vơ công liêm

 

PABLO NERUDA

NHÀ THƠ HIỆN THỰC

 

 

 

 

Giờ đây Pablo Neruda* không c̣n là của “riêng” dành cho đất nước Chí Lợi (Chile), kể cả những dân tộc Mỹ La Tinh. Neruda trở thành của “chung” cho thế giới ngày hôm nay. Neruda là thần tượng của t́nh yêu, là anh hùng dân tộc của các nước nhược tiểu và bị trị. T́nh yêu của Neruda là t́nh chân không mộng mị, t́nh yêu  vị tha đầy ḷng nhân ái, mấy ai sắc son như thế. Một thứ t́nh siêu thực (surrealist) trong hiện thực (realistic) đó là thi tứ ông đă làm ra, mà hầu hết những tác phẩm của ông nói lên ước vọng và hoài bảo đó, t́nh thật “frank” ngay trong thơ trần tục. Neruda không giấu diếm mà ngược lại làm sáng tỏ dù dưới dạng thức ẩn dụ “metaphor” đều để lại một ấn tượng thiết thực và cụ thể hơn bao giờ.

Tiếng thơ của Neruda đă thức tỉnh: t́nh-yêu và t́nh-người ở mọi tầng lớp xă hội hôm nay và ngày mai. Một sự cảm nhận siêu lư; tâm trạng của Neruda là tâm trạng chung, những thổn thức của Neruda đồng điệu với mọi người, một thứ ngôn ngữ không biên giới, nhờ đó mà thấm thấu vào ḷng người khắp năm châu luôn cả đảo quốc xa xuôi ngoài bờ đại dương. Bởi mỗi câu thơ là nét đan thanh lồng vào cảnh giới một cách đích thực của con người trước mọi biến cố. Những gịng thơ của Neruda trở thành triết lư thi ca, một triết lư nhân bản, khác với triết lư nhân bản của J.P.Sartre. Giữa Neruda và Sartre có những tư tưởng nghịch lư với hai cái nh́n khác nhau, một đằng; là Sartre  luôn luôn cảm thấy ”buồn nôn” cái thế giới ḿnh đang sống, phủ nhận mọi thứ phi lư của xă hội tạo ra,muốn giải phóng để đi tới tự do,c̣n Neruda cảm thấy lạc quan và hội nhập vào đời để t́m kiếm một công bằng xă hội, cái triết lư của Neruda đưa vào đời tấm ḷng nhân ái, sống chung hoà b́nh trong một thế giới đại đồng, hoài bảo đó cũng là lư do đưa Neruda đến gần với đảng Cộng Sản…

Những t́nh huống ngang trái đời người, đổ dồn vào tâm thức của Neruda mỗi lúc mỗi mănh liệt hơn;ông quyết chiến với căn bệnh hiểm nghèo cho tới cùng.Pablo Neruda măn nguyện và chinh phục được những điều ước đó.

 Nhà thơ Tây Ban Nha Federico García Lorca cùng thời với Neruda là bạn chí thân của ông; phát biểu về thơ Neruda như sau:”…thơ gần với cái chết hơn là triết thuyết, gần nỗi đau hơn là trí năng, gần máu hơn gần mực”. (…a poet closer to death than to philosophy, a poet closer to pain than to the intellect, closer to blood than to ink.)

Thơ của Pablo Neruda có dáng dấp của những nhà thơ nổi tiếng trên thế giới Robert Frost hoặc T.S. Eliot nhưng đặc biệt ở chỗ Neruda để lại một dấu ấn đáng kể trong trường chính trị, một con người tả khuynh đầy năng động. Thơ Neruda ảnh hưởng lớn đến các nước Mỹ La Tinh (Latin America) tuy nhiên Neruda dành hết tấm ḷng yêu nước  cho quê hương ḿnh.Chúng ta nghĩ suy về con người của Neruda qua những t́nh thơ gợi cảm, trữ t́nh là những gịng thơ tràn đầy t́nh yêu người hoặc những lời thơ chan chứa mặn nồng có đôi khi như ai oán  của kẻ thiệt tḥi và mất mát hay những khi sôi nổi với đời thường. Nhưng nỗi tuyệt vọng đó đă được đất nước và nhân dân Chí Lợi cảm thông một cách rơ nét, tiến cử ông như một nhà chính trị chân chính, một nhà ngoại giao ngay thẳng, một đại diện cho đất nước Chí Lợi ở những lúc đấu tranh khốc liệt trong chính trường quốc gia, quốc tế, trong vai tṛ kinh bang tế thế như vậy. Dẫu dưới lănh vực nào chăng nữa, chúng ta phải hiểu rằng; không phải v́ thế mà mất hồn thơ. Neruda là con người đa t́nh và giàu t́nh cảm, Neruda xúc cảm trước mọi t́nh cảnh và trong mỗi t́nh cảnh đi qua đời ông là mỗi biến động giạt dào trong thơ của Neruda, không phải là dấu chấm hết của cuộc t́nh mà đó là những cuộc t́nh lớn và bất diệt trong đời Neruda…

Sau hơn 30 năm cái chết của Neruda, thi văn của ông đă chuyển ngữ qua hầu hết các quốc gia và có chỗ đứng trong văn học sử thế giới, rồi dần dần trở nên gần gũi với chúng ta và thơ t́nh của Neruda là đầu môi trước lưỡi của những người trẻ hay giữa đám thị dân b́nh thường. Đó là những vần thơ tuyệt vời đầy đủ phong vị của người t́nh và một ước ao đầy kinh nghiệm trong thơ Neruda.

Tất cả những t́nh tiết đó như một luận cứ thi văn của Neruda mà chúng ta có thể xem như một cuộc trao đổi bổ ích để t́m hiểu rộng răi tư tưởng của nhà thơ lừng danh nầy.

 

   Neruda làm thơ ở tuổi mới lớn và được nhiều giải thưởng thơ dành cho lứa tuổi vị thành niên.  Ở tuổi 13 có thơ đăng trên báo “La Manăna”. Neruda cho xuất bản tập thơ đầu tay Nhiệt T́nh và Kiên Tŕ (Entusiasmo y Perseverancia). Sau đó cọng tác với tạp chí báo văn học “Selva Austral”. Năm 1920 lúc ấy mới 16 tuổi lấy bút danh Pablo Neruda, v́ quá say mê nhà thơ văn Tiệp Khắc tên là Jan Neruda(1834-1891).

Những bài thơ t́m thấy trong lần xuất bản đầu tiên  vào đầu năm 1923 là bài Hoàng Hôn (Crepusculario) và bài Đôi Mắt Tôi (Mis Ojos). Hai thi phẩm đầu tay đă mang lại sự chú ư của quần chúng. Từ đó Neruda trở nên lừng danh well-crafted với tên tuổi của ḿnh.

Hai Mươi Bài Thơ T́nh Yêu và Một Bài Hát Tuyệt Vọng (Veinte Poemas de Amor y Una Cancion Desespe/Twenty Poems Of Love and A Song Of Despair) xuất bản vào năm 1924. Tập thơ đă làm chấn động dư luận thế giới vào thời đó, tuy nhiên cũng tỏ ra khắc khe và gần như không được phép xuất bản bởi tác giả phơi bày trắng trợn những đường nét tính dục (erotic). Đây là lối thơ tiền phong và cách mạng hoá thơ t́nh yêu của Neruda, do đó được coi như vi phạm thơ truyền thống xưa nay của văn chương Tây Ban Nha và các nước khác. Người ta quan niệm thơ t́nh phải thanh cao diệu vợi, phải bay bướm, hoa lá cành và ví von dưới một h́nh thức khác của thơ để che đi tính dục. Nhưng Neruda cho rằng đường nét đó không dính dáng ǵ tới tính dục của thơ. Neruda diễn tả trung thực nét thẩm mỹ dưới mắt nhà thơ một cách cực kỳ hiện thực. Ông vẫn duy tŕ đường lối ấy cho tới khi không c̣n nữa.

Dần dà thi phẩm đó lại được yêu chuộng nhất và chuyển dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới và đă bán ra một số lượng khổng lồ đạt tới một triệu cuốn vào thập niên 60. Tập Đỉnh Cao Macchu Picchu (Heights of Macchu Picchu) cũng là tác phẩm đáng giá. Đó là nguyên nhân xúc cảm về thân xác, điều mà làm cho Neruda nổi tiếng ở tuổi 20. Cái tuổi đầy cường độ xuất thần, phát tiết để cảm hứng nên “thơ” một cách lăng mạn đầy chất thơ, đầy sáng tạo vượt ra khỏi lề thói cũ của ngôn ngữ thi ca, Neruda muốn làm mới thơ, một cái ǵ khác lạ của thơ để nhắm tới cái gọi là chống-thơ (anti-poetry) nhưng vẫn giữ được chất liệu của thơ.

Hăy đọc tượng trưng bài thơ nầy: Thân Thể Người Đàn Bà (Cuerpo de Mujer/Body of Woman)

“Thân thể đàn bà, là những ngọn đồi trắng, đôi vế trắng.

em tợ như thế giới trong dáng dấp trao ban

anh thô lỗ quê mùa bốc xới em

và rồi nhảy phóc ra từ ḷng sâu của thổ âm”

… 

(Bài ca I Trong 20 bài thơ t́nh)

Body of woman, white hills, white thighs,

You look like the world in your posture of surrender

My savage peasant body digs through

And makes the son leap from the depth of the earth

 …        

(From “Song I” Twenty love poems)

 

Neruda ảnh hưởng sâu đậm gịng thơ của Rimbaud và Baudelaire nhưng tiếng thơ của Neruda được vang lên một cách trong sáng hơn. Cái h́nh ảnh lôi cuốn của Neruda là chụp được cái ngất ngây, say đắm và nỗi thống khổ của những cuộc t́nh son trẻ. Thử nh́n lại, chúng ta thấy được cái buồn vô cớ, miên man đă xuyên qua đời Neruda, tất cả trạng huống xẩy ra trộn lẫn vào nhau trong mọi đề tài: đời, gia đ́nh, t́nh ái là những liên kết giữa con người và vũ trụ; trong thơ t́nh yêu đối với Neruda như một lời xưng để cứu chuộc.

Pablo Neruda quay đầu tư cố hương, bắt gặp trong tập Cư Trú Trên Mặt Đất (Residencia en la tierra) phát hành 1933 được diễn tả qua thân phận bi quan cùng khổ giữa những luận cứ không hợp lư, biệt lập, ám ảnh cái chết. Những thứ đó làm cho Neruda thêm bi quan và chính những thứ đó không có ǵ mới mẻ về thuyết hiện sinh ngày nay của kỷ nguyên nầy. Người ta có thể lắng nghe những lời đối thoại tự bên trong đáy ḷng ông. Neruda ch́m lắng với nỗi ray rứt đó bởi những ngổn ngang g̣ đống chaotic và cả sự ngu ngơ absurd giữa cơi đời này. Thiên nhiên th́ hủy diệt, luyến ái th́ ngăn cấm và lên án. Nhân loại phản đối và khinh miệt Neruda. The objects of mankind disgust Neruda!

Thời gian phát hành tập Cư Trú (Residence) tinh thần và niềm tin của Neruda được phục hồi khắp nơi, rực rỡ nhất những nước dùng ngôn ngữ Tây Ban Nha. Trong bài thơ dưới đây, trong tập Cư Trú, Neruda nói lên được điều ǵ:

BÓNG MA

Đôi mắt họ dương lên như đôi tay người chèo

trong cái chết vô cùng

với hy vọng nằm yên và bản chất

là được bung lên từ ḷng biển

 

Từ không xa nơi đâu

mùi đất như có khác

vũng sáng vàng vọt xô tới như cành liễu rủ

trong dáng mập mờ của những cánh hoa tưởng nhớ.

…    

(Di Trú Trên Mặt Đất-Di Trú I)

PHANTOM

Their eyes struggled like rowers

in the death infinity

with hope of sleep and substance

of being emerging from the sea

 

From the distance where

the smell of the earth is different

and the twilight comes weeping

in the shape of dark poppies.

(Residence on Earth-Residence I)

Vào những năm 1934/1936 Neruda rơi vào con đường tuyệt vọng,từ trạng thái nầy sang trạng thái khác ,cảnh hỗn độn xẩy ra trước mắt ông;nội chiến Tây Ban Nha, ám sát nhà thơ thân yêu của ông Federico García Lorca, đó là lư do đưa ông đến gần với phong trào đấu tranh Cộng Ḥa chống nhà độc tài Franco.Neruda say sưa với lư tưởng chính trị, ông gặp phải những đối kháng khác nhau buộc ông phải ra khỏi Tây Ban Nha để trở về cố quốc với một tân chính phủ.Neruda dâng hiến đời ḿnh cho con đường chính trị với kinh nghiệm sẳn có may ra thay đổi được guồng máy chính quyền lúc bấy giờ là một nhu cầu cấp bách cho đất nước và nhân dân Chí Lợi.Cuối cùng ước mơ đó không thực hiện được giữa những tư tưởng,hệ phái bất đồng.Neruda nuốt cay-đắng-mùi-đời life’s bitterness vào ḷng qua những vần thơ ai oán,sầu khổ.Có rất nhiều bài thơ ông làm cho đất nước Tây Ban Nha với những khúc bi ca tương tàn.Bài thơ tả hoàn cảnh Madrid vào năm 1936 như saư:

 

“Madrid ơi! đơn độc và oai hùng.Tháng bảy

em ngạc nhiên vui

kín đáo ngọt ngào:thắp sáng đường em qua

sáng cả trời mơ.

 

Một màu đen ói mửa tuôn trào

cho tất cả,sóng vỗ triều dâng

những tà áo thâm đen cuồng bay theo gió

tuôn chảy giữa đôi chân qụi lụy

con nước  nhầy nhụa,con sông nhểu buồn trôi”.

(Rút từ:” Madrid 1936”)

 

Madrid: alone and solemn, July surprised you

with your joy

of humble honeycomb: bright was your street

bright was your dream.

 

A black vomit

of generals, a wave

of rabid cassocks

poured between your knees

their swampy waters,there rivers of spittle.

(From:”Madrid 1936”)

 

Đó là những lời thơ thống thiết chia xa với Tây Ban Nha nhưng mấy ai hiểu nỗi ḷng của Neruda?Tuy là một bài thơ than khóc qua ngôn ngữ ẩn dụ nhưng rất gần với hiện thực và được xem như lời thầm kín của những người yêu nước nói chung.

 

Ở tuổi thiếu thời Neruda thấy ḿnh như một thanh niên ngông cuồng, bước vào đời với đôi chân”khập khểnh” măi cho tới khi biến cố Tây Ban Nha xẩy ra, Neruda ư thức được vai tṛ làm người của ḿnh. Năm 1945 Neruda tuyên bố công khai như một chiến sĩ đấu tranh cho đảng Cộng Sản. Ông đă dùng thơ văn tố cáo nhà cầm quyền Chí Lợi. Ba năm sau 1948 tổng thống González Videla băi bỏ đảng Cộng Sản và ra lệnh tống giam Neruda. Tṛ đời thật ngang trái; biệt đăi, bôi bác, hâm dọa nén nỗi đau t́m đường vượt biên bằng đường bộ, một ḿnh một ngựa vượt ngàn trùng mưa gió để tỵ nạn lên vùng đất xứ người Á-Căn-Đ́nh (Argentina) để t́m tự do. Từ những năm 1948/1950 Neruda cho ra đời tập trường thi “Chung Một Lời Ca” (Canto General) được xem như những bài thơ ngợi ca những anh hùng Châu Mỹ La Tinh được nhắc nhở nhiều lần. Đưa dẫn từ thời tiền sử xuyên đến thời kỳ xâm lược của Tây Ban Nha với những cuộc cách mạng cũng như chống lại những nhà cầm quyền độc tài, khát máu cho đến thế kỷ 20 nầy. Phải kinh qua nhiều cuộc tranh luận để dành lại độc lập, tự do cho đất nước và con người Chí Lợi. Liên hợp các ngôn ngữ khác nhau và một lịch sử được thanh lọc tận gốc những tư tưởng mê hoặc. Ngoài ra những lời thơ của Neruda như một chủ thuyết hiện thực mà thời gian xưa cổ của mấy thập niên người ta chuyên về Tượng Trưng chủ nghĩa (Symbolism) và Siêu Thực chủ  nghĩa (Surrealism) là hai hệ phái cần cứu nguy cho Chí Lợi ở lúc này.

Nhưng thơ văn không hẳn là cái chổi khổng lồ để quét những vướng mắt ra cùng một lúc mà cần có một tiềm năng tích lũy mới làm nên những áng thơ bất hủ. Thơ  của Neruda vừa t́nh người vừa nghĩa khí cho một đất nước cần phải vùng dậy.

Năm 1950 Chí Lợi ban bố lệnh ân xá cho Pablo Neruda. Ông được triệu hồi vế đất mẹ, những gịng thơ của ông một lần nữa thay đổi cục diện Chí Lợi cũng như Mỹ La Tinh. H́nh ảnh của những anh hùng ca trong Chung Một Lời Ca nay được thay thế bằng những ca khúc (odes) hết sức đơn giản qua những chủ đề hằng ngày trong đời sống: chiếc xe đạp, củ hành, trái táo, đôi vớ…, cái kiểu thức giản đơn đó như một ư nghĩa dành cho ǵới vô sản, nghèo khó. Có một lần Neruda nói: ”Một nhà thơ lớn chính là người thợ làm bánh nhà quê”  The greatest poet is the local baker.

Neruda làm thơ không giống như Robert Frost. Frost đă “kết hôn” ngôn từ để tạo nên câu thơ đơn giản như cái sành sỏi của tư duy “sophisticated thinking”. Neruda liên hợp những cái đơn giản thuần chất thơ, cái đó người ta gọi là “hơi thở” của thơ.

Cho dù cố gắng làm cho thơ duyên dáng, dễ thương, điều đó có thể gây hại cho bài thơ và trở nên vô vị, tẻ nhạt cho một số lượng lớn của thơ. Người ta yêu chuộng phẩm chất hơn là trọng lượng. Cho nên đọc thơ Neruda, dù là ẩn dụ, thơ ông có một chiều sâu đi thẳng vào nội tạng một cách thích thú và dễ đả thông tư tưởng. Độc giả khắp nơi nhiệt liệt khen ngợi. Neruda biến đổi cách làm thơ  qua những bài thơ không vần, không niêm luật, không gieo, không đối và nhiều bài thơ sau này của Neruda làm ra như vô nghĩa, có khi rời rạc hoặc tối nghĩa và đưa thơ vào con đường thơ-tự-do hoặc có những bài thơ xuôi, dạng tân-h́nh-thức như ngày nay. Thế nhưng thơ của Neruda vẫn duyên dáng lạ thường, đó là lối thơ mới của Neruda vừa ẩn dụ, vừa siêu h́nh, một ít hiện sinh đưa độc giả vào một thế giới lơ lửng vô biên kể cả những khúc t́nh dục làm cho người đọc “đoái hoài” vô tưởng.

Neruda đă cho phát hành cùng một lúc 4 khúc t́nh thơ vào năm 1950. Coi như trang sử vẻ vang cho đời làm thơ của Neruda.

 

Hai mươi năm sau Neruda đă làm kinh ngạc độc giả thế giới  với một số lượng tác phẩm của ông, nhiều nhất là t́nh thơ cảm hứng từ ḷng đam mê và người bạn đời thứ ba của ông - Matilde Urrutia - Lựa ra đây những bài thơ t́nh lăng mạn đầy nhạy cảm qua 5 thập niên. Những bài thơ đi qua một thời niên thiếu của tác giả: Đoản Thơ của Thuyền Trưởng(The Captain’s Verses 1952)Một Trăm Bài T́nh Thơ Ngắn 14 Câu (One Hundred Love Sonnets 1959) và Barcarole (Barcarole 1967).

Neruda chia xẻ t́nh yêu và cảm giác t́nh dục mà độc giả khắp nơi dành cho ông cũng như liên kết với ông trên mảnh đất nầy để đem lại sự cảm thông sâu xa của ông cũng như mọi chủng tộc khắp nơi trên thế giới. Đó là ḷng chung thủy của Pablo Neruda đối với người yêu thơ ông. Hạnh phúc đó không chóng qua mà dài lâu. Đọc một vài câu trong Khúc T́nh Tháng Chín #8 để thấy cái thâm trầm của Neruda :

“Hôm nay biển gào

ta nhấc một nụ hôn

thật say đắm hai chúng ta hoảng hồn

trong tia chớp kinh thiên

và, buộc đôi ta, quẳng xuống biển

và ch́m dần không lối thoát”

…  

(Từ”Tháng Chín #8 Trong Đoản Thơ của Thuyền Trưởng)

 

Today the tempestuous

lifted us in a kiss

so high that we trembled

in the flash of lightning

and, tied together, descended

and submerged without unraveling.

(From “September #8 in The Captain’s Verses)

Trong những năm sau nầy Neruda đă viết lên những lời ai oán về thân phận ḿnh. 1940 ngày trở về, ông tách xa mọi đề tài để viết, kiểm điểm hành vi hoạt động trong đời và viết bản tự khai về cử chỉ, hành động, lời nói mà ông cảm thấy không mấy thiện cảm đối với quần chúng. Người làm thơ là cách ly với những đối tượng không thuộc về ḿnh là điều hẳn nhiên . Ông nhận ra như vậy.

Lúc nầy Neruda có cảm giác như gặp bối rối cho một người làm thơ, bởi xung quanh ông, người ta đang muốn dùng ông để làm điều ǵ. Neruda nhủ thầm: ”Tôi cảm thấy cái thế giới nầy không c̣n thuộc về tôi…Tôi là đứa trẻ ngẩn ngơ” I feel the world never belonged to me…I was a child of the moon.

 

   Nhưng trong những vần thơ của Neruda từ thập niên 50 cho đến thập niên 60 là những bài thơ tỏ bày sự cô đơn, hoang vắng là điều không thể thoát ra được, bên ông  có vợ hiền, có nhà cao cửa rộng bên bờ biển xanh, nhưng Neruda vẫn cảm thấy lạc loài, may thay nơi đây có biển và vợ là nguồn an ủi lớn lao nhất cho Neruda vào những năm tháng cuối đời. Thâm tâm của Neruda khó mà nguôi ngoai cuộc thế.

Cái chết đang đợi ông ở cuối chân trời,như chặng chót của cuộc đua, chỉ c̣n nghe tiếng ŕ rào của gió rít. Những vần thơ chỉ là một khung cảnh của tỉnh vật trầm lắng mà thôi. Ngược cảnh của tuổi trẻ th́ quá xô bồ, huyên náo…Nếu như được làm người b́nh thường c̣n hơn là làm một nhà thơ tăm tiếng như hôm nay.Neruda ngậm đắng!

 

   Năm 1970 Neruda phát hiện căn bệnh hiểm nghèo ung-thư, đưa vào khoa mổ nhưng không t́m thấy dấu vết của căn bệnh. Neruda đă nhận nhiều giải thưởng cao quí: Ḥa B́nh Thế Giới (World Peace Prize-1950), Hoà B́nh Stalin (Stalin Peace Prize-1953), Giải Danh Dự Đại Sứ (Ambassadorship Prize –Paris 1970) và Giải Văn Chương Nobel 1971 (Nobel Prize for Literature-1971). Ba năm cuối cuộc đời, sức khoẻ của ông suy nhược thấy rơ, ông không c̣n xuất hiện giữa đám đông quần chúng, sức khoẻ của Neruda như một biến cố cho đời hoạt động của ông, ông đă bị cầm chân trên giường bệnh. Chế độ độc tài A.Pinochet sụp đổ coup d’etat vào ngày 11/9/1973. Mười hai ngày sau Pablo Neruda nhắm mắt ĺa đời.

 

   Gịng thơ của Pablo Neruda tràn đầy, bao la dưới mọi phương hướng thơ, đều làm cho người ta choáng váng. Ông làm thơ tự nhiên như hít thở, viết không đắn đo, không suy tưởng mông lung, viết với một tâm hồn khoáng đạt và rộng mở. Neruda đă làm nhiều bài thơ rất thời thượng, tợ như chọc ghẹo,t án tỉnh, một sự đè nén trong người, vừa hoàn hảo vừa khó chịu. Ngoài ra cũng có một số người không hoà nhập gịng thơ của Neruda với nhiều viện dẫn khác nhau; tuy nhiên được nhiều giới trẻ hay những người đang sống với t́nh yêu th́ vẫn cho thơ Pablo Neruda là những bài thánh ca t́nh yêu như ”Hai Mươi Bài T́nh Thơ”, một cái ǵ tối tăm, cô độc, bỉ ổi, một cái ǵ trong sáng không nguôi như ”Cư Trú Trên Mặt Đất”. Có cái ǵ như một bộ bách khoa toàn thư ghi lại những trang sử oai hùng của nhân dân Mỹ châu, đó là Canto General/Chung Một Lời Ca. Hoặc kiệt tác “Trên Đỉnh Macchu Picchu” là những trường thi, đoản thi tuyệt vời của Neruda mà được đời nhắc nhở nhiều lần.

Thơ ca của Neruda là t́nh thơ đă làm cho nhiều người say mê, đặc biệt giới phụ nữ, họ đă t́m đến ông như một thần tượng ấp ủ từ lâu, kể cả những nơi sơn lâm cùng cốc, thơ Neruda là hương thơm quyến rũ, phụ nữ là cánh bướm đa màu. Thơ Neruda quá chín muồi với tập đầu đời “Vần Thơ Sơ Cấp”(Elemental Odes), Đầy Quyền Lực(Full Powers). Những bài thơ khác chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và Ngợi Ca Cách Mạng Chí Lợi được xuất bản khi ông ở vào tuổi 58. Mười một năm sau th́ ông qua đời. Đây là những vần thơ của một con người hạnh phúc, yêu đời, t́nh thật qua thơ dục t́nh; với Neruda mọi nhà như một nhà, t́nh yêu là thể thức vô biên và phủ khắp trong niềm yêu thương nhân loại. Neruada với những gịng thơ hiện đại, đôi khi loé lên một ít siêu thực trong những bài thơ có sớm trước đây, chứa một chất ngọt dịu dàng lâu dài đầy thú vị,những câu thơ trượt dài trên bờ vực của vô ngôn thơ.

Cảm tác thơ của Neruda không có giới hạn, ông buông thả theo lư trí của thơ, có đôi khi rất tự nhiên đời thường, được nhà thơ hoà nhập vào sự vật như muốn tỏ cái đáy tận cùng của những kẽ cùng khốn Les Misérable qua củ khoai, củ hành, đôi bí tất, bánh xà pḥng, chiếc xe đạp cũ, con voi, con gà…đó là những thứ b́nh thường trong cuộc đời đang sống, nó trở nên trung tâm của vũ trụ đều quyện vào thơ của Neruda  kể cả những bài thơ trừu tượng hay ẩn mật của ngôn từ, liên đới với nhau một cách thân thiết để mang chúng ta đến gần với t́nh yêu, gần với niềm vui. Tất cả những thứ đó đều để lại cho chúng ta một t́nh yêu hào phóng qua mọi ngôn ngữ khác nhau. Neruda đúng là nhà thơ hiện thực vừa là trung thực. Ông nói:

“Tôi thốt ra và tôi hiện thực

và vượt qua lằn biên của ngôn ngữ

không nói một lời,tôi bước vào cơi lặng”

 

I utter and I am

and cross the boundary of words,

without speaking,I approach silence.

Neruda là một nhân vật “en persona”: dễ bị ám hại, một con người đa cảm, một con người chống đối, một con người dịu dàng phép tắc, đúng và sai…

Trong một cuộc phỏng vấn trước khi chết, Ông nói: ”Nếu thơ mà tôi đă viết có tính nhân đức th́ đó chỉ là một cơ duyên mà thôi” If the poetry I’ve written has any virture,it is only as an organism. Dựa vào câu nói đó ta có cần luận bàn nữa không? Hay để thời gian trả lời những ǵ mà Pablo Neruda đă tiềm ẩn trong thơ của ông. Chúng ta chỉ cần biết một điều; thơ Neruda là thơ t́nh yêu. Một t́nh yêu muôn thuở và thời đại. Đó là t́nh người và t́nh đời.

 

***

 

Pablo Neruda nhận được giải văn chương Nobel về thơ năm 1971. Một vinh dự cho đất nước và nhân dân Chí Lợi. Ông là người thứ 2 của Chí Lợi có giải Nobel.

Việt Nam có đông dân hơn Chí Lợi.Có nhiều nhà thơ hơn Chí Lợi. Nhưng Chí Lợi có niềm vinh dự đó. Người Việt Nam làm thơ, làm văn từ hơn mấy ngàn năm nay, hănh diện thay chúng ta có thi hào Nguyễn Du và những văn nhân lỗi lạc khác đă để lại cho chúng ta cả một kho tàng văn hoá giá trị. Thời cận đại cũng như hôm nay thơ văn nở rộ bốn mùa trên đất nước ta, đặc biệt bộ môn thơ vô số kể: thơ và nhà thơ. Người Việt ai cũng biết làm thơ, h́nh như đó là cái “di truyền” trời cho. Có chữ nghĩa làm thơ đă đành, không học cũng ngâm nga thi tứ, đôi khi thơ bộc phát trong tâm tư của những trẻ con, những người phu xe, buôn thúng bán bưng đều làm được thơ cả, cái loại thơ bất-thành-văn mà chúng ta chưa khám phá ra đấy thôi. Không chừng nó c̣n vượt hơn cả chúng ta (?). Riêng Huế những năm gần đây cho phát hành 3 tập “1000 Nhà Thơ Huế Đương Thời”. 3000 thi sĩ không phải là số lượng nhỏ; đó là những nhà thơ đếm được. Biết đâu một ngày nào đó với dân số hơn 80 triệu dân lại có một giải Nobel về cho dân tộc Việt Nam anh hùng th́ sung sướng biết chừng nào. Trên các mạng văn chương Việt ngày nay thơ gần như ưu thế hơn cả, có nhiều thi sĩ “sản xuất” một lúc năm bảy bài thơ xuất thần, cảm hứng trong một ngày, thậm chí ứ, không gởi kịp cho số báo tới. Thơ được đặt lên hàng đầu của trang báo, cho nên nhiều thi sĩ tranh thủ làm thơ cho kịp thời gian. Mất đi tính thơ. Khổ thiệt nhưng vui thú. Một cái lượng trí tuệ khổng lồ. Khiếp! Nói chung người Việt chúng ta yêu thơ hơn những bộ môn khác.

Đọc thơ và bài viết về Pablo Neruda; chắc chắn Việt Nam ta c̣n hơn thế. Mong vậy!.

 

VƠ CÔNG LIÊM  (ca.ab.viết xong jan/2011)

 

______________________________________________

 

*Pablo Neruda bút danh. Tên thật: Neftali Ricardo Reyes Basualto.

Sanh ngày:12/7/1904 tại Temuco, Nam Chí Lợi. Cha là công nhân đường sắt. Mẹ là nhà giáo. Mẹ chết khi Neruda c̣n nhỏ. Được kế mẫu chăm sóc.

Tốt nghiệp đại học Tổng Hợp Santiago. Ông được bổ nhiệm dạy Pháp ngữ ở đại học.

Chuyển qua làm công chức ngoại giao. Đại sứ, lănh sự Chí Lợi nhiều nước Viễn Đông, châu Âu và Mỹ La Tinh.

1934/1937 lănh sự Chí Lợi ở Madrid,Tây Ban Nha (Spain)

1945 vào đảng  Cộng Sản Chí Lợi.

1949/1952 sống lưu vong nhiều nước châu Á, châu Âu

1952 ông trở về nước. Ủng hộ chế độ Xă Hội Chủ Nghĩa Chí Lợi.

1970/1971 đại sứ Chí Lợi tại Pháp

Mất ngày: 24/11/1973 tại Santiago, Chí Lợi (Chile)

Pablo Neruda để lại nhiều tác phẩm thơ có giá trị và hiện nay vẫn c̣n tiếp tục phát hành.

Ông nhận giải văn chương Nobel 1971.

 

SÁCH THAM KHẢO:

- Pablo Neruda- A Passion for Life by Adam Feinstein, Bloomsbury, 2004, London. UK.

- The Poetry of Pablo Neruda by Ilan Stavans, Farrar, Straus and Giroux, 2003, USA

- Modern Critical Views Pablo Neruda by Harold Bloom, Chelsea House Publishers, 1989, NY, USA

- Danh Nhân Thế Giới. NXB Văn Hóa-Thông Tin, 1998, HN, VN

 

NGUỒN:

http://nobelprize.org/literature/laureates/1971/neruda

http://www.biographybase.com/biography/Neruda Pablo.html

 

DVD-Movie:

- Il Postino/The Postman/Le Facteur. Philippe Noiret plays Pablo Neruda.(1995/2001) Maramax Films.

(Người Đưa Thư. Tài tử Pháp Philippe Noiret diễn vai Pablo Neruda (Thực hiện/Sản xuất 1995/sang DVD 2001)

 

(Những đoạn thơ trong bài phỏng dịch bởi vcl)

 

 

 

trang vơ công liêm

art2all.net