chưa hết và chắc không thể đủ và hết, không thể đưa đến sự hiểu biết và thông cảm trọn vẹn được. Phải chăng đó là định mệnh của chúng ta và cũng là số phận của mọi người. Tuyệt đối chỉ là một ước mơ. Và nỗi khổ đau của chúng ta cũng chính nằm trong điều đó dù chúng ta cố gắng đến đâu đi nữa. Ngay mỗi người vẫn không thể hiểu đầy đủ chính ḿnh. Chưa nói đến giữa người này, người khác - bất cứ ai - đều có khoảng cách, ngộ nhận, thiếu thông cảm, không chấp nhận nhau, dù đă yêu thương và dâng hiến hết ḷng. Một triết lư cũ rích chăng? Bao điều đă cũ xưa và măi c̣n là chân lư. Yêu thương ? Cái ǵ đă xảy ra giữa chúng ta trong từ ngữ - khái niệm ấy. Em đă bao lần muốn khẳng định và phủ định. Anh đă bao lần nói những điều chua cay và lặng im cảm nhận nỗi hạnh phúc nồng nàn. Gần hai mươi năm chung sống, chúng ta đă trải qua một thời trẻ tuổi, những phút say mê điên rồ, những giờ giông băo, những chén đắng uống cạn, những mù sương tâm hồn, cả những địa ngục bóng tối, những bờ vực chênh vênh, những ly tan gần kề... Tất cả đă qua, đang c̣n tiềm tàng trong máu thịt, và những ǵ sẽ tới nữa, chúng ta không thể biết. Em muốn biết cái ǵ là đích thực trong anh. Hăy nói một lời đi. Tất cả ! Ngắn gọn mà đầy đủ. Hay chưa nói được ǵ cả. Biết sao! Nắm bắt được cốt lơi sự thật không phải là điều dễ dàng đối với bất cứ ai, nhất là sự thật về tâm hồn, nhất là những tâm hồn đầy vết thương của cuộc sống. Những điều trừu tượng trên có thể diễn tả được ǵ? Phải chăng chúng đă h́nh thành, bay lên tự những ǵ rất cụ thể. Hôm đi với em vào vườn Bích Câu, thấy khách du lịch ăn mặc đẹp đẽ, sang trọng, anh nhói ḷng khi thấy chiếc quần jean em mặc hơi ngắn, cái áo blouson anh mua cho em kiểu đă lỗi thời. Hôm ở Hà Nội, đi t́m mấy búp len không ra, anh vẫn nghĩ đến ư thích của em được mặc một cái áo len trắng để đi dạy học, anh tự hứa có dịp sẽ mua cho em chiếc - áo - én - trắng đó và cả cái áo măng tô cho mùa rét đậm ở đây mà em không thể chịu nỗi. Anh tự hào biết bao khi biết rằng trong chuyện Tỉnh ủy gọi anh Quốc và anh phải quay về giữa chuyến đi đấu tranh đ̣i dân chủ, em đă nói ngay rằng em biết chắc dù Tỉnh ủy hay ai gọi anh cũng không về. Trong chuyến đi xa đầy giông băo và sự kiện, có những lúc anh vẫn chạnh ḷng về một người vợ đang mong đợi từng ngày và một gia đ́nh nhỏ ấm cúng vẫn thấp thoáng trong bồi hồi nỗi nhớ. Anh biết là dù có bao lời cay đắng, em đă yêu anh và con hơn cả cuộc sống của chính em. Và sự hi sinh - tận hiến đó là cái ǵ vô gía - không thể thay thế được, cho anh và con trong suốt cuộc đời.
* Về em Anh biết tâm hồn em nhạy cảm và mong manh như một sợi tơ đàn, chỉ cần động hờ - một cử chỉ lạnh nhạt, một lời nói vô t́nh, một chậm trễ đáp ứng - thế là sợi tơ rung lên, biến thành những giọt lả chả, những nhói đau âm thầm. Anh biết những vết hằn - vết thương quá khứ không bao giờ lành trong em, chỉ cần một chút gợi nhớ là nhói lên, nhức buốt, phẫn nộ, cay đắng... dù là đă năm, mười, hai mươi năm hay lâu hơn nữa. Phải chăng niềm đau lâu dài hơn nỗi vui? Anh biết em vị tha - ích kỷ vô cùng. Em sống v́ người khác, hầu như tuyệt đối cho chồng , con, nên không chịu được sự chia sẻ, v́ chia sẻ là tổn thương, mất mát, đau ḷng, bất cứ sự chia sẻ nào, bất cứ vơí ai. Anh biết em cần sự đồng cảm, bày tỏ bằng lời nói, việc làm, cử chỉ âu yếm mà sự đáp ứng của anh và các con chưa được như em mong muốn, v́ thế mà em cảm thấy cô đơn - những thoáng thôi - dù sống giữa những người thân yêu nhất. Anh biết em yếu đuối vô cùng mà cũng nghị lực vô cùng, dễ vỡ tan như bọt bong bóng trước va chạm nhưng lại kiên tŕ dẻo dai chịu đựng được mọi thử thách khắc nghiệt và làm được mọi điều em đă quyết tâm.
* Về anh Phải chăng anh chỉ là một sự say mê phù phiếm trong cuộc đời này. Anh không thuộc về anh, không thuộc về em, không thuộc về ai cả. Anh chỉ là một thoáng phù du điên rồ. Có sáo ṃn chăng khi nói tâm hồn anh luôn lộng gío bốn phương. Hiện tại, qúa khứ, tương lai đầy tràn trong anh. Không gian, thời gian, choán ngợp trong anh. Anh không bao giờ biết yên tĩnh. Anh là nỗi cô đơn sâu thẳm, là gia đ́nh đầm ấm, là xưa cũ hiện về, là thoáng mới bắt gặp, là rung động trong mỗi phút giây, là nhớ và quên chập chờn lăng đăng. Anh là nhiệt t́nh dấn thân, là đám đông cuồng nhiệt, là Lăo Trang phiêu bồng hoa cỏ, là đắm ḿnh suy tư, là công việc nhỏ mọn b́nh thường. Anh cũng là một thứ ích kỷ - vị tha nhưng ích kỷ chính là vị tha và vị tha chính là ích kỷ, giống em và khác em ở một điều rất khó lư giải. Anh say mê tự do, không muốn tự chế và cũng không thể tự chế. Anh mất tự do và cũng mất mát tâm hồn. Anh chấp nhận ràng buộc một cách tự nguyện nhưng cũng sẵn sàng xé tung ràng buộc. Anh mâu thuẫn dằng xé thường xuyên. Anh chỉ là anh thôi. Đ̣i hỏi hơn về anh là điều chỉ mang đến thất vọng.
* Về quan hệ chúng ta Sau gần hai mươi năm chung sống, mỗi người trong chúng ta rút ra được bao điều. Như dân gian ta vẫn nói "T́nh nghĩa vợ chồng" . T́nh đằm lại, lắng sâu. Nghĩa nặng mà nồng nàn. Chỉ có cảm thông, tôn trọng người và tự điều chỉnh ḿnh chứ không thể đ̣i hỏi được nữa. Có chăng là nguyện vọng đối với người và đ̣i hỏi ở chính ḿnh chứ nhất thiết không thể có yêu cầu bắt buộc. Mỗi người phải tự hiểu giới hạn mà sau đó là sự tan vỡ không phương cứu chữa - điều không ai muốn xảy ra nhưng vẫn có thể xảy ra nếu ta không ư thức đầy đủ. Xin thôi những phiền muộn, cay đắng, những lục t́m truy vấn, những kết án quan ṭa. Dối trá chăng? Không đâu! Anh chỉ muốn tránh cho em những xúc động, dằn vặt không cần thiết chứ không hề tự dối ḿnh hay dối trá ai. Ta có cực đoan, phiến diện chăng khi cứ nhấn mạnh đến niềm đau, vị đắng, thói xấu mà ít quan tâm đến nỗi vui, vị ngọt, nét đẹp ở mỗi người, ở mối quan hệ đă qua bao thử thách. Sao ta không giúp nhau hoàn thiện về trau dồi nhân cách, kiến thức, nghề nghiệp, quan hệ xă hội... biết bao điều cho một cuộc sống chung giữa cuộc sống chung rộng lớn hơn. Hạnh phúc, cũng là h́nh ảnh, sự tiếp nối của chúng ta trong các con. Hai chàng thanh niên bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành. Lo toan với tấm ḷng mẹ cha, rèn luyện bản lĩnh và nhân cách, tạo điều kiện trau dồi kiến thức, định hướng lư tưởng khi vào đời... Tất cả sẽ làm nên nền tảng của hạnh phúc và sự bền vững của gia đ́nh. Gia đ́nh? Vượt qua tất cả mọi điều sau gần hai mươi năm chung sống, anh khẳng định suốt đời anh chỉ có một gia đ́nh thôi và đó là phần lớn hạnh phúc của anh trong cuộc sống đầy thử thách này".
Xem tiếp Phần 2, Chương 26 - 31
|