Trương Văn Dân

 

HÀNH TRANG NGÀY TRỞ LẠI

 

Nguồn : Amazon.com

 

Huỳnh Ngọc Nga

HÀNH TRANG NGÀY TRỞ LẠI

 

          Cuối cùng rồi bạn tôi – Trương văn Dân - cũng măn nguyện cho chào đời đứa con tinh thần đầu tiên của ḿnh. Tôi nhận từ Dân h́nh hài xương thịt tập truyện mà cậu đă ấp ủ cưu mang hơn mười năm dài trăn trở, những trăn trở có đủ đầy hỉ, nộ, ái, ố của kiếp nhân sinh đuợc ẩn hiện đó đây trong mười tiểu truyện được Dân góp lại để khai sinh cho nó tựa danh HÀNH TRANG NGÀY TRỞ LẠI.

Nói chuyện “Trở Lại” tức là đă có lúc “Ra Đi” như Dân đă lên đường du học khi tuổi đời chưa tới đôi mươi cách đây hơn ba mươi năm lẻ. Thời gian dài đủ để Dân thành tài, thành nhân trong mục đích ban đầu của con đuờng công danh khoa cử, nhưng thời gian dài đó cũng đă cho cậu tự khám phá những trạng huống của cuộc đời và đam mê chuyên chở những cục diện đó bằng chữ nghĩa văn chương. Và tôi, tôi đă may mắn quen Dân vào thời điểm mà viết văn đă thành là nghiện ngập nơi con người cậu. Nói là quen nhưng thật ra Dân và tôi đă có chút dây mơ rể má liên hệ gia đ́nh khi em gái tôi kết hôn cùng em họ của Dân. Và như lời diễn dẫn của Phạm xuân Nguyên trong những trang đầu của Hành Trang Ngày Trở Lại th́ Dân là một mẫu người đôn hậu, chất phác không quên gốc rễ, cội nguồn qua phong thái giản dị, hiền lành dù đă sống bao năm chịu ảnh hưởng văn hóa phương tây. Ngay cả Elena, cô vợ dễ thương người Ư của Dân cũng “tùng phu” đúng nghĩa dâu hiền trong một gia đ́nh nề nếp.

Khi internet như mạng nhện giăng bủa khắp nơi, “Một Áng Mây Bay” là bài đầu tiên Dân gửi qua e-mail cho bè bạn với câu nhắn gửi được nghe lời b́nh. Tôi đọc và thực sự xúc động bởi cốt chuyện, bởi lời văn và bằng sự chia xẻ, tôi đă viết ngay cho Dân những lời nhận xét khách quan chân thật nhất về h́nh thức cũng như nội dung của bài. Rồi từ đó, qua em gái tôi cũng như qua điện thư, tôi thỉnh thoảng đọc thêm những tác phẩm tiếp nối của cậu; tôi đọc, cho ư kiến và gửi những bài đó đến các bạn khác của tôi ở khắp nơi. Đôi khi Dân điện thoại thăm và bàn bạc chuyện viết lách với tôi, hai chị em tôi nói nhau nghe hoài bảo cho ra đời những quyển sách trang trải những tác phẩm của ḿnh, không phải để khoe danh tánh mà để tham gia cuộc sống nầy bằng nhũng đóng góp tinh thần với những điều góp nhặt đó đây. Và bây giờ th́ Dân đă thực hiện được ứoc mơ, quyển sách đầu tiên của cái “nghiệp” văn chương Dân đang cho ra mắt mọi người.

Saigon những năm gần đây sách in ra đủ loại đang trên đường lạm phát vậy mà Dân vẫn can đảm cho Hành Trang Ngày Trở Lại xuất hiên trong t́nh trạng vàng thau lẫn lộn nầy. Thế nhưng thật bất ngờ, trong một e-mail gởi tôi, Dân vui mừng cho biết là vài nhà sách đă ân cần giới thiệu tập truyện đó trên mạng riêng của họ; báo Tuổi Trẻ của Saigon cũng đă viết bài khen tặng; chưa hết, những tiểu truyện trong tuyển tập c̣n đuợc đọc trên radio và h́nh như HTNTL sẽ được ra mắt mọi người trên đài truyền h́nh VTV1 trong chương tŕnh “Mỗi Ngày Một Quyển Sách”. Tôi nghe và mừng cho bạn nhưng cũng không ngạc nhiên lắm trước thành công buổi đầu, trái lại, tôi c̣n tin trong tương lai cậu sẽ tiến xa hơn nữa trong cái “nghề tay trái” này.

Ai đă gặp Dân có thể sẽ nhận xét qua sắc thái, dáng vẽ của Dân để nói cậu hiền, và ai chưa từng biết Dân chỉ cần đọc bài của cậu cũng thấy được sự đôn hậu của tác giả thế nào. Cứ đọc mười tiểu truyện trong HTNTL th́ biết. Chúng ta sẽ ít thấy sự thanh thản trong đó mà chỉ thấy nhiều băn khoăn, khoắc khoải của những t́nh huống rất dễ t́m gặp chung quanh chúng ta. Phạm Xuân Nguyên cho chữ T́nh – hay nói đúng hơn là “t́nh người” - bao trùm trong các chuyện của Dân quả là điều không sai. Và tôi, tôi thêm chữ Tâm vào chữ T́nh trong đó. V́ phải có cái Tâm lành như Dân mới đau những cái đau của người khác; mới ưu tư nghĩ ngợi những khác biệt, bất công của đời sống mà vật chất đang chế ngự trị v́ khắp nơi; mới khiến ta nh́n lại rơ rệt hơn cuộc đời này trong chuyện tử - sinh. Hăy nghe cuộc tranh luận của Quang, Trung và Hưng trong tiểu truyện Hành Trang Ngày Trở Lại (cũng là tựa chung của tuyển tập) th́ biết, đó là cuộc thư hùng quan điểm về những so sánh, biến đổi xă hội mà bạc tiền, máy móc đă chạy quá xa vận tốc của người sống đời thuờng khiến con người từ đấy cứ lao đầu về phía trước để bắt kịp vật chất mà đôi khi quên đi bản ngă của ḿnh :

Không ai phủ nhận sự tiến bộ của kỹ thuật. Nhưng sự tiến bộ ấy dùng để làm ǵ? Đời sống xă hội chỉ chạy theo vật chất và bỏ quên con người. Chính v́ thế mà nguy cơ tha hóa đă và đang xuất hiện.......”(trang 54/Hành trang ngày trở lại)

“Thế giới hiện đại h́nh như đánh mất tất cả những nấc thang giá trị và không c̣n ǵ nữa, không c̣n lư tưởng, không c̣n niềm tin, không c̣n điều ǵ vĩ đại để tin theo, v́ chung quanh chỉ c̣n một ước muốn duy nhất: kiếm tiền đẻ thỏa măn vật chất” (trang 57/HTNTL)

Những luận chứng đó đuợc Dân xác định rơ ràng hơn trong Một Áng Mây Bay có anh chàng David suốt đời chỉ tham công tiếc việc với chủ đích tạo ra tiền mà quên cả mạng sống của ḿnh :

Tôi linh cảm là anh sẽ không c̣n sống bao lâu nữa khi những tế bào ung thư theo mạch máu tan đi.... Anh cũng thừa biết thế, nhưng bản năng sinh tồn đă giúp anh chống chỏi với nỗi nguy hiễm cận kề. Thế nhưng nỗi đam mê công việc trong anh vẫn không hề giảm sút. Một hôm anh bảo “mầy biết không, hồi sáng cô y tá có thoa một loại kem rất mới để cạo râu cho tao, mịn và mùi thơm rất dịu. Tao đang nghĩ là hôm nào sẽ làm một công thức y như vây, chắc lời cao....”(trang 27/Một Áng Mây Bay).

Nhưng cũng trong đời sống vật vă của bạc tiền Dân cho ta thấy những tâm hồn thanh cao, trong sáng như Bảo, đứa bé nghèo trong HTNTL, như Quang trong Quyển sách. Và như đa số những nhà văn, trong các tiểu phẩm của Dân cũng tản mạn những cuộc t́nh, thường là những cuộc t́nh lỡ mà ta đọc đuợc qua Ngả rẽ, Mộng trong giấc mộng, Những sợi tóc...Tuy nhiên, điều làm người đọc chú ư nhiều hơn trong các chuyện của Dân là nỗi đau giữa đôi bờ sinh, tử. Ngay từ câu chuyện đầu tiên ta thấy Dân kết truyện bằng cái chết của nhân vật chánh David, rồi từ đó đến hết tuyển tập có cả niềm đau của chính Dân khi nói về cái chết  của anh ruột ḿnh trong Tia Nắng Mùa Đông; Dân cũng đă cho ta thấy nỗi buồn nhân thế với những vô lư trong sự sống và cái chết để rồi ước vọng một nhân gian rộn rả tiếng chuông thức tỉnh từ quả chuông đồng đúc đuợc bằng hoán chuyển của bao vơ khí trong chiến tranh qua Buổi Chiều Trên Nghĩa Trang.

Đa số các chuyện Dân kể đều buồn, những nổi buồn b́nh thường nhưng sâu nặng mà trong đời sống lắm lụy phiền nầy ai ai cũng dễ thường gặp phải nhưng không phải ai cũng có thể diển tả được như Dân. Cách viết của Dân suông sẻ, b́nh dị, không cầu kỳ, đọc là hiểu liền ư của Dân, đọc xong là cứ như ta đang soi gương để thấy ta, thấy người, thấy cái thế giới này tưởng chừng giản dị nhưng sao lắm nhiêu khê. Nhưng trong cách không cầu kỳ đó cũng có đôi bài Dân viết thật t́nh tứ, lăng mạn như Mộng Trong Giấc Mộng và Ngả Rẽ, những bài nầy Phạm Xuân Nguyên bảo Dân viết như làm thơ quả thật không sai. V́ các tiểu truyện hầu hết đều mang khôg khí buồn bă (đôi khi nghe đâu đấy lành lạnh mùi chết chóc của nhà thương, của nghĩa trang) vào tuyển tập khiến toàn quyển sách mang tính chất một chiều, mất đi phần sinh động. Tuy nhiên, Dân đă bảo đó là chủ ư của cậu.

Chúng ta, mỗi người đều có những giấc mộng con, một trong những giấc mộng con mà tôi thường nghe Dân tâm sự là đúc kết đuợc t́nh người qua chữ nghĩa những ǵ cậu nghe, thấy, thu nhặt trên đường đời. Không biết ngày xưa lúc ra đi hành trang Dân mang theo là những ǵ, chỉ biết bây giờ khi quay trở lại quê nhà Dân mang theo bên ḿnh sự thành h́nh của một ước mơ và đang ưu ái mời chúng ta cùng san sẻ niềm vui thành đạt đó trong Hành Trang Ngày Trở Lại.

Tôi đă đón nhận và đọc tuyển tập trên bằng sự trân trọng của một người yêu văn chương, chuộng t́nh người để công nhận thêm tài năng và tấm ḷng của một người bạn. Những hàng chữ thô sơ nầy xin gửi đến bạn bè gần xa để cùng đọc, chiêm nghiệm, chia sẻ món quà tinh thần mà Dân đă tặng cho chúng ta. Chúc Dân thành công với tác phẩm đầu tay để khởi sắc cho ra đời những đóa hồng kế tiếp.

Tháng 6-2007
HUỲNH NGOC NGA
Torino Italia
 

 

 

art2all.net