Nửa Đời Nh́n Lại Phụ Lục 1 Phạm Ngọc Lân Tiêu Dao Bảo Cự và cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước
Sẽ là một thiếu sót nếu không nói lên trong phần phụ lục này thái độ của nhà cầm quyền đối với Tiêu Dao Bảo Cự từ khi tác phẩm Nửa Đời Nh́n Lại được xuất bản ở hải ngoại. Bảo Cự tiếp tục viết bài được báo chí hải ngoại đăng tải và trả lời phỏng vấn các đài phát thanh ngoại quốc. Bảo Cự cùng với Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc hiện sống tại Đà Lạt là những tên tuổi được biết đến như những chiến sĩ dân chủ đấu tranh ôn ḥa nhưng kiên quyết cho sự nghiệp dân chủ hóa đất nước. Bùi Minh Quốc, một nhà thơ được đào tạo trong chế độ xă hội chủ nghĩa miền Bắc và trưởng thành trong chiến tranh tại miền Nam, tổng biên tập tờ Langbian của hội Văn nghệ tỉnh Lâm Đồng xuất bản tại Đà Lạt năm 1988, là người mẫu cho nhân vật Minh Hương trong tác phẩm Nửa Đời Nh́n Lại. Sau khi bị khai trừ ra khỏi đảng cùng chung số phận với Bảo Cự, Bùi Minh Quốc tiếp tục viết bài đ̣i tự do ngôn luận, tự do báo chí. Nhà xuất bản Tin ở Paris đă phát hành tập thơ Mẹ Đâu Ngờ của Bùi Minh Quốc. Hà Sĩ Phu - tác giả nhiều bài phân tích chính trị xuất sắc đă được đăng tải rộng răi ở nước ngoài - trong một chuyến về quê thăm gia đ́nh, bị bắt ngày 5 tháng 12-95 trong khi đang đi xe đạp trên đường phố Hà Nội. Công an ngụy tạo một tai nạn xe gắn máy và bắt giữ Hà Sĩ Phu về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật của nhà nước", thực chất chỉ là một bài viết của ông Vơ Văn Kiệt góp ư với đại hội đảng cộng sản Việt nam, một bài mà ai muốn có cũng có thể có được. Sau đó ông bị đưa ra ṭa và lănh án tù một năm. Trong thời gian Hà Sĩ Phu bị bắt, nhiều bạn văn của ông đă lên tiếng, viết bài bênh vực, trong đó có Tiêu Dao Bảo Cự và Bùi Minh Quốc. Bảo Cự bị công an theo dơi và làm khó dễ thường xuyên. Kể từ tháng 11-96, công an bắt đầu dùng biện pháp mạnh. Ngày 12 tháng 11-96. Bảo Cự bị gọi lên thẩm vấn từ 8 giờ sáng đến 3 giờ sáng ngày hôm sau, công an đến nhà lục soát và tịch thu tất cả những bài viết của Bảo Cự, cùng nhiều sách vở và báo chí từ nước ngoài. Một người bạn của Bảo Cự là Mai Thái Lĩnh t́m cách cất giữ các tài liệu cũng bị bắt giữ đề điều tra. Vợ của Bảo Cự cũng bị công an gọi lên thẩm vấn và bị nhà trường nơi bà dạy học cảnh cáo không được dùng điện thoại và địa chỉ của trường để liên lạc và nhận tài liệu, một điều vu khống hoàn toàn v́ điện thoại trường không gọi đi ngoại quốc được. Sau đó Bảo Cự bị công an Đà Lạt thẩm vấn trong ba đợt tổng cộng 12 ngày, về lư do "những bài viết mang tên ông". Bảo Cự đă không nao núng khi bị chất vấn và chính thức xác nhận những bài viết của ḿnh và ông hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung những bài viết đó. Ông khẳng định đó là quyền tự do tối thiểu của người dân trong lănh vực tư tưởng và ngôn luận. Ông trả lời công an rằng việc được các đài, báo nước ngoài đăng tải bài viết hay phỏng vấn là quyền thông tin trong thế giới văn minh ngày nay. Ông viết nhằm bày tỏ một cách trung thực, thẳng thắn quan điểm của ḿnh về mọi vấn đề mà ông quan tâm nhằm góp phần thúc đẩy quá tŕnh dân chủ hóa của đất nước. Trong khi đó một số cán bộ cao cấp của Bộ nội vụ cùng như cán bộ lănh đạo công an tỉnh Lâm Đồng đă ba lần nhắn qua bạn bè của Bảo Cự, đe dọa sẽ có biện pháp xử lư nếu không suy nghĩ lại về việc làm và phương pháp của ḿnh. Ngày 4 tháng 12-96, Hà Sĩ Phu được thả tại Hà Nội và được các bạn văn tưng bừng đón rước ngay từ cổng nhà tù, một điều chưa từng thấy trước đây trong chế độ xă hội chủ nghĩa. Khi vào Sài G̣n rồi lên Đà Lạt, ông cũng được bạn bè tiếp đón tại phi trường mặc dù xe công an đi kèm sát phái đoàn đi đón ông. Trong hai ngày 28 và 31 tháng 3-97, Bảo Cự, Bùi Minh Quốc và Hà Sĩ Phu lần lượt bị gọi lên công an thành phố Đà Lạt để căn vặn đủ điều về các bài viết và trả lời phỏng vấn, sau đó bắt phải kư vào một văn bản mang tiêu đề "Biên bản về việc đ́nh chỉ hành vi vi phạm pháp luật". Ba người đă kư và ghi rơ trong biên bản là những bài viết, bài nói của họ không liên quan ǵ đến việc vi phạm pháp luật.. Ngày 10 tháng 4-97, ba người cùng kư một lá thư gửi cho quốc hội để khiếu nại về quyết định số 893 ngày 20 tháng 7-92 của Bộ Văn hóa thông tin về việc "làm thủ tục hải quan" cho những văn hóa phẩm trước khi xuất ra nước ngoài, v́ quyết định đó vi phạm hiến pháp. Thư có đoạn: "Khi Hiến pháp nước ta đă khẳng định công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận th́ có nghĩa rằng người dân có toàn quyền viết lên, nói lên mọi suy nghĩ riêng của ḿnh và họ chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung những điều họ viết, họ nói, thế thôi, c̣n việc họ muốn công bố những điều đó với ai và ở đâu là thuộc quyền của họ. Tác phẩm do tôi viết ra là thuộc quyền sở hữu của tôi, hiển nhiên quá rồi, và cũng quá hiển nhiên rằng tôi muốn tặng cho ai, gửi cho ai, công bố ở đâu là thuộc quyền của tôi, lại sao lại buộc tôi phải nộp cho ông cán bộ Nhà nước xét duyệt trước khi gửi ra nước ngoài." Trước thái độ kiên cường của những chiến sĩ dân chủ, nhà nước đă phải dùng biện pháp mạnh hơn. Ngày 14 tháng 4-97, ông Vơ Văn Kiệt kư nghị định số 31/CP ban hành "quy chế quản chế hành chánh", được định nghĩa là "biện pháp xử lư hành chính, buộc những người có hành vi vi phạm pháp luật phải cư trú, làm ăn sinh sống ở một địa phương nhất định và chịu sự quản lư, giáo dục của chính quyền, nhân dân địa phương". Quản chế hành chánh được áp dụng đối với những người có "hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến an ninh quốc gia được quy định tại chương 1 phần các tội phạm của bộ luật h́nh sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm h́nh sự". Thực chất của nghị định là cho phép công an quản chế, và nếu cần lưu đầy tùy tiện mọi công dân. Lập tức nghị định 31/CP được áp dụng cho Bảo Cự, Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc. Họ bị cô lập hoàn toàn, điện thoại bị cắt, công an đóng chốt trước nhà cấm mọi thăm viếng, hàng xóm được lệnh không giao dịch với họ và không thông tin về họ cho bất cứ ǵ. Vào lúc cuốn Nửa Đời Nh́n Lại được tái bản tại hải ngoại, tác giả của nó vẫn không hay biết ǵ v́ vẫn c̣n tiếp tục bị quản chế và cô lập.
Phạm Ngọc Lân _______________ Đón đọc: của cùng tác giả Tiêu Dao Bảo Cự sắp phát hành trước mùa đông 1997.
Phần Phụ Lục I - Phạm Ngọc Lân Phần Phụ Lục II - Phạm Ngọc Lân
|