TIÊU DAO BẢO CỰ

 

PHẦN II

 

NHỮNG HOÀI NIỆM VÀ NIỀM HỨNG KHỞI MỚI CỦA TỰ DO

 

Chương 6 đến 11

                  

 

 

 

6* Con đường nhỏ từ đỉnh Himalaya huyền bí

 

Một anh bạn thân, Nguyễn Hữu Cầu, rủ tôi đi học Yoga. Cầu  ở gần nhà tôi. Một hôm tự dưng có người đến gởi cho anh thư mời tham dự lớp Yoga do một tổ chức Yoga quốc tế phối hợp với viện Y học Dân tộc ở đây mở.

Đối với tôi Yoga không phải là điều mới lạ. Hồi tôi c̣n trẻ tôi đă đọc một số sách về Yoga và tập một vài tư thế để chữa trị bệnh mũi dị ứng và đau lưng. Bệnh tuy không  khỏi hẳn nhưng không phát triển nữa và tôi vẫn tập hằng ngày cho đến tận ngày nay. Tôi đồng ư đi với C để xem có ǵ mới không.

Chúng tôi đến viện Y học Dân tộc và được chỉ đến một pḥng nhỏ ở phía sau các pḥng của bệnh nhân. Chỉ có khoảng hơn 10 học viên đến dự, ngồi trên những tấm chiếu nhỏ trải trên sàn nhà. Người dạy là một người nước ngoài c̣n trẻ, được giới thiệu là Dada H quốc tịch Guatemala. Người ta giải thích Dada, tiếng Ấn Độ, có nghĩa là ông thầy dạy Yoga. Dada giảng bằng tiếng Anh, có người phiên dịch.

Lần đầu tiên tôi gặp một người đến từ Guatemala, một nước nhỏ ở Trung Mỹ, mà tôi chỉ biết tên và vị trí ở gần nước có kênh đào Panama nổi tiếng. Dada H cao lớn và rất đẹp trai, da ngăm đen, mũi cao, mắt to và sáng, tóc đen gợn sóng, có nụ cười tươi cởi mở và hồn nhiên. Dada giới thiệu tổng quát về lịch sử và đặc điểm của Yoga, một phương pháp cổ truyền của Ấn Độ để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa và chữa bệnh tật, đồng thời nâng cao đời sống tâm linh. Dada nói rất giản dị, ngắn gọn và có một sức thuyết phục kỳ lạ không phải do lời nói mà do nội dung hàm súc và niềm tin mănh liệt của người truyền đạt, người không chỉ nói lư thuyết mà đă thể nghiệm sâu sắc bằng chính cuộc đời ḿnh. Dada nhấn mạnh ư Yoga không phải chỉ là một phương pháp thể dục dưỡng sinh như nhiều người lầm tưởng. Nghĩa đen của Yoga là hợp nhất với Đấng Tối cao. Yoga là một di sản quư giá cổ truyền của người phương đông nhưng lại tự do và miễn phí như khí trời, ai cũng có thể thực hành và thụ hưởng.

Sau khi nghe giới thiệu tổng quát về Yoga, chúng tôi được hướng dẫn tập khởi động, và tư thế Asana đầu tiên "chào Yoga". Sau đó là cách xoa bóp và thư giăn để kết thúc buổi tập. Tất cả mất khoảng hai tiếng đồng hồ.

Buổi tập đầu tiên gây cho tôi ấn tượng mạnh nên buổi kế tiếp tôi rủ Đan Tâm cùng đi. Mỗi tuần chúng tôi được học hai buổi, khóa cơ bản kéo dài ba tháng và hoàn toàn miễn phí. Học viên muốn mời thêm bạn bè đi học càng đông càng tốt. Đan Têm ban đầu ngần ngại do bận rộn nhưng tôi và C thuyết phục nên cuối cùng cũng chịu đi. Dada đă đặt vấn đề với  học viên rằng mỗi ngày đêm người ta có 24 tiếng để làm việc, ăn ngủ, tại sao không dành nửa giờ để lo cho sức khỏe thể xác, tinh thần và tâm linh. Điều này chúng tôi thấy có lư. Sau một buổi học, Đan Tâm cũng thích thú như tôi và chúng tôi đă chuyên cần học hết hóa cơ bản, không vắng buổi nào.

Mỗi buổi tập, có hai phần lư thuyết và thực hành, theo một giáo tŕnh ngắn gọn nhưng khoa học và có sức thuyết phục v́ học viên thấy ngay hiệu quả. Hầu như đối với các phương pháp luyện tập khác, nhất là thể dục thể thao, cần dùng đến sức mạnh của cơ bắp, sau buổi tập thường mệt mỏi, nhưng trái lại đối với Yoga, tập xong thấy vô cùng sảng khoái và sinh lực tăng lên rơ rệt.

Về mặt lư thuyết, thực ra Dada H không nói điều ǵ cao siêu thâm trầm lắm nhưng chúng tôi vẫn thấy có một sức hấp dẫn kỳ lạ. Điều này toát ra từ khuôn mặt và con người của ông. Ông chỉ là một thanh niên trẻ trung, ăn mặc giản dị, tràn đầy sinh lực và nụ cười hồn nhiên thánh thiện đang hiến ḿnh cho một lư tưởng cao đẹp. Qua các buổi tiếp xúc, chúng tôi biết thêm Dada xuất thân từ một gia đ́nh nghèo khổ xứ Guatemala, có duyên đến với Yoga khi tổ chức Yoga cử người hoạt động ở đây và đă được đưa sang Ấn Độ để học tập và huấn luyện. Sau năm năm tu tŕ theo phương pháp cổ truyền với kỷ luật nghiêm nhặt, Dada đủ điều kiện đi truyền bá Yoga trên khắp các quốc gia theo sự phân công của tổ chức.

Chúng tôi cảm động khi được biết Dada sống cuộc đời tu sĩ độc thân, đến đâu cũng phải tự làm việc mưu sinh và truyền dạy Yoga miễn phí cho bất cứ ai muốn học. Thời gian này hàng tuần Dada phải đi ba thành phố để giảng dạy. Một người ở xứ Trung Mỹ xa xôi đến Việt Nam, hàng tuần phải bó gối trên những chuyến xe đ̣ chật chội, hít mùi xăng và khói thuốc lá là những thứ rất kỵ đối với người luyện Yoga, đi về hàng ngàn cây số để truyền bá Yoga. Đă thế Dada c̣n ăn chay trường, mỗi tháng nhịn ăn bốn  ngày, mỗi ngày ngồi thiền ít nhất 4 lần trong  4 giờ. Những điều này quả có sức thuyết phục đối với người học. Yoga không phải là tôn giáo nhưng ông thầy dạy Yoga này khắc khổ và nhiệt tâm không thua kém bất cứ tu sĩ của tôn giáo nào.

Có lúc Dada H bận công việc ở Sài G̣n và Didi S lên dạy thay (Didi là người thầy nữ dạy yoga. Thực ra theo tiếng Ấn Độ, nghĩa đen của Dada, Didi là người anh em, chị em). Didi S là một cô gái người Đài Loan, nhỏ nhắn, trắng trẻo và khá xinh. Didi nói tiếng Anh nhanh như gió với âm sắc của người Hoa. Didi đă tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế nhưng v́ một nhu cầu tâm linh đă bỏ mọi cơ hội làm ăn, đến với Yoga và trở thành sứ giả của pháp môn cổ truyền Ấn Độ này. Cũng như Dada, Didi luôn giản dị, nhiệt t́nh và không hề tiếc sức với học viên. Dù là nữ, Didi cũng chỉ có hai bộ quần áo thay đổi, không hề có đ̣i hỏi ǵ cho riêng ḿnh ngoài việc hết sức làm cho Yoga phát triển.

Qua các buổi học, chúng tôi được biết thêm Yoga đă có lịch sử lâu đời hàng mấy ngàn năm, có thời gian bị thất truyền, mai một nhưng sau đó lại phục hưng và hiện nay đang trên đường chinh phục thế giới. Yoga có nhiều chi phái với đặc trưng khác nhau nhưng phương pháp chúng tôi đang học là phương pháp cổ truyền đă được tổng hợp, hiện đại hóa, thu tóm được những ǵ tinh túy nhất của pháp môn này. Trong khóa cơ bản ngoài một số phần lư thuyết và vài chục tư thế Asana, chúng tôi c̣n được học hai điệu múa tâm linh Kaoshiki, Tandava, phương pháp tập trung tư tưởng theo BNK và 10 nguyên tắc Yama-Niyama.

BNK là viết tắt của " Baba Nam Kevalam", nghĩa  đen là "Chỉ có tên gọi của Đấng Tối cao" nhưng được giải thích là  "T́nh thương ở khắp mọi nơi". Chúng tôi ngồi xếp bằng theo tư thế hoa sen, tưởng tượng ḿnh đang ngồi trên đỉnh núi cao hay cạnh khe suối ở một nơi hoang vắng, hít vào thở ra nhẹ và sâu, loại bỏ các tạp niệm và lắng nghe trong tâm thức ḿnh ngân vang câu Baba Nam Kevalam không ngừng. Quả là một phương pháp tập trung tư tưởng tốt, làm phát sinh ḷng yêu thương và sự b́nh an cho tâm hồn. Đây cũng là cách chuẩn bị cho việc học thiền định sau này.

Tôi cũng cảm thấy gần gũi với 10 nguyên tắc Yama - Niyama. Yama là cân bằng xă hội với 5 nguyên tắc: Ahimsa [không làm hại], Satya [chân thật có từ tâm], Asteya [không trộm cắp], Aparigraha [không phóng túng], Bramacarya [công nhận sự liên hệ với Đấng Tối cao]. Niyama hay Hội nhập cá nhân, cũng gồm 5 nguyên tắc: Shaoca [trong sạch], Tapah [khổ hạnh], Svadhyaya [nghiên cứu các kinh sách] và Iishvara Prandhana [T́m nơi thường  trụ của Đấng Tối cao]. Trừ 2 nguyên tắc liên quan đến Đấng Tối cao mà đối với tôi, một kẻ vô thần gần như bẩm sinh, c̣n là một dấu hỏi mơ hồ nhưng tôi không phản đối, các nguyên tắc khác rất phù hợp với quan niệm sống của tôi.

Do đó, đối với tôi và cả Đan Tâm, việc chúng tôi đi học Yoga không phải chỉ để học phương pháp dưỡng sinh hay chữa bệnh như đối với nhiều người khác mà là một cơ duyên. Chúng tôi biết ḿnh sẽ dấn thân và gắn bó với con đường lạ lùng này. Con đường nhỏ ngoằn ngoèo chạy từ đỉnh Himalaya huyền bí đi vào giữa nhân gian thời hiện đại sẽ đẫn tôi đi b́nh an qua mọi nẻo đầy khổ lụy của cuộc sống chông gai này.

 

 

 

 

7*  Những bài chính luận trữ t́nh đi về đâu ?

 

Song song với việc viết nốt phần cuối của cuốn tiểu thuyết dang dở từ mấy năm trước, tôi cũng bắt đầu viết một số bài chính luận.

Tôi nghĩ có thể tự nhận xét ưu khuyết điểm của ḿnh  trong việc viết lách. Thời trung học và cả ở đại học, tôi thường có điểm cao trong lớp về các bài luận văn. Tuy nhiên  tôi không muốn đi vào con đường nghiên cứu v́ tôi học sinh ngữ và các cổ ngữ khá lơ mơ. Tôi biết rơ muốn nghiên cứu, ở đây là nghiên cứu văn học, ngoài khả năng phân tích, tổng hợp, lư luận và sáng tạo, phải thông thạo ít nhất vài ngoại ngữ và cổ ngữ mới có thể đọc được những tác phẩm cần thiết cho việc nghiên cứu. Tôi không thể đi theo con đường này. Tôi muốn theo đuổi việc sáng tác và tuy biết rằng tôi hơi thiên về lư trí, có thể làm cho tác phẩm khô khan nhưng tôi nghĩ ḿnh có thể khắc phục được. Ngoài ra đối với những vấn đề thời sự chính trị, xă hội hay văn học, tôi thấy ḿnh có thể nắm bắt vấn đề một cách nhạy bén, có cách lư giải độc đáo và viết với phong cách của người sáng tác nên thỉnh thoảng rôi cũng viết một số bài chính luận loại này. Bùi Minh Quốc  và tôi gọi là chính luận trữ t́nh, Quốc  làm thơ và tôi viết văn xuôi.

Sau bài nhận định về cuốn nhật kư của giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, tôi nung nấu để viết hai bài, một bài về thành phố Đà Lạt và một bài viết về chính trị, văn nghệ và sám hối nhân đọc tập thơ của Đông Tŕnh, một người bạn cũ. Tôi có thể viết nhanh, ít sửa chữa nhưng trước đó suy nghĩ rất lâu.

Bài viết về Đà Lạt có thể nói tôi suy nghĩ hàng năm trời. Mỗi lần từ nhà ra phố, đi dọc theo hồ Xuân Hương là khoảng đường yên tĩnh tôi thường suy nghĩ về vấn đề, mỗi lúc lại phát hiện ra một ư mới hay triển khai thêm các ư cũ. Tôi nghiệm thấy sáng tác về  vẻ đẹp của Đà Lạt rất khó, dù là văn học, âm nhạc hay hội họa, nhiếp ảnh. Đă có bao nhiêu tác phẩm ca ngợi Đà Lạt nhưng phần nhiều hời hợt sáo ṃn. Cũng ngàn thông, ngàn hoa, sương mù, hồ thác, phố núi...nhưng  làm sao lột tả được vẻ đẹp đích thực và lạ lùng của xứ sở này thật không dễ dàng. Các văn nghệ sĩ dù ở Đà Lạt lâu hay chỉ đi qua  một vài ngày đều có thể rung cảm để có được một bài thơ, một truyện ngắn, một bức tranh, một bản nhạc, một bức ảnh nhưng đă có mấy tác phẩm tồn tại với thời gian và trong ḷng công chúng.

Đà Lạt không chỉ là vẻ đẹp mà c̣n là nỗi đau. Đà Lạt không chỉ dịu dàng mơn trớn mà c̣n khắc nghiệt phũ phàng. Tôi nghĩ nhiều đến không những chỉ nắng vàng giữa trời biếc xanh gió vi vu ca hát mà c̣n sự lạnh giá và những cơn mưa cuồng gió giật. Tôi thấy mặt hồ Xuân Hương không chỉ êm đềm tĩnh lặng mà c̣n đục ngầu cuộn sóng hung dữ. Bên cạnh những cô gái má hồng tràn đầy sinh lực là những bệnh nhân rên siết v́ chứng phong thấp và hen suyễn. Trên những chiếc áo len trăm sắc tuyệt vời tài hoa tôi thấy h́nh ảnh những phụ nữ g̣ lưng mười bốn giờ một ngày trên máy đan hay hầu như không rời tay khỏi đôi kim. Nơi những bắp sú, su lơ và các loại rau quả xanh mướt, căng tṛn mời gọi du khách tôi nhớ đến những ngày tháng dài người nông dân đẫm ḿnh trong bùn lầy, phân hóa học và thuốc trừ sâu. Giữa những chiếc xe hơi đời mới bóng lộn, những bàn tiệc ê hề sang trọng, các buổi họp quanh năm suốt tháng của đủ loại quan chức với hàng trăm nghị quyết, kế hoạch, chính sách, văn bản, hô hào, tôi thấy thấp thoáng những người ăn mày nằm lăn giữa bùn lầy trong chợ, những người phu khuân vác chỉ có công cụ lao động là chiếc đ̣n gánh và sợi dây thừng, những người bán rau quằn ḿnh dưới gánh nặng từ ngoại thành lên đường ra chợ khi trời chưa mờ sáng c̣n lạnh buốt xương da. Đằng sau khách sạn sang trọng, mang bảng hiệu tư nhân hay nhà nước, bên trong những quán café, karaoke đèn mờ tưởng như thanh lịch tương xứng với thành phố ngàn hoa thơ mộng lại ẩn nấp những ổ mại dâm trá h́nh mà người bán dâm là những cô gái cùng khổ bị bóc lột tận cùng...Tôi muốn đưa tất cả những điều này vào bài viết của ḿnh.

Bài "Đọc thơ Đông Tŕnh, suy nghĩ về văn nghệ, chính trị và sám hối" có một dạng khác. Từ thời sinh viên, chúng tôi có thành lập một nhóm hoạt động văn nghệ, đúng hơn là văn học, sau này phát triển thành một nhóm khá lớn hoạt động ở Miền Nam trước ngày thống nhất và được coi là có xu hướng yêu nước tiến bộ. Đông Tŕnh là một nhà thơ khá nổi tiếng, thành viên của nhóm này. Anh đă in nhiều tập thơ và lần nào anh cũng gởi tặng tôi cũng như nhiều bạn bè khác.

Một tuyển tập mới của anh có in lại nhiều bài viết từ thời cũ, thời kỳ bừng bừng hào khí đấu tranh trước những bất công, áp bức và nỗi nhục của người dân nghèo đói nhược tiểu cũng như niềm đau trước cuộc chiến tranh bi thảm tàn phá đất nước. Tôi tự hỏi tại sao những người đầy ḷng phản kháng chính trực như Đông Tŕnh và nhiều người viết khác bây giờ lại không tiếp tục lên tiếng khi những cái xấu cái ác đang phục hồi, thậm chí c̣n phát triển mạnh hơn ngày trước. Nguyên nhân nào đă làm họ im tiếng hay ngoảnh mặt?

Trong t́nh h́nh này tôi liên tưởng đến những hiện tượng tương tự khác trong văn học và trong chính trị. Tôi đă thử phân tích về một số nhân vật nổi tiếng quan trọng không chút dè dặt và đi t́m những nguyên nhân  ngoài  bản thân họ. Đó chính là guồng máy, tổ chức. Chế độ mà họ góp phần tạo dựng nên đă quay lại khống chế chi phối họ.

Tôi đi đến kết luận trong văn nghệ hay chính trị cần phải thường xuyên có tinh thần sám hối, nhất là sau khi đă có một độ lùi lịch sử để nh́n nhận lại.

Tôi đánh máy các bài viết này thành nhiều bản và gởi cho một số bạn bè. Tôi nhận được phản hồi rất ít  nhưng cũng hiểu rằng có người đồng t́nh có người phản đối. Dĩ nhiên mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tôi tôn trọng ư kiến của người khác và mong rằng người khác cũng tôn trọng ư kiến của tôi. Ư kiến của tôi  có thể đúng có thể sai nhưng vấn đề là cần có trao đổi và đối thoại. Trong  những chuyện như thế  không thể có thái độ vô ngôn. Tiếc thay hoàn cảnh hiện nay là một t́nh h́nh khá lạ lùng. Người ta không tiện hay không muốn nói đến những vấn đề gai góc v́ sợ sẽ gặp phiền phức.

Những bài chính luận như thế của tôi hay những bài thơ chính luận trữ t́nh của Bùi Minh Quốc, những tiểu luận chính trị của Hà Sĩ Phu đừng ḥng có báo nào đăng. Chúng chỉ được chuyền tay trong một số người và bị xem chẳng khác ǵ hàng quốc cấm.

 

 

 

 

8*   Về một loài hoa trắng

 

Theo lời khuyên của mấy người bạn, tôi bắt đầu trồng hoa Arum, ở đây gọi là hoa loa kèn. Hoa mầu trắng tinh khiết và cắm khá lâu mới tàn, có thể đến cả tuần. Gần đây một số người bắt đầu trồng loại hoa này. Nghe nói giá cũng khá v́ không những chỉ tiêu thụ tại địa phương mà c̣n có thể xuất đi Sài G̣n, Hà Nội và cả xuất ngoại.

Đà Lạt là xứ hoa nên người ta đă trồng rất nhiều loại. Các loại phổ biến vẫn được trồng từ xưa là hồng, lan, huệ, lay dơn, vạn thọ, gần đây một số giống hoa ngoại cũng mới được nhập trồng thí nghiệm. Trong thời kinh tế thị trường và mở cửa này, một bộ phận nhân dân ở các đô thị giàu lên nhanh chóng, các nhà hàng khách sạn ngày càng sang trọng nên hoa đă trở thành một nhu cầu hằng ngày. Đây cũng là nét mới đa sắc đáng mừng của cuộc sống so với thời kỳ trước đây mọi thứ đều đồng phục và hoa bị coi là xa xỉ phẩm.

Tôi chọn trồng loại Arum v́ đây  là một giống dễ trồng, có củ phát triển nhanh như môn, ít phải chăm bón và không đ̣i hỏi kỹ thuật cao như một số giống hoa khác, lại không phải đầu tư ǵ nhiều. Ban đầu tôi xin một vài bụi làm giống ở nhà những người quen và ở những vườn người ta đào bỏ đi trồng lại v́ cây cũ quá cỗi. Chỉ cần một tép nhỏ ương xuống đất, tưới nước một thời gian ngắn đă ra rễ, phát triển và sau đó nẩy thêm nhiều tép mới, chỉ ba tháng là đă ra hoa và hoa ra liên tục nếu được chăm bón tốt.

Ban đầu tôi tưởng hoa này dễ trồng, không tốn công sức nhưng sau một thời gian thấy không phải như thế. Từ trước chúng tôi vốn thích hoa nhưng trồng chỉ để ngắm và cắm chơi trong nhà. Hoa trồng để bán đ̣i hỏi những yêu cầu cao hơn.

Hoa Arum muốn bán được phải thật lớn và trắng, không ngả vàng hay bị chấm đen, cọng dài từ bốn, năm tấc trở lên, đối với hoa xuất  ngoại, cọng phải dài cả thước. Muốn được như thế, công chăm bón không ít. Phải bón nhiều phân và tưới nước liên tục để giữ độ ẩm thường xuyên. Mùa khô ở đây nắng cũng gay gắt nên tưới nước cũng là cả một vấn đề . Ban đầu tôi dùng xô xách nước từ dưới suối lên tưới, sau đó một người học tṛ cũ cho một cái máy bơm nhỏ nhưng dùng bơm phải mua dây điện, ống nước, lại tốn tiền điện. Hàng ngày  phải bỏ thời gian tỉa lá v́ lá ra nhiều cây ít ra hoa . Lại c̣n một vài loại sâu bệnh làm thủng hoa lỗ  chỗ hay thối rễ hư cả cây. Đă thế giá cả cũng không ra sao v́ người ta bắt đầu trồng nhiều. Cứ ba, bốn ngày tôi cắt hoa mang ra chợ một lần được vài chục cái.

Vào những ngày lễ, tết có khi giá lên được năm đến bảy trăm đồng một hoa, b́nh thường  ba đến bốn trăm đồng. Mất công hái, rửa, bó, đạp xe vài cây số chở ra chợ mà chỉ thu được vài ngàn đồng thật không bơ công. Tuy cô bán hoa thường mua của chúng tôi để bán lại khá xinh đẹp, mỗi lần mua bán nói chuyện vài câu cũng vui vui, nhưng đôi lúc cô không chịu trả tiền ngay mà hẹn bán xong mới trả v́ chưa biết giá cả chợ thay đổi ra sao. Cô đưa bao nhiêu tôi cũng đồng ư v́ không lẽ kỳ kèo mấy đồng bạc dù nhiều khi thấy công ḿnh quá rẻ, lại c̣n bị chê hoa nhỏ, hoa xấu.

Trồng hoa tôi mới thông cảm phần nào nổi khổ của người nông dân Đà Lạt. Ở trong xóm tôi cũng có một số người trồng rau. Họ không để đất nghỉ một ngày nào và dĩ nhiên họ cũng không nghỉ. Thu hoạch xong hôm nay ngày mai cày xới ngay chuẩn bị cho vụ mới. Trồng rau phải tưới nước liên tục bất kể mưa hay nắng. Ngày tưới hai lần, sáng sớm, phải tưới trước khi mặt trời mọc để rửa sương muối, những ngày lễ, tết cũng không hề nghỉ. Việc bón phân và xịt thuốc sâu phải làm định kỳ đều đặn nếu không rau củ sẽ bị hư hại hay phát triển không tốt.

Những năm sau này, thu nhập của người trồng rau không ổn định v́ thị trường bị thu hẹp và phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhiều tỉnh khác đă trồng được rau không nhập nhiều rau của Đà Lạt dù rau của Đà Lạt tốt hơn. Gía cả lên xuống thất thường  tùy thuộc vào con buôn và mấy công ty của nhà nước có thu mua hay không. Đến vụ thu hoạch dù gía hạ bao nhiêu cũng phải bán, có khi phải chặt bỏ v́ không có người mua.

Việc trồng hoa của tôi tính hết chi phí và công sức chẳng lời lăi ǵ, chỉ là có việc để làm. Đan Tâm cũng đă bỏ không ít công sức vào việc này. Bù lại  chúng tôi tha hồ ngắm hoa, cắm hoa và tặng hoa. Có tuần bận rộn không hái kịp hoa nở trắng vườn thơm ngát. Những chiếc nhụy vàng đầy đặn lấm tấm mật và phấn hoa thu hút đến bao nhiêu chú ong. Hàng tuần Đan Tâm đều thay hoa mới cắm trong nhà và mỗi chiều thứ bảy chọn một bó đẹp nhất mang lên dâng tượng Đức Mẹ. Bạn bè đến chơi ai thích chúng tôi tặng hoa thoải mái.

Những bông hoa trắng mướt h́nh kèn trên đám lá màu xanh lục đă nở trắng vườn tôi một dạo lưu giữ trong ḷng chúng tôi một h́nh ảnh tinh khiết nhưng tôi không thể duy tŕ măi. Nhiều luống đă cỗi héo tàn tôi không muốn trồng lại, chỉ giữ vài luống để làm kỷ niệm và lấy hoa cắm trong nhà. Tôi không hề thực dụng nhưng hoa không nuôi được tôi và tôi cũng không thể tốn bao công sức trồng hoa để chơi. Tôi là một người đang bị vây hăm và tôi phải t́m cách vô hiệu hóa sự bủa vây này.

 

 

 

 

9*  Hoài niệm về những phút bay bổng  của tâm hồn

 

Đêm Cần Thơ

 

Đêm Cần Thơ

Trăng nḥa vào trong mắt

Thơ em buồn như sao

Ch́m vào đêm sâu

Thơ em nồng nàn ngọn gío

Ruổi dọc đường phố khuya

Bạn bè gặp nhau sóng vỗ

Xôn xao

Anh như mây ḥa phóng

Tan vào trong vắt

Đêm Cần Thơ

 

Em là ai

Loài gỗ quư trong rừng già

Cho người ngậm ngải

Sướt xương da

Em tỏa hương khi đă tan thành khói

Nhận hương em là nhận nỗi  hao ṃn

Anh cũng xin đốt ḿnh thành ngọn lửa

Trong bàng hoàng ta cháy hết đau thương

 

Đêm Cần Thơ

Bạn bè tụ hội

Chén rượu quay ṿng

Chạm môi vào lửa

Vai sát vai t́nh rợn ngợp trời xanh

Tiếng đàn anh thê thiết

Chuyện cũ mười năm mưng nhức

Vỡ ̣a

 

Đêm Cần Thơ

Anh và em đều lạc lối

Khoảnh khắc lóe sáng giữa đời

Em nồng nàn ngọn lửa

Tiếc chi không hiến ḿnh

Cho ngắn ngủi đêm sâu

 

Đêm Cần Thơ

Tàn thành buổi chia tay

Em đă tan thành hương khói

Chuyến đ̣ ngang

Sóng nước lao xao

Trong căn nhà nhỏ xóm chài

Tiếng đàn anh căm giận

Ta trải ḷng ra

Chưa chia tay mà đă chờ ngày gặp lại

 

 

 

 

10*  Tin ở con người

 

Mẹ Đan Tâm đang ở với các em của Đan Tâm bị bệnh nặng. Đan Tâm đi thăm và đánh điện cho người anh, Phạm Ngọc Lân, đang ở nước ngoài  về thăm. Anh Lân lập tức đi làm thủ tục mua vé máy bay và điện hẹn ngày về. Đan Tâm thu xếp đi Sài g̣n để đón anh. Đây là một biến cố trong cuộc sống t́nh cảm của Đan Tâm v́ giữa Đan Tâm và anh Lân có sự gắn bó đặc biệt hơn đối với các anh em khác trong gia đ́nh.

Đan Tâm có rất nhiều anh chị em. Lân là anh đầu, Đan Tâm thứ nh́ và sau đó là một lô lốc em út. Anh Lân thông minh, học giỏi, từ nhỏ đă được học trường Tây, lớn lên về Sài G̣n học đại học Y khoa. Anh làm việc ǵ cũng say mê và đạt đến tŕnh độ cao. Anh chơi bóng bàn, bóng chuyền thuộc loại xuất sắc và đặc biệt say mê âm nhạc. Anh đă từng đi tŕnh diễn guitar cổ điển ở nhiều nơi và chơi được nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Tốt nghiệp Y khoa, anh bị động viên đi làm bác sĩ quân y. Sau đó giảng dạy tại Đại học Y khoa. Sau 75 anh bị đi cải tạo một thời gian rồi được về dạy lại ở Đại học Y dược Sài g̣n. Vài năm sau, bằng con đường chính thức, anh xuất ngoại đi Pháp cùng vợ con, cho đến nay đă hơn 10 năm.

Đan Tâm thân với anh Lân v́ hai anh em gần tuổi nhau và là con lớn trong gia đ́nh nên thường gần gũi chuyện tṛ. Thuở nhỏ Đan Tâm rất khổ v́ là chị gái đầu phải lo chăm sóc cho một lũ em út lóc nhóc sinh năm một. Thương em khổ nên khi anh Lân về Sài g̣n học đại học đă xin bố mẹ cho Đan Tâm cùng đi, đưa Đan Tâm vào học và ở nội trú một trường của các bà xơ. Anh Lân vừa đi học vừa đi làm để nuôi em, hàng tuần vào kư túc xá đón em ra đi chơi nên t́nh cảm hai anh em rất thân thiết. Trong quyết định Đan Tâm bỏ lại Sài g̣n tất cả để đi cùng tôi có phần do anh Lân  lấy vợ nên Đan Tâm càng cảm thấy cô đơn v́ trong gia đ́nh chỉ có hai anh em hiểu nhau.

Tôi biết anh Lân từ hồi mới quen Đan Tâm nhưng không có t́nh cảm hay quan hệ  đặc biệt ǵ đối với anh v́ chúng tôi khác nhau quá nhiều, lại ít gặp gỡ v́ ở hai nơi khác nhau. H́nh như hồi đó anh không quan tâm ǵ đến chính trị. Lúc anh cùng gia đ́nh xuất ngoại, tôi đang là một cán bộ đảng viên Cộng sản nên tôi có ư nghĩ  không tốt về anh. Tôi cho rằng đáng ra anh nên ở lại xây dựng đất nước. Tôi không hiểu được hoàn cảnh sống, làm việc và suy nghĩ của anh lúc đó. Như đối với nhiều người khác đă ra đi, tôi cho họ không phải là những người yêu nước và đă không chịu đựng được gian khổ. Tôi không hiểu hết họ đă bị đày đọa như thế nào và họ không thấy được tương lai của bản thân và gia đ́nh trong một chế độ mà họ đă là kẻ chiến bại và mọi chuyện đều căn cứ trên lư lịch.

Ngày anh Lân đi tôi không muốn Đan Tâm đưa tiễn và khuyên Đan Tâm sau đó không nên quan hệ thư từ ǵ với anh. Đan Tâm  rất buồn về việc này. Trong hơn 10 năm, dù anh Lân vẫn có liên lạc với bố mẹ nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt của chúng tôi, Đan Tâm không trực tiếp liên lạc tuy vẫn biết tin tức về anh.

Mấy năm gần đây, do một dịp t́nh cờ, Đan Tâm bắt đầu thư từ với anh và tôi không ngăn cản nữa. Tuy nhiên việc liên lạc chỉ thuần túy t́nh cảm anh em và chúng tôi vẫn không hiểu rơ anh đă làm ǵ trong thời gian sống ở nước ngoài. Mới đây trong hoạt động giao lưu bài viết và các tài liệu, thông tin giữa những người bất đồng chính kiến trong nước, tôi nhận được vài tờ báo Việt ngữ ở nước ngoài, trong đó có tờ Thông Luận do anh Lân làm chủ nhiệm. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là anh Lân  viết nhiều bài khá sắc sảo dù trước đây anh không hề viết văn viết báo. Quan điểm của anh và nhóm bạn bè làm tờ báo là chống cộng nhưng không cực đoan và chủ trương ḥa giải ḥa hợp dân tộc, muốn góp phần xây dựng đất nước trong một thể chế dân chủ. Tôi bắt đầu có nh́n nhận đánh giá về anh khác hơn trước.

Thời gian này, do nhiều nguồn, nhóm chúng tôi ở Đà Lạt cũng đọc nhiều báo chí Việt ngữ của Việt kiều ở các nước. Chúng tôi dần dần có hiểu biết về sinh hoạt chính trị và quan điểm tư tưởng của người Việt ở hải ngoại mà trước đây chúng tôi không biết và cũng không hề quan tâm. Chúng tôi hiểu thêm những khổ đau và oán hận mà họ đă sống trải khi chịu sự đày đọa của người chiến bại, lúc vượt biển muôn trùng hiểm nguy khổ nhục và những ngày tháng đầu chông chênh sống ở xứ lạ quê người. Chúng tôi hiểu dù sao đi nữa, ḷng họ vẫn hướng vọng về tổ quốc. Tuy nhiên sinh hoạt chính trị và quan điểm của họ rất phức tạp. Họ có nhiều tổ chức và xu hướng khác nhau, đối lập nhau, từ chống cộng cực đoan cho đến ḥa giải ḥa hợp, dân chủ đa nguyên và cả cộng tác với chính quyền trong nước. Lực lượng của họ bị phân tán, chia rẽ nhưng điều quan trọng  là họ được tự do làm báo chí, hoạt động chính trị và công khai bày tỏ lập trường quan điểm của ḿnh. Chúng tôi có thể tán thành hay không tán thành quan điểm của họ nhưng tôi nghĩ nếu có được sự đối thoại giữa họ với chúng tôi và cả những người cầm quyền hiện nay có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề, vơi bớt đi ḷng thù hận, định kiến và có thể cùng nhau góp sức xây dựng đất nước. Tuy nhiên hiện nay, đối với nhà cầm quyền, tất cả báo chí hải ngoại đều là tài liệu phản động, các tổ chức chính trị Việt kiều đều có mưu đồ lật đổ chế độ. Ngay cả các bài viết của chúng tôi cũng bị coi là nằm trong âm mưu diễn biến ḥa b́nh của các thế lực thù địch.

Đan Tâm về đón anh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Lần đầu gặp lại sau hơn 10 năm xa cách, hai anh em đều khóc. Anh Lân kể khi máy bay mới vào không phận Việt Nam, nh́n xuống mảnh đất quê hương, tự dưng anh trào nước mắt. Tôi không ngờ anh cũng đa cảm như thế.

Sau khi hai anh em thăm mẹ xong và bệnh mẹ cũng đă thuyên giảm, Đan Tâm đưa anh Lân lên Đà Lạt thăm tôi. Tôi thấy anh vẫn giản dị như xưa và phong cách không có vẻ ǵ là Việt kiều như một số người khác. Anh ở lại nhà tôi hai ngày và chúng tôi đă nói chuyện nhiều. Ở bên đó anh cũng đă nghe về vụ tôi bị kỷ luật cách chức, khai trừ đảng nhưng không rơ lắm. Anh muốn đọc các tác phẩm, bài viết của tôi. Tôi đưa  và anh chỉ kịp xem lướt qua v́ thời gian ở đây quá ít.

Anh cũng muốn gặp các bạn bè đồng quan điểm của tôi ở Đà Lạt. Chúng tôi tổ chức một bữa ăn thân mật ở nhà tôi để mọi người gặp gỡ nói chuyện. Anh Lân tŕnh bày rơ hơn về các tổ chức và hoạt động của người Việt ở hải ngoại và lập trường của nhóm bạn anh đang làm tờ báo. Về chuyện xung đột giữa các phe nhóm, tổ chức ở nước ngoài anh nói mấy năm trước rất gay gắt, ngay chính bản thân anh và một số người trong nhóm cũng bị nhóm khác hành hung bằng vũ lực v́ bị cho là thân cộng. Tuy nhiên theo anh hiện nay các tổ chức đă bớt phân biệt ḱnh chống nhau và xu hướng chung là đoàn kết, ḥa giải với nhau trước khi đặt vấn đề đấu tranh cho dân chủ và ḥa giải ḥa hợp với các lực lượng và chính quyền trong nước. Đó là một hiện tượng đáng mừng.

Anh Lân cũng chăm chú lắng nghe chúng tôi nói về t́nh h́nh trong nước. Có nhiều việc anh cho  khác hẳn với nhận định của người ở ngoài v́ họ thiếu thông tin nên nhận định không chính xác. Mọi người đều cởi mở trong buổi nói chuyện dù đây là buổi đầu gặp mặt. Chẳng ai có thành kiến ǵ và đều là những người tự do tư tưởng. Hơn nữa buổi nói chuyện chỉ có tính cách trao đổi thông tin.

Anh Lân nói tuy anh là chủ nhiệm của tờ báo nhưng anh không phải là người chủ chốt của nhóm v́ thực ra anh không phải là người hoạt động chính trị chuyên nghiệp mà chỉ là người có điều kiện tương đối thuận lợi trong việc thực hiện tờ báo. Chức vụ chủ nhiệm cũng sẽ được thay đổi luân phiên trong nhóm. Ra nước ngoài anh không hành nghề y khoa nữa mà chuyển sang học và làm vi tính cho một công ty thương mại. Nhóm của anh gồm hầu hết là trí thức đồng quan điểm đă tập hợp nhau lại để làm một cái ǵ cho đất nước và việc đầu tiên họ chọn làm là thực hiện tờ báo, trước hết để thông tin và thống nhất nhận thức trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Họ làm việc hoàn toàn tự nguyện, không những không có lợi ích kinh tế mà c̣n phải đóng góp tiền bạc để duy tŕ tờ báo. Người chủ chốt của nhóm là Nguyễn Gia Kiểng, một lư thuyết gia và là một cây bút chính luận sắc sảo.

Anh về đây mới biết chuyện tiểu luận "Dắt tay nhau..." của Hà Sĩ Phu được lưu hành và phê phán nặng nề từ mấy năm qua. Anh cũng đề nghị mang đi tác phẩm tiểu thuyết mới hoàn tất của tôi và một số bài viết khác để nếu thuận lợi anh sẽ giúp công bố ở hải ngoại.

Trước khi trở lại Pháp, anh Lân về Sài G̣n một thời gian ngắn để thăm một số bạn bè và nơi chốn cũ của ḿnh ngày trước. Đan Tâm bận dạy học nên tôi cùng đi với anh. Chúng tôi ở nhà của một người bạn của tôi v́ anh Lân không muốn ở khách sạn vừa tốn kém vừa có vẻ xa lạ. Chúng tôi mượn hai chiếc xe đạp và đi khắp Sài g̣n. Anh Lân t́m thăm lại nhà cũ ở xa lộ, quang cảnh đổi khác nhiều nhưng một vài người hàng xóm ngày trước vẫn c̣n nhớ anh. Trường Đại học Y khoa c̣n thay đổi nhiều hơn, anh hỏi măi mới gặp được một vài đồng nghiệp cùng thời ngày xưa. Kư túc xá anh ở thời sinh viên do một nhà ḍng của các cha tổ chức đă trở thành ṭa soạn của một tờ báo. Chúng tôi cũng đi ăn những món ăn b́nh dân mang hương vị quê hương. Sau thời gian mở cửa mấy năm, quán xá loại này mở ra rất nhiều, đủ mọi loại đặc sản của các miền trên đất nước. Thăm thú thành phố, anh Lân thừa nhận thành phố đă thay đổi và tiến bộ nhiều so với thời kỳ anh ra đi tuy nhiên c̣n nhiều mặt vẫn c̣n tŕ trệ như các vấn đề an sinh xă hội và đặc biệt là quyền tự do dân chủ của người dân. Anh ghi nhận tất cả một cách trung thực và dự định sẽ viết một bút kư về chuyến trở về quê hương này.

Anh cũng đi thăm giáo sư  Nguyễn Ngọc Lan là  người mấy năm nay rất nổi tiếng ở hải ngoại về chuyện ông bị quản thúc và mấy tập nhật kư của ông được xuất bản. Anh Lân cũng đă từng viết bài giới thiệu cuốn sách của ông. Hai người nói chuyện với nhau rất tương đắc. V́ chuyến anh về nước này bất ngờ, anh chỉ xin nghỉ được hai tuần, không có nhiều thời gian đi thăm viếng gặp gỡ nhiều người, anh rất tiếc nhưng đành phải ra đi. Anh hi vọng lại có nhiều dịp khác trở về v́ thấy t́nh h́nh chung hiện nay có vẻ thuận lợi.

Anh Lân đi rồi. Đan Tâm và tôi lại nói chuyện nhiều về anh. Đan Tâm nhắc lại kỷ niệm cũ và vui mừng thấy anh vẫn như xưa và t́nh cảm anh em lại càng thêm thân thiết sau thời gian dài xa cách. Từ khi biết anh Lân có tham gia hoạt động chính trị, báo chí ở hải ngoại, đọc một số bài viết của anh và qua trực tiếp chuyện tṛ, tôi thấy anh có quan điểm chính trị rơ ràng và rất muốn góp phần xây dựng đất nước.

Tôi nghĩ trước tiên phải tin ở điều thiện của con người, kế đến là đối thoại, cảm thông, ḥa giải. Nếu có mâu thuẫn, cần thiết phải đấu tranh nhưng đấu tranh bằng những phương tiện ḥa b́nh, tuyệt đối không gây thêm thù hận và đổ máu. Oán thù và máu xương đă quá đủ cho một dân tộc Việt Nam trong nửa thế kỷ tương tranh khốc liệt và đến nay dân tộc  vẫn c̣n chịu hậu quả trong từng ngày.

 

 

 

11*  Đan Tâm - Từ những trang nhật kư  ngày  xưa

  

 " Ngày  13 tháng 5 

Mỗi lần thức giấc v́ nghe tiếng em khóc trong đêm anh luôn tràn ngập bởi những cơn giận ghê gớm. Anh biết như thế là vô lư. Phiền muộn là quyền của em. Khóc cũng là quyền nữa. Anh không thể cấm em điều đó. Nhưng khóc cũng là một cách bày tỏ, một cách oán thán và anh đă cảm nhận rất nhiều điều từ tiếng khóc đó. Và những cơn giận tưởng như vô cớ của anh cũng đến từ những đau ḷng phiền muộn không kém.

Anh đă sống, đă đối xử với em như thế nào để ban đêm nằm bên anh em phải rơi nước mắt, phải tủi cực thân phận. Anh chỉ là một đứa tồi tệ luôn mang khổ đau đến cho kẻ khác. Anh có mang đến cho em điều ǵ thỏa ḷng, hạnh phúc không trong những ngày tháng chung sống. Tiếng khóc của em là câu trả lời cho anh. Có thể những suy luận trên đây sai lầm đối với em - đă bao lần em cho suy luận của anh  sai lầm - nhưng dù sao đi nữa nó cũng chứng tỏ một khía cạnh nào đó của cuộc sống chung này. Một khía cạnh không mấy tốt đẹp. Chắc em không thể phủ nhận điều này.

Em đă đọc rất nhiều thư và nhật kư của anh. Em đă chịu đựng được những điều anh viết. Vậy từ bây giờ về sau  anh sẽ  luôn nói thẳng và nói thật. Những sự thật vô lường, ghê gớm, tàn nhẫn mà cũng bé mọn tầm thường. 

Mấy tháng trước khi em sinh, h́nh như chúng ta đă trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Anh nói h́nh như v́ trí nhớ của anh rất tồi, chỉ có thể nhớ mang máng chứ không chính xác những việc đă qua dù rất nghiêm trọng. Có lúc anh nghĩ anh không thể nào chịu đựng  được  cuộc sống chung nữa. Sự rạn nứt đă vô phương hàn gắn. Anh nghĩ đến việc phải ĺa bỏ nhau. Đó là điều không phải  không quan niệm được như anh đă nhiều lần nói với em từ trước. Ly dị là một điều rất thường đối với người phương Tây. Anh đă cố gắng hết sức để chờ đợi em qua thời kỳ sinh đẻ. V́ nói đến ĺa bỏ nhau khi em có thai sắp sinh là một việc quá tàn nhẫn và bất nhân.

Sau khi em sinh xong, t́nh trạng có thêm đứa con làm anh quên đi ư định cũ. Đứa con thật là một ràng buộc mới mẻ và mănh liệt. Nhưng khó khăn vẫn c̣n đó. Khi nghe em khóc trong đêm anh chợt nghĩ đến bốn chữ "đồng sàng dị mộng". Cùng ngủ một giường nhưng mộng tưởng khác nhau. Mỗi người một ước vọng, một khao khát riêng lẻ. Có phải chúng ta đă đi đến t́nh trạng đó.

Em đă nói trắng ra em có lúc thấy anh tầm thường, ích kỷ, vũ phu, lỗ măng. Khi người ta bắt đầu thấy cái xấu ở nhau là bắt đầu bớt yêu nhau. V́ love is blind, blind theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Người ta không thấy ǵ khác nữa ngoài ảnh tượng đẹp đẽ trong nghĩ tưởng của ḿnh.

Trong giọng nói của em khi cho rằng anh vũ phu, lỗ măng cũng đă đượm vẻ oán hờn. T́nh yêu và thù hận quả thực rất gần nhau. Có thể em lại cho những suy luận này sai lầm. Nhưng không phải bất cứ suy luận nào của anh cũng sai lầm và một điều đúng rất nhỏ nhoi thôi cũng đủ làm khởi đi bao nhiêu biến đổi.

Anh nghĩ thế nào về em có lẽ em cũng đă hiểu khá đầy đủ qua những trang nhật kư và những điều nói thẳng. Anh vốn ít bày tỏ nhưng khi bày tỏ th́ tới nơi tới chốn chứ không ngập ngừng, khó khăn  như em.

Anh là đứa ích kỷ. Điều nhận xét của em hoàn toàn đúng. Anh yêu quư anh vô cùng. Anh trọng anh hơn bất cứ ai khác trên đời này. Và điều quan hệ nhất ở anh là sự tự do. V́ thế bao nhiêu năm qua anh đă chủ trương sống độc thân và  những tưởng rằng ḿnh sẽ célibataire suốt đời.

Chuyện anh lấy vợ có con thật là một điều ngoài dự liệu, bất ngờ, làm đảo lộn hết cách thế sống, suy tưởng. Dĩ nhiên chuyện đó có những lư do mê cuồng của nó như anh đă từng nói. Tuy nhiên ngày trước anh không thể tưởng tượng được chuyện ḿnh sẽ lấy vợ sinh con. V́ anh quá yêu tự do, khinh bạc và chóng quên. Bao nhiêu cuộc t́nh đă đi vào lăng quên. Yêu rồi quên. Yêu để quên. Hay yêu chính là quên. Anh chưa từng yêu ai lâu dài bền vững. Từ ngữ chung thủy đối với anh không có giá trị nào. Vậy làm thế nào anh có thể sống hết một đời với một người. Bốc đồng, đam mê và lăng quên. Định mệnh của đời anh cấu thành bằng những điều người khác sợ hăi đó.

Trong mấy tuần gần đây anh chợt khám phá ra nhiều ư nghĩa sâu sắc của mấy chữ "t́nh nghĩa vợ chồng". Trong đời sống vợ chồng ban đầu là t́nh rồi đến nghĩa. Hoặc không t́nh chỉ có nghĩa cũng được. T́nh sẽ tàn, sẽ phai, sẽ quên. Nhưng nghĩa nặng tày non. Nói theo kiểu Tùng Long, Dương Hà ǵ đó: nghĩa nặng hơn t́nh. Anh mới hiểu tại sao có lần nghe bà má của hai đứa học tṛ bảo vợ chồng bà sống với nhau mấy chục năm, có mười mấy đứa con mà bà không hề yêu chồng. Người ta sống với nhau chỉ v́ nghĩa. Nghĩa nặng hơn t́nh.

Nghĩa là cái ǵ ràng buộc bằng bổn phận, bằng dự ước chung, bằng lương tâm, bằng chung sức phấn đấu.

Anh thấy ḿnh có thể sống chung với nhau được suốt đời nếu hiểu được chữ nghĩa đó. Nếu chúng ta giàu có hay sống ở Tây phương, có lẽ anh đă ĺa bỏ em từ lâu rồi. Nhưng chúng ta nghèo rất nghèo. Nghèo từ quá khứ đến hiện tại tương lai. Nghèo vật chất và nghèo cả t́nh thương. Chúng ta đến với nhau để chung cùng chia sẻ và dựng xây. Mơ ước thật bé nhỏ nhưng nồng nàn. Một ngôi nhà, một mảnh vườn, một hạnh phúc bé mọn. Chúng ta đă chung sức phấn đấu, đă qua những cơn khốn khó. Với ngày về với nhau chỉ c̣n mấy trăm đồng trong túi vừa đủ ăn hai tô bún ḅ. Với những bữa cơm chiên, cơm nuối mè. Với những lần đi vay đi cầm. Với những khổ đau dằn vặt riêng tư. Với những vấn nạn đau ḷng. Với những con đường suy luận nghẽn lối. Với bao nhiêu điều nữa.

Tại sao chúng ta không thể tiếp tục để đi đến cùng dự ước. Miễn là hiểu được chữ nghĩa trong t́nh nghĩa vợ chồng và đừng đ̣i hỏi ở nhau nhiều quá. Và tỏ ra hiểu biết, xử sự như một kẻ trí thức, trưởng thành.

Tôn trọng tự do của nhau. Mỗi người có thể làm theo ư muốn của ḿnh nhưng đừng phá vỡ chữ nghĩa. T́nh có thể quên, phai nhưng nghĩa lúc nào cũng nặng như núi non."

 

Rơ ràng hiểu và thông cảm được với một người không phải là chuyện dễ, dù người đó là vợ là chồng sống bên cạnh ta. Tâm hồn mỗi người có bao nhiêu ngóc ngách tối tăm mà chính bản thân có khi c̣n không soi rọi tới huống ǵ người khác. Một năm sống chung tôi chưa thể hiểu hết Đan Tâm nhưng sau 20 năm tôi vẫn chưa hiểu hết, nhất là những ǵ ẩn chứa trong những ḍng nước mắt và tại sao những ḍng nước mắt lại ứa ra hay tuôn trào. Nước mắt là một điều kỳ diệu của con người. Đó không phải chỉ là một hiện tượng sinh lư. Đó là đau, là thương, là giận, là hờn, là hận, là tủi, là nhục, là cảm động, là sung sướng, là hạnh phúc, là thay cho lời nghẹn trên đầu môi. Nước mắt chính là tâm hồn vỡ ra từng mảnh. Sao tôi lại không hôn lên và uống nuốt  những giọt mặn và quư giá trên gương mặt người phụ nữ tôi yêu thương và yêu thương tôi đă v́ tôi mà lả chả giọt tâm hồn. Thời trẻ tuổi tôi đă quá vô tâm, cực đoan và tàn nhẫn.

Tôi chưa bao giờ ly dị dù đă không ít lần nghĩ đến chuyện này. Ly dị đối với chúng tôi là ĺa bỏ nhau chứ không phải đưa nhau ra ṭa để căi cọ và chia con cái tài sản. Chúng tôi gớm ghét chuyện đó và không cần ǵ đến nó cả. Đây là chuyện riêng giữa hai chúng tôi, không muốn bất cứ ai xen vào. Chúng tôi tự quyết định lấy, không cần ai cho phép hay thừa nhận.

Ĺa bỏ nhau là một quyết định khó khăn nhưng tiếp tục sống chung c̣n khó khăn hơn nhiều và có phải nếu sống chung không có hạnh phúc thà ĺa bỏ nhau c̣n hơn. Đây không phải chỉ là điều để nói v́ nói chỉ có một câu nhưng sống th́ hàng ngàn hàng vạn ngày thử thách.

Trước đây tôi đă nói đến  t́nh nghĩa vợ chồng nhưng chỉ mới sau một năm chung sống, tôi chưa hiểu thấu được và lư giải bằng lư luận suông mà thôi. T́nh nghĩa vợ chồng chỉ có được qua thời gian và sống trải, qua những bước thăng trầm của cuộc đời sóng gió. Tôi ngẫm lại thấy không phải là t́nh - nghĩa tách rời, không thể nói hết t́nh c̣n nghĩa hay nghĩa nặng hơn t́nh. Đó là t́nh nghĩa. T́nh kết hợp với nghĩa, t́nh làm nên nghĩa và nghĩa thấm đẫm t́nh. Trong cuộc sống hôn nhân làm sao có thể có t́nh, mà không có nghĩa hay ngược lại.

Nhưng t́nh trong t́nh nghĩa vợ chồng không phải là t́nh yêu trai gái mới lớn. T́nh không phải là sự khát khao, ham muốn, không là ôm, là hôn, là siết, không là nhớ là mong là ray rứt. T́nh ở đây không là những đợt sóng trào sôi trên mặt biển mà chính là khối nước mênh mông đẫm vị mặn của đại dương. T́nh là sự chia sẻ và ấm ḷng trong những giờ phút khó khăn hay hạnh phúc. T́nh nẩy sinh khi cùng nh́n đứa con thơ nở nụ cười, bập bẹ môi  học nói, chập chững tập đi hay cùng nhói ḷng khi nghe tiếng con khóc trong đêm v́ cơn sốt. T́nh phát triển như cây được chăm bón và hút chất bổ dưỡng mỗi ngày từ mặt đất. T́nh càng đằm như rượu cất lâu ngày. T́nh được nhận ra khi biết yêu thương và trân trọng.

 

Xem tiếp Phần 2, Chương 12 - 15

trở về MỤC LỤC

 

art2all.net