vơ công liêm

 

 

CON NGƯỜI VÀ TRÍ TUỆ

                                                ‘Der tod macht mich nicht beben’* (Mozart)

 

vcl: Cô hồn
 

Nói đến trí tuệ, tất nói đến tư duy. Trong mọi sinh vật chỉ có con người có trí tuệ. Có trí tức có hồn. Hồn trí là cơ năng phán quyết sự việc trước ngũ giác của thân thể con người, mặc khác; trí tuệ được coi là đối tượng cho mọi tôn giáo. Là; một sinh lư hữu cơ trong thân thể, là chức năng cần thiết và hữu dụng như mọi cơ quan khác. Làm thế nào trí tuệ biến đổi được qua mọi dạng thể. Làm thế nào để trí tuệ hiểu được một cách nhanh chóng xuyên qua những nơi bao la rộng mở, đưa vào bởi một chuyển động liên tục, thường xuyên và làm thế nào từ những dữ kiện, vật thể để có thể tạo nên –How they vary in shape; how they fly spontaneously through space, impelled by a perpetual motion and how from these all objects can be created.

Bước đầu của dấu hiệu đưa tới một cách sáng tỏ nhất là trong thi ca. Chính thi ca là biểu lộ tâm hồn của ‘trí tuệ như-nhiên / the nature of mind’ và những ǵ thuộc về cuộc đời. Từ cái chỗ đó con người nh́n vào hồn như một đe dọa, thúc đẩy, dồn nén để nhận ra cái lư nhất thể (neck and crop) một cách hoàn toàn, chắc chắn; đó là nỗi sợ hăi của cái chết -mà chết là Ngục giới- một điều ǵ luôn nhắc nhở trong hồn người, một thứ thổi bùng vào đời người như cảnh giác trước sự sống; dù sung măn hay bệnh hoạn, hồn báo động như một quay về của cái chết, để lại sự bàng hoàng và không c̣n nguyên trạng, một nỗi đau trầm thống, một điều tha thiết được trở về trong nguyên trạng của trí tuệ để mê tín. Thí dụ: Khi người đàn ông đang ở giữa nghi ngờ và xa lạ, thời chúng ta sẽ nhận ra được ở phút giây đó có vận may rủi trong ư nghĩ là những ǵ mà người đàn ông đang đối diện. Do từ phán quyết của trí tuệ để có một quyết định. Cho nên linh hồn con người là cảm thức khơi dậy từ trí tuệ. Đau khổ hay hạnh phúc gây ra từ động lực trí tuệ; dơn do có ở nơi ‘của con người và trí tuệ / of Man and Mind’ mà ra.

Trí tuệ; mà chúng ta thường coi đó là khả năng hiểu biết của trí óc, năo bộ, là vị trí hướng đạo và trục kiểm soát của cuộc đời; một phần trong cơ thể con người, không kém phần quan trọng như tay, chân, tai, mắt, mũi, họng mà tất cả thứ đó tạo sự sống động nơi con người. Có người lại cho rằng sự cớ của trí tuệ là khơi dậy từ khả năng giác thức của trí chớ không phải xếp đặt như bất cứ bộ phận đặc biệt khác, nhưng nó là một điều kiện cần thiết cho sự sống của con người. –There are some who argue that the sentience of the mind is not lodged in any particular part, but is a vital condition of the body. Sự lư này Hy Lạp gọi là ‘điều ḥa/harmony’ để cho tâm hồn vi vu tiết điệu vần xoay với ḥa âm điền dă. Nói như rứa có phải do từ trí tuệ mà ra? Hay đây là một phát tiết ngoài trí tuệ? Không! hoàn toàn không, bởi; trí tuệ cho ta sống thực như hiện hữu của tri giác mà không đi qua bất cứ một cơ phận nào do trí tuệ quyết định (determined mind). Thí dụ khác: sức khoẻ tốt có thể nói là sức khoẻ điều độ tốt (very well) chớ không nói sức khoẻ là một phần chính của trí tuệ; rứa cho nên sức khoẻ không phải là trạm lưu thông của cảm giác trí tuệ trong bất cứ cơ phận nào của cơ thể. Lư hóa nhiên là thế!

Kế đến; phải hiểu thêm rằng: cũng cần có một tinh thần cần thiết cho cuộc đời như trong tứ chi của chúng ta và một thể xác không những là ngọn nguồn cảm thức hay điều hợp của lư trí. Từ đó suy ra rằng tất cả nguyên tố cấu thành không phải là dự phần ngang nhau của sự cần thiết con người hoặc bảo tồn ngang nhau mà đó chỉ là hổ tương cho nhau để cầm cự một sự trọn vẹn trong con người. Thế nhưng; việc xử lư của trí tuệ để có được một thân thể tráng kiện trong một trí tuệ minh mẫn; trí tuệ và tinh thần là nhu cầu cần thiết của cơ thể, thiếu vắng nó là hủy thể. Rứa th́ chức năng năo bộ làm ǵ? Là một tế bào năo kích thích để nuôi dưỡng thân thể. Nói rứa có dài ḍng văn tự? Thí dụ: Hôm nay tôi thèm ăn hến, nhớ cái mùi thum thủm của hến, cái lưỡi chảy dăi; v́ cơ thể thiếu khoáng chất (chất vôi) và các tuyến cần có mùi thum thủm của vị mặn để có ‘dissolve’, a-xít (acid) hóa vào người. Đó là sự cần có như hơi thở, hơi nóng, nếu những thứ đó rời xa (forsakes) th́ tứ chi và trí tuệ đi tới cái chết. Lúc đó trí tuệ không thể nói ‘determined mind’. Rứa th́ vai tṛ trí tuệ là chi rứa? Là kiểm soát và cân bằng /control and equally, điều ḥa cho một thân thể b́nh thường trong một đời sống b́nh thường, trí tuệ hư hại đưa tới một đời sống không lư tính. Chức năng nhiệm vụ của trí tuệ là ngọn hải đăng trong đời người…

Một điều khác; trí tuệ và tinh thần là mạch nối –mind and spirit are interconnected và sắp xếp vào nhau ǵữa trí tuệ như một bản chất cố hữu, cũng là thế lực để khống chế trong thân thể con người là chính yếu mà chúng ta diễn đạt qua trí tuệ hoặc qua ư thức. Cái đó là tinh thần cần thiết, quan trọng trong đời sống con người, lan trải, chạy xuyên khắp châu thân, một mệnh lệnh của trí tuệ dưới sự chuyển động trực tiếp và thúc đẩy. Trí tuệ do bởi kinh nghiệm tư tưởng tự nó và lạc thú về những ǵ thuộc của ḿnh ở một lúc trong khi không chuyển động ngay cả tinh thần và thể xác. Nhưng mỗi khi hỗn loạn trí tuệ bởi một vài thứ quá mức không cưỡng chế được (overwhelming) sợ hăi, thời tất tinh thần đi lần tới rối loạn trong một trạng huống cảm hóa sự kiện (trí tuệ kiểm soát để cảm hóa / sympathy). Luận ra có một sự móc nối giữa trí tuệ và tinh thần nằm trong thân thể người ta; mỗi khi bị chao động tâm tư bởi một tác động trực tiếp của trí tuệ; ngay tức thời thể xác kích thích và đổ dồn tới để án ngữ, chống lại. Sự lư chứng tỏ rằng; trí tuệ và tinh thần cả hai được giải quyết của một chủ đề -mind and spirit are both composed of matter; thay đổi sự bày tỏ của đối diện và hướng tới để xoáy vào con người; khả năng hoạt động đó, tất cả là một đụng chạm rơ ràng có dính vào nhau, như dính chung một vấn đề. Tuy nhiên; trí tuệ như tự xếp đặt chính nó trong một chuyển động có nhiều nhạy bén hơn bất cứ những việc mà bản chất tự tại là điều mờ ảo dưới đôi mắt của chúng ta. Nhưng điều ǵ là không chuyển động mà phải bao gồm trong một trường hợp ngoại lệ. Nói như rứa có tính cách ṿng vo tam quốc chí diễn nghĩa? Không! cái đó là diễn tŕnh trong phạm trù triết học của đi và về bởi do một cái đẩy nhẹ nhàng đó thôi –so that it can be set going and coming a slight push! Trí tuệ là một tế bào của năo bộ phát tiết hài ḥa trong trạng huống toàn diện. Mà đây là một biểu thị thế nào là mung lung, phù phiếm để trắc nghiệm về những ǵ tinh thần cần thiết và thế nào là khoảng cách nhỏ nhặt mà nó có thể chứa đựng nếu như điều đó có thể là một liên kết với nhau. Nói chung tinh thần là ‘sự sống’ cần thiết và quan trọng như tất cả mà phải là một hỗn hợp bao gồm cả nguyên tử nhỏ, đan kết vào nhau, xuyên vào những đường gân máu, nhục xác và thấm thấu vào ngũ tạng. Vi thể là chất liệu nhỏ, trong lúc tất cả những khí thế sống động tinh thần, hồn phách cùng lúc thoát ra khỏi thể xác, ngoài những ǵ đi nữa, nó chỉ để lại nguyên vẹn h́nh hài và ở đó không mất đi trọng lượng của nó. Đó là nói về cái chết giữa hồn và xác.

Sự sống tinh thần / vital spirit là một sống động cần thiết và hữu ích, là một hiện diện trong tất cả của cơ thể / present in the whole body. Tinh thần là kẻ chăm lo và giữ ǵn cơ thể. Rứa răng? Như đă nói ở trên và lập lại nhiều lần ‘tinh thần’ và ‘thể xác’ là một hợp đồng của cơ thể con người. Ngoại trừ cái chết đưa tới th́ cho dù một phân tử (atoms so small) nhỏ nhất cũng không thể là sống động (vital) được, v́ nó đại diện cho toàn cơ. Là hai mối dây liên lạc đan kết vào nhau bởi chung một ngọn nguồn và không thể xé ra làm hai mà không tỏ ra đột biến…Rơ ràng như rứa thôi! V́ rằng thân thể người ta sinh ra là thế không bao giờ có kinh nghiệm ǵ về ‘ấp nở’ hoặc lớn lên như ư ḿnh muốn, nó thiết lập trong môi trường tự hữu / being là phép tự nhiên ngay cả phần hồn cũng không lấy ra từ kinh nghiệm mà chúng ta phải nhận biết hồn phách không đứng lại dai dẳng sau cái chết –that it does not persitst after death! Nếu có người khăng khăng từ chối thân thể con người là một cảm giác tự động và tin rằng cảm giác đó là linh hồn đă nhập chung vào thân thể; cái đó coi như đúng trong giả thuyết mà đây là một chuyển động gần như vô h́nh. Ấy là điều mà chúng ta cho là thuật ngữ của cảm xúc từ tinh thần và thể xác. Nếu thực sự dữ kiện này mà ta sờ được th́ cho đó là kinh nghiệm –If it is not such as it is palpably presented to us by experience. Bởi con người và trí tuệ là hai vấn đề khác nhau nhưng chung trong một tinh thần của hồn và xác. Một vận dụng vô h́nh mà hữu h́nh do từ tri giác của nhận biết chớ không phải nhận biết do từ thân thể. Con người là xác thịt, tinh thần là phần hồn. Giữa hồn và xác là hai khiá cạnh khác nhau nhưng lại ḥa hợp và nhập chung làm một.
 

Đúc kết vấn đề giữa con người và trí tuệ; để t́m thấy nguồn cơn tự sự bản thể con người là bản chất đông cứng dưới bộ giàn của xác thịt. Trí tuệ thuộc phần hồn, tức tinh thần nằm trong hữu thức và vô thức (conscious and unconscious) đó là trí tuệ và thể xác được cấu thành bên nhau, trưởng thành trong nhau và mục rữa cùng nhau –that mind and body are born together, grow up together and together decay. C̣n nói về cái sự mềm yếu, khờ khạo là một gợn nhẹ thoáng qua của hồn nhiên tợ như cái nhẹ tay đối với công lư. C̣n như cường tráng, sinh lực và chín muồi theo năm tháng là phụ bởi một hợp chất vững chắc và một phát triển đi cùng với trí tuệ; tiến tŕnh của trí tuệ nó tùy vào năo thức thời gian để điều động. Thể lực con người cũng có thể đi theo với thời gian, qua từng thời kỳ và trí tuệ đi cùng, tế bào cơ bắt đầu rũ xuống và sinh lực không c̣n bén nhạy, nhận thức hiểu biết cũng đi theo đó hoặc suy thoái, chậm lại kể cả lời ăn tiếng nói ngập ngừng, loạng choạng và trí tuệ th́ khờ khạo. Như thế xác và hồn đồng dạng thể và giao thoa vào nhau không bên nào cưỡng bên nào. Thần trí sống động nhờ vào thần xác; cho nên nó tương giao với nhau, sinh lực và sự sống là mạch nối. Không có xác, trí tuệ không thể đơn phương thực hiện để chuyển động sự sống. Tinh thần sự sống bị tước đoạt, thể xác không thể giữ lại để có cảm xúc. Bởi vậy khi cả hai ‘mất nhiệt’ thời không c̣n cảm nhận được đâu tà đâu chính. Vả lại; nếu phần hồn là không chết (nature immortal) và có thể để lại cảm thức trong khi đă rời khỏi thể xác, thời chúng ta phải tin là đúng. Nhưng chắc chắn một điều; khi buông thả th́ hồn theo hồn, xác theo xác. Tồn lưu hay tồn vong là do cảm nhận nơi con người, nơi giáo điều, bởi; con người là sinh vật khác biệt -có trí tuệ -.Trí tuệ chỉ cư ngụ khi tinh thần (linh hồn),thể xác c̣n hiện hữu sự sống nơi con người ./.
 

VƠ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. 1/10/2015)


* ‘Death does not make me tremble / Cái chết không làm cho tôi khiếp sợ’ (Mozart)
_________


SÁCH ĐỌC: ‘Twentieth-Century Philosophy: The Analytic Tradition’ by Morris Weitz. The Free Press. New York, London 1966.

 

 

art2all.net