PHẦN III
TỰ DO VÀ MẤT TỰ DO
Chương 7 đến 11
|
7* Anh có công nhận không?
Đợt thẩm vấn thứ ba kéo dài trong một tuần lễ không c̣n nhẹ nhàng như đợt hai v́ những câu hỏi dần dần mang tính chất quy kết chứ không c̣n xác minh nữa. Vẫn B hỏi và C ghi biên bản. Tôi quyết định trả lời ngắn gọn, không diễn giải nhưng khi cần vẫn phản ứng một cách mạnh mẽ. Những câu hỏi đưa ra hầu như bất tận nhưng tôi vẫn có câu trả lời thích đáng theo ư tôi cho mọi câu hỏi. + Các đơn của Bà Thanh Biên gởi cho Bộ Nội vụ và các cơ quan chức năng tại sao anh lại có, do ai gởi, nhằm mục đích ǵ, có sử dụng cho việc viết bài không? * Những đơn này do chị Thanh Biên viết nói về sức khỏe của Hà Sĩ Phu trong tù, chị gởi cho tôi để biết, tôi không sử dụng vào việc viết bài. + Các thư của Hoàng Minh Chính viết sau khi ra tù do ai gởi cho anh, anh đă chuyển cho ai khác đọc, anh có quan hệ với Hoàng Minh Chính như thế nào? * Tôi nhận được qua đường bưu điện, không rơ ai gởi. Tôi đọc và không chuyển cho ai khác. Tôi không có quan hệ ǵ với Hoàng Minh Chính . [ Các thư trên ông Hoàng Minh Chính viết để cám ơn các cá nhân, cơ quan đă hỗ trợ ông trong lúc ông bị tù, yêu cầu tranh luận công khai với các chánh án đă xét xử ông. Có một thư gởi Tổng bí thư Đảng Cộng sản về việc ông này muốn gặp ông ] + Các bài viết của anh được đăng tải ở đài, báo nước ngoài có sự đồng ư của cơ quan quản lư Nhà nước nào không? * Không. Tôi cho rằng đây là quyền tự do của người công dân và không biết có quy định nào về chuyện này. Nếu có quy định nào như thế là bất hợp lư. Theo tôi biết, Luật Xuất bản và Luật Báo chí không quy định điều này. Vấn đề tư tưởng là không biên giới. Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền có điều khoản về việc này mà Việt Nam đă cam kết thực hiện. + Anh là người Việt Nam hay người quốc tế ? Anh nên nhớ mỗi nước phải có chủ quyền quốc gia của ḿnh, có luật lệ riêng, đâu phải ai muốn làm ǵ th́ làm. * Việt nam đang hội nhập vào thế giới văn minh, kư vào các tuyên ngôn hay công ước quốc tế đâu phải để chơi hay lừa bịp người khác mà phải thực sự tôn trọng. + Bộ Văn hóa Thông tin có quy định về việc xuất nhập văn hóa phẩm không thuộc loại kinh doanh bao gồm sách báo, tranh ảnh... và cả bài viết, phải có sự xét duyệt của ngành chủ quản. Việc anh làm có trái với quy định này không? * Tôi không biết quy định này và bây giờ khi tôi biết tôi cho rằng đem việc của tôi áp dụng vào điều khoản này là không phù hợp với một quốc gia văn minh. + Anh hăy nói rơ để ghi biên bản là việc anh làm có sai với quy định này không? * Tôi yêu cầu ghi là tôi không thể trả lời đúng hay sai với quy định đó. + Các bài viết của anh có nội dung đ̣i hỏi thay đổi thể chế chính trị theo dân chủ đa nguyên hay không? * Không phải tất cả nhưng một số bài có đ̣i hỏi như thế. + Nội dung đ̣i hỏi chế độ dân chủ đa nguyên có trái với chế độ chính trị hiện thời của Nhà nước không? * Chế độ chính trị hiện thời cần thay đổi và tiến đến dân chủ đa nguyên trong một tương lai gần, càng sớm càng tốt. + Anh hăy cho biết có trái không và biết là trái tại sao vẫn đ̣i hỏi? * Tôi biết là trái nhưng vẫn đ̣i hỏi v́ theo tôi, thể chế dân chủ đa nguyên bảo đảm quyền lợi của người dân, giúp phát triển đất nước tốt hơn. + Các tờ báo của anh mà công an đă thu giữ như Thông Luận, Thiện Chí, Hợp Lưu, Người Sài G̣n... có thuộc diện báo chí Nhà nước cho phép nhập và lưu hành không? * Tôi không biết về điều này. + Riêng tờ báo Người Sài G̣n có phải là một tờ báo hợp pháp không? * Tôi cho rằng tự do báo chí là phù hợp với hiến pháp. + Mục đích lưu giữ những tờ báo này để làm ǵ? * Để đọc. + Mục đích của anh khi cộng tác tin, bài với đài báo nước ngoài là ǵ? * Để công bố tư tưởng và tác phẩm. + Mục đích khi tham gia ư kiến với Cương lĩnh Chính trị Dân chủ Đa nguyên? * Khi được tham khảo ư kiến với tư cách một người công dân ở trong nước, tôi đưa ra một số nhận định riêng về một số vấn đề để những người soạn dự án tham khảo. + Anh có biết rơ nội dung cương lĩnh đó đ̣i thay đổi chế độ chính trị xă hội chủ nghĩa không? * Tôi biết rơ. + Trong bài " Từ một phiên ṭa" của anh viết về phiên ṭa xử Hà Sĩ Phu có ư nói giới thạo tin cung đ́nh cho biết có hai nhận định quan trọng trong báo cáo của Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương gởi Bộ Chính trị, giới thạo tin đó là ai? * Tôi không nhớ. + Anh nghe lúc nào và trong trường hợp nào? * Tôi không nhớ cụ thể. + Căn cứ vào đâu để nói Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương đưa ra nhận định " các lư lẽ buộc tội ṭa đưa ra đều đầy sức không thuyết phục?". * Tôi nói theo giới thạo tin. + Anh đánh giá như thế nào về các tin đó? * Tôi cho là các tin đó có nhiều phần đáng tin cậy. + Những phần không đáng tin cậy có ảnh hưởng đến Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương không? Anh có suy nghĩ về vấn đề đó không? * Tôi cho rằng nếu tin đó đúng, không ảnh hưởng đến uy tín của Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương mà ngược lại đă làm tăng uy tín của ban này v́ đă đánh giá t́nh h́nh một cách khách quan. + Trong bài anh viết theo giới thạo tin, Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương gởi báo cáo cho Bộ Chính trị hay c̣n gởi đến đâu khác? * Tôi không nghe nói gởi đâu khác. + Trong một thư từ Việt Nam gởi đài VNCR ở Mỹ có đoạn: " Với chính sách và thái độ chiêu hiền đăi sĩ đáng ngờ của Đảng và Nhà nước hiện nay, người ta e ngại không muốn về nước, ai cũng có thể bị nghi là t́nh báo, gián điệp, có ư đồ xấu chống chế độ." Anh căn cứ vào đâu để đưa tin như vậy và đưa tin đó với dụng ư ǵ? * Tôi căn cứ vào việc tiếp xúc với một số Việt kiều về nước và đối chiếu với chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như thực tế của t́nh h́nh. Ngoài ra tôi cũng căn cứ vào lời nói của một số cán bộ khi triển khai nghị quyết của Đảng tới quần chúng nhân dân. Tôi viết như thế là muốn Đảng và Nhà nước thực tâm hơn trong việc thực hiện chính sách này. + Anh tiếp xúc với bao nhiêu Việt kiều và bao nhiêu người nghi ngờ? * Tôi không nhớ rơ bao nhiêu người nhưng phần lớn những người tiếp xúc có nghi ngờ. + Trong phác thảo bài trả lời phỏng vấn báo Thiện Chí của anh có ư "Vụ bắt Hà Sĩ Phu có thể dính dáng đến cuộc tranh chấp giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến trong Đảng", ư này lấy tư liệu ở đâu? * Dư luận nhiều người nói vấn đề này nhưng tôi chưa có hiểu biết chính xác nên có phác thảo mà không sử dụng. + Cũng trong bài trên, về t́nh h́nh sau đại hội Đảng có câu " sự chia rẽ, bè phái là điều có thực" , anh căn cứ vào đâu để đưa tin đó? * Theo tôi, có hai căn cứ: Đảng xác nhận trong báo cáo chính trị và dư luận trong nội bộ cán bộ, đảng viên về vấn đề chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đảng qua các kỳ họp của Ban chấp hành Trung ương trước đại hội. + Đó là dư luận về cơ cấu nhân sự, một việc b́nh thường trong Đảng, tại sao anh lại cho là có sự chia rẽ, bè phái? * Tôi nhận định có bao hàm sự chia rẽ, bè phái chứ không đơn thuần là vấn đề cơ cấu nhân sự. + Anh đưa tin như thế nhằm mục đích ǵ? * Tôi tŕnh bày ư kiến của ḿnh về những vấn đề báo muốn phỏng vấn. + Nếu có vấn đề đó th́ đây có phải là vấn đề thuộc nội bộ Đảng không? * Tôi cho rằng Đảng lănh đạo xă hội nên vấn đề của Đảng là vấn đề của toàn dân, trong đó có người Việt ở hải ngoại, không phải là vấn đề riêng của Đảng. Hơn nữa phương châm của Đảng là " Dân biết, dân làm, dân kiểm tra". ... ... Kết thúc buổi làm việc cuối cùng, B nêu một câu hỏi rất dài đă soạn sẵn trong sổ tay: " Qua những ngày làm việc, anh đă tŕnh bày trước cơ quan công an một số vấn đề: Về quan điểm tư tưởng là dân chủ đa nguyên, đ̣i Việt Nam phải thay đổi thể chế độ chính trị hiện thời bằng thể chế chính trị dân chủ đa nguyên và cũng thấy được đ̣i hỏi đó là trái với chế độ chính trị hiện thời của Việt Nam. Đă viết nhiều tin, bài gởi đăng trên báo, đưa tin trên đài ở nước ngoài có nội dung đ̣i hỏi Việt Nam hiện thời phải thay đổi chế độ chính trị. Đă có quan hệ về tin, bài với một số báo, đài ở nước ngoài mà trong đó có một số báo, đài anh biết rơ chủ trương của họ là đ̣i Việt Nam phải thay đổi chế độ chính trị hiện thời. Anh đă tham gia ư kiến vào Cương lĩnh Chính trị Dân chủ Đa nguyên của nhóm Thông Luận mà anh biết rơ Cương lĩnh này có chủ trương đ̣i hỏi Việt Nam phải thay đổi chế độ chính trị hiện thời. Trong các bài viết, đưa tin trên báo, đài ở nước ngoài, một số bài anh có đưa một số nội dung liên quan đến cơ quan Đảng và Nhà nước [như Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương] liên quan đến nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, những nội dung này anh nghe và dựa vào các nguồn tin như đă tŕnh bày là giới thạo tin cung đ́nh, qua dư luận, qua một số Việt kiều về nước mà anh được tiếp xúc... và theo cách đánh giá của anh, những tin đó có nhiều phần đáng tin cậy. Vậy anh có công nhận không và có ư kiến ǵ ?" Rơ ràng đây là một quy kết có tính chất tổng kết về chính trị chứ không phải là xác minh như mục đích cuộc thẩm vấn. Tôi suy nghĩ một chút, viết câu trả lời ra giấy và đọc cho C ghi: " Đây là quyền tự do tư tưởng, phát biểu ư kiến và tham gia quản lư xă hội của người công dân. Tôi chỉ nói tư tưởng của ḿnh chứ không vạch ra chương tŕnh hành động hay tham gia bất cứ tổ chức chính trị nào." B cố gặng hỏi tôi có công nhận những điều trên không. Tôi nói tôi chỉ trả lời như thế thôi, không c̣n thêm ǵ nữa. B tuyên bố: Bước đầu Công an Thành phố mời tôi lên làm việc để xác minh những sự việc của một công dân có liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia và cuộc làm việc đến đây tạm kết thúc. Cơ quan Công an Thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, báo cáo lên trên và kết quả như thế nào sẽ báo cho tôi biết và mời lên làm việc tiếp sau này.
|
8* Tôi bày tỏ hay Tôi tố cáo.
Ngay trước đợt thẩm vấn thứ ba, Nguyễn Hữu Hùng ở báo Tự Do từ Đức gọi điện hỏi thăm tôi và nói mấy việc: Đă phát bản kêu gọi cho các cơ quan nhân quyền quốc tế về việc của tôi. Các tổ chức việt kiều ở Đức dự định tổ chức một cuộc biểu t́nh trước sứ quán Việt Nam ở Bonn nhân ngày Quốc tế Nhân quyền. Trong cụộc biểu t́nh này, ngoài những vấn đề khác đă chuẩn bị từ trước, sẽ nêu thêm trường hợp của tôi. Hùng đề nghị tôi gởi ảnh và tiểu sử để làm hồ sơ cung cấp cho các tổ chức nhân quyền và hẹn sau cuộc biểu t́nh sẽ gọi lại. Quả thực ngay sau khi đi tham dự cuộc biểu t́nh trở về, dù đă một giờ đêm, Hùng gọi ngay cho tôi. Hùng cho biết cuộc biểu t́nh tổ chức từ mười một giờ trưa đến ba giờ chiều, có khoảng tám trăm người từ khắp nước Đức về dự. Sứ quán không dám cử người ra tiếp kiến. Đoàn biểu t́nh tổ chức nói chuyện, đọc các văn bản rồi gởi vào thùng thư của sứ quán. Hùng nói đây là sứ quán duy nhất đối xử với các đoàn biểu t́nh theo kiểu "đóng cửa im lặng" đó. Tôi thông báo việc đón Hà Sĩ Phu, Hùng nhận định t́nh h́nh như thế là tốt. Một buổi chiều, trước khi lên công an làm việc, tôi đến Quốc để mượn các cuốn Hiến pháp và Luật xuất bản. Lâu nay tôi nói lư nhiều hơn nói luật v́ thực ra tôi không thích nghiên cứu các luật cụ thể. Bây giờ có những việc phải dẫn điều này điều nọ. Theo chương tŕnh đă tính từ trước, ngày mai Quốc lại có việc phải đi Sài G̣n. Tôi muốn có một cuộc gặp mặt bốn người Quốc, Lĩnh, Hà Sĩ Phu và tôi, để bàn thêm về t́nh h́nh chung và việc của tôi trước khi Quốc đi. Quốc nói chiều nay Quốc định mời vợ chồng Hà Sĩ Phu đến ăn cơm, có cả mấy người trong gia đ́nh Thục, vậy nhân tiện mời vợ chồng tôi và Lĩnh luôn. Sau khi ăn xong, khách gia đ́nh về, mấy anh em sẽ ở lại thêm để nói chuyện. Sau khi làm việc ở công an, tôi về nhà chở Đan Tâm đến Quốc. Mọi người đă có mặt đông đủ. Quốc chụp thêm mấy kiểu ảnh vợ chồng tôi và vợ chồng Hà Sĩ Phu cho hết cuộn phim rồi đưa đi rửa, kịp lấy h́nh trong tối nay để mai Quốc mang đi. Mọi người chuẩn bị bàn ăn trong khi đợi Quốc về. Hôm nay Quốc đăi món cố hữu tiết canh ḷng lợn, thêm bốn đĩa lớn toàn chân gà, dễ đến mấy chục cái, không thấy thịt [hèn ǵ bươi ghê quá! ] và món cháo xương heo. Đặc biệt có chai rượu Johny Walker của con gái biếu bố. Thường Quốc chỉ uống rượu thuốc, lúc nào cũng có sẵn mấy hũ trong nhà. Bữa ăn vui vẻ. Dù có nhiều phụ nữ nhưng mấy ông toàn nói chuyện chính trị, xoay quanh chuyện Hà Sĩ Phu. Lĩnh và Hà Sĩ Phu nói nhiều nhất, những người khác nghe và ăn. Giữa bữa, có điện thoại của Hoàn Vũ đài BBC yêu cầu phỏng vấn Hà Sĩ Phu. Hà Sĩ Phu vào pḥng trong nghe và trả lời luôn. Trả lời phỏng vấn hai câu xong, Hà Sĩ Phu ra ăn tiếp. Lát sau Hoàn Vũ lại gọi yêu cầu phỏng vấn hai câu nữa, Hà Sĩ Phu trả lời luôn. Hoàn Vũ báo ngay buổi phát thanh của BBC lúc chín giờ ba mươi tối sẽ phát luôn. Thời đại bùng nổ thông tin có khác. Ăn xong, người của gia đ́nh Thục về trước, chúng tôi ở lại nói chuyện thêm. Chúng tôi phân tích tiếp về chuyện của Hà Sĩ Phu và chuyện của tôi. Tôi hỏi kỹ thêm về nội dung buổi nói chuyện giữa các cán bộ lănh đạo công an với Quốc và Lĩnh. Quốc nói hôm ở Sài g̣n, G, hiện là lănh đạo Tổng cục An ninh gặp Quốc, có cả D, lănh đạo Cục A25 và một cán bộ nữa. G cũng nói luận điệu như D đă nói với Quốc ở Đà Lạt nhưng đậm đà hơn và có ư chia rẽ giữa tôi và Quốc. Quốc khẳng định, về cá tính và cách thể hiện, Quốc và tôi có khác nhau nhưng về tâm huyết và quan điểm, Quốc với tôi là một. G có khuyên Quốc nên quay đầu lại. Quốc phản ứng mạnh: Từ kháng chiến đến nay, Quốc chỉ đi theo một hướng thôi, không hề quay đi đâu cả. G có nhận xét thêm về tôi, nói nếu tôi ngày trước làm bí thư huyện ủy chắc bây giờ không có vấn đề ǵ. Ư G cho tôi là kẻ bất măn. Lĩnh cho biết thêm, hôm Đ và E, lănh đạo Công an Tỉnh gặp Lĩnh, họ có nhận định có lẽ tôi viết bài cho đài, báo nước ngoài là v́ sinh kế, v́ tiền nhuận bút. Do Lĩnh nói bạn thân lâu năm của tôi không phải là Lĩnh mà là Trần Minh Thảo nên Lĩnh đoán có thể v́ thế mà hôm sau họ đă đi gặp Thảo. Nói chung, Quốc và Lĩnh đều nhận xét công an chưa cho tôi là địch mà chỉ mới đánh giá tôi là kẻ bất măn. Tôi nghĩ thầm công an vẫn không thể hiểu được tôi v́ họ không hiểu có người không phải là địch, không bất măn [theo kiểu tầm thường v́ không có địa vị, quyền lợi], không v́ tiền mà vẫn chống đối, vẫn làm những việc có thể nguy hiểm đến bản thân. Họ có biết và hiểu được động cơ nào trong sáng hơn không khi người ta muốn sống cho ra con người, hơn nữa là con người tự do? Công bằng mà nói thực ra những người cộng sản đầu tiên tham gia chiến đấu cũng đă lư tưởng và trong sáng biết bao. Nhận định về thái độ cần có của tôi hiện nay, mọi người đều đồng ư là nên ḥa hoăn, thận trọng nhưng không xuống thang, không đầu hàng. Đó cũng là ư của tôi nhưng đây là cái chung, ai cũng có thể nói được, c̣n hành xử những việc cụ thể, chỉ có tôi tự nghĩ, không ai nghĩ thay được. Có lẽ gần chín giờ tối chúng tôi mới về nhà. Chín giờ ba mươi chúng tôi mở đài BBC, quả có phát bài phỏng vấn Hà Sĩ Phu như Hoàn Vũ đă báo. Hôm sau Đan Tâm đi dạy mang về cho tôi một lá thư của Hải Triều gởi tôi. Hải Triều ở Canada, tôi không quen biết, trước đây khá lâu có gởi cho tôi một lá thư ngắn bày tỏ cảm t́nh với những bài viết của tôi và nói về khát vọng đấu tranh cho dân chủ, góp phần xây dựng quê hương. Lần này Hải Triều cũng viết tương tự, cho biết đă hay tin và lo cho tôi về những rắc rối tôi đang gặp. Hải Triều thông báo mới chủ trương một tờ báo lấy tên Nguyệt san Việt Nam ở Canada và đă ra được ba số, cắt gởi cho tôi mấy bài viết của anh và cả một bài của tôi đăng lại trên báo này, đó là bài "Những phát hiện mới từ một phiên ṭa" viết về Hà Sĩ Phu. Không hiểu sao thư này lại lọt được. Thời gian gần đây tôi biết rơ nhiều thư từ của tôi, cả trong và ngoài nước đều bị mất. Buổi chiều có chuyện lạ. Điện thoại tôi vẫn b́nh thường, không hề báo hỏng, yêu cầu sửa chữa mà bưu điện ba lần gọi đến để kiểm tra và nói đă sửa xong theo yêu cầu. Sao lại quá ưu ái thế. Chắc là "có vấn đề " rồi. Có lẽ người ta đang lắp đặt một thiết bị hay đưa vào một hệ thống ǵ mới để dễ kiểm tra. Từ đầu vụ rắc rối này tôi đă tin chắc điện thoại bị nghe lén, ghi âm trăm phần trăm nên tôi luôn luôn nghe, nói điện thoại với ư nghĩ và cảm giác đó trong đầu. Tôi không sợ ǵ cả về chuyện này nhưng quả thực không thoải mái. Thế mà trong Hiến pháp và nhiều bộ luật có ghi rơ bảo đảm bí mật thư từ, điện tín, điện thoại của công dân, không ai được xâm phạm. Đất nước này có đủ mọi thứ tự do mà thực ra tự do nào cũng không có hay bị sứt mẻ, méo mó, không chỗ này th́ chỗ khác. Tối Nguyễn Gia Kiểng ở Pháp gọi. Tôi nói t́nh h́nh. Kiểng dự đoán sẽ không có ǵ căng thẳng và c̣n gợi ư tôi làm trung gian liên lạc giữa Nhà nước và các tổ chức ḥa giải ḥa hợp ở bên ngoài để Việt Nam đỡ mất công tốn kém cử người sang Paris tiếp xúc. Tôi nghĩ Kiểng nói nghe dễ như chơi. Việc trung gian liên lạc này đâu phải là chuyện đơn giản và tôi không hề là người của bất cứ tổ chức nào. Chúng tôi mời vợ chồng Hà Sĩ Phu đến ăn tối. Đan Tâm bận rộn không nấu được nên chỉ mua ít thịt vịt, cháo vịt, gị chả và xôi ṿ. Hai người đi bộ đến nhà tôi v́ đă lâu Hà Sĩ Phu không được đi. Chúng tôi lại hàn huyên đủ mọi chuyện. Đang ăn th́ Hoàng Tiến từ Hà Nội gọi vào. Cả bốn chúng tôi đều nghe. Hoàng Tiến đă hơn sáu mươi tuổi mà giọng vẫn rổn rang đầy khí lực. Tiến hỏi thăm việc Hà Sĩ Phu về nhà và việc của tôi. Tiến cho biết vẫn b́nh an và đang viết một bài về việc đón tiếp Hà Sĩ Phu ở trại giam và đề nghị chúng tôi cũng viết bài về việc đón tiếp ở trong này để "trao đổi văn hóa". Sau bài "Về việc ông Hàn Sĩ Phu bị bắt" Tiến đă viết mấy bài phê phán Nhà nước, nay lại "thừa thắng xông lên" viết nữa. Thật đáng mừng khi chúng tôi có thêm người "chia lửa". Thanh Biên kể là lúc c̣n ở Hà Nội, chị biết sau khi viết bài về Hà Sĩ Phu, Tiến đă chuẩn bị ba lô đựng quần áo thật [như anh đă có viết trong bài] để khi công an gọi là sẵn sàng đi ngay. Đúng là thái độ "quyết tử cho chân lư", dám chấp nhận trả giá cho điều ḿnh tin tưởng, cho việc ḿnh làm. Đó là khí phách của kẻ sĩ. Mong rằng sĩ phu Bắc Hà sẽ có thêm nhiều Hoàng Tiến. Hà Sĩ Phu kể anh lại vừa trả lời phỏng vấn đài VOA do Thái Phong thực hiện. Anh đă nói khá nhiều việc. Thái độ đối xử của Nhà nước, sự đón tiếp của bạn bè, tác động của dư luận trong và ngoài nước, tính chất ôn ḥa của người Việt Nam, sự hiểu biết lẫn nhau, sự mâu thuẫn trong nội bộ Đảng Cộng sản ở cấp cao, chuyện diễn biến ḥa b́nh... Tôi hiểu việc Hà Sĩ Phu trả lời phỏng vấn đài, báo nước ngoài hiện nay là việc không dễ dàng. Hà Sĩ Phu vẫn là Hà Sĩ Phu. Trục chính tư tưởng của anh, cũng như của tôi và nhiều bạn bè khác, là hoà giải ḥa hợp hướng về dân chủ lồng trong một cuộc đấu tranh ôn ḥa bằng sự trung thực và dũng cảm của người trí thức. Nói thế nào để mọi người hiểu rơ ḿnh nhưng Nhà nước không xem đó là thái độ khiêu khích. Thoạt nh́n có vẻ đơn giản nhưng thực ra đó là việc của một người làm xiếc đi trên "dây tử thần", sơ sẩy là mất mạng như chơi. Cách ứng xử thế nào cho phù hợp trong những t́nh huống tế nhị và hiểm nghèo? Hà Sĩ Phu đă kể cho tôi nghe hai trường hợp mà anh phải lựa chọn rất khó khăn. Một lần khi ở trong tù, người ta tổ chức cho tù làm báo tường và mời anh tham gia viết bài. Viết hay không, nếu viết phải viết như thế nào? Cuối cùng anh quyết định tuyên bố: Tôi là một người cầm bút chỉ viết trong tự do, nay tôi mất tự do nên không thể viết được. Tuy nhiên tôi cũng có khiếu trang trí nên tôi sẵn sàng giúp phần tŕnh bày cho tờ báo. Lần khác, trong phiên ṭa, người ta hỏi anh một câu mà anh hiểu [ và sau này được xác nhận ] tuỳ theo câu trả lời của anh mà anh sẽ được trả tự do ngay hay phải ở tù thêm ba tháng nữa, khi anh nói lời cuối cùng trước phiên ṭa. Chủ tọa hỏi: Có phải anh định nói anh mong được ṭa xét xử một cách công minh không? Anh đă phản đối chủ tọa cắt lời anh và nói : Tôi không quan tâm đến việc xử nặng hay nhẹ mà vấn đề là tôi phải nói sự thật và là người trung thực. Một hôm Đan Tâm đi dạy về kể có gặp một người quen nói chuyện. Người này có mối quan hệ với một cán bộ lănh đạo công an, được cán bộ này cho biết công an biết rơ Hà Sĩ Phu đă có dự định hay chương tŕnh ǵ đó và nếu Hà Sĩ Phu thực hiện th́ công an sẽ bắt lại ngay. Tôi nhận định đây chỉ là sự hù dọa. Chắc chắn Hà Sĩ Phu sẽ không làm ǵ trong lúc này v́ anh phải nghỉ ngơi dưỡng sức. Nếu có làm ǵ cũng chỉ là viết thôi. Tuy nhiên nguồn tin này cũng chứng tỏ rằng công an đang giám sát Hà Sĩ Phu chặt chẽ. T́nh h́nh của tôi hiện nay có phần tương tự với Hàn Sĩ Phu. Đây là một cuộc chiến tranh tâm lư và cân năo với một đối thủ có sức mạnh áp đảo về bạo lực và khi cần sẵn sàng sử dụng bạo lực, chứ không phải chỉ lư lẽ hay luật pháp. Chúng tôi không sợ bị bắt nhưng nếu không bị bắt vẫn tốt hơn. Ngày cuối tuần Đan Tâm đi bưu điện nhận tiền của hai con gởi tặng bố mẹ. Từ khi đi làm, lúc nào về thăm nhà hay lâu lâu hai con mới gởi ít tiền cho chúng tôi. Hai con tự lập được là chúng tôi mừng rồi. Sống ở đất Sài G̣n, ra đời không vốn liếng, xoay xở kiếm sống không phải dễ. Điều quan trọng là giữ được t́nh cảm gia đ́nh và hai con không làm ǵ ngược lại những điều chúng tôi mong mỏi. Khỏe mạnh, vui sống, cầu tiến, có nhân cách, có t́nh nghĩa và làm được điều ǵ có ích cho đời. Thế hệ của các con hôm nay lúc vào đời khác xa thời của chúng tôi ngày trước. Vất vả hơn, ít lư tưởng hơn nhưng xông xáo và nhạy bén trong việc đương đầu với đời sống. Chúng tôi muốn hai con về nhà gặp bố mẹ nói chuyện vào thời gian này nhưng chúng chưa thu xếp được ngay. Dù không đề cập nhiều sợ Đan Tâm lo nhưng tôi vẫn nghĩ bất cứ lúc nào tôi cũng có thể bị bắt. Tôi muốn cả nhà sẽ bàn cụ thể về t́nh huống đó và hai con cần giúp mẹ những ǵ khi tôi đă vào trong trại giam. Dù sao đi nữa, đó không phải là t́nh huống dễ chịu đối với gia đ́nh tôi, nhất là đối với Đan Tâm, khi ở một ḿnh nơi đây. Đan Tâm đă chuẩn bị tinh thần cho việc này và tỏ thái độ can đảm chấp nhận. Tôi thầm cám ơn Đan Tâm rất nhiều về sự chia sẻ này mà tôi biết không phải người vợ nào cũng có được. Đan Tâm đă cùng tôi vượt qua bao buồn vui, bao chặng đường khổ ải. Vào giai đoạn quá nửa đời sau hơn hai mươi năm chung sống, Đan Tâm vẫn c̣n vất vả và lo khổ nhiều, ít được nghỉ ngơi vui vẻ. Dù sao điều quan trọng là chúng tôi vẫn c̣n có nhau, vẫn chung cùng một cuộc chiến đấu. Tôi mới đọc xong hồi kư của Trần Vàng Sao do Quốc cho mượn. Hồi kư viết năm 1993, kư tên thật Nguyễn Đính, dài một trăm ba mươi bốn trang, thuật lại quăng đời gian truân từ năm 1972. Thật là kinh khủng. Có lẽ Trần Vàng Sao là văn nghệ sĩ bị đày đọa nhiều nhất trong thời hiện tại theo kiểu Nhân văn - Giai phẩm ngày xưa. Trần Vàng Sao sinh ngày 12/12/1942 tại Huế. Bố mất sớm, mẹ bán cháo ḷng, cố nuôi anh vào được đại học. Anh là một trong những sinh viên Huế đầu tiên "giác ngộ cách mạng", được kết nạp đảng và thoát ly ra rừng từ năm 1965, công tác ở Ban Tuyên huấn Thành ủy Huế. Năm 1969, anh bị thương, được đưa ra Bắc điều trị và an dưỡng. Do hai "đồng chí " Trần Nguyên Vấn và Nguyễn Viết Trác nghe anh nói chuyện, đọc trộm nhật kư của anh, đă báo cáo để lập công với tổ chức, phát hiện anh là một tên "phản động chống đảng". Thế là từ ngày 25/1/1972, tại viện Điều dưỡng K65 ở thị xă Sơn Tây, anh bắt đầu bị điều tra, coi như một tên gián điệp cài vào tổ chức. Căn cứ vào những điều anh ghi suy nghĩ của ḿnh trong nhật kư và một số bài thơ, người ta buộc anh đủ thứ tội: Kêu gọi biểu t́nh, viết báo chữ to để lật đổ chế độ. Đ̣i bắn cả Trung ương Đảng. Cho triết học Marx-Lênin là một thứ triết học hành chính, không có đối thoại. Nói xấu Bác Hồ và Bác Tôn. Khinh miệt trí thức và văn nghệ sĩ miền Bắc không có óc phản tỉnh và suy nghĩ độc lập, không có tư cách của người cầm bút. Phê phán Đảng độc tài, cho chủ nghĩa xă hội chỉ có trong sách vở. Dám nói nếu không có cuộc kháng chiến chống Mỹ th́ xă hội miền Bắc chỉ là một vũng bùn lộn cứt, thủ đô Hà Nội nhớp nhất thế giới.. . Người ta tổ chức phát động một cuộc đấu tố anh ngay tại Viện Điều dưỡng. Gần ba trăm con người, mới hôm qua c̣n là đồng chí, nay lập tức coi anh là kẻ thù. Họ gọi anh bằng thằng, tên phản động chống Đảng, tên gián điệp, đồ dơ dáy, đồ chó đẻ.. . yêu cầu trừng trị đích đáng, nhiều người đ̣i đem xử bắn. Từ đó anh bị giam lỏng, bị thẩm vấn thường xuyên và sống trong một tập thể mà hầu hết nghi kỵ, xa lánh hay coi anh như thù địch đến nỗi anh muốn nh́n đồ vật, cây cối, gỗ đá hơn nh́n con người trong hơn ba năm. May cũng c̣n có vài bạn thân thỉnh thoảng dám lui tới thăm viếng. Đến 1975, lúc sắp giải phóng Miền Nam, nhờ một số bạn bè văn nghệ có chức quyền can thiệp, anh được đưa trở về Huế nhưng tại đây, ngay cơ quan cũ cũng không dám tiếp nhận anh, bất đắc dĩ tổ chức phải bố trí anh làm một số công tác vớ vẩn, kể cả làm liên lạc cho Ủy ban xă. Bạn bè "cách mạng" nhiều người xa lánh, bạn bè "ngụy" cũng sợ không dám gần. Anh sống lạc lơng và nghèo đói. Rồi anh lấy vợ, sinh con, nhà thường xuyên thiếu gạo ăn, quá chán ngán tổ chức nên anh bỏ việc về nhà. Măi cho đến năm 1993, lúc viết hồi kư, anh vẫn sống cuộc sống đi vô, đi ra, bửa củi quét nhà, đi chợ nấu ăn và thường xuyên bị nḥm ngó. Trần Vàng Sao hơn tôi ba tuổi, cùng một thế hệ sinh viên Huế dấn thân những năm sáu mươi. Đó là một thế hệ đầy ḷng phản kháng đối với bất công áp bức, nhiệt t́nh yêu nước và xả thân cho lư tưởng. Bi kịch của anh là đă "giác ngộ cách mạng" sớm nhất, đă dám nghĩ, dám sống như một người trí thức trung thực. Hồi kư của anh là một bằng chứng sống động về sự tàn bạo và nhẫn tâm của tổ chức và con người đối với con người, khi chủ nghĩa, sự cuồng tín giáo điều, sự phản bội hèn hạ, ḷng tham quyền lực, tính cầu an ích kỷ nhào trộn vào nhau trong một giai đoạn lịch sử khủng khiếp được gọi là thần thánh. Tôi ngẫm lại và thấy ḿnh vẫn c̣n may mắn hơn Trần Vàng Sao nhiều v́ lịch sử đă đi thêm một bước mới, mọi chuyện đă khác nhiều dù có người vẫn cưỡng lại. Mấy hôm nay, đọc lại các sách về luật pháp, tôi thấy và ghi lại một số điều khoản trong Hiến pháp và Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền có thể giúp tôi chống lại mọi sự buộc tội tôi, nếu luật pháp thực sự được tôn trọng. Dĩ nhiên người ta sẽ có nhiều cách diễn giải luật pháp và áp dụng nhiều văn bản khác đi ngược lại tinh thần và nội dung của các điều khoản trên để buộc tội tôi. Nhưng rơ ràng khi buộc tội tôi như thế, họ không thể nào né tránh việc vi phạm dân chủ, dân quyền và nhân quyền. Đó là cái giá họ phải trả. Lựa chọn một cách ứng xử đúng đắn nhất hiện nay, trong một t́nh huống có thể nói là tế nhị và hiểm nghèo, tôi quyết định vẫn tiếp tục sử dụng quyền tự do tối thiểu của ḿnh là phát biểu ư kiến về mọi vấn đề như đă làm từ trước. Đó cũng chính là ḷng tự trọng và nhân cách, chưa nói đến tinh thần bất khuất trước bạo lực. Mặt khác, tôi hoàn toàn có thiện ư, sẵn sàng xem xét lại nội dung và phương pháp làm việc của ḿnh, thận trọng và chặt chẽ hơn để có hiệu quả cao nhất và không bị kẻ xấu lợi dụng. Tuy nhiên tôi cũng yêu cầu nhà cầm quyền xem xét lại cách nh́n nhận và đối xử với những trí thức, văn nghệ sĩ bất đồng chính kiến kể cả trong và ngoài nước. Có như thế ḥa giải ḥa hợp dân tộc mới được thực hiện và tiềm lực của dân tộc mới được phát huy để xây dựng một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng và văn minh" Trong tinh thần và suy nghĩ đó, khi kết thúc tập nhật kư ghi lại những sự việc xảy ra qua ba đợt thẩm vấn, tôi đă đặt tựa đề cho tập nhật kư là TÔI BÀY TỎ thay v́ TÔI TỐ CÁO.
|
9* Những ngón đ̣n độc hiểm.
Chiều mồng một Tết Nguyên đán, Hà Sĩ Phu hẹn ra nhà anh gặp mặt một số bạn bè uống rượu mừng năm mới. Bốn giờ chiều, Đan Tâm và tôi chuẩn bị đi th́ có điện thoại của một cô bạn trong nhóm Yoga báo có một đoàn khách Ấn Độ đến nhà cô, h́nh như là đoàn của tổ chức Yoga quốc tế. V́ cô không nói được tiếng Anh, không hiểu họ muốn ǵ nên nhờ tôi sang gặp để tiếp xúc. Chúng tôi rất ngạc nhiên v́ đây là một việc bất thường. Khoảng mười lăm phút sau tôi đến nhà cô bạn. Cô cho biết đoàn đó đă đi rồi v́ thực ra họ lầm địa chỉ. Họ muốn đến nhà một người quen cùng tên với cô bạn, cùng số nhà nhưng đường khác, ở gần đó. Sau khi kiểm tra lại, họ xin lỗi và ra đi. Tôi ngồi nói chuyện với hai vợ chồng cô bạn khoảng nửa tiếng rồi về. Tôi và Đan Tâm đến nhà Hà Sĩ Phu trễ nửa tiếng so với giờ hẹn. Mọi người đă có mặt đông đủ. Cũng là những người đă đi đón Hà Sĩ Phu trước đây lúc anh mới ở tù về. Chúng tôi nói chuyện vui vẻ. Một tuần sau, Đan Tâm gặp lại cô bạn trong nhóm Yoga. Cô bạn nói đă phải dằn vặt đấu tranh rất nhiều trước khi quyết định nói chuyện với Đan Tâm. Cô cho biết hôm mồng một Tết, chỉ sau khi tôi rời nhà cô năm phút, một toán công an đă ập vào nhà cô để kiểm tra, mục đích bắt tại trận tôi đang tiếp xúc với đoàn khách nước ngoài. Họ nói chuyện rất nhiều với chồng cô, nguyên là một cán bộ lănh đạo của Tỉnh ủy đă về hưu. Họ cho biết tôi cùng với Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc và cả Mai Thái Lĩnh, Trần Minh Thảo đều là những người chống đối chế độ, có tham gia một tổ chức chính trị phản động bên Mỹ mà công an có đầy đủ hồ sơ. Họ đe dọa cô bạn không được báo cho chúng tôi biết sự việc này, không được giao du với chúng tôi. Họ c̣n trách cô bạn ngày Tết mà không cho họ nghỉ ngơi, bắt họ phải đi làm việc vất vả. Thật nực cười! Cô bạn tỏ ra rất sợ hăi. Cô nói ban đầu cô không dám báo v́ chồng cô cũng răn đe, nhưng v́ cô tin chúng tôi là những người tốt, không làm ǵ sai trái và biết công an đang theo dơi tôi gắt gao nên cuối cùng cô quyết định nói cho chúng tôi biết. Tuy nhiên cô nói thêm từ đây về sau, có thể khi gặp chúng tôi, cô không chào hỏi hay nói chuyện, xin chúng tôi đừng trách v́ cô không muốn liên lụy. Vậy là chúng tôi vẫn bị công an theo dơi giám sát chặt chẽ, mặc dù sau vụ tôi bị công an mời thẩm vấn ba đợt hồi cuối năm ngoái, t́nh h́nh có vẻ im ắng. Trong mấy ngày Tết, có một việc quan trọng hơn. Mấy người bạn ở Đà Lạt báo cho chúng tôi hay họ vừa đọc một bài báo đăng trên một tờ báo lớn ở Sài G̣n đích danh viết về tôi với những lời phỉ báng và chụp mũ chính trị nặng nề. Báo này ở đây hiếm nên gần cả tuần sau khi báo đăng tôi mới được Mai Thái Lĩnh photo cho một bản, sau đó em tôi ở Sài g̣n cắt bài báo gởi lên. Đó là bài "Tiếng vọng lẻ loi" của Nguyễn Minh, đăng chiếm hơn nửa trang báo khổ lớn. Tôi và các bạn phân tích kỹ các khía cạnh của trường hợp đăng tải bài báo này. Bài viết thực ra không có sức nặng, nhiều dẫn chứng sai, lư luận thiếu sức thuyết phục, lời lẽ phỉ báng thiếu văn hóa. Những dẫn chứng tuy không chính xác nhưng cho thấy tác giả là người của công an hoặc được công an cung cấp tư liệu. Tại sao bài này không được đăng trên một tờ báo của trung ương mà lại chỉ đăng ở một tờ báo địa phương, điều này có phải do chỉ đạo từ trung ương không? Lần đầu tiên một cá nhân được nêu ra, đả kích đích danh trên báo, đây có phải là một chủ trương mới muốn công khai dùng các phương tiện thông tin đại chúng phản kích những ư kiến phê phán Đảng và Nhà nước? Việc này dừng lại trong phạm vi đó hay chỉ là bước mở đầu nhằm tạo dư luận, sau đó sẽ thực hiện những biện pháp mạnh hơn như bắt giữ, truy tố đối với cá nhân tôi cũng như đối với những người bất đồng chính kiến khác? Đây quả là một hiện tượng đáng suy nghĩ và có nhiều nghi vấn chưa giải tỏ được. Sau khi tham khảo ư kiến gia đ́nh và bạn bè, tôi viết một lá thư gởi Ban Biên tập tờ báo đăng bài trên. Trong thư, tôi phân tích mười trong mười ba dẫn chứng về việc làm và lời nói của tôi mà Nguyễn Minh căn cứ vào đó để phê phán, lại không đúng sự thật, không phải của tôi hay không đầy đủ, cố t́nh bóp méo để xuyên tạc. Tôi đặt vấn đề không rơ Nguyễn Minh cố t́nh bịa đặt ra hay do tŕnh độ khi nghe các đài phát thanh nước ngoài, dù phát bằng tiếng Việt, vẫn không hiểu được nguồn tin xuất xứ từ đâu, không phân biệt được đâu là lời của phóng viên hay người b́nh luận của đài, đâu là lời của tác giả được trích dẫn, hay Nguyễn Minh đă cố t́nh đánh lận con đen để thực hiện ác ư của ḿnh. Đặc biệt có một câu tôi viết về công an, khi trích dẫn, Nguyễn Minh lại sửa cho nhẹ đi. Tôi cho rằng việc cố ư sửa đổi câu nói của tôi về công an là điều có thể hiểu được, mặc dù đáng ra Nguyễn Minh phải trích đúng nguyên văn để có thể quy chụp, phê phán tôi nặng nề hơn. Điều đó đă trở thành vụng về và "dấu đầu ḷi đuôi" khi trong đoạn cuối, Nguyễn Minh - một bạn đọc b́nh thường, như ṭa soạn ghi chú trên tựa đề bài báo, lại có thể kể chi tiết về cái gọi là bản kiểm điểm của tôi trước cơ quan công an khi có hành vi sai phạm v́ tiếp một người nước ngoài và phải nộp phạt. Việc tường thuật này lại không đầy đủ và cố ư bóp méo sự thật. Kết thúc lá thư, tôi cho rằng chưa nói đến vấn đề quan điểm, bài báo của Nguyễn Minh là một sự vu khống trắng trợn nhằm chụp mũ chính trị và xúc phạm đến danh dự công dân một cách cụ thể, không phải là một bài báo phê phán chung chung thông thường. Tôi không hiểu Ban Biên tập đă đặt vấn đề và có điều kiện thẩm tra trước khi đăng tải hay chưa. Tôi đề nghị Ban Biên tập cho đăng lá thư của tôi, xem xét lại những vấn đề tôi đă nêu và có ư kiến rơ ràng theo đúng luật báo chí. Ngoài ra tôi đề nghị Ban Biên tập mở cuộc tranh luận công khai về những vấn đề quan điểm mà Nguyễn Minh đă phê phán tôi trong bài báo trên như thế nào là độc tài và dân chủ, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trước hiện t́nh đất nước.. . Tôi giành quyền trả lời bài báo của Nguyễn Minh, sẵn sàng tham gia cuộc tranh luận và tin rằng đông đảo bạn đọc sẽ hưởng ứng tham gia để làm sáng tỏ chân lư. Chuyện bài báo xảy ra trong mấy này Tết có tác động phần nào nhưng không làm gia đ́nh chúng tôi mất vui. Hai con về sum họp với bố mẹ bao giờ cũng là niềm vui lớn nhất của gia đ́nh. Mỗi ngày chúng tôi đều ăn uống, tṛ chuyện rất lâu v́ ít khi có dịp gặp các con. Tết nào chúng tôi cũng không chú trọng việc mua sắm, trang trí xa xỉ mà chỉ chuẩn bị thức ăn cần thiết, để giành thời gian tṛ chuyện và đi chơi là chính. Tiêu Dao - con trai lớn của chúng tôi mới sắm một chiếc môtô 125 phân khối. Công ty con làm việc đồng ư ứng trước cho nó mượn một năm lương và nó bỏ ra thêm một ít để mua. Nó bảo cần có xe để đi giao dịch và khi cần đi các tỉnh xa công tác không phải đi xe đ̣ bất tiện và không chủ động. Đan Tâm không bằng ḷng chuyện con mua xe môtô, vừa tốn kém vừa đi nhanh nguy hiểm, nhất là đi đường trường. Tôi cho rằng con thích cứ để nó làm. Đó cũng là yêu cầu và niềm vui của nó, miễn là nó không đua xe bậy bạ. Đến một lúc nào đó nó sẽ có nhu cầu khác và chiếc xe không phải là vấn đề nữa. Vả lại chúng tôi cũng chỉ có ư kiến thế thôi. Các con đă tự lập và nhiều việc chúng tự làm theo ư ḿnh. Mấy ngày Tết chúng tôi chỉ đi thăm viếng vài bạn bè thân, c̣n ngoài ra chúng tôi đi chơi xa. Đặc biệt năm nay chúng tôi đi Suối Vàng và hồ Dankia, nơi có nhà máy thủy điện. Suối Vàng là một thắng cảnh của Đà Lạt nhưng dù ở đây khá lâu chúng tôi vẫn chưa đi v́ đường xấu và khá xa. Chung quanh khoảng đường gần thành phố, đồi núi đă bị đốn trọc và dân khai thác trồng rau, cây ăn trái nên trông xấu xí nhưng càng vào sâu, rừng thông c̣n nguyên vẹn và giữ được vẻ hoang sơ. Hồ Dankia rộng mênh mông so với hồ Xuân Hương, khung cảnh khá tịch mịch, thu hút cả một số đoàn du khách từ Sài G̣n lên. Chúng tôi lấy thức ăn mang theo ra nhấm nháp và ngồi ngắm hồ, cảm thấy tâm hồn yên tĩnh trước thiên nhiên. Nghe nói Thành phố Đà Lạt có liên doanh với nước ngoài xây dựng khu du lịch mới ở Dankia, một Đà Lạt thứ hai, với kinh phí lớn nhất so với các công tŕnh đầu tư trong cả nước từ trước đến nay. Chương tŕnh nghe rất vĩ đại và không biết bao giờ mới thực hiện. Nếu làm được cũng rất tốt v́ Đà Lạt hiện nay đă trở nên quá nhỏ bé và ô nhiễm nhưng tôi chỉ sợ rằng rồi Dankia cũng sẽ không giữ được nét thiên nhiên hoang dă khi một đô thị mới mọc lên với những khu phố và khu vui chơi giải trí văn minh. Khi về, chúng tôi ghé vào Trung tâm Nghiên cứu Khoa học, nơi có trưng bày mẫu cây và thú. Đây trước kia là nơi của ḍng Chúa Cứu Thế, một lâu đài tuyệt đẹp nằm trên một ngọn đồi cao giữa rừng thông. Thật tiện lợi cho Nhà nước khi chiếm dụng những cơ sở như thế này. Không biết Nhà nước đă viện lư do ǵ mà đến nay giáo hội Thiên Chúa giáo vẫn chưa đ̣i lại được cũng như đối với nhiều cơ sở tôn giáo khác. Dù các giáo hội đă phục tùng và hợp tác với Nhà nước cách này cách khác ở những mức độ khác nhau nhưng trong sâu xa, chắc chắn các giáo hội và giáo dân khó ḷng tin tưởng được Nhà nước này khi những việc như thế và những việc khác xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo vẫn c̣n tiếp tục. Chuyện bài báo của Nguyễn Minh không ngờ ở nước ngoài cũng biết nhanh chóng. Các bạn bè và người quen của tôi ở Pháp, Mỹ, Đức tới tấp gọi điện về chúc Tết và hỏi thăm. Một số người đă ghi âm qua điện thoại lá thư của tôi gởi Ban Biên tập báo để phổ biến và hứa sẽ phổ biến các bài viết kế tiếp của tôi về việc đó. Thế là công khai gọi công khai. Và lúc nào tôi cũng muốn công khai dù tôi đang bị phỉ báng. Mấy ngày Tết trôi qua nhanh chóng . Các con tôi trở về Sài G̣n và chúng tôi lại tiếp tục nếp sống cũ. Chuyện bài báo của tiếp tục râm ran ở đây. Ngay một số người hàng xóm của tôi làm việc ở các cơ quan có mua báo này cũng biết và họ nh́n chúng tôi với đôi mắt khác lạ. Ban đầu quả thật chúng tôi không biết Nguyễn Minh là ai nhưng rồi mọi chuyện rơ dần. Chẳng phải ai xa lạ, chính là một "đồng chí" cũ của tôi, hội viên Hội Văn nghệ, người đă ủng hộ tôi và Bùi Minh Quốc hết ḿnh trong vụ đấu tranh với Tỉnh ủy tám năm trước nhưng sau đó anh ta xoay chiều và đi đầu quân làm việc cho công an. Anh ta được kết nạp đảng sau gần ba mươi năm là đối tượng đảng, được bố trí làm thường trực ṭa soạn báo công an tỉnh, được tăng lương và cấp một chiếc xe Simpson mang biển số xanh để đi lại. Sau một thời gian được sử dụng, không hiểu sao gần đây anh ta lại bị cho ra ŕa và có lẽ việc viết bài báo là một cách lập công. Chính anh ta đă đi khoe bài viết của ḿnh nhiều nơi, nhất là các báo, đài và ban Tuyên huấn. Sau khi bài viết được đăng báo, anh ta c̣n tiếp tục gởi ra cho tờ Người làm báo ở Hà Nội, hi vọng sẽ được đăng lại ở một tờ báo của Trung Ương và chứng tỏ khả năng của ḿnh. Đúng là một kiểu ngoi lên điển h́nh của một loại người cầm bút trong thời đại này. Anh ta chính là nguyên mẫu của một nhân vật trong tiểu thuyết "Nửa đời nh́n lại" của tôi. Nhân vật này thuộc tuyến tích cực, chỉ có phần kết được nhắc qua là đă trở cờ. Có lẽ v́ thế mà anh ta hận tôi chăng? C̣n bao nhiêu nhân vật khác sẽ vùng dậy trả thù tôi? Viết văn kiểu như tôi rơ ràng không kém phần nguy hiểm. Anh ta từng đến nhà tôi, cùng câu cá dưới ao lên để chiên nhắm rượu, cùng với Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Mai Thái Lĩnh và tôi ngồi trước sân uống rượu, nói chuyện sát cánh đấu tranh với hào khí ngất trời. Anh ta cũng đă từng rất thân thiết với Bùi Minh Quốc thời gian anh ta làm việc cho công an và chúng tôi rất hoài nghi vai tṛ bí hiểm này. Cuối cùng Bùi Minh Quốc đă phải quyết định đoạn tuyệt khi thấy mũi dao ló ra trong tay người "chiến hữu" Đó cũng chỉ là một nhân vật tầm thường. C̣n những nhân vật quyền cao chức trọng hơn, những gương mặt điển h́nh tôi đă khắc họa trong tác phẩm của ḿnh, họ sẽ phản ứng ra sao với tôi? Đây cũng là cái "họa văn tự" ngàn đời tôi đă biết. Sau khi đă gởi thư cho Ban Biên tập báo, tôi chờ hai tuần không thấy hồi âm. Tôi đă cẩn thận gởi theo cách bảo đảm có hồi báo để họ không thể chối là thư thất lạc được. Sau đó tôi quyết định gởi bài tôi vừa viết "Tiếng vọng lẻ loi và tự do báo chí" không những chỉ cho báo đă đăng bài của Nguyễn Minh mà c̣n cho nhiều báo và cơ quan văn hóa tư tưởng, văn học nghệ thuật ở Đà Lạt, Sài G̣n, Trung ương và một số tỉnh. Tôi quyết định mở một trrận chiến công khai về việc này. Không có tự do báo chí, tám năm trước, chúng tôi dùng máy ronéo để phổ biến bài viết và được một số bạn bè văn nghệ đặt cho biệt danh là "trường phái ronéo". Bây giờ tôi có máy vi tính và việc đi photo dễ dàng nên các bài viết được phổ biến rơ ràng và đẹp hơn trước nhiều. Tôi không ngờ bài "Tiếng vọng lẻ loi và tự do báo chí" lại là bài chính luận cuối cùng của tôi trong giai đoạn này v́ sau đó bao nhiêu biến cố xảy ra, tôi khó ḷng có thể viết tiếp theo kiểu này.
|
10* Tiếng vọng lẻ loi và Tự do báo chí.
Trong mấy năm gần đây, tôi không phải là người đầu tiên và duy nhất công khai bày tỏ ư kiến của ḿnh về những vấn đề chung của đất nước có quan điểm khác hoặc trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước. Những ư kiến đó không được báo chí trong nước đăng tải nhưng các đài báo nước ngoài đă thông tin rộng răi trên toàn thế giới. Người ta đă biết đến Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Lữ Phương, Nguyễn Hộ, Đỗ Trung Hiếu, Hồ Hiếu ở Sài G̣n. Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Nguyễn Trung Thành, Trần Độ, Phan Đ́nh Diệu, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Thanh Giang ở Hà Nội. Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Minh Thảo ở Đà Lạt và một số người nữa, chưa kể đến ư kiến của các tu sĩ đối với những vấn đề tôn giáo. Cũng như nhiều người khác, quan điểm của tôi thật rơ ràng: ủng hộ dân chủ, không tán thành độc quyền lănh đạo nhưng không chủ trương bạo động, lật đổ, gây hận thù, đổ máu mà thúc đẩy quá tŕnh dân chủ hóa đất nước bằng những phương tiện ḥa b́nh, chủ yếu thông qua việc bày tỏ trung thực và thẳn thắng quan điểm của ḿnh, thực hiện quyền tự do tư tưởng, ngôn luận và báo chí. Trong ư hướng đó, tôi không coi vấn đề nào là cấm kỵ, không cần lựa lời nói cho dễ lọt tai, vừa ḷng lănh đạo. Cũng như nhiều người khác, tôi không phủ nhận và ít viết về những thành tựu mà tập trung phân tích, phê phán những thiếu sót hay sai lầm. Điều đó dễ hiểu. Đă có gần năm trăm đài, báo của Trung ương và địa phương do Đảng và Nhà nước lănh đạo thông tin về đường lối chính sách và ca ngợi thành tích rồi, chúng tôi không cần thiết phải làm việc đó. Tôi cho rằng Đảng và Nhà nước không thể đứng trên nhân dân và luật pháp. Đảng và Nhà nước phải lắng nghe và chấp nhận sự phê phán của công luận dù điều này rất khó chịu đối với một đảng đă tự cho ḿnh luôn sáng suốt, lănh đạo xă hội toàn diện, triệt để và tuyệt đối, theo một ư thức hệ "bách chiến bách thắng muôn năm" và không muốn chia sẻ quyền lănh đạo với ai khác. Mặc dù hiện nay vẫn có những biện pháp trấn áp đối với những người bất đồng chính kiến nhưng tôi cho rằng vấn đề này đă có tiến bộ hơn trước. Hai phiên ṭa Hoàng Minh Chính – Đỗ Trung Hiếu và Lê Hồng Hà – Hà Sĩ Phu – Nguyễn Kiến Giang mới đây, với bản án nặng nề nhất chỉ có hai năm tù ở, người hết hạn tù được trả tự do ngay. Một số người khác bị gây khó khăn bằng nhiều cách như quản thúc, giám sát thường xuyên, gọi lên thẩm vấn.. . Bản thân tôi cũng bị giám sát chặt chẽ và đă bị công an mời lên thẩm vấn ba đợt trong gần một tháng về những bài viết của tôi đăng tải trên đài, báo nước ngoài. Dĩ nhiên những người trong cuộc không chấp nhận và tôi tin đông đảo người dân cũng như dư luận trong và ngoài nước không đồng t́nh nhưng dù sao so với những bản án nặng nề và biện pháp thô bạo trước đây, đó là một bước tiến về phía dân chủ của t́nh h́nh. Tuy sự tiến bộ đó c̣n quá ít ỏi so với yêu cầu của đất nước và nguyện vọng của nhân dân nhưng đó là một dấu hiệu tích cực cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa. Vừa qua,trên một tờ báo lớn ở Sài G̣n có bài viết " Tiếng vọng lẻ loi " của Nguyễn Minh đả kích nặng nề và quy chụp chính trị đối với cá nhân tôi. Trong lá thư gởi Ban Biên tập, tôi đă chứng minh sự vu khống trong bài báo đó, đề nghị Ban Biên tập có thái độ rơ ràng theo đúng luật báo chí và mở cuộc tranh luận công khai về các vấn đề bài báo đă nêu. Ở đây tôi không phân tích các vấn đề quan điểm mà Nguyễn Minh đă đưa ra để quy chụp tôi về chính trị như vấn đề độc tài và dân chủ, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trước hiện t́nh đất nước, đặc biệt đối với chuyện tham nhũng và băo lụt, vai tṛ của tầng lớp trí thức trong xă hội. Những vấn đề đó tôi đă viết khá nhiều trong cuốn tiểu thuyết "Nửa đời nh́n lại" và hơn hai mươi bài viết mà gần hai mươi đài, báo ở ít nhất bảy nước trên thế giới đă giới thiệu và đăng tải trong hai năm qua. Tôi tin sẽ có nhiều bạn đọc lên tiếng tham gia các vấn đề trong bài báo của Nguyễn Minh nếu báo chí được đăng tải. Tôi cũng không trực tiếp tranh luận với Nguyễn Minh v́ người ta không thể đối thoại với những bài viết mà ngoài luận điệu chính trị cũ rích lỗi thời c̣n có giọng điệu hằn học, lời lẽ thóa mạ như thế. Phê b́nh, tranh luận trên sách báo bao giờ cũng cần có văn hóa. Tôi muốn nhân sự việc này tập trung phân tích một vấn đề bức xúc hiện nay là vấn đề tự do báo chí. Có tự do báo chí, tự do tư tưởng và ngôn luận, tất cả mọi vấn đề khác sẽ được đưa ra công luận và làm sáng tỏ chân lư. Ai cũng hiểu vai tṛ lớn lao của báo chí trong đời sống xă hội. Ở các nước phương Tây, người ta tôn vinh báo chí là đệ tứ quyền. Dĩ nhiên trong báo chí cũng có những biểu hiện xấu [mà lănh vực nào lại không có ] nhưng không ai phủ nhận vai tṛ to lớn của báo chí trong các cuộc cách mạng, trong các phong trào dân chủ và trong đời sống chính trị, xă hội của các quốc gia văn minh hiện nay. Từ khi có báo chí, đất nước ta đă bao giờ có tự do báo chí hay chưa? Trong các hiến pháp xă hội chủ nghĩa từ trước đến nay đều có ghi rơ quyền tự do báo chí và quyền đó được thực hiện như thế nào? Khi không có báo chí tư nhân hay báo chí phải được lănh đạo, được kiểm duyệt th́ trên lư thuyết và trong thực tế đă không có tự do báo chí dù được biện minh lư giải cách nào. Mấy chục năm qua, nhiều sự kiện lớn đă là những mốc dấu khẳng định rơ rệt ta không có tự do báo chí và điều đó đă gây ra biết bao tai họa. Vụ Nhân văn - Giai phẩm năm 1956-57 là một vụ án báo chí - văn nghệ thảm khốc, một bi kịch lớn, không những đă hủy hoại tài năng, trí tuệ, tâm huyết và cả sinh mệnh của bao nhiêu văn nghệ sĩ, nhà báo tài năng, trung thực, dũng cảm nhất trong cuộc, đày đọa họ cho đến cuối đời mà c̣n làm thui chột óc sáng tạo, tinh thần phản kháng chính trực của cả mấy thế hệ cầm bút, làm cho họ không chỉ mặc đồng phục, xếp hàng đi trong đội ngũ và hướng đi có sẵn mà c̣n tự ḿnh nằm trong gông cùm của chính ḿnh do sự sợ hăi, sự quy phục trong chính đầu óc ḿnh dù tự nguyện hay không tự nguyện. Đôi người muốn đi ra ngoài hàng, lập tức bị nghiền nát. Đừng vội dẫy nẩy lên và cho rằng đây là luận điệu phản động của bọn thù địch. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến là ai khi ông viết về "văn nghệ phải đạo"? Có ai dám nghi ngờ về quan điểm lập trường và ḷng trung thành của nhà văn đại tá quân đội Nguyễn Minh Châu khi ông viết "Đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ."? Không phải nhiều văn nghệ sĩ đă nói đến ông kiểm duyệt ngay trong đầu ḿnh khi sáng tác và một vị tổng bí thư đă lớn tiếng hô hào cởi trói cho văn nghệ sĩ đó sao? [ Đáng tiếc chẳng bao lâu cũng chính ông cho trói lại]. Vụ Câu lạc bộ Cựu Kháng chiến xin ra báo "Truyền thống kháng chiến" không được, đă tố cáo chế độ tự do báo chí của ta hiện nay c̣n tệ hơn thời Pháp thuộc chứng tỏ sự bức xúc như thế nào. [Thời Pháp thuộc, người dân chỉ cần đăng kư là có quyền ra báo chứ không cần xin phép]. Đó không phải là địch nói mà là những nhà cách mạng lăo thành, những đảng viên bốn mươi, năm mươi tuổi đảng lên tiếng. Kể từ khi có chủ trương đổi mới năm 1986, nhiều tờ báo, tạp chí đă bị trấn áp, đ́nh bản, kỷ luật ban biên tập càng cho thấy rơ hơn đă có tự do báo chí hay chưa. Đó là chưa nói đến những tổng biên tập mới chỉ cố gắng làm đúng chức năng báo chí đă bị xử lư. Cũng chưa nói đến những nhà văn, nhà báo bị phê phán một cách bất công, xử lư kỷ luật hành chính hoặc "đánh đ̣n hội chợ" theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Và nếu bài viết này của tôi không được báo đă đăng bài của Nguyễn Minh đăng hay trả lời, không có báo chí nào khác lên tiếng hay được lên tiếng, đăng tải ư kiến của bạn đọc tham gia, ta lại càng thấy rơ luật báo chí được thực hiện như thế nào, điều gọi là tự do báo chí ra sao ở đất nước này. Nói tự do báo chí nhưng chưa hề có một diễn đàn, một cuộc tranh luận công khai và thẳng thắn về những vấn đề lớn của đất nước, trong đó mọi ư kiến dị biệt đều được tôn trọng và đăng tải. Các diễn đàn trên báo chí thường chỉ có ư kiến một chiều, xuôi theo chỉ đạo, khá lắm là kiến nghị, đề xuất, không mấy khi có ư kiến phản bác, phê phán đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước dù trong nhân dân, đặc biệt trí thức, không thiếu loại ư kiến này. Công bằng mà nói, gần đây báo chí có cởi mở hơn. Một số báo có mở ra các diễn đàn tranh luận và thường đề cập đến những vấn đề không thuộc loại cấm kỵ, đă có phê phán đích danh cán bộ lănh đạo dù mới chỉ là lănh đạo của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam, đă đề cập đến các ô dù, các bóng đen đằng sau các vụ tham nhũng tuy chưa dám chỉ rơ ai. Một số nhà báo tài năng, nhạy bén và thông minh, kể cả một số bạn đọc thông thường, qua các bài chính luận, các phóng sự điều tra, các cuộc phỏng vấn và các bài viết ngắn trong mục ư kiến bạn đọc, đă có cách nói lên sự thật, đưa ra những vấn đề Đảng và Nhà nước không muốn nêu lên trước công luận, lọt qua được cửa ải biên tập. Đó là kiểu "viết lách" trong các chế độ độc tài hay thống trị của ngoại bang không có tự do báo chí chứ không phải trong chế độ xă hội chủ nghĩa dân chủ gấp triệu lần chế độ tư bản. T́nh h́nh đó hoàn toàn không tương xứng với yêu cầu đổi mới, dân chủ hóa đất nước và hội nhập vào thế giới văn minh trong thời đại bùng nổ thông tin này. Quyền được thông tin của người dân như thế nào? Quyền này được ghi rơ trong hiến pháp Việt Nam. Bản Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên đă cam kết thực hiện, khẳng định mạnh mẽ: "Mỗi người có quyền tự do có ư kiến và phát biểu, quyền này không cho phép ai phải lo ngại v́ có những ư kiến của ḿnh và bao gồm cả quyền t́m kiếm, thu nhập và truyền bá các thông tin và ư tưởng, bất chấp biên giới, bằng bất cứ phương tiện nào" [ Điều 19 ]. Trong khi các đài báo Việt Nam thông tin chi tiết từng giờ về vụ mổ tim của Tổng thống Enxin ở Nga, về các tai tiếng tài chánh liên quan đến Tổng thống Clinton bên Mỹ, về các vụ đ́nh công, biểu t́nh, bạo động, khủng bố ở khắp các nước và b́nh luận một cách thích thú nhưng lại không hề tường thuật các chi tiết xác thực quan trọng về các phiên ṭa xử Ḥang Minh Chính – Đỗ Trung Hiếu, Lê Hồng Hà - Hà Sĩ Phu – Nguyễn Kiến Giang , không nói ǵ đến bệnh t́nh của Chủ tịch nước dù ông đă vào nằm bệnh viện rất lâu, không thông tin khách quan về vụ nông dân đấu tranh giữ đất xung đột với bộ đội, công an và các cuộc biểu t́nh đ̣i dân sinh khác ở Hà Nội.. . Vậy th́ quyền được thông tin của người dân chỉ là quyền được biết những ǵ Đảng và Nhà nước muốn cho biết thôi sao. Nhưng rơ ràng bưng bít thông tin là điều không thể được trong thế giới ngày nay. Từ bất cứ một xó xỉnh nào của núi rừng cũng có thể truyền tin đi khắp thế giới và nằm trên giường ngủ cũng có thể nghe được, xem được đủ mọi thứ trên đời. Bưng bít thông tin chỉ chứng tỏ sự thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh và sự độc đoán của nhà cầm quyền. Tự do báo chí, quyền được thông tin bao giờ cũng là nhu cầu thiết yếu của nhân dân và càng ngày càng trở nên bức xúc. Nguyễn Văn Trấn, nhà cách mạng lăo thành và là nhà báo kỳ cựu đă viết cuốn sách " Viết cho Mẹ và Quốc Hội" dày hơn năm trăm trang cốt chỉ nói một điều là cần phải có tự do báo chí. Mới đây Ḥang Tiến trong nhiều bài viết đă công khai lên tiếng đ̣i phải có báo chí tư nhân. Và tờ báo Người Sài G̣n xuất bản không cần giấy phép đă ra được mấy chục số... Đảng và Nhà nước suy nghĩ thế nào về các hiện tượng này? Quốc hội thông qua Luật báo chí không cho phép báo chí tư nhân là vi phạm hiến pháp, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân trong khi Quốc hội được xem là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thể hiện ư chí và nguyện vọng của toàn dân. Trong thực tế, nhiều cơ quan, hội đoàn do Đảng và Nhà nước tổ chức, chỉ đạo có quyền ra báo, lại giao cho tư nhân làm, thực chất là bán giấy phép. Những tờ báo lá cải chạy theo lợi nhuận, cóp nhặt xào nấu báo chí nước ngoài, viết những bài vô thưởng vô phạt hay linh tinh nhảm nhí đầy dẫy, trong khi đó những người tâm huyết , những trí thức cấp tiến muốn có một cơ quan ngôn luận để bày tỏ quan điểm của ḿnh lại không được quyền ra báo. Đảng và Nhà nước chủ trương chấp nhận những ư kiến khác nhau nhưng những ư kiến đó sẽ được nói ở đâu nếu không có tự do báo chí, không có báo chí tư nhân. Người ta chỉ có thể nói trong xó nhà, nơi quán nước hay photocopy các bài viết để truyền bá quan điểm của ḿnh như t́nh h́nh hiện nay và có người bức xúc đi đến chỗ làm báo lậu. Ở đây c̣n có vấn đề liên quan đến báo chí của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Hai triệu người Việt ở nhiều nước trên thế giới xuất bản rất nhiều báo chí thuộc đủ khuynh hướng, trong đó có nhiều tờ báo đứng đắn, trí tuệ của nhiều trí thức và cả những người cộng sản cũ ở Miền Nam, Miền Bắc hay ở nước ngoài trước đây chủ trương. Ngoài một số báo chí hô hào lật đổ, không ít báo chí đă đi đến xu hướng ḥa giải ḥa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ, góp phần thúc đẩy quá tŕnh dân chủ hóa, t́m những giải pháp tối ưu cho t́nh h́nh đất nước bằng những phương tiện ḥa b́nh, thông qua đối thoại. Chủ trương này xét về tổng quát, không khác ǵ đường lối chính sách đại đoàn kết, ḥa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay. Đảng và Nhà nước đă thừa nhận cộng đồng người Việt ở hải ngoại là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam nhưng trong thực tế tất cả báo chí của người Việt ở hải ngoại đều bị cấm, bị coi là phản động. Rơ ràng thế là không thực tâm. Người Việt ở hải ngoại có nguyện vọng, có quyền nói và quyền truyền bá quan điểm của họ cho đồng bào ḿnh, Đảng và Nhà nước cũng phải lắng nghe và đối thoại với họ. Tại sao Đảng và Nhà nước bắt tay, b́nh thường ngoại giao, quan hệ hữu hảo với các quốc gia là kẻ thù cũ, thậm chí là kẻ thù truyền kiếp, kẻ thù lâu dài, kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm, lại không có thể ḥa giải ḥa hợp, đối thoại với đồng bào ḿnh ở xa tổ quốc, dù trước đây họ ở bên kia chiến tuyến nhưng hay cùng chiến tuyến nhưng nay bất đồng chính kiến và đang tha thiết muốn góp phần xây dựng quê hương. Nếu chế độ này tốt đẹp, có chính nghĩa và đang có bộ máy tuyền thông đại chúng hùng hậu, hiện đại th́ không sợ ǵ ai, không sợ bất cứ luận điệu sai trái nào. Nhân dân ta đă rất yêu nước, rất thông minh làm sao có thể chấp nhận được những luận điệu xằng bậy, nhưng nếu có những ư kiến tốt, những lư luận sắc sảo và thuyết phục, những quan điểm đứng đắn th́ nhân dân sẽ ủng hộ, Đảng và Nhà nước cũng phải tiếp thu và nghiên cứu nghiêm túc. Tại sao cái ǵ cũng hô hoán, quy kết là âm mưu "diễn biến ḥa b́nh". Diễn biến ḥa b́nh không tốt hơn diễn biến chiến tranh hay sao. Trong diễn biến ḥa b́nh phần thắng sẽ thuộc về người có chính nghĩa, chinh phục được trái tim và khối óc của người dân. Đó là cuộc đấu tranh thẳng thắn, công bằng và không đổ máu, tại sao lại không chấp nhận luật chơi văn minh này. Lịch sử thế giới và Việt Nam đă cho thấy độc quyền dù trong tư tưởng, chính trị hay kinh tế cũng không bao giờ tốt, chỉ dẫn đến sai lầm, độc tài và độc ác như nhiều người đă nhận xét. Phải có đối thoại, đối lập và cạnh tranh một cách ḥa b́nh, lành mạnh mới có thể xây dựng một xă hội, một chế độ tốt đẹp và văn minh, mang lại tự do và quyền lợi cho đa số nhân dân. Trong vấn đề này, tự do báo chí là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất. Trở lại bài "Tiếng vọng lẻ loi " của Nguyễn Minh, gạt qua bên sự vu khống, trích dẫn sai lầm và suy diễn lệch lạc mà tôi đă phân tích trong lá thư gởi Ban Biên tập, tôi cũng muốn nói đôi điều về tâm trạng lẻ loi. Trong những năm trước đây, những người trí thức bất đồng chính kiến trong nước, khi phát biểu quan điểm của ḿnh và bị trù dập, đôi khi cũng có tâm trạng lẻ loi. Nhưng dần dần số người dám nói tiếng nói của lương tri đă tăng lên, vững vàng hơn, mạnh mẽ hơn và được nhiều người lắng nghe, ủng hộ, truyền bá. Nhiều người khác cùng nhận thức nhưng không nói trực tiếp và thẳng thắn cũng đă có cách làm khác hoặc thông qua đài, báo nhà nước một cách khôn ngoan và thông minh để biểu lộ. Đám đông thầm lặng cũng thấy rơ ư kiến nào đúng đắn, tâm huyết, luận điệu nào là tuyên truyền lừa mị dù được nói bởi bất cứ ai, phổ biến bằng bất cứ phương tiện nào. Các cơ quan truyền thông đại chúng nước ngoài đă góp phần quan trọng phổ biến những tiếng nói lương tri ngay trong chính đất nước này và ra năm châu bốn bể. Trần Vàng Sao - Nguyễn Đính, một nhà thơ tài hoa, một trong những sinh viên Huế đầu tiên giác ngộ cách mạng, ra bưng kháng chiến, bị thương được đưa ra Bắc điều dưỡng. Anh chỉ làm thơ và viết nhật kư ghi lại trung thực những suy nghĩ của ḿnh nhưng do một " đồng chí" phát hiện, báo cáo với tổ chức để lập công, anh bị đưa ra đấu tố. Người ta buộc anh đủ thứ tội và từ đó anh bị thẩm vấn liên tục, bao vây, cô lập và sống đày đọa cho măi đến ngày nay. Ba bài giảng Sám hối của linh mục Chân Tín trong ngôi nhà thờ cũ kỹ Ḍng Chúa Cứu Thế, mấy tập nhật kư riêng tư của Nguyễn Ngọc Lan có ǵ ghê gớm mà Nhà nước phải đày ải người này, quản thúc người kia trong mấy năm. Ba bài tiểu luận triết học chính trị hơn một trăm trang của Hà Sĩ Phu chuyên chở điều ǵ mà Đảng và Nhà nước phải huy động vài chục nhà nghiên cứu lư luận, hàng chục tờ báo đánh phá mấy năm liền, đưa ra phê phán ngay cả trong văn kiện chuẩn bị cho đại hội đảng và cuối cùng kiếm cớ bỏ tù ông v́ tội tưởng tượng cực kỳ vô lư là "tiết lộ bí mật của Nhà nước". Các nhà văn Dương Thu Hương, Phạm Thị Ḥai, Bùi Minh Quốc, các đảng viên cộng sản cũ, các cán bộ về hưu Nguyễn Hộ, Hồ Hiếu, Đỗ Trung Hiếu, Nguyễn Văn Trấn, Trần Minh Thảo, các nhà trí thức khoa học tự nhiên và xă hội Phan Đ́nh Diệu, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Thanh Giang, Lữ Phương, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế và nhiều người khác nữa, viết ǵ, nói ǵ mà Đảng và Nhà nước phải huy động mọi biện pháp trấn áp từ bỏ tù đến quản thúc, xử lư hành chính, phê phán công kích trên nhiều báo chí nhưng không cho tác giả được trả lời. Cả Bùi Tín nữa, với tư cách một nhà báo kỳ cựu thông tỏ mọi chuyện cung đ́nh, một người "Ở trong chăn mới biết chăn có rận", đă viết ǵ trong hai cuốn sách "Hoa xuyên tuyết" và "Mặt thật" mà người ta chỉ có thể chửi rủa ông là phản bội, phản quốc chứ không thể bác bỏ được những điều ông viết. Và buồn cười thay, báo cáo mật của chỉ điểm văn hóa văn nghệ lên án cuốn sách "Viết cho Mẹ và Quốc Hội" của Nguyễn Văn Trấn, lại là tài liệu tuyên truyền tốt nhất cho cuốn sách và người ta đua nhau t́m đọc. Quyết định thu hồi và cấm lưu hành cuốn sách lại không dám cho phổ biến công khai dù đó là một cuốn sách in lậu, không có giấy phép. Đó là những tiếng vọng lẻ loi ư? Không. Tiếng vọng lẻ loi không c̣n là tiếng vọng lẻ loi mà đă trở thành tiếng chim báo băo. Đây không phải là băo tố cuồng nộ của hận thù, máu lửa và áp bức mà là những ngọn gío phóng khoáng của dân chủ, tự do, của sự thật, bao dung, nhân bản và ḥa b́nh, những gía trị đích thực của con người sẽ chiến thắng trên đất nước và cả hành tinh này.
|
11* Ai phải đ́nh chỉ hành vi vi phạm pháp luật?
Tôi và Đan Tâm đang ở Sài G̣n. Chúng tôi về đây từ hôm qua để thăm mẹ tôi đang đau nặng và dự giỗ thầy tôi. Thầy là chồng sau của mẹ tôi, bố của Quốc Vĩnh, em trai cùng mẹ khác cha với tôi. Thầy đă nuôi tôi từ nhỏ và tôi coi thầy như cha ruột. Mọi năm tổ chức giỗ thầy nơi mẹ tôi ở nhưng năm nay mẹ bị tai nạn té găy xương đùi, phải vào Sài G̣n chữa trị và đang ở nhà Quốc Vĩnh nên chúng tôi tổ chức giỗ tại đây. Trước khi về Sài G̣n khoảng một tháng, tôi đă gởi thư khiếu nại và bài "Tiếng vọng lẻ loi và tự do báo chí" cho Ban Biên tập tờ báo đă đăng bài của Nguyễn Minh, Ban Biên tập một số báo khác và vài người bạn ở Sài G̣n. Tôi cũng có gởi cho Quốc Vĩnh. Quốc Vĩnh hiện nay là tổng thư kư ṭa soạn một tờ báo kinh tế lớn ở Sài G̣n. Tôi hỏi Quốc Vĩnh có nghe dư luận ǵ về vụ này không, Quốc Vĩnh nói không nghe ǵ cả, kể cả từ Ban Biên tập tờ báo Quốc Vĩnh đang công tác là nơi tôi cũng có gởi các thư, bài trên. Ngay tại tờ báo đă đăng bài của Nguyễn Minh, nơi Quốc Vĩnh có nhiều bạn bè và trước công tác tại đó, cũng không nghe ai nói ǵ. Tất cả đều rơi vào im lặng. Đúng là một sự im lặng đáng sợ, đáng buồn và đáng chán ngấy. Thế mà cũng rêu rao là có tự do báo chí, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Chính tờ báo lớn nhất tại Sài G̣n mang một cái tên đẹp đẽ, lại là nơi vi phạm luật báo chí nặng nề nhất. Tôi gặp NH, một người bạn trước cùng sinh hoạt trong Hội Văn nghệ ở Đà Lạt, nay công tác ở một tờ báo tại Sài G̣n. Những lần trước về đây tôi đều ghé thăm NH và lần nào NH cũng niềm nở, mời đi uống café nói chuyện. Lần này NH tỏ ra dè dặt và lo ngại. Khi người trực ṭa soạn báo NH ra gặp tôi, vừa gặp NH nói ngay xin lỗi v́ sắp phải đi công tác không nói chuyện nhiều được. Tôi bảo vậy th́ gặp nhau vài phút thôi. Chúng tôi đứng ngay trước cổng ṭa soạn nói chuyện. Tôi hỏi NH có nhận được thư và bài của tôi gởi không. NH nói không nhận được nhưng có nghe Tổng biên tập nói chuyện. Tổng biên tập gọi riêng NH cho biết tôi có gởi thư và bài báo như thế nhưng khuyên NH không nên can dự vào. Đây là một việc lớn liên quan đến Trung ương, để Trung ương xử lư. NH kể chuyện có vẻ hấp tấp, không rơ ràng, tỏ ra bối rối nên tôi cũng không gạn hỏi nhiều và từ biệt ngay để khỏi gây khó xử cho anh. Tôi hiểu NH đă bị răn đe và kiểm duyệt cả thư từ đề tên anh gởi đến ṭa soạn. Tôi thông cảm v́ NH mới từ Đà Lạt về đây vài năm, chỗ làm này rất quan trọng và dễ bị gây sức ép. Đảng và Nhà nước đang quản lư toàn xă hội nên mọi người đều nằm trong gọng kềm. Tôi nói chuyện với THDV, một người bạn thân cũ ở đây về chuyện này. THDV bảo một số người quen cũng biết chuyện và có đọc bài báo của Nguyễn Minh. Dư luận chung có hai loại ư kiến. Một số bất b́nh về bài báo của Nguyễn Minh và cho những việc tôi đă làm là dũng cảm, cần thiết. Một số khác cho rằng tôi không nên làm như thế, bẻ nạng chống trời vô ích, không có hiệu quả ǵ. Nói chung ở Sài G̣n, ngay trong giới báo chí, trí thức, văn nghệ sĩ, người ta ít quan tâm đến những vấn đề chính trị, chỉ lo làm ăn và chú ư đến các vụ kinh tế nổi cộm. Đặc biệt thời gian này người ta bàn luận rôm rả vụ Tamexco đang được đưa ra ṭa xử và các vụ Epco, Minh Phụng đang được báo chí đưa tin rầm rộ. Ở một quán cóc café, tôi nghe mấy người dân thường vừa đọc báo vừa b́nh luận. Họ khen báo dạo này dám phanh phui, đưa tin nhiều vụ lớn. Họ kịch liệt lên án bọn tham nhũng hàng trăm tỉ đồng, hàng triệu đô la trước đây chưa từng có. Họ cũng phân tích và quy trách nhiệm cho các tổ chức Đảng và Nhà nước đă bao che, buông lỏng quản lư cho bọn xấu làm bậy. Rơ ràng Đảng và Nhà nước tỏ ra nghiêm khắc, quyết tâm chống tham nhũng nhưng uy tín của Đảng và Nhà nước giảm rất nhiều, v́ trong mắt người dân, bọn tham nhũng cũng chính là Đảng và Nhà nước chứ không phải ai khác và nguồn gốc của tham nhũng cũng chính là do Đảng và Nhà nước độc quyền lănh đạo mà ra. Trong bữa giỗ ở nhà Quốc Vĩnh, Quốc Vĩnh có mời một số bạn bè giới báo chí nhưng tôi không ngồi chung bàn với họ, ngại gây cấn cái cho Quốc Vĩnh. Vả lại tôi phải nói chuyện với một số bà con trong gia đ́nh lâu ngày không gặp. Quốc Vĩnh nói có mời L, một người quen cũ, nghe nói hiện là lănh đạo Cục Chống gián điệp của Bộ Nội vụ, người đă đọc tất cả sách báo tôi viết và nghiên cứu về tôi rất kỹ. Quốc Vĩnh kể trước đây có lần gặp anh ta nói chuyện, anh ta đánh gía tôi không xấu nhưng thuộc loại bất măn. Trước 1975 tôi cũng đă từng gặp anh ta một lần khi anh ta hoạt động đội lốt một đoàn thể tôn giáo. Tôi bảo Quốc Vĩnh nếu anh ta đến th́ xếp tôi ngồi chung bàn để nói chuyện nhưng tiếc anh ta bận không đến. Tôi chẳng ngại nói chuyện với bất cứ ai. Tội nghiệp mẹ tôi. Mẹ đă tám mươi tư tuổi. Từ mấy tháng nay, mẹ hầu như nằm liệt giường v́ bị găy xương đùi và thoái hóa cột sống. Sài G̣n nóng bức mà vẫn phải nằm nệm. Mỗi ngày anh tôi d́u mẹ ra lan can ngồi mươi phút rồi lại vào nằm. Mẹ đọc sách báo suốt ngày, đọc nhưng không hiểu ǵ cả. Mắt mẹ c̣n rất tốt, không cần đeo kính. Mẹ đọc chỉ để giết thời gian. Mẹ đă bắt đầu lẩn thẩn. Các con tôi đến thăm có khi mẹ không nhận ra. Nói chuyện với tôi hay bất cứ ai, mẹ cứ lặp đi lặp lại một vài câu hỏi hàng chục lần. H́nh như mẹ chỉ suy nghĩ bằng một vài kư ức nào đó vẫn c̣n in đậm trong năo bộ. Tuy vậy mẹ vẫn cảm thấy buồn và cứ đ̣i về nhà cũ dù ở đó chỉ c̣n em gái tôi và một đứa cháu ngoại. Mẹ nói ngoài đó nhà cửa, bàn thờ không ai trông coi. Đó mới chính là nhà của mẹ, nơi mẹ đă sống hơn ba mươi năm cuối của cuộc đời. Mỗi lần về thăm tôi cố nói chuyện với mẹ. Tôi cảm thấy mẹ vui khi có mặt tôi và có người nói chuyện. Thỉnh thoảng mẹ hỏi tuổi tôi như hồi c̣n bé. Tôi thật là một đứa con bất hiếu, suốt đời làm khổ mẹ và chẳng đền đáp cho mẹ được ǵ. Thời sinh viên tôi đấu tranh, ở tù, mẹ rất buồn và thầy mẹ đă cố chạy vạy cho tôi. Lúc ra trường, tôi lại muốn đi giang hồ, không thích ở gần gia đ́nh, có khi mấy năm mới về thăm nhà một lần. Tôi lấy vợ trong một hoàn cảnh đặc biệt không cho mẹ biết. Tôi hoạt động cách mạng mẹ cũng không hay. Năm 75, tôi đă là đảng viên cộng sản nhưng khi thị xă nơi mẹ tôi ở bị tấn công, thầy mẹ đă chạy di tản như bao nhiêu người khác. Thầy đă bị đạp chết mất xác trong đám loạn lạc khi tàu đưa người di tản đổ bộ. Mẹ sống như mất hồn trong một thời gian, cố chạy đi t́m tôi và Quốc Vĩnh. Quốc Vĩnh lúc đó cũng là cơ sở cách mạng hoạt động nội thành trong giới sinh viên. Những ngày đầu sau 75, tôi và Quốc Vĩnh đều bận túi bụi v́ công tác tiếp quản và xây dựng chính quyền cơ sở vùng mới giải phóng, không ai chăm sóc cho mẹ. Mẹ lại về nơi cũ ở với em gái tôi, buôn bán vặt qua ngày. Sau này tôi viết lách đ̣i tự do dân chủ, bị chính quyền gây khó khăn, khai trừ đảng, cách chức, bị bao vây, giám sát, mẹ nghe lại chép miệng: "Cái thằng khổ suốt đời v́ không biết sợ ai". Những năm gần đây mẹ đau yếu luôn. May có anh tôi t́nh nguyện ở bên mẹ để chăm sóc. Em gái tôi thường xuyên đi buôn chuyến vắng nhà nên không lo cho mẹ được. Bây giờ mẹ nằm đó, trên lầu, lắng nghe tiếng ồn ào bên dưới trong buổi giỗ thầy. Tôi ngồi bên mẹ rất lâu và cảm nhận được tất cả nỗi đau và cô đơn của kiếp người. Chúng tôi về chỗ ở của các con, bất ngờ nhận điện thoại của Bùi Minh Quốc từ Đà Lạt gọi xuống. Quốc hỏi thăm tôi có ǵ lạ không và cho biết ở Đà Lạt, công an gởi giấy mời Quốc và Hà Sĩ Phu ngày mai lên làm việc, h́nh như cũng có mời cả tôi nhưng tôi đi vắng. Quốc không nói nhưng tôi hiểu Quốc lo ngại cho tôi bị rắc rối ở Sài G̣n, kiểu như Hà Sĩ Phu ở Hà Nội hồi cuối năm kia trước lúc bị bắt. Tôi đề nghị ngày mai, Quốc làm việc xong, điện thoại ngay cho tôi biết t́nh h́nh. Tôi và Đan Tâm đến thăm Hồ Hiếu nhưng không gặp. Hồ Hiếu phải đi dạy kèm nhiều chỗ kiếm sống nên đi vắng suốt ngày. Chúng tôi đến Nguyễn Ngọc Lan, gặp nói chuyện khá lâu. Ông bảo ở Sài G̣n không ai liên lạc được với Nguyễn Hộ v́ bị công an chốt trước nhà, ai đến thăm chặn lại không cho vào. Ông nói nhiều người coi số công an này như bọn xă hội đen v́ thực ra không biết họ là ai, làm theo lệnh của ai, căn cứ vào quyết định nào. Chẳng có một chút ǵ là tôn trọng pháp luật ở đây cả và người ta ngang nhiên dùng sức mạnh của bạo lực để trấn áp. Chúng tôi tuy mệt nhọc nhưng cũng vui đôi chút v́ được thăm mẹ và gần gũi hai con mấy ngày. Hai con chúng tôi đă trưởng thành nhưng Đan Tâm vẫn coi chúng như hồi c̣n bé. Đúng là "nuôi con mới biết ḷng mẹ cha." Trước khi ra về, Đan Tâm c̣n cố vào giặt nốt mấy bộ quần áo bẩn cho các con. Đan Tâm phiền về chuyện không ai chăm sóc các con và chúng không biết tự chăm sóc v́ thực ra chúng không hề để ư đến những chuyện vặt vănh. Hai đứa cùng mấy người bạn hùn hạp thuê nhà mở một cửa hàng mua bán, làm dịch vụ vi tính. Hai đứa không có nhà nên ở luôn tại đây. Ban ngày làm việc không có chỗ nghỉ, ban đêm dọn dẹp bàn ghế trải chiếu ngủ trên sàn nhà. Tụi nó làm việc không có giờ giấc. Khách hàng đến bất cứ lúc nào, kể cả trưa và ban đêm. Khi có việc gấp, lúc nào tụi nó cũng làm, có khi thức suốt đêm. Chúng ăn uống thất thường ở mấy quán chung quanh, thức ăn hầu như không có rau xanh. Đan Tâm muốn ở đây chăm sóc chúng nhưng không thể được. Mỗi lần về Sài G̣n, tuy nhà Quốc Vĩnh rộng răi nhưng chúng tôi không ở mà đến đây ở với các con Ban ngày đi thăm viếng bạn bè, đêm về nằm trên sàn nhà nói chuyện với các con, trong những lúc gần gũi ít ỏi kể từ khi chúng rời nhà về Sài G̣n học đại học từ hơn năm năm qua. Chúng tôi buồn về cảnh sống này nhưng tôi và Đan Tâm đều thừa nhận trước đây, chúng tôi c̣n làm khổ bố mẹ ḿnh hơn thế. Đó là nhân quả hay chính là sự tất yếu của cuộc sống thôi. Dù sao vẫn c̣n điều may mắn là giữa chúng tôi và các con có sự thông cảm, gần gũi nhiều hơn giữa chúng tôi và bố mẹ ḿnh. Các con có cách nghĩ khác chúng tôi nhưng vẫn có thể chuyện tṛ, thông cảm được. Chúng sống vất vả nhưng lương thiện, không hư hỏng hay lưu manh, gian dối như một số thanh niên cùng lứa. Đó là niềm an ủi rất lớn đối với chúng tôi khi chúng tôi biết ḿnh không thể giúp ǵ cho chúng nữa. Năm giờ chiều, tôi và Đan Tâm từ Sài G̣n về đến Đà Lạt. Hàng xóm cho biết công an A - công an khu vực, mấy ngày qua lại đến t́m tôi và hỏi han rất kỹ chuyện chúng tôi đi Sài G̣n, mẹ tôi có bệnh thật không, ai báo cho chúng tôi biết... T́nh cờ đă hai lần tôi đi Sài G̣n công an đều đưa giấy mời hụt nên chắc họ đâm nghi ngờ. Thật vô lư v́ làm sao tôi biết họ định mời vào lúc nào. Về nhà cất đồ đạc xong, chúng tôi đến ngay Hà Sĩ Phu, Hà Sĩ Phu thuật lại cho chúng tôi biết nội dung cuộc gặp của Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc với công an. Hai người gặp làm việc với các cán bộ khác nhau của Công an Tỉnh tại trụ sở Công an Thành phố. Hai người bị truy hỏi về các bài viết và các buổi trả lời phỏng vấn cho đài, báo nước ngoài. Công an đưa cho xem một quyết định của Bộ Văn hóa Thông tin quy định về việc xuất nhập văn hóa phẩm không thuộc loại kinh doanh và cho rằng họ đă vi phạm quy định này. Công an đưa ra một mẫu biên bản đă in sẵn có tiêu đề "Biên bản về việc đ́nh chỉ hành vi vi phạm pháp luật" trong đó ngoài những phần chung in sẵn có một chỗ trống ghi bổ sung hành vi cụ thể của từng người. Điều đáng chú ư là trong biên bản có chú thích rơ việc thông tin bao gồm cả điện thoại và fax. Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc đều ghi ư kiến phản đối của ḿnh vào biên bản trước khi kư. Chúng tôi bàn bạc và dự đoán thế nào họ cũng cắt điện thoại. Đây là một hành động nằm trong kế hoạch ngăn chặn của công an đang được thực hiện từng bước. Chúng tôi từ biệt Hà Sĩ Phu, ra phố ăn tối rồi về nhà sửa soạn đi ngủ sớm v́ suốt ngày đă quá mệt mỏi. Tám giờ ba mươi tối, trước khi chúng tôi đi ngủ, A - công an khu vực và một công an Thành phố, đến đưa giấy mời tôi ngày mai lên Công an làm việc. Chúng tôi không ngạc nhiên v́ tôi đă biết việc này và biết họ đang sốt ruột chờ tôi về. Buổi sáng, đúng giờ theo giấy mời, tôi đến Công an Thành phố, vẫn B và C tiếp và làm việc với tôi. B và C hỏi thăm về t́nh h́nh sức khỏe của mẹ tôi và đính chính việc công an mời lúc tôi đi Sài G̣n chỉ là t́nh cờ thôi chứ không có ư ǵ khác. B hỏi tôi sơ qua về các bài viết và trả lời phỏng vấn mới nhất của tôi rồi đưa ra "Biên bản về việc đ́nh chỉ hành vi vi phạm pháp luật". Có lẽ qua phản ứng của Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc và cũng biết chắc quan điểm của tôi trong việc gọi là vi phạm pháp luật này nên B nói luôn: Đây là quan điểm của công an và công an làm để chính thức thông báo đến tôi bằng văn bản về vấn đề này, c̣n ư kiến của tôi ra sao tôi cứ việc ghi vào biên bản. Tôi đọc lướt qua biên bản và ghi ư kiến của ḿnh bên dưới, trước khi kư: Tôi không làm ǵ vi phạm pháp luật. Tôi chỉ thực hiện quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và quyền được thông tin theo đúng các điều khoản quy định của hiến pháp Việt Nam và bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. B không tranh căi ǵ với tôi về việc này và chấm dứt buổi làm việc sớm, khác với hai buổi làm việc của Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc mà tôi nghe kể, suốt buổi sáng và khá căng thẳng. Tôi về nhà một lúc rồi đến trường đón Đan Tâm. Đan Tâm thuật lại khi mới vào trường, mấy người trong Ban Giám hiệu xúm lại hỏi vừa qua đi đâu mà công an lại đến kiếm, tra hỏi tùm lum. Họ có vẻ ngại v́ bị công an quấy rầy. Tôi đă dự đoán chuyện này nên trước khi đi Sài G̣n tôi đă nhắn các con đánh một điện tín lên cho mẹ theo địa chỉ trường, báo tin bà nội đau nặng, để Đan Tâm kèm theo đơn xin phép nghỉ và Ban Giám hiệu trường cũng dễ trả lời với công an. Hôm sau Đan Tâm được hiệu trưởng mời lên làm việc. Thành phần tham dự có Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn và nhân viên Văn pḥng. Hiệu trưởng thông báo hôm qua ông được Sở Giáo dục mời lên làm việc. Buổi làm việc này có Giám đốc Sở Giáo dục, đại diện Sở Công an Tỉnh và Giám đốc Pḥng Giáo dục Thành phố. Đại diện Công an thông báo sơ qua về việc của tôi, nhắc đến anh của Đan Tâm ở nước ngoài và nói Đan Tâm đă giúp tôi bằng cách dùng địa chỉ của trường để nhận thư, báo chí của nước ngoài và dùng điện thoại của trường để liên lạc với nước ngoài mười một lần. Hiệu trưởng nói theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và yêu cầu của Công an, Đan Tâm phải chấm dứt và cam kết không sử dụng địa chỉ và điện thoại của trường nữa. Đan Tâm tức giận phản ứng mạnh, cho rằng Công an đă lạm quyền và vu cáo trắng trợn. Đan Tâm là giáo viên của trường, có quyền sử dụng địa chỉ và điện thoại của trường như mọi giáo viên khác. Vả lại người ta gửi thư cho Đan Tâm đến trường là quyền của người ta, không ai cấm được. Dù Đan Tâm không cho nhưng nhiều người vẫn biết địa chỉ của Đan Tâm ở trường và cứ gởi thư. C̣n chuyện dùng điện thoại trường để gọi đi nước ngoài mười một lần thật quá vô lư, v́ điện thoại này chỉ gọi đi được trong Thành phố Đà Lạt thôi do Ban Giám hiệu yêu cầu bưu điện khống chế, tránh bị lạm dụng gọi đường dài. Hơn nữa, điện thoại đặt ở văn pḥng, lúc nào có người gọi đến hay gọi điện thoại đi đâu đều phải qua nhân viên văn pḥng và có nhân viên văn pḥng ở đó chứng kiến. Thỉnh thoảng có việc cần nhắn Đan Tâm mới gọi về nhà cho tôi hoặc các em ở dưới huyện gọi về nhà không gặp Đan Tâm mới gọi đến trường để nhắn về bệnh t́nh của mẹ Đan Tâm. Nói qua nói lại một hồi, hiệu trưởng đề nghị Đan Tâm làm theo yêu cầu của Công an, và cũng là yêu cầu của Sở Giáo dục để khỏi gây rắc rối cho nhà trường. Đan Tâm rất ức nhưng đành chấp nhận kư vào biên bản sau khi đă tự ghi ư kiến phản đối của ḿnh trong biên bản đó, sẽ không sử dụng điện thoại và địa chỉ của trường nữa. Nhà trường photo biên bản để giao nộp cho Công an một bản. Đan Tâm yêu cầu cho Đan Tâm giữ một bản nhưng nhà trường không đồng ư. Sức ép đă tăng lên và lần này trực tiếp nhắm vào Đan Tâm. Một tuần sau, khoảng gần trưa, lúc Đan Tâm đang dạy ở trường, một nhân viên bưu điện đến đưa cho tôi một giấy mời Đan Tâm, khách hàng thuê bao điện thoại, đến Công ty Điện báo Điện thoại làm việc về hợp đồng thuê bao vào lúc hai giờ chiều cùng ngày. Khi kư vào sổ giấy mời, tôi thấy có tên và chữ kư của Hiền Thục, vợ Bùi Minh Quốc về việc nhận giấy mời tương tự. Tôi đoán ngay là người ta bắt đầu thực hiện việc cắt điện thoại. Trong tuần vừa qua, sau khi đă làm việc với công an để được chính thức thông báo về việc "đ́nh chỉ hành vi vi phạm pháp luật", nhiều bạn bè đại diện các đài, báo nước ngoài vẫn gọi điện thoại để hỏi thăm tin tức của chúng tôi và chúng tôi vẫn trả lời họ b́nh thường như trước, không chút e dè. Chúng tôi vẫn tự cho đây là quyền tự do của ḿnh theo đúng hiến pháp, không có ǵ gọi là vi phạm pháp luật. Có lẽ Công an thấy việc đe dọa của họ không có kết quả nên tiến hành bước tiếp theo. Tôi gọi điện thoại ngay cho Quốc. Quốc vắng nhà. Hiền Thục tiếp điện thoại, cho hay Quốc đi chưa về nên chưa biết việc có giấy mời và cho biết thêm giờ hẹn làm việc của bưu điện với Quốc là một giờ chiều, trước Đan Tâm một giờ. Tôi nhờ Thục nhắn lại khi Quốc về nói Quốc gọi điện cho tôi ngay. Tôi gọi tiếp cho Hà Sĩ Phu nhưng vợ chồng Hà Sĩ Phu đi vắng. Tôi sực nhớ hôm qua Hà Sĩ Phu có nói, hôm nay hai vợ chồng anh phải lên Công ty Nhà đất để giải quyết vụ rắc rối về nhà ở. Có thể Hà Sĩ Phu cũng được mời về chuyện điện thoại nhưng vắng nhà nên nhân viên bưu điện chưa đưa được Một giờ ba mươi chiều, lúc chúng tôi sửa soạn đi th́ Quốc gọi điện. Quốc báo vừa làm việc với Công ty Điện báo điện thoại xong. Giám đốc công ty tiếp Quốc, có một người ngồi cạnh mà Quốc đoán là công an. Quốc hỏi anh ta là ai, anh ta nói cũng là khách hàng như Quốc thôi. Giám đốc công ty thông báo bắt đầu từ hôm nay sẽ tạm ngưng hoạt động điện thoại của Quốc v́ Quốc vi phạm điều lệ bưu chính viễn thông. Quốc chất vấn vi phạm như thế nào, điều khoản ǵ nhưng giám đốc công ty chỉ nói là làm theo lệnh trên, không giải thích được, nếu cần Quốc cứ khiếu nại. Quốc yêu cầu giao quyết định bằng văn bản, giám đốc công ty hứa sẽ giao sau. Nghe Quốc thông báo xong, chúng tôi lên công ty Điện Báo Điện thoại. Khi vừa vào pḥng giám đốc, chúng tôi đă thấy C và một công an nữa đă ngồi ở đó. Thấy chúng tôi họ lật đật đứng dậy đi ra. C có gật đầu chào tôi. Rơ ràng công ty Điện Báo Điện thoại chỉ thực hiện quyết định của công an và công an đang cử người giám sát việc này. Giám đốc công ty làm việc với chúng tôi với nội dung y hệt như đối với Quốc. Chúng tôi cũng phản đối, chất vấn như Quốc và dọa thêm sẽ kiện công ty vi phạm hợp đồng. Giám đốc công ty cũng một mực nói chỉ làm theo lệnh trên, nếu cần tôi cứ khiếu nại. Làm việc xong, Đan Tâm ra ngoài quầy gọi điện thoại collect call cho anh Lân ở Mỹ. Cô nhân viên trực điện thoại bảo đợi một lúc và sau đó trả lời không gọi được v́ số điện thoại đó đă bị " gỡ collect call" [?]. Thật vô lư nhưng như thế chứng tỏ người ta đă dùng mọi biện pháp để cắt liên lạc của chúng tôi với nước ngoài. Chúng tôi đến nhà Hà Sĩ Phu để báo và hỏi xem Hà Sĩ Phu có được mời không. Hà Sĩ Phu nói chưa thấy mời. Có lẽ đây là một thủ đoạn trong đối sách với chúng tôi. Công an đối phó mỗi người một kiểu cũng là để ly gián chúng tôi. Hà Sĩ Phu nói nếu họ chưa cắt điện thoại phải rất thận trọng v́ chỗ Hà Sĩ Phu là nơi duy nhất c̣n trực tiếp liên lạc được với nước ngoài. Sáu giờ chiều Quốc gọi điện báo cho biết giám đốc công ty Điện Báo Điện thoại vừa điện cho Quốc. Anh ta có quen biết Quốc. Anh ta bảo Quốc thông cảm, sẽ không có văn bản ǵ gởi cho Quốc như đă hứa và đúng bảy giờ tối sẽ cắt điện thoại. Đây là cú điện thoại cuối cùng tôi nhận được v́ đến bảy giờ, điện thoại của tôi cũng bị cắt. Việc cắt điện thoại chắc chắn là một việc được tính toán kỹ. Sau khi Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu và tôi bị mời lên công an để lập biên bản "đ́nh chỉ hành vi vi phạm pháp luật", ba chúng tôi đă hội ư và quyết định soạn thảo và kư chung một thư gởi Quốc hội để phát hiện "hành vi vi phạm pháp luật" làm trái với hiến pháp của Bộ Văn hóa Thông tin mà căn cứ vào đó công an đă lập biên bản đối với chúng tôi. Đáng lư chúng tôi viết một văn bản mạnh hơn, có thể là một bản tuyên bố chung để phản đối việc đàn áp tự do tư tưởng, vi phạm dân chủ và nhân quyền nhưng xét thấy một văn bản như thế có thể gây phản ứng bất lợi vào lúc này nên chỉ viết dưới dạng thư gởi Quốc hội. Tuy thế lần đầu tiên đây là một văn bản mang tính tập thể, kư chung ba người nên chắc công an đánh gía rất nghiêm trọng, do đó họ tiến hành ngay một biện pháp ngăn chặn mới là cắt điện thoại của hai trong ba chúng tôi. Trong thư gởi Quốc hội, sau khi thuật lại việc công an mời chúng tôi làm việc về quyết định của Bộ Văn hóa Tư tưởng và "đ́nh chỉ hành vi vi phạm pháp luật", chúng tôi lư giải vấn đề và nói rơ quan điểm của ḿnh. Khi hiến pháp đă khẳng định công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, có nghĩa rằng người dân có toàn quyền viết lên mọi suy nghĩ của riêng ḿnh và họ chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung những điều họ viết, họ nói, thế thôi, c̣n việc họ muốn công bố những điều đó với ai và ở đâu là thuộc quyền của họ. Tác phẩm do tôi viết ra là thuộc quyền sở hữu của tôi, thật quá hiển nhiên, và cũng quá hiển nhiên rằng tôi muốn tặng cho ai, gởi cho ai, công bố ở đâu là thuộc quyền của tôi, tại sao lại buộc tôi phải đem nộp cho ông cán bộ nhà nước xét duyệt trước khi gởi ra nước ngoài? Cơ quan an ninh không thể coi việc đăng tải hay b́nh luận của các đài, báo nước ngoài đối với bài viết của một người trong nước như một bằng chứng xấu về nội dung, v́ rất nhiều bài viết hoặc bài nói của các cán bộ lănh đạo của Đảng và Nhà nước cũng rơi vào trường hợp ấy. Đất nước đă mở cửa, đang hằng ngày hằng giờ cố gắng hội nhập vào thế giới của thời đại thông tin, tại sao chúng ta c̣n duy tŕ những quy định quá lỗi thời, đẩy người cầm bút vào một cái rọ "quản lư" cả đến bản thảo viết tay, cả những tham luận hội nghị, hội thảo quốc tế? Chúng ta hăy hỏi những đồng nghiệp nhà văn, nhà báo, nhà khoa học các nước khác khi họ sang thăm hay giao lưu với chúng ta họ có mất quyền dân chủ đối với lời ăn tiếng nói của họ như vậy không? Bộ Văn hóa Thông tin quy định như vậy, nhưng thực tế những năm qua, không ít người cầm bút ở Việt Nam đă cho công bố tác phẩm ở nước ngoài trước khi công bố ở trong nước, không thông qua sự xét duyệt của cơ quan Nhà nước. T́nh h́nh đó chứng tỏ quy định của bộ Văn hóa Thông tin đă bị thực tiễn vượt qua một cách mặc nhiên, bởi quy định ấy vẫn nằm trong lề lối quản lư cũ, muốn quản lư sự giao lưu văn hóa tư tưởng của con người giống như quản lư dạ dày họ bằng chế độ tem phiếu trước kia. Một kiểu quản lư lỗi thời phi dân chủ như vậy không thể làm nổi chức năng của một chuẩn mực pháp lư nghiêm túc, trái lại nó chỉ c̣n giữ vai tṛ như một công cụ để người ta đem ra gây khó dễ đối với một số người này, và lờ đi đối với những người khác. Chúng tôi cho rằng quy định trên của Bộ Văn hóa Thông tin là trái với hiến pháp, trái với quyền tự do ngôn luận của công dân, trái với quyền con người, đặc biệt khi đối chiếu với các điều 50, 53, 69, 146 của hiến pháp và điều 19 của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đă long trọng kư kết và cam đoan thực hiện. Chúng tôi phát hiện sự vi phạm hiến pháp như trên với Quốc hội để Quốc hội xem xét và đề nghị sớm băi bỏ quy định này. Đồng thời chúng tôi cũng đề nghị Quốc hội cho thành lập ngay Ṭa án Hiến pháp để người dân có một cơ quan có thẩm quyền nhận khiếu nại và xét xử các vụ vi phạm Hiến pháp. Khoảng một tuần sau khi bị cắt điện thoại, bất ngờ tôi nhận được thư của Đ̣an Giao Thủy. Đ̣an Giao Thủy là Việt kiều đă về Đà lạt t́m thăm và phỏng vấn tôi, sau đó bài phỏng vấn đăng trên báo Diễn Đàn ở Pháp. Trong lần gặp gỡ Đ̣an Giao Thủy năm ngoái, qua chuyện tṛ, tôi rất quư anh v́ sự cởi mở chân thành và tấm ḷng của anh đối với đất nước. Đ̣an Giao Thủy là giáo sư tiến sĩ, thành đạt ở nước ngoài, xa quê hương đă lâu nhưng vẫn luôn đau đáu về vận nước. Chúng tôi nhanh chóng hiểu nhau dù thời gian chuyện tṛ ngắn ngủi. Sau lần gặp đó, tôi không liên lạc hay có thông tin ǵ về anh. Lần này Đ̣an Giao Thủy gởi một thư ngắn, theo lối phát nhanh, báo tin mới về Việt Nam và chỉ lưu lại trong thời gian ngắn, sẽ ở Sài G̣n mấy ngày, sau đó ra Hà Nội. Anh để thất lạc số điện thoại của tôi nên gởi thư cho số điện thoại và địa chỉ của anh ở Sài G̣n để liên lạc v́ anh nóng ḷng muốn biết tin tức của tôi. Anh chưa biết tôi đă bị cắt điện thoại. Tôi lập tức viết thư trả lời và gởi kèm theo các bài "Tiếng vọng lẻ loi và tự do báo chí" của tôi, "Thư gởi Quốc hội" của Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc và tôi. " Thư gởi Quốc hội" này Hà Sĩ Phu đang đánh máy nên tôi và Đan Tâm ra nhà Hà Sĩ Phu để lấy và sau đó ra bưu điện gởi luôn. Tuy Đan Tâm đă cảnh giác tôi nhưng tôi vẫn ngồi ở ghế đợi của bưu điện để cho các tài liệu vào phong b́ và ghi địa chỉ. Đan Tâm nói h́nh như có người theo dơi tôi từ ngoài cửa nhưng tôi vẫn mặc kệ. Tôi gởi thư xong, mấy hôm sau nhận được giấy hồi báo có chữ kư của Đ̣an Giao Thủy nên cũng yên tâm. Tôi có gọi điện thoại cho Đ̣an Giao Thủy một lần ở ngoài bưu điện nhưng không gặp được anh, chỉ gặp người nhà của anh, đang nói chuyện chưa xong th́ điện thoại bị cắt ngang không liên lạc được nữa. Cho đến ngày Đ̣an Giao Thủy báo trong thư sẽ rời Việt Nam tôi vẫn không trực tiếp liên lạc được với anh. Không bao lâu sau khi Bùi Minh Quốc và tôi bị cắt điện thoại, Hà Sĩ Phu cũng bị cắt điện thoại theo cùng một kiểu cách như đối với Quốc và tôi. Trước khi bị cắt, Hà Sĩ Phu cũng đă rất thận trọng. Khi bạn bè ở nước ngoài gọi về thăm hỏi, Hà Sĩ Phu vẫn thông tin một cách khéo léo và luôn nhắc nhở: Các anh gọi điện hỏi thăm chuyện sức khỏe và gia đ́nh chúng tôi th́ được chứ đừng nói chuyện chính trị. Những người kia đều cười đồng ư. Nhưng tṛ này làm sao qua mắt được công an. Thế là sau một thời gian ngắn theo dơi, suy tính, họ cắt luôn điện thoại của Hà Sĩ Phu. Đây là một thiệt hại rất lớn v́ ngoài ba chúng tôi ra, ở đây đâu có ai dám tự do nói chuyện với người ở nước ngoài về những vấn đề chính trị thời sự. Qua nhiều thông tin từ trong và ngoài nước, chúng tôi biết thêm t́nh h́nh xấu đối với một số người bất đồng chính kiến ở Hà Nội như Nguyễn Thanh Giang và Hoàng Tiến. Nguyễn Thanh Giang, tiến sĩ địa vật lư, người đă từng viết nhiều bài tham luận gởi các đại hội Đảng rất có sức nặng và được phổ biến rộng, càng về sau sự phê phán của ông càng gay gắt và ngôn từ sử dụng càng nặng nề. Mới đây ông lại viết một bài nữa, trong đó có mấy ư quan trọng làm cho những người cầm quyền rất tức giận. Ông cho rằng tập thể trí thức Việt Nam có trí tuệ cao hơn lănh đạo của Đảng và cần chung sống với đài Á Châu Tự do mới thành lập ở Mỹ như sống chung với lũ. Thế là Nguyễn Thanh Giang bắt đầu bị tấn công. Tệ hại nhất là người ta đưa ông ra họp tổ dân phố để đấu tố, gọi ông là phản bội, tay sai cho nước ngoài. Người ta c̣n đạo diễn cho một số người ném đá vào nhà ông để gọi là tỏ ḷng phẫn nộ của người dân trước tên phản động. Ông đă nhặt các viên đá này đem đến trước trụ sở Ủy ban Nhân dân phường để trả lại cho Nhà nước. Người ta c̣n nói sẽ đấu tố cả vợ con ông, ông phải phản ứng bằng cách dọa tự sát người ta mới chịu thôi. Nhà văn Hoàng Tiến từ cuối năm qua, sau mấy bài viết về Hà Sĩ Phu và một số bài khác, đă nổi lên như một gương mặt bất đồng chính kiến mạnh mẽ của sĩ phu Bắc Hà. Các đài, báo nước ngoài lập tức liên tục gọi về cho ông để thu bài viết và phỏng vấn. Thế là ông bị cắt ngay điện thoại. Hoàng Tiến viết thư tố cáo gởi đi khắp nơi. Văn pḥng Quốc hội có mời ông lên làm việc. Theo ông kể lại, khi các cán bộ văn pḥng Quốc hội tiếp ông, họ có thái độ không đàng hoàng, mời nước uống th́ trà nguội, chén bẩn nên ông bỏ về, tuyên bố Quốc hội không tôn trọng kẻ sĩ. Dù sao những kẻ sĩ cuối cùng trong thời đại này cũng đă giữ được khí tiết của ḿnh trước quyền lực. Họ ít thôi, quá ít, nhưng rồi lịch sử sau này chắc sẽ ghi nhận vai tṛ của họ. Hà Sĩ Phu đến báo cho tôi biết thêm tin tức về Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến và mời chúng tôi ngày mai đến dự kỷ niệm sinh nhật của anh. Không hiểu sao ngày này lại trùng với ngày sinh Lênin. Năm nào Hà Sĩ Phu tổ chức mừng sinh nhật cũng mời bạn bè tới dự và nói đùa là tổ chức sinh nhật Lênin. Mừng sinh nhật Lênin chắc Đảng và Nhà nước này không cấm được. Lần này Hà Sĩ Phu mời khá đông bạn bè, ngoài những người đă tham gia đi đón anh cuối năm ngoái lúc anh ở tù về, c̣n có mấy người bạn cũ không liên quan ǵ đến việc viết lách, chính trị. Đặc biệt có hai nhân vật là cán bộ về hưu, một người nguyên là Tỉnh ủy viên, giám đốc Sở Giáo dục, người kia nguyên là cán bộ ban Dân vận Tỉnh Ủy. Hai người này đă từng đọc Hà Sĩ Phu và tỏ thiện cảm với các bài viết của anh nhưng chúng tôi biết họ có liên hệ mật thiết với những người đương quyền. Hà Sĩ Phu có tính toán riêng khi mời họ. V́ nội dung buổi kỷ niệm sinh nhật này anh chỉ định thuần túy nói chuyện t́nh cảm nên việc họ dự và thông tin lại đầy đủ cho những người cầm quyền cũng là điều hay. Hà Sĩ Phu tự tay trang trí chiếc quán nhỏ, nơi tổ chức buổi họp mặt. Anh treo lên một số câu đối cũ và đặc biệt anh viết và dán lên ngay đầu pḥng hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ: “Đường mây rộng thênh thênh cử bộ Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” Có lẽ anh muốn gián tiếp gởi đi một tín hiệu rằng anh đă làm xong nhiệm vụ, không c̣n làm ǵ nữa. Hà Sĩ Phu không qua mặt được công an và chắc chắn người ta cho đây là tín hiệu gỉa v́ chỉ ba hôm sau, Hà Sĩ Phu cùng với Bùi Minh Quốc và tôi đều đồng loạt bị tấn công. Buổi kỷ niệm sinh nhật Hà Sĩ Phu lần này có rất nhiều hoa do bạn bè đưa tới. Nhiều người chụp h́nh, đặc biệt có cả quay vidéo do một thợ chuyên nghiệp mà Bùi Minh Quốc thuê. Quốc đạo diễn việc quay phim, mở đầu có cảnh Hà Sĩ Phu đang đứng bán bánh kẹo cho một em bé. Lúc đó chúng tôi không biết, nhưng sau này nghe kể lại, Quốc c̣n yêu cầu quay cái gara cũ, nơi gia đ́nh Hà Sĩ Phu đang ở và bị đuổi, quay luôn một số biệt thự to đẹp của các cán bộ lănh đạo công an trên đường cách nhà Hà Sĩ Phu không bao xa. Thế là chúng tôi không bao giờ được xem cuộn băng đó. Măi về sau chúng tôi mới được biết công an đă đến tận nhà người thợ quay video tịch thu cuộn băng và gọi anh ta lên thẩm vấn răn đe nhiều lần. Thật tiếc v́ trong buổi này Hà Sĩ Phu rất t́nh cảm. Anh kể về gia đ́nh, những kỷ niệm về người bố, về thời thơ ấu, về thời gian học đại học với khuôn mặt ràn rụa nước mắt khi nhắc đến những kỷ niệm buồn. Đặc biệt anh đă cầm đàn ghita tự đệm và hát một số bản nhạc do chính anh sáng tác đánh dấu những xúc cảm và những khúc quanh lớn trong đời. Hà Sĩ Phu t́nh cảm không thể tách rời Hà Sĩ Phu lư luận. Có người đă nói đùa, không phải do anh tự nói, điều t́nh cờ oái ăm của lịch sử là Hà Sĩ Phu "người đào mồ chôn chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam" lại cùng ngày sinh với ông tổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và vóc dáng Hà Sĩ Phu hơi lùn, rất giống vóc dáng Lênin. Nhưng cuộc đời Hà Sĩ Phu khốn đốn hơn Lênin nhiều. Gần sáu mươi tuổi, anh vẫn chưa có căn nhà của riêng ḿnh, đang ở nhà thuê của nhà nước và cái gara cũ, gia đ́nh anh mượn của cơ quan để ở tạm v́ có thêm mấy người cháu vào ở chung, đang bị đe dọa lấy lại. Đây là một chuyện tủn mủn nhưng phức tạp làm anh rất đau đầu. Nguyên căn nhà chính anh thuê, thực ra chỉ là một pḥng nhỏ chưa tới hai mươi mét vuông, là một căn chung cư của cơ quan rất chật hẹp và tối tăm v́ nằm lọt giữa các căn khác. Cửa chính lúc nào cũng phải đóng và dù mở ra trong pḥng vẫn tối mờ mờ nên lúc nào cũng phải bật đèn. Anh dùng kệ ngăn đôi pḥng, bên ngoài là chỗ tiếp khách có một bộ xa lông gỗ nhỏ và một đi văng. Bên trong là pḥng ngủ và cũng là nơi làm việc, để dụng cụ thí nghiệm, sách vở và quần áo. Nhà bếp và toa lét nhỏ xíu bằng lỗ mũi, có dạo anh đă làm pḥng vô trùng trên trần toa lét v́ không c̣n chỗ nào khác. Mấy năm trước khi chị Thanh Biên - vợ anh - về hưu, chị có sang lại một cái quán bên lề đường để buôn bán. Quán này là một căn nhà gỗ tạm bợ nằm phía trước chung cư và thực ra không hợp pháp nên Nhà nước có thể bắt dỡ bất cứ lúc nào. Phía sau quán là cái gara cũ của cơ quan nhiều năm bỏ không. Ban đầu anh mượn chỗ này làm nơi sản xuất nấm. Sau đó có hai cháu, một của anh, một của chị, ở miền Bắc vào ở chung. Cả hai mới lập gia đ́nh, một người có một con, một người có hai con nhỏ, tổng cộng gia đ́nh anh có tất cả chín người. Do đó anh làm đơn chính thức xin thuê gara cũ này và sửa sang tạm cho các cháu ở. Ban đầu không ai nói ǵ, nhưng khi con đường trước nhà anh được sửa sang lại, nhà phố mới mọc lên nhiều, thấy làm ăn buôn bán được, nên nhiều người trong cơ quan nhăm nhe muốn tranh giành cái gara cũ v́ nó nằm sát ngay đường, tuy thấp xuống đến vài mét do thế đất. Nếu có tiền cất lên một ngôi lầu th́ đây là một địa điểm rất đáng gía. Thế là cuộc chiến giành cái gara cũ âm thầm diễn ra trong mấy năm qua nhưng do gia đ́nh anh đă sửa sang và có người đang ở nên họ vẫn chưa chiếm được dù đă dùng nhiều phương cách. Mới rồi anh vừa ở tù ra chưa được bao lâu, anh nhận được thông báo của Ủy ban Nhân dân phường cho biết cái gara cũ này không phải do cơ quan quản lư nữa mà đă chuyển giao cho Công ty Nhà đất. Công ty này đă quyết định giao cho phường làm hội trường của khu phố. Trong ṿng một tháng, anh phải chuẩn bị để bàn giao. Họ c̣n gây áp lực bằng cách không cho một người cháu của anh đă nhập hộ khẩu ở đây không được ở nữa, viện lư do người này đă về Bắc thăm nhà khá lâu không vào, c̣n người cháu kia đang làm thủ tục nhập hộ khẩu không được giải quyết. Mối lo ngại khác của Hà Sĩ Phu là khi cái gara cũ này biến thành trụ sở của khu phố, nó sẽ thành một chốt của công an ngay trước nhà anh và cái quán trên lề đường của vợ chồng anh cũng sẽ bị dỡ, lúc đó gia đ́nh anh sẽ khó sống và khó thở. Do đó anh đă làm đơn gởi đi khắp nơi để khiếu nại về việc này. Một số đài, báo nước ngoài biết sự việc cũng đă đưa tin nên chính quyền địa phương ở đây có vẻ chựng lại, chưa thực hiện ngay việc đuổi nhà anh nhưng vấn đề vẫn c̣n treo lơ lửng ở đó. Hà Sĩ Phu rất căm giận chuyện này nên khi biết rơ người đứng sau vụ việc để giật dây là nguyên bí thư chi bộ của cơ quan, anh đă nói thẳng vào mặt anh ta: Trong hoàn cảnh người ta vừa ở tù về, các cháu mới sinh con nhỏ, mà lại vận động đuổi nhà th́ thật là đồ chó chứ không phải là người, không c̣n nhân tính nữa. Chưa lúc nào Hà Sĩ Phu có lời lẽ nặng nề như thế. Hà Sĩ Phu không phải là người cộng sản, trước đây anh đă không được kết nạp đảng v́ thuộc thành phần tiểu tư sản hay giao động nhưng anh mới đúng là người vô sản chính hiệu trong khi nhiều người cộng sản gộc lại càng giàu lên, chiếm hữu vô số tài sản của nhân dân làm của riêng ḿnh. Phải chăng hoàn cảnh cá nhân của Hà Sĩ Phu là một trong những yếu tố đă giúp h́nh thành tư tưởng và lư luận mà anh đă tŕnh bày trong ba tập tiểu luận gây chấn động. Tự thân cuộc sống của riêng anh cũng đă là một minh chứng hùng hồn cho những nghịch lư của chế độ mà anh đă tố cáo ngay trong tiểu luận đầu tiên " Dắt tay nhau đi.. .." một cách sáng tỏ và thuyết phục nhất.
Xem tiếp Phần 3, Chương 12 - 17
|