TIÊU DAO BẢO CỰ

 

PHẦN II

 

NHỮNG HOÀI NIỆM VÀ NIỀM HỨNG KHỞI MỚI CỦA TỰ DO

 

Chương 47 đến 51

                  

 

 

47*   Đối thoại và bao dung

Sau một thời gian tôi có tác phẩm và các bài viết công bố rộng răi, nhiều người ở nước ngoài đă thư từ, điện thoại cho tôi và một số người khi về nước, có dịp lên Đà Lạt đă t́m đến thăm. Qua những người mới quen này, tôi hiểu thêm một phần nhỏ về con người  và cuộc sống của người Việt ở hải ngoại.

 

NHA viết thư làm quen tôi v́ đă đọc cuốn sách " Nửa đời nh́n lại" của tôi và sau này tôi biết thêm c̣n v́ lư do là em vợ của anh ngày trước có thời gian dạy cùng trường với tôi. Trước khi gặp mặt, anh và tôi đă viết  qua lại gần chục lá thư nên tôi hiểu được anh ít nhiều.

NHA là giáo sư tiến sĩ, chuyên gia đang làm việc trong một cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền một tiểu bang ở Mỹ. Anh tự nhận ḿnh  được đào tạo về khoa học thuần lư, không có khả năng để phê b́nh tác phẩm nhưng rất dễ cảm xúc và thu nhận những tần số lư  tưởng cao đẹp với đường lối đấu tranh xây dựng ôn ḥa nên rất dễ thông cảm với những ǵ tôi đă viết trong "Nửa đời nh́n lại." Anh đă du học và sống ở Mỹ gần ba mươi năm, thời gian gần đây anh có về Việt Nam nhiều lần, đă thuyết tŕnh và dự nhiều buổi hội thảo để giúp một số bộ của chính phủ Việt Nam về một vấn đề chuyên môn. Anh dự tính trong tương lai gần sẽ về hưu non để về Việt Nam dạy đại học và làm công tác xă hội. Có một lần anh đi cùng với một phái đoàn sinh viên Sài G̣n lên tham quan Đà Lạt, anh đi t́m tôi và không t́m được. Anh ra phố lang thang, vào các hiệu sách hỏi thăm và gặp một chị chủ hiệu sách quen tôi. Rất tiếc thời gian đó tôi không ở Đà Lạt. Anh gởi lại danh thiếp và vài lời nhắn cho tôi.

Anh tâm sự sau gần ba mươi năm tha hương cầu tiến và sống ở xứ người, giờ đây anh muốn về nước để hoạt động văn hóa xă hội. Về vấn đề  vật chất anh không sợ khó sợ khổ, anh chỉ sợ sự thiếu đói về kiến thức và tư tưởng bị ngục tù. Anh hài hước tự cho ḿnh mang nhiều tính chất "tạch tạch sè" [ tiểu tư sản], chưa tiến bộ, chưa lột xác để được thu nhận vào tập thể tiến bộ xă hội chủ nghĩa, nhưng không sao, đối với anh, thời điểm này anh xem Việt Nam là mẫu số chung, làm được việc ǵ ích lợi cho người Việt và nước Việt th́ cứ làm, chứ chẳng phải phục vụ cho một chủ nghĩa hoặc một tập thể nào cả. Dù sao anh vẫn tin quê hương tuy nghèo nhưng lúc nào cũng đầy t́nh nghĩa. Nhận xét về t́nh h́nh đổi mới ở quê nhà, so sánh với những lần trước về thăm, anh cho rằng có sự đổi thay đáng kể, sự đi lại thoải mái, dân chúng sống dễ chịu hơn, nhưng mức sống vẫn c̣n quá nghèo so với các nước lân bang.

Anh cho biết bên Mỹ anh vẫn quan tâm theo dơi và đọc nhiều báo chí về t́nh h́nh đất nước. Anh đặc biệt tán thành quan điểm đối thoại và bao dung mà anh cho sẽ là hai giá trị tinh thần  vững chắc của xă hội mới trong đời sống mới ngày nay. Theo anh, bao dung là thái độ thông minh, biết công nhận sai lầm để phục thiện, biết lắng nghe và tiếp nhận lẽ phải. Bao dung là không c̣n định kiến và thành kiến, không độc đoán và trịch thượng. Bao dung c̣n là khiêm tốn, tự tin, mở đường cho dân chủ và văn minh. Đó là những ǵ anh mơ ước trong một mô thức đổi mới đất nước Việt Nam.

Với tâm trạng và quan điểm như thế, sau một số lần về nước, anh hơi bi quan khi nghĩ đến quá tŕnh làm việc và thái độ dùng người của chế độ hiện nay. Anh không ngại khó ngại khổ nhưng anh sợ bị nghi ngờ và phủ nhận những thiện chí chân thành của ḿnh. Điều đó làm tổn thương danh dự và tự ái của người trí thức.  Anh đă sống và làm việc ở một quốc gia có pháp trị nên rất khó chịu trước những việc làm sai quấy hoặc những "luật lệ ngang ngược." V́ thế anh nghĩ  tốt hơn là nên có thái độ "wait and see" cho đến khi có một thể chế mới với một  luật pháp tương đối ổn định và tiến bộ, lúc đó anh sẽ ra sức đóng góp bằng những việc làm bất vụ lợi mà anh hằng ấp ủ. Anh kể có lần được một cán bộ cao cấp cho xem một tài liệu học tập của nhà nước để đối phó với chiến lược của Mỹ sau  khi b́nh thường hóa ngoại giao. Điều anh kinh ngạc là đối với trí thức Việt kiều muốn đóng góp xây dựng đất nước như anh cũng có thể bị xếp vào thành phần Việt kiều xâm nhập chiến lược để khoét sâu nội bộ làm thay đổi đảng Cộng sản Việt Nam. Thực chất anh rất sợ các hoạt động liên quan chính trị nhưng dù với bất cứ h́nh thức đóng góp nào anh cũng có thể bị nghi ngờ. Đây là điều tự anh khám phá ra chứ không phải do tôi nhận định.

Theo tôi hiểu, anh là người thông minh, học hành chăm chỉ, từ trước không hề tham gia hoạt động chính trị và đă thành đạt trên lănh vực học vấn cũng như kinh tế ở xứ người. Ở Mỹ, nhà anh ở là một biệt thự lớn mà anh có cho tôi xem ảnh và h́nh như anh c̣n có vài căn nhà khác để kinh doanh. Mới đây về Việt Nam anh đă cho xây một biệt thự trị gía gần trăm ngàn đô la. V́ thế chắc anh không có ư đồ cá nhân ǵ khác khi trở về góp phần xây dựng đất nước ngoài t́nh cảm và ư thức trách nhiệm đối với quê hương. Trong những thư anh viết, anh cũng nhắc nhiều đến những kỷ niệm thời sinh viên ở Sài G̣n với khung trời đại học và những "hẹn ḥ đây đó... uống ly chanh đường uống môi em ngọt." Anh trích thơ Hoài Khanh, Apollinaire để bày tỏ tâm trạng ḿnh, người dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho ḿnh một góc trời lăng mạn.

Tôi đọc nhiều thư anh, rất có cảm t́nh và dù đă được xem ảnh của anh gởi tặng, tôi cũng hơi ngỡ ngàng khi lần đầu gặp mặt. Bề ngoài anh có vẻ chững chạc, gần như bệ vệ với chiếc đầu hơi hói và phong cách có vẻ một ông chủ uy quyền. Tuy nhiên anh có tác phong nhanh nhẹn và nói chuyện rất chân t́nh, cởi mở. Anh tặng Đan Tâm một hộp son phấn trang điểm và tặng tôi một chiếc áo pull mang từ Mỹ về để làm kỷ niệm. Tôi đưa anh đi chơi đây đó và đăi anh một bữa cơm gia đ́nh có món mắm tôm mà anh rất thích v́ anh gốc Huế.

Thời gian này Bùi Minh Quốc và Hà Sĩ Phu không có mặt ở Đà Lạt. Mai Thái Lĩnh  và tôi nói chuyện với anh khá nhiều về những vấn đề thời sự chính trị. Những điều cụ thể chúng tôi nói giúp anh h́nh dung ra những ǵ anh đă cảm nhận nhưng chưa rơ ràng. Có lần viết thư cho tôi anh bảo thực ra anh không bi quan lắm về hiện t́nh đất nước, hy vọng thời gian sẽ làm chế độ tự đổi thay dần, người dân sẽ khá gỉa hơn. Kinh tế nước nhà sẽ phát triển và như vậy cần phải có hi vọng để vui sống, để đừng bất măn hiện tại với những bất công chán chường. Chúng tôi không thuyết phục anh điều ǵ, chỉ trao đổi với anh một cách cởi mở và  mong rằng anh sẽ t́m được cách thức tốt nhất góp phần xây dựng đất nước.

 

Đ̣an Giao Thủy cũng là giáo sư tiến sĩ, đang giảng dạy tại một trường đại học của Châu Âu. Anh bất ngờ gọi điện và sau đó đến nhà tôi ngay lúc anh cùng gia đ́nh về nước và đi du lịch ở Đà Lạt. Anh c̣n trẻ, là một mẫu người trí thức hơi khác NHA.

Anh sôi nổi kể cho tôi nghe về những hoạt động đấu tranh cho ḥa b́nh thời sinh viên ở Pháp và t́nh h́nh các tổ chức chính trị, sinh hoạt báo chí của Việt kiều ở hải ngoại. Anh tỏ ra am hiểu về lănh vực này khi nhận xét về tính chất của từng tổ chức, từng tờ báo, nhận vật hoạt động nổi bật. Theo anh, xu thế chung hiện nay của người Việt ở hải ngoại đă bớt cực đoan, đi dần vào chiều hướng ḥa giải ḥa  hợp dân tộc nhưng đều không chấp nhận sự cai trị độc tài của đảng cộng sản. Tuy hoạt động  trong lănh vực khoa học tự nhiên, anh lại rất quan tâm đến văn học nghệ thuật. Anh cho biết đă đi xem nhiều hiệu sách và rất buồn thấy ít có tác phẩm nào tŕnh bày trung thực về t́nh h́nh đất nước. Anh đặc biệt phê phán sự độc tài tư tưởng và chế độ  kiểm duyệt sách báo gay gắt hiện nay.

Đ̣an Giao Thủy nói anh đă từng tham gia hoạt động báo chí và viết lách đôi chút tuy không chuyên, hiện nay thỉnh thoảng anh cũng có viết bài cho vài tờ báo. Sau khi chuyện tṛ, anh đưa cho tôi mấy câu hỏi phỏng vấn và đề nghị tôi trả lời trên giấy và ngày mai trước khi rời Đà Lạt anh sẽ trở lại lấy. Bài phỏng vấn này sau đó đăng ở một tờ báo tại Pháp và được nhiều đài báo khác sử dụng lại, có tiếng vang rất tốt nhưng lại gây cho tôi một số hệ lụy sau này.

Mặc dù chỉ  ở lại Đà Lạt một đêm, Đ̣an Giao Thủy muốn gặp bạn bè của tôi ở đây để nói chuyện nữa. Tôi đưa anh đến gặp Mai Thái Lĩnh. Chúng tôi chuyện tṛ sôi nổi về đủ mọi vấn đề trong gần ba tiếng đồng hồ và cảm thấy rất tương đắc. Anh đến với chúng tôi cũng là một loại "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu."

Tôi thích mẫu người Đ̣an Giao Thủy. Dù là giáo sư đại học ở nước ngoài, anh có vẻ nghèo, sống giản dị nhưng sôi nổi và đầy chất lư tưởng.

 

VVH là một thương gia từ Úc về. Anh không hoạt động chính trị nhưng cũng rất quan tâm đến t́nh h́nh chung và thường xuyên đọc báo chí tiếng Việt xuất bản ở Úc. Anh cho rằng Úc là một đất nước tươi đẹp, cởi mở, dễ sống và có rất nhiều ưu đăi đối với di dân nước ngoài. Tuy không có bằng cấp và chuyên môn ǵ nhưng từ khi nhập cư anh đă xoay xở không mấy khó khăn và hiện nay đời sống của gia đ́nh anh đă khá ổn định và sung túc.

Một trong những vấn đề mà theo anh Việt kiều nói chung rất quan tâm và băn khoăn là có nên đầu tư về Việt Nam làm ăn hay không. Chúng tôi thảo luận khá lâu về vấn đề này. Theo anh, phần đông Việt kiều sau khi ổn định và thành đạt ở nước ngoài đều muốn góp phần xây dựng quê hương nhưng hiện nay chưa muốn đầu tư về nước, một phần v́ chính sách chưa rơ ràng  và hay thay đổi nhưng phần quan trọng hơn là họ không muốn mặc nhiên góp phần củng cố chế độ độc tài cộng sản. Tôi có quan điểm khác. Tôi đồng ư phát triển kinh tế sẽ góp phần củng cố chế độ hiện nay nhưng mặt khác người dân cũng sẽ sống khá hơn và phát triển kinh tế nhất định đi kèm với mở rộng thông tin, nâng cao  dân trí và thúc đẩy dân chủ. Nếu không lật đổ được chế độ độc tài, mà điều này chắc hiện nay không ai làm được, th́ cách tốt nhất là làm cho nó tự thay đổi, hướng về dân chủ. Vả lại nếu không làm như thế th́ Việt kiều sẽ làm ǵ để góp phần xây dựng đất nước như mong muốn.

Buổi nói chuyện đầu tiên ít thời gian nên chúng tôi nói chưa hết ư. VVH hẹn hôm sau sẽ đến chơi trao đổi tiếp. Tuy nhiên hôm sau không phải anh mà là một người nhà của anh đến với một phong thư. Trong thư anh chỉ viết vắn tắt cáo lỗi không đến được, ghi địa chỉ của anh ở Úc và gởi tặng  một ít đô la Úc nói là để tôi tiếp tục trao đổi thư từ với anh. Tôi đoán có lẽ anh bị hù dọa hay e ngại sao đó v́ trong buổi nói chuyện anh cho biết về đây anh có nghe tin đồn về thái độ không tốt của nhà cầm quyền đối với tôi. Nhân nội dung cuộc nói chuyện, tôi viết hẳn thành một bài báo và  gởi cho anh nhưng sau đó tôi không nhận được tin tức ǵ về anh.

 

C̣n một số Việt kiều khác về nước đến nhà thăm tôi, trong đó có vài người quen cũ, đặc biệt có những người đă ra đi từ miền Bắc, là cán bộ, đảng viên và cũng có những người mà chúng tôi nghi ngờ động cơ của họ  khi đến t́m gặp.

Có người vào lúc tôi đang mặc đồ lao động, đội nón rách cuốc đất dưới vườn, họ đề nghị quay vidéo, tôi đồng ư. Lúc nói chuyện tôi phát biểu chính kiến của ḿnh, họ đề nghị thu thanh, tôi cũng sẵn sàng.  Con người, quan điểm thực của ḿnh ra sao tôi thể hiện bất cứ ở đâu, lúc nào, không cần ngụy trang che dấu.

Nói chung các Việt kiều mà tôi đă tiếp xúc đều bày tỏ t́nh cảm và thiện ư muốn góp phần xây dựng đất nước nhưng chế độ xă hội cần phải có nhiều tự do dân chủ hơn để mọi người có thể phát huy hết tài năng trí tuệ của ḿnh. Tôi nghĩ rằng chúng tôi và cả những người cầm quyền hiện nay, cần phải đối thoại với tất cả mọi người, nhất là Việt kiều ở hải ngoại để t́m ra những điểm chung, cùng nhau góp phần xây dựng đất nước. Mặc cảm, thành kiến hận thù chỉ đưa đến chia rẽ, làm suy yếu tiềm lực của dân tộc.

 

 

 

48*  Dada nhớ điều ǵ?

 

Dù đă có những tín hiệu bị theo dơi chặt chẽ, chúng tôi, những yogi Đà Lạt, vẫn thường xuyên tổ chức DC [ thiền tập thể] tại nhà tôi hàng tuần, nhưng khi có Dada hoặc Didi lên, chúng tôi bố trí họ ở khách sạn chứ không ở nhà tôi nữa v́ đây là một việc có thể gây rất nhiều phiền toái nếu công an bắt được quả tang.

Các yogi Đà Lạt là những người rất b́nh thường, có chung cùng một đời sống tâm linh. Chúng tôi họp mặt chỉ nói chuyện tâm linh, không bao giờ đề cập chuyện chính trị hay những vấn đề ǵ khác. Chính tôi chủ động điều này v́ không muốn có những phiền phức có thể xảy ra hoặc gây hiểu lầm trong nhóm. Chúng tôi gặp nhau hoàn toàn tự nguyện, do một nhu cầu nội tâm thúc bách, không có ǵ ràng buộc, ai muốn đến th́ đến, ai muốn đi th́ đi. Đó có thể là một cán bộ về hưu, một giáo viên, một tiểu thương, một người nội trợ, một thanh niên nông dân, một sinh viên, một người lái xe ôm, một ông già cô đơn... đủ mọi nghề nghiệp và mọi lứa tuổi.

Chúng tôi có những cái tên tâm linh với những ư nghĩa rất đẹp [gần như pháp danh của Phật giáo] nhưng bằng tiếng Phạn, do các Dada, Didi đặt riêng cho mỗi người sau một thời gian tu tập. Đó là Trilokesh, Gargi,  Tarun, Nandita…

Tôi là Kamalesha và Đan Tâm là Yogesvarii. Kamalesha nghĩa là vua của các loài hoa sen, người luôn ngồi trong tư thế hoa sen để ngưỡng vọng về Đấng Tối cao. Yogesvarii nghĩa là người chế ngự Yoga. Dĩ nhiên những ư nghĩa này chỉ là những ước vọng hay có thể là mục đích vươn tới trong đời sống tu tập và tâm linh, cũng là điều nhắc nhở cho người được mang tên .

Hôm nay, chúng tôi tổ chức một DC đặc biệt để kỷ niệm ngày sinh nhật của Baba, người sáng lập Ananda Marga, có khoảng gần hai mươi người dự ngồi trên chiếu chật pḥng khách của tôi. Chúng tôi làm một bánh sinh nhật chay có bảy ngọn nến lớn và mấy ngọn nến nhỏ. Thức ăn  do mỗi người tự mang đến, dĩ nhiên tất cả đều là thức ăn chay. Mọi người có mặt từ năm giờ chiều nhưng măi đến tám giờ tối, chúng tôi vẫn chưa bắt đầu buổi lễ. Chúng tôi đang đợi một người khách đặc biệt: Dada M từ Sài G̣n lên. V́ chờ đợi lâu, tôi đành đề nghị mọi người thiền trước, lúc Dada lên chỉ nói chuyện  và ăn uống thôi.

Dada M quốc tịch Đức là người chúng tôi rất quư mến. Từ gần một năm nay Dada đă chuyển sang nước khác hoạt động nhưng hôm nay Dada mới từ Singapore về thăm Việt Nam. Các yogi ở Sài g̣n điện thoại báo cho chúng tôi biết và hỏi chúng tôi có muốn mời Dada không. Chúng tôi trả lời rất muốn và nhờ họ chuyển lời mời. Thế là Dada từ Singapore sang Sài G̣n, xuống sân bay chỉ kịp về nhà tắm rửa rồi ra ngay bến xe để đi Đà Lạt. Khoảng đường Sài G̣n - Đà Lạt ba trăm cây số, đi xe đ̣ rất mệt và hay bị trục trặc nên chúng tôi hơi lo v́ thấy đă tối mà Dada vẫn chưa đến. Khoảng hơn tám giờ, có chuông điện thoại, tôi nghe Dada M đang gọi từ bến xe Đà Lạt, bảo mười lăm phút nữa sẽ đến bằng xe ôm. Chúng tôi cử mấy người ra đầu đường đón v́ đường tối và đă lâu Dada không đến nhà tôi, sợ lạc.

Trước đó Đan Tâm đă mấy lần ra cổng ngóng Dada. Một lần chợt có người đến hỏi có A là công an khu vực trong nhà tôi không, Đan Tâm ngạc nhiên bảo không nhưng cũng không quan tâm lắm.

Tám giờ ba mươi, Dada M đến. Tôi cất hành lư cho Dada, đưa ông đi rửa mặt rồi Dada  ra ngồi nói chuyện với mọi người. Dada vừa nói vài câu thăm hỏi th́ có tiếng ồn ào trước nhà và tiếng  đập cửa. Tôi ra mở cửa, thấy một tóan công an  khá đông, người mặc sắc phục, người mặc thường phục đang ập vào. Tôi hỏi họ muốn ǵ, một người trả lời họ đến lập biên bản về việc tôi vi phạm quy chế tiếp người nước ngoài và yêu cầu tôi gặp họ để làm việc. Tôi vào nói cho mọi người biết, trấn an họ và đề nghị mọi người thổi nến, mời Dada ăn và nói chuyện với  Dada trong khi tôi làm việc với công an. V́ không có chỗ, tôi mời mấy công an chỉ huy sang pḥng ngủ của tôi để nói chuyện. Những người khác, tôi thấy họ đứng ở cửa lớn và cửa sổ quan sát Dada và mọi người trong pḥng khách.

Công an hỏi tôi tụ tập đông người để làm ǵ, tại sao có người nước ngoài. Tôi trả lời tôi tổ chức mừng ngày sinh nhật và mời họ đến dự. Một viên công an đưa ngay cho tôi xem một văn bản quyết định của chính quyền địa phương về quy chế tiếp người nước ngoài, trong đó có đoạn gạch dưới  quy định ai muốn tiếp người nước ngoài phải xin phép trước và được sự đồng ư của chính quyền. Quả là một quy định quá kỳ cục và lạc hậu. Tôi xem thấy ngày tháng ra quyết định cách đây đă hơn mười năm. Tôi nói với công an quyết định này đă quá cũ, không c̣n phù hợp với t́nh h́nh mới kể từ khi có chính sách đổi mới, mở cửa. Công an nói quyết định vẫn c̣n hiệu lực thi hành và tôi đă vi phạm. Họ bảo tôi đưa chứng minh nhân dân ra, tiến hành lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu tôi kư vào. Tôi đành phải kư nhưng ghi thêm ư kiến phản đối tính chất vô lư và lạc hậu của quyết định.

Làm việc với tôi xong, công an yêu cầu mời Dada M sang làm việc. Có người lên giọng tử tế bảo đợi Dada ăn xong. Thực ra Dada vừa mệt vừa không thoải mái đâu ăn uống ǵ được nên khi tôi sang nói, Dada đứng dậy qua ngay. Tôi tranh thủ nói nhỏ với Dada là khi công an hỏi, Dada hăy trả lời là đến dự sinh nhật của tôi chứ không phải là dự kỷ niệm sinh nhật của Baba v́ công an chẳng hiểu Baba là ai, phải giải thích phiền phức và gây nghi ngờ. Trước đó v́ đă dự liệu cũng có thể bị gây rắc rối nên tôi đă thống nhất với mọi người là có ai hỏi cứ trả lời đến dự sinh nhật của tôi và chúng tôi cũng đă đăng kư trước khách sạn cho Dada M.

Một công an nói tiếng Anh bắt đầu hỏi Dada đến đây làm ǵ, Dada trả lời theo ư tôi. Công an yêu cầu Dada xuất tŕnh giấy tờ. Dada lấy xắc t́m nhưng t́m măi không thấy, có lẽ do vội vàng đă để quên ở Sài g̣n. Đây là một sự việc làm công an nghi ngờ ra mặt. Dada đề nghị được gọi điện thoại về Sài G̣n hỏi, công an đồng ư. Dada gọi hỏi và cho biết đă để quên giấy tờ ở Sài G̣n, ngày mai sẽ nhờ người mang lên. Công an cũng gọi điện thoại đến khách sạn mà tôi đă đăng kư cho Dada ở xem có đúng thực không. Cuối cùng họ yêu cầu Dada theo họ về cơ quan công an làm việc tiếp. Tôi đề nghị công an làm việc  xong đưa Dada về nghỉ ở khách sạn. Họ đồng ư. Tôi đi với Dada ra cổng khi công an đưa Dada đi và hứa ngày mai sẽ ra thăm Dada. Công an cũng yêu cầu tôi ngày mai đến cơ quan công an để làm việc tiếp. Tôi trở vào trấn an mọi người, đề nghị tiếp tục ăn uống xong rồi giải tán. Nhiều người có vẻ lo ngại. May mà công an không gọi ai để hỏi nhưng tôi biết sau này họ sẽ điều tra.

Dada và tôi đều phải làm việc với công an mất hai ngày, mỗi người ở một nơi khác nhau. Qua làm việc tôi biết công an đă theo dơi tôi từ lâu và mấy ngày gần đây nghe lén điện thoại tôi gọi về Sài G̣n, biết rơ giờ Dada lên nên đă bố trí sẵn, ập vào để bắt quả tang. Hôm họ vào, công an phối hợp các bộ phận xuất nhập cảnh, an ninh văn hóa và công an địa phương, chuẩn bị sẵn văn bản quyết định và người nói tiếng Anh để làm việc với Dada.

Công an truy hỏi tôi rất kỹ. Họ hỏi tôi quen biết Dada M và các Dada, Didi khác từ lúc nào, ở đâu; các Dada, Didi đến rao giảng phổ biến những tài liệu ǵ, đến nhà tôi mấy lần, có ở lại đêm không...; tôi tổ chức dạy yoga ở nhà mấy buổi, có bao nhiêu người học, gồm những ai... Về buổi sinh nhật ở nhà tôi, ngay từ đầu họ đă không tin là kỷ niệm sinh nhật của tôi v́ họ xem chứng minh nhân dân thấy ngày tháng khác, số nến cắm trên bánh sinh nhật cũng không phù hợp với tuổi tôi. Ban đầu tôi nói bừa đi là ngày sinh thực của tôi khác với ngày ghi trong chứng minh nhân dân và số nến chỉ có tính cách tượng trưng. Sau đó tôi thấy nói thế không ổn và công an chắc chắn sẽ điều tra biết rơ sự thực nên tôi nói lại đó là buổi kỷ niệm sinh nhật Baba nhưng v́ tôi ngại giải thích phiền phức nên nói khác đi. Chúng tôi là những người học yoga nên kỷ niệm ngày sinh của Baba cũng không có ǵ sai trái.

Về chuyện vi phạm quyết định về quy chế tiếp người nước ngoài, tôi kịch liệt phản đối và tranh căi gay gắt với công an. Tôi bảo quyết định đó đă lạc hậu trái với chủ trương đổi mới mở cửa và t́nh h́nh thực tế nên không c̣n gía trị và cần phải hủy bỏ.

Nếu cứ áp dụng, hằng ngày công an phải bắt bao nhiêu người vi phạm v́ Đà Lạt là một thành phố du lịch, khách nước ngoài rất đông, ai cũng có thể tiếp xúc, từ sinh viên học ngoại ngữ cho đến người lái xe ôm, nhân viên nhà hàng khách sạn hay bất cứ người đi đường nào. Áp dụng quyết định đó sẽ làm cho Đà Lạt trở thành một thành phố cấm, người Đà Lạt sẽ trở thành mất lịch sự, thiếu văn hóa v́ không ai dám nói ǵ với người nước ngoài, kể cả việc khi họ hỏi đường... Về phía công an, họ giải thích theo cách của họ, cũng thừa nhận quyết định có một số điểm không c̣n phù hợp nhưng v́ chưa sửa đổi và quyết định vẫn c̣n hiệu lực nên vẫn cứ thi hành.

Tôi dọa sẽ đưa vấn đề này ra các phương tiện thông tin đại chúng và khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên sau cùng tôi đấu dịu v́ tôi rất ngại công an sẽ gây khó khăn cho Dada M, các Dada Didi khác và hoạt động của tổ chức yoga. Họ nắm quyền lực trong tay và có thể làm mọi điều họ muốn.

Ngay từ sáng sớm hôm sau. Khi công an đưa Dada M đi, tôi gọi điện ra khách sạn hỏi thăm Dada và nói ngay ư nên nói thật lại về việc tổ chức kỷ niệm sinh nhật Baba và cố gắng  giải thích cho họ hiểu Baba là ai. Chiều hôm sau, Đan Tâm và tôi ra khách sạn gặp Dada. Dada kể phải làm việc với công an suốt ngày, buổi trưa họ yêu cầu Dada ở lại nghỉ tạm ngay tại pḥng làm việc. Họ đưa cơm đến nhưng Dada từ chối không ăn. Dada bảo chỉ ăn những thức ăn tri giác do những người có thiện ư nấu mời. Công an cật vấn Dada rất dữ, đôi khi có ư hăm dọa. Họ bảo Dada nói dối, Dada trả lời chỉ nói sự thật và bác bỏ những quy kết của họ. Công an bảo đây là chỗ của công an, không được tranh căi, Dada nói vậy th́ ra ngoài tranh căi. Dada không có ǵ phải sợ họ và ngày hôm sau, T- người phiên dịch cho các Dada từ Sài G̣n lên mang theo giấy tờ của Dada bỏ quên nên công an không thể buộc tội ǵ được.

Cuối cùng công an quyết định phạt Dada một triệu đồng v́ quên mang giấy tờ và phạt tôi hai trăm ngàn đồng v́ tiếp người nước ngoài không xin phép. Dada chỉ có một ít tiền. Tôi đề nghị các yogi quyên góp để nộp phạt cho Dada, mọi  người sốt sắng hưởng ứng. Như vậy cũng tạm ổn.

Mấy ngày Dada ở khách sạn, Đan Tâm, tôi và vài yogi khác nấu cơm chay mang đến và cùng ăn với Dada. Chúng tôi thiền chung với Dada trước khi ăn ngay trong khách sạn. Nhân viên khách sạn ngạc nhiên không hiểu "ông Tây" này là ai mà chỉ toàn ăn chay do chúng tôi mang đến. Tôi đề nghị nhân tiện Dada M dạy cho tôi bài thiền thứ năm v́ sau khi dạy cho tôi hai bài thiền ba và bốn, Dada U cũng đă chuyển sang nước khác. Dada M nhận lời. Dada M yêu cầu tôi đưa Dada đi vào rừng hay một nơi hoang vắng nào đó để có không khí thích hợp dạy thiền. Tôi cũng rất muốn như thế nhưng biết rơ công an đang theo dơi chúng tôi rất sát, nếu đi chắc chắn sẽ gây nên nghi ngờ và điều tra không lợi nên đề nghị Dada dạy ngay tại khách sạn. Dada đồng ư. Trong hoàn cảnh này, Dada vẫn thay bộ lễ phục màu cam và ngồi thiền với tôi rất lâu trước khi dạy. Bên Dada, nh́n vào đôi mắt xanh biếc sâu thẳm và nghe giọng nói trầm tĩnh chân t́nh của Dada tôi thấy  ḿnh rất b́nh an và không lo ngại một điều ǵ dù chung quanh công an đang theo dơi. Vậy là tôi đă học năm bài thiền với ba Dada, mỗi người để lại cho tôi một dấu ấn riêng rất sâu sắc.

Trước khi Dada rời Đà Lạt, tôi nói việc vừa qua chắc sẽ là một kỷ niệm khó quên đối với Dada về Đà Lạt. Dada nói đă từng trải qua nhiều hoàn cảnh khó khăn và không bao giờ lo âu v́ biết ḿnh làm việc tốt và được Baba che chở. Riêng việc vừa qua, Dada sẽ không nhớ ǵ đến công an, mà chỉ nhớ đến tấm ḷng của các yogi Đà lạt. Dada nhờ tôi gởi tặng mỗi người một miếng giấy cứng h́nh tṛn có in h́nh pratik, biểu trưng của tổ chức yoga để làm kỷ niệm.

Đối với tôi, có thể đôi lúc tôi hoài nghi hay yếu đuối trong việc thiền định và tu tập nhưng mỗi lần nghĩ đến Dada M và các Dada, Didi khác, tôi lại cảm thấy tràn đầy niềm tin và sức mạnh.

 

 

 

49*  Hoài niệm về những phút bay bổng của tâm hồn

                                   

                               Nỗi niềm

Tôi t́m em giữa đêm mưa

Như một nỗi niềm không thể khác

Không một phút nào cho riêng em và tôi

Em luôn giữa mọi người

Vội vàng tất bật

Chỉ có mối đồng cảm

Là rất riêng giữa hai ta

 

                   Trong thẳm sâu của đời  quá khứ

                   Em đă rọi vào tôi niềm đau của phận người

                   Giữa thành phố triệu người xa lạ

                   Em ánh lên trong tôi niềm thân thiết nồng nàn

                                        

                                          Buổi sớm chia tay em

                                         Chỉ nói được nửa lời xúc động

                                         Thành phố đầy gío băo

                                         Đường ngập tràn xác lá cây

                                                                                             

   Mưa quất vào mặt tôi những đường lạnh gía

   Tôi mới biết rằng đang xa em

   Một lần gặp nhau chưa biết đến bao giờ

  

   Trên đường xa em

   Điếu thuốc "con mèo đen nhỏ" em tặng tôi

   Cháy măi lên khuôn mặt em với nụ cười răng khểnh.

 

                  

 

 

50*  "Im lặng nuôi dưỡng sự áp bức"  

 

Giống như những đợt sóng, các bài viết của những người bất đồng chính kiến trong nước thay nhau, kế tiếp nhau nổi lên trên mặt biển không yên tĩnh, hết bài này đến bài khác, hết người này đến người khác. Có những người không viết văn chuyên nghiệp nhưng sự bức xúc của tư tưởng đă thúc đẩy họ cầm bút. Đỗ Trung Hiếu là một trong những người đó.

Tôi tưởng Đỗ Trung Hiếu chỉ là con người hành động nhưng vừa qua anh đă viết rất nhiều. Đầu tiên, với trí nhớ tốt, anh thuật lại những cuộc thẩm vấn mà anh đă chịu đựng trong thời gian bị giam bằng một bài tường thuật khá dài. Tiếp theo anh viết hẳn một cuốn hồi kư nói về thời gian anh làm công tác tôn giáo vận với những bí mật được tiết lộ làm nhiều người sửng sốt và công phẫn. Tôn giáo vốn là một vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm trong chế độ này. Chính sách tôn giáo được tuyên truyền là tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, bảo đảm sinh hoạt tôn giáo b́nh thường của giáo dân. Chống lợi dụng tôn giáo để làm những việc sai trái. Chánh sách này được vận dụng rất linh hoạt và có thể giải thích nhiều cách khác nhau tùy hoàn cảnh nhưng thực chất là hạn chế tối đa sự hoạt động và phát triển của các tôn giáo. Một trong những thủ đoạn là chia rẽ và khống chế những người lănh đạo các tôn giáo, làm cho các giáo hội đều phân ly. Đỗ Trung Hiếu là một trong những cán bộ chủ chốt được giao nhiệm vụ thâm nhập vào các giáo hội nên anh hiểu rất rơ t́nh h́nh. Cuốn hồi kư của anh đă gây sốc cho cả nhà nước lẫn các giáo hội.

Chưa hết, Đỗ Trung Hiếu c̣n viết một văn bản đại khái như cương lĩnh hay chương tŕnh hành động, đề ra những mục tiêu, giải pháp và việc làm cụ thể để thực hiện dân chủ hóa và phát triển đất nước.  Đây là một điều đặc biệt cấm kỵ đối với đảng  và nhà nước v́ đưa ra nội dung đó là thể hiện ư đồ tranh đoạt quyền lănh đạo. Hơn nữa Đỗ Trung Hiếu không phải viết chỉ để công bố tư tưởng của ḿnh. Chính anh phổ biến rất rộng bài viết của ḿnh và trực tiếp đi gặp gỡ nhưng người đồng quan điểm của ḿnh.

Hoàng Minh Chính là một trong những người Đỗ Trung Hiếu nhắm đến để liên minh. Hoàng Minh Chính ở Hà Nội, một nhân vật chúng tôi nghe tên tuổi từ lâu, gần như trở nên một huyền thoại. Hoàng Minh Chính là một cán bộ cộng sản từ thời đầu cách mạng, một nhà tư tưởng đă có thời gian nghiên cứu học tập nhiều năm ở nước ngoài và sau đó về nước giữ một chức vụ quan trọng trong đảng. Thế nhưng sau một vụ tranh chấp lớn trong đảng về xu thế, nhân vật đó bỗng dưng trở thành một kẻ chống đảng, làm gián điệp cho nước ngoài, cùng với một số người khác, phần lớn là cán bộ cao cấp, bị trù dập nặng nề trong một vụ án được gọi là "Xét lại – chống đảng". Riêng ông cho đến nay ông bị tù nhiều lần, tổng cộng gần ba mươi năm trong một chế độ mà ông đă từng là lư thuyết gia góp phần xây dựng nên. Đó là bi kịch của bản thân ông đồng thời cũng là bi kịch của chế độ, một chế độ tự cho là ưu việt nhân bản, đoàn kết những người bị áp bức và giải phóng con người.

Những năm gần đây, mỗi lần ra tù, Hoàng Minh Chính lại lên tiếng phê phán và phản đối nhà cầm quyền bằng những bài viết sắc sảo dưới dạng những lá thư, kiến nghị gởi các cơ quan có thẩm quyền. Những gian khổ, đày đọa trong tù không hề làm ông nhụt chí. Những bài viết đó tiếp tục đưa ông vào tù, khi ra, ông lại viết. Ông được coi như ngọn cờ lồng lộng bất khuất của sĩ phu Bắc Hà, có khả năng tập hợp những người bất đồng chính kiến thành một lực lượng đối lập với nhà nước. Tôi không quen ông nhưng Bùi Minh Quốc và Hà Sĩ Phu đă từng gặp ông và rất ái mộ nhân vật này. Có lần qua Hà Sĩ Phu ông có gởi tặng tôi một cuốn sách lư luận mới xuất bản. Đỗ Trung Hiếu tiếp xúc với Hoàng Minh Chính là đặt  một mối quan hệ có thể liên kết những người bất đồng chính kiến từ Nam ra Bắc. Đây thật sự là một mối đe dọa cho chế độ. Thế là những người cầm quyền ra tay hành động. Nhân sự việc Đỗ Trung Hiếu gởi một số tài liệu trong đó có bản cương lĩnh cho Hoàng Minh Chính và nhờ ông chuyển giúp cho một số người khác nữa, nhà cầm quyền coi đây là hành vi làm ra, tuyên truyền, tán phát tài liệu chống chế độ xă hội chủ nghĩa, vi phạm luật h́nh sự, đă ra lệnh bắt giam và truy tố hai ông. Sau mấy tháng điều tra, hai ông bị đưa ra ṭa xét xử và mỗi người bị kết án một năm tù.

Vụ án này gây chấn động trong dư luận trên nhiều khía cạnh. Trước hết sau mấy năm tạm ngưng các biện pháp trán áp thô bạo đối với những người bất đồng chính kiến và gần như bất lực trước các bài viết phê phán, đảng và nhà nước bắt đầu phản kích bằng một biện pháp mạnh. Việc này không phải là việc làm duy nhất mà có thể sẽ mở đầu cho một loạt các vụ tương tự để trấn áp những người bất đồng chính kiến. Đây là một phiên ṭa xử kín nhưng nội dung lại được tiết lộ ra ngoài qua một băng ghi âm. Thật thú vị khi nghe băng này. Đài tuyền h́nh nhà nước cũng có đưa tin nhưng chỉ phát h́nh chớp nhoáng vài mươi giây kèm vài lời b́nh luận lên án các bị can nhưng cuốn băng ghi âm khá đầy đủ những lời phát biểu và đối thoại giữa Hoàng Minh Chính và quan ṭa. Người nghe có cảm tưởng không phải Hoàng Minh Chính mà quan ṭa bị xét xử. Bằng một giọng hùng hồn, sang sảng, Hoàng Minh Chính bác bỏ những lời luận tội và phê phán mạnh mẽ việc làm của những người cầm quyền. Ông nói với quan ṭa mà quay về phía cử  tọa để diễn thuyết. Người nghe băng ghi âm biết được chi tiết này v́ trong băng có lời quan ṭa nhắc nhở ông không được làm thế nhưng ông trả lời là đă quen ăn to nói lớn và vung tay múa chân khi nói. H́nh ảnh ông đứng trước vành móng ngựa chiếu trên truyền h́nh cho thấy một ông ǵa nhỏ thó nhưng quắc thước, khuôn mặt gầy bừng bừng sắc giận rất phù hợp với băng ghi âm. Phiên ṭa xử kín đă bị hở. Trước phiên ṭa, Hoàng Minh Chính đă yêu cầu cho sáu người quen biết là các nhà lư luận tham dự trong đó có Hà Sĩ Phu nhưng đều bị bác bỏ.

Qua màn ảnh truyền h́nh, người ta thấy bên cạnh Hoàng Minh Chính nhỏ bé nhưng đầy khí phách là Đỗ Trung Hiếu cao lớn nhưng có vẻ ủ rũ. Rất tiếc cuộn băng ghi âm lại không thu lời phát biểu của Đỗ Trung Hiếu. Tuy nhiên trước đó, nguồn tin từ nhà cầm quyền tung ra là Đỗ Trung Hiếu đă nhận tội và ăn năn hối cải. Theo những ǵ chúng tôi xác minh được, trong khi điều tra Đỗ Trung Hiếu nhận đă có một số chi tiết không chính xác trong các bài viết của ḿnh. Chỉ cần một chút như thế thôi là sự việc được phóng đại lên, tuyên truyền rộng răi và danh dự anh bị bôi bẩn. Anh vẫn bị kết án như Hoàng Minh Chính, không được khoan hồng chút nào mà c̣n kèm theo những lời luận tội gây thương tổn. Chúng tôi rất buồn cho anh và thấy đây quả là một bài học đắt gía cho những người bất đồng chính kiến.

Tôi hi vọng và tin tưởng Hà Sĩ Phu, người bạn thân thiết của tôi ở đây đă học được bài học từ phiên ṭa Hoàng Minh Chính – Đỗ Trung Hiếu để đối phó với hoàn cảnh khi chỉ ít lâu sau đó anh cùng bị bắt và đưa ra ṭa với hai người khác là Lê Hồng Hà và Nguyễn Kiến Giang. Tôi nghĩ sau vụ Hoàng Minh Chính – Đỗ Trung Hiếu, những người bất đồng chính kiến khác gặp khó khăn là điều tất yếu, nhất là Hà Sĩ Phu.

Sau hai tiểu luận " Dắt tay nhau đi..." và " Đôi điều suy nghĩ..."  gây chấn động, dù mới xảy ra vụ Hoàng Minh Chính – Đỗ Trung Hiếu, Hà Sĩ Phu vẫn quyết định tung ra một tiểu luận mới "Chia tay ư thức hệ" Hà Sĩ Phu rất tâm đắc với tác phẩm thứ ba này. Anh đă miệt mài hơn nửa năm để hoàn thành tác phẩm. Để khỏi bị quấy rầy khi viết v́ nhà anh bên đường, hay có nhiều bạn ghé vô thăm, anh nhờ vợ khóa cửa bên ngoài lại để ngồi bên trong yên tịnh viết. Chị Thanh Biên, vợ Hà Sĩ Phu bán hàng trong một quán nhỏ ở trên đường. Khi chúng tôi đến, chị nhấn một nút chuông điện nối vào nhà bên trong do anh làm để báo cho anh biết, sau đó xuống mở cửa cho anh ra. Chị bảo mỗi ngày xuống mở cửa đưa cơm vào cho anh như đưa cơm tù, có khi anh ham viết quên cả ăn, đến bữa sau xuống thức ăn vẫn c̣n nguyên. Tác phẩm của anh là kết quả của một sự nung nấu cả bên ngoài lẫn bên trong.

Hoàn thành tác phẩm, Hà Sĩ Phu hẹn Bùi Minh Quốc, Mai Thái Lĩnh và tôi đến để anh đọc cho nghe phần "Lời mở đầu" trước khi giao cho chúng tôi toàn bộ bản thảo để chúng tôi xem và góp ư trước khi anh công bố. Chúng tôi ngồi nhấm rượu lai rai nghe Hà Sĩ Phu đọc bằng một giọng lên bổng xuống trầm rất diễn cảm. Có lẽ "Lời mở đầu" này anh viết sau cùng, nó thâu tóm và giới thiệu toàn bộ tác phẩm bằng những ư tưởng thật súc tích mạnh mẽ và giọng văn rất trữ t́nh.

 

"...

Những xă hội chẳng may bị lịch sử buộc chặt vào những khuôn vàng thước ngọc của những quốc gia, những ư thức hệ, th́ về lư luận  đang đứng trước một cuộc khủng hoảng sinh tử về phương pháp luận, và về thực tiễn đang đứng trước một cuộc đấu tranh về phương pháp ứng xử để t́m lối ra.

Để giữ yên cái ghế thống trị của ḿnh, giới tăng lữ hoặc lănh tụ của các nước ấy một mặt cố sức trói buộc xă hội ở t́nh trạng ngu dân bằng phương pháp tư tưởng cũ và nhất là đạo đức cũ dưới bàn tay bảo trợ của bạo lực; nhưng một mặt họ cũng như tất cả mọi người đang lao như điên vào cuộc "đổi mới" kinh tế và ngoại giao mà thực chất là cuộc đấu tranh sinh tồn để mau chóng thích nghi, để khỏi bị gạt ra bên lề ḍng chảy. Miệng nói một đằng tay làm một nẻo. Chẳng cần thông minh ǵ lắm cũng nhận ra rằng " sự nghiệp đổi mới" do đảng ta "khởi xướng và lănh đạo, dưới sánh sáng Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, làm kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa" chính là một ví dụ điển h́nh của cái cục diện xă hội ấy.

Ở nước ta, hệ tư tưởng Mác Xít cũng không khác ǵ một "quốc giáo", thực chất chỉ là một biến tướng của tư tưởng phong kiến. Nhân dân  mang tiếng là người làm chủ xă hội, nhưng không được biết ǵ về sự thật to lớn ấy; ai nói sự thật ấy là làm lộ "bí mật quốc gia". Người dân không có thông tin ắt không hiểu v́ sao giữa lúc bộ mặt đất nước đang rạng rỡ chưa từng có, [như vẫn hiện ra trên mọi phương tiện truyền thông nhà nước] th́ ông cộng sản Ba Son Nguyễn Hộ, cả nhà và cả đời làm cộng sản, đă từng sát cánh với các ông Nguyễn văn Linh, Vơ văn Kiệt, lại quyết ly khai đảng v́ đă "chọn nhầm lư tưởng". Không hiểu v́ sao ông cộng sản trí thức Nguyễn Khắc Viện, người đă rời nước Pháp hoa lệ để theo cụ Hồ về nước kháng chiến, bỗng dưng lại kêu lên "Hăy bước vào cuộc kháng chiến mới!" Tiếng kêu ch́m nghỉm như tiếng sỏi rơi xuống ao tù lạnh tanh.

Cuộc kháng chiến nào?

Mỉa mai thay cho những người cộng sản bảy - tám mươi tuổi gần đất xa trời ấy phải chống gậy bước vào "cuộc kháng chiến từ bỏ ư thức hệ"!...

 Theo điều tôi nhận thức được th́...

... bản chất của ḍng tư tưởng Mác-Lê về xă hội là ḍng tư tưởng Phong kiến phục hưng cộng với ảo tưởng cộng sản nguyên thủy [hoặc ảo tưởng Nô lệ] trong cơn khủng hoảng tăng tốc của nền văn minh Công nghiệp.

Học thuyết Mác-Lê không phải là cái ǵ cao xa chưa tới mà chỉ là cái hoài vọng đă bị vượt qua, chỉ là biến tướng mới mang cái mốt công nghiệp của chủ nghĩa phong kiến đă bị lịch sử vượt qua trước đây nhiều thế kỷ. Nó không phải là thứ cẩm nang dẫn đường đầy tính súc tích huyền bí đến mức hàng thế kỷ sau chưa có ai hiểu, mà chỉ là những dự đoán lẩm cẩm không bao giờ có thực trên đời.

Một hệ tư tưởng như thế, trong thế giới văn minh Tin học chẳng cần ai đánh cũng tự tan ră. Về mặt hệ tư tưởng mà nói, chủ nghĩa Mác-Lê cứ từng bước rút chạy ra khỏi  đời sống xă hội. Đảng cộng sản vẫn c̣n đó, nhưng cái hồn Mác-Lê cứ từng bước rút chạy khỏi những đảng viên của ḿnh. Có hương khói, chiêng trống thanh la gọi hồn cũng không ích ǵ.

             .. .. .

Tôi, chúng ta, các anh  các chị.. ..Chúng ta vẫn sống với nhau ḥa thuận. Chỉ cái ư thức hệ của chúng ta chắc chắn phải ra đi, đang ra đi rồi.

Hăy là cuộc chia tay bi tráng. Bậc anh hùng hăy chọn cái "bi", một thứ bi kịch của nhận thức, bi kịch của khát vọng nhân văn, bi kịch trong tự trọng nhân phẩm! Bi kịch trong sự trưởng thành, biểu hiện của sự trưởng thành, mở đầu cho trưởng thành.

Trào lưu cộng sản đă xuất hiện như một tất yếu lịch sử và vô cùng chính đáng, nhưng phải nhận rằng đó chỉ là một nấc thang văn hóa thấp của tiến tŕnh đấu tranh  bất tận cho quyền con người. Muốn t́m lối ra lại  phải bắt đầu bằng cái nh́n văn hóa, ở tầm văn hóa cao hơn.

Nếu  đủ tầm văn hóa, chúng ta sẽ làm cho ư thức hệ ấy một dấu son để lại.

Bằng không, nếu chúng ta không đủ tầm văn hóa, ư thức hệ sẽ được chia tay trong uất hận hoặc ngược lại, cứ len lén rút lui khỏi lịch sử không một lời tuyên bố như một kẻ khôn vặt hay một tay đại bịp nào đó ra đi, không trống không kèn. Để lại trên non nước này một món nợ.

Tôi là người Việt Nam, tôi không muốn cái lịch sử "tiên rồng" lắm thông minh và nhiều quằn quại này của chúng ta, giữa vận hội hôm nay lại chọn cách "hóa rồng" lươn lẹo đó."

 

Hà Sĩ Phu đă dùng một câu nói của tổng thống Pháp Francois Mittérant "Im lặng nuôi dưỡng sự áp bức" làm đề từ cho cuốn tiểu luận. Anh c̣n đề tặng cuốn tiểu luận cho "những người cộng sản Việt Nam". Như thế anh khẳng định đang có sự áp bức và anh không thể im lặng. Sự lên tiếng của Hà Sĩ Phu là một hồi chuông báo tử cho chủ nghĩa Mác-Lê, một chủ nghĩa luôn được hô là "bách chiến bách thắng muôn năm" ở đất nước này. Tiểu luận này của Hà Sĩ Phu không chỉ phân tích những vấn đề chung, trừu tượng như hai cuốn trước mà đă đi vào cụ thể, sát sườn, động chạm đến đường lối, chính sách, hoạt động và con người cụ thể của chế độ. Chúng tôi đă trao đổi về những dè dặt cần thiết  về thời điểm công bố sau biện pháp trấn áp của nhà nước đối với vụ Hoàng Minh Chính – Đỗ Trung Hiếu . Chúng tôi lo ngại cho Hà Sĩ Phu nhưng anh không nao núng. Khi đă khẳng định "Im lặng nuôi dưỡng sự áp bức", anh làm sao có thể im lặng được. Đó là cái dũng cần có của người trí thức.

Như một định mệnh hay do một sự dàn dựng sắp xếp công phu như sau này chúng tôi nhận thức được, Hà Sĩ Phu ra Hà Nội và bị bắt ngay trước lúc chuẩn bị trở vào Đà Lạt v́ đă nhận ra những dấu hiệu bị điều tra, theo dơi sát sao. Vụ dàn dựng để bắt anh là một màn kịch cổ điển. Anh đang đi xe đạp trên đường, một gă đi honda tông vào anh rồi giật lấy túi xách. Anh la lên, công an chực sẵn đưa cả hai vào đồn. Anh là người bị hại lại được thẩm vấn kỹ càng và lục xách xem có bị mất ǵ không. Anh không bị mất ǵ nhưng công an t́m được một "tài liệu mật" và sau đó anh bị khép tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật của nhà nước"

Cái gọi là "tài liệu bí mật" này chỉ là thư của một người lănh đạo cao cấp góp ư cho tập thể lănh đạo về t́nh h́nh và giải pháp cho đất nước v́ có những quan điểm bất đồng. Bức thư này trước đó đă được phổ biến rộng, kể cả ở nước ngoài nhưng Hà Sĩ Phu mới chỉ mượn được văn bản, đi photo lại, chưa kịp đọc v́ đang đi trên đường. Người ta đă theo dơi, bố trí để chộp anh khi anh vừa photo xong tài liệu và đang để trong túi xách. Thế là anh bị tống thẳng vào nhà giam.

Hai ngày sau khi Hà Sĩ Phu bị bắt ở Hà Nội, nhà của anh ở Đà Lạt bị khám xét. Cuộc lục soát kéo dài từ năm giờ chiều đến năm giờ sáng hôm sau và công an đă lấy đi hàng ngàn trang tài liệu, báo chí, thư từ riêng của anh. Sáng sớm, sau khi đoàn công an khám xét vừa rời nhà, chị Thanh Biên - vợ Hà Sĩ Phu, gọi điện báo tin cho tôi, giọng nghẹn ngào nước mắt. Tôi bàn với Đan Tâm, để vợ tôi ra thăm chị trước xem t́nh h́nh, sau đó tôi sẽ ra gặp chị.

Cuộc khám xét của công an đă gây cho chị Thanh Biên một ấn tượng khủng khiếp không bao giờ quên được. Mười mấy  người ập vào nhà, đọc lệnh khám xét rồi gần như lật ngược cả căn nhà lên. Căn nhà nhỏ xíu chưa đầy hai mươi mét vuông chật ních đồ đạc và sách vở với hơn mười người sục sạo t́m bới và vứt bừa ra nhà làm chị không c̣n chỗ ngồi, có lúc phải đứng một chân trên giường cho người ta có chỗ làm việc. Đó là một đêm trắng kinh hoàng. Chị mệt lả người nhưng vẫn phải cố gắng kư hàng trăm chữ kư vào các trang tài liệu bị tịch thu theo yêu cầu, trong số đó có cuốn sách "Nửa đời nh́n lại"và một số bài viết của tôi tặng anh chị.

Bùi Minh Quốc, Mai Thái Lĩnh và tôi thay nhau đến an ủi chị Thanh Biên và giúp đỡ chị những ǵ cần thiết. Chúng tôi nhanh chóng xác minh được các chi tiết liên quan đến việc anh bị bắt ở Hà Nội và giúp chị làm đơn khiếu nại, đồng thời cũng là một h́nh thức tố cáo trước công luận.

Thời điểm này là một thử thách khắc nghiệt về phản ứng của chúng tôi đối với vụ Hà Sĩ Phu bị bắt. Dù anh bị bắt ở Hà Nội và những tin tức đầu tiên cho biết rất mù mờ nhưng chúng tôi tin chắc Hà Sĩ Phu không làm ǵ sai trái, vi phạm pháp luật. Chắc chắn anh bị trấn áp chỉ v́ đă dám thực hiện quyền tự do tư tưởng và ngôn luận. Gần như đồng thời, Bùi Minh Quốc và tôi tung ra hai bài viết. Bùi Minh Quốc viết dưới dạng thư gởi nhà cầm quyền, khẳng định Hà Sĩ Phu vô tội và yêu cầu trả tự do ngay cho anh. Tôi viết một bài chính luận với tựa đề "Hà Sĩ Phu, biểu tượng của trí tuệ và tự do tư tưởng", khái quát giới thiệu hoạt động, tác phẩm và tư tưởng của anh, đồng thời lên án nhà cầm quyền trấn áp dân chủ. Hai bài viết này lập tức được phổ biến rộng răi trong và ngoài nước, gây một tiếng vang lớn và tập trung sự chú ư của dư luận vào vụ Hà Sĩ Phu bị bắt một cách mờ ám.

Chúng tôi hiểu, cũng như Hà Sĩ Phu, chúng tôi sẽ phải trả gía cho việc ḿnh làm nhưng chúng tôi làm sao im lặng được khi đă xác định "Im lặng nuôi dưỡng sự áp bức."

                  

 

 

 

51*  Đan Tâm. Những trang nhật kư chưa xa

                     

Những đoản khúc  trong bản trường ca

 

1* 

T́nh yêu đâu nơi môi hôn

T́nh yêu đâu nơi đầu mày cuối mặt

T́nh yêu đâu nơi gối chăn mải miết

T́nh yêu ch́m trong im sâu

 

2* 

Khi anh nh́n em thẫn thờ trước cửa

Khi anh nh́n em thất thểu đi về

Khi anh nh́n em thâu đêm vất vả

Khi anh nh́n em nước mắt lưng tṛng

T́nh yêu nhói như cơn đau

 

3* 

Khi em nh́n anh ngập tràn quá khứ

Khi em nh́n anh chập chờn tương lai

Khi em nh́n anh ngổn ngang hiện tại

Khi em nh́n anh thổn thức tủi hờn

T́nh yêu buốt như cơn đau

 

4* 

Khi em mua cho anh điếu thuốc lá lẻ

Khi em nhổ cho anh mấy sợi tóc sâu

Khi em lau mặt anh bằng chiếc khăn nồng ấm

Khi em vá cho anh chiếc áo cổ sờn

T́nh yêu mặn đầm muối biển

 

5* 

Khi anh dắt cho em chiếc xe đạp lên dốc

Khi anh xoa bóp cho em cơn đau nhức cơ thân

Khi anh ủ cho em đêm khuya lạnh gía

Khi anh hát cho em nghe những bài t́nh ca xưa cũ

T́nh yêu nồng nàn ngọn lửa

 

6*

Khi ta nh́n nhau im lặng

Khi ta ngoảnh mặt quay đầu

Khi ta nh́n về hai phía

Khi ta bên nhau cô đơn

T́nh yêu quặn thắt cơn đau

 

7*

Khi ta đi bên nhau dưới cơn mưa

Khi ta cùng ngóng trông thư con nơi xa

Khi ta thức cùng nhau nửa khuya mất ngủ

T́nh yêu ngọt đắng café.

   

8* 

Ta đă trong nhau tận cùng ước vọng

Ta đă trong nhau hết nỗi đau đời

Ta đă uống chung cạn ngàn chén đắng

Ta đă bay lên chín tầng mây trắng

T́nh yêu ngân nga

 

9*  

T́nh yêu đâu nơi lời yêu thương

T́nh yêu đâu nơi ḍng thư rạo rực

T́nh yêu đâu nơi h́nh hài quấn siết

T́nh yêu ch́m trong im sâu.

 

 

Xem tiếp Phần 3, Chương 1 - 6

trở về MỤC LỤC

 

art2all.net