vơ công liêm

 

 

PHIẾM ĐÀM
 

                     ‘lời quê chắp nhặt dông dài’
(Nguyễn Du)

 

 

 

          Tôi nhớ không rơ câu nói này của nhà văn nào:’về quê là lên nguồn đời ḿnh’; ư cho rằng t́m lại những ǵ đă sống một thời. Mỗi lần về thăm quê câu nói trên như nhắc nhở tôi. Nhưng lần nào cũng như lần nào đều đi tới tuyệt vọng. Tuyệt vọng không phải t́nh người mà tuyệt vọng bởi cảnh quang, không phải một nơi mà khắp nơi đều thế; chẳng qua cũng do từ trào lưu nhân thế mà biến đổi sự vật để đuổi cho kịp thời gian, đuổi kịp thời đại, cái thời hiện đại hóa đă làm mất đi cái tồn lưu văn hóa. Đuổi th́ có đuổi nhưng liệu có kịp với người ta không đây? không chừng mất luôn cả chùy lẫn chài. V́ thế mà đổi mới nới cũ, đổi mới tư duy. Trường hợp một miếu thờ cổ xây gần thế kỷ, công tŕnh kiến trúc khó kiếm giữa lúc này; thế mà phá hủy xây lên cái ‘hiện đại’ không giống ai thấy mà đau đớn ḷng. Mới, đẹp do từ ư thức, trách nhiệm và bổn phận nhưng tiếc thay tŕnh độ và bản chất nó tồn lại muôn đời nay. Anh hàng xóm kỷ cương, sạch sẽ cho nên chi ‘nhà sạch th́ mát bát sạch ngon cơm’. Nhà ta có tất thảy nhưng có cái bệnh lăng quên trách nhiệm bảo tồn, một thứ duy tŕ qua loa lấy lệ mà trở nên thoái hóa; do đó thấy mà thèm. Chẳng qua thẩm mỹ quan không có cũng do từ tŕnh độ mà làm hư hại vô số bảo tàng mà trước đây họ đă dày công xây dựng. Nhiều khi người ta lạm dụng từ ngữ cũng như lạm dụng hai chữ tự do mà sai đi nghĩa sâu sắc của nó. Người Âu chuộng cổ nghinh tân là họ thấy được một nền văn hóa thẩm mỹ cố cựu bởi họ ư thức được giá trị nghệ thuật; đó là cái mạnh thể chất và tinh thần. Người ḿnh thật thà chất phác làm chơi ăn thiệt, họ có thay đổi, thay đổi vật chất cho kịp thời đại nhưng vẫn vô tư lạc quan yêu đời, cái đó chính là bản chất tự tại. Thành ra muốn t́m thấy cái xưa cũ để nhớ về th́ chỉ c̣n trong kư ức, cái sự bôi xóa không phải cố t́nh mà v́ cuộc đời đổi thay. Muốn có một tô bún ḅ mụ Rớt giờ đây chỉ là huyền thoại, làm chi có miếng ớt thái mỏng ngon lành trong chén nước mắm (dù nước mắm chế). So ra không phải là việc khó đời nay, làm được nhưng thực tính không có. Răng rứa? Do tinh thần mà ra! Không phải một độc chiêu mà nhiều độc chiêu khác đều chế biến cho kịp ‘đầu tiên’ chớ tinh hoa th́ không đ̣i hỏi.Cái dễ dàng của ta là giàu vị tha cho nên chủ quan mà hành động. Nói tiêu tội người ta muốn làm đẹp nhưng hoàn cảnh không cho phép; v́ vậy mà cái ngon xưa cũ không c̣n nguyên chất mà gần như ‘chemico-physical’ cho được ḷng người. Cái hóa chất tâm lư đó ảnh hưởng đến tính người đôi phần. Nghiệm ra th́ đó là truyền thống, một thứ truyền thống di truyền từ đời này đến đời khác khó gọt rửa. Tư duy như thế một phần phát sinh từ bản chất của ‘egotism’ một thứ chủ nghĩa vị kỷ (selfishness) và từ đó xâm nhập vào hồn người, làm tê liệt tri thức nhận biết là ở chỗ đó. Chung chung đều mắt chứng ‘ungthư tâmlư’. Muốn trị th́ phải dứt bỏ, thanh lọc để có một ‘virus’ sạch sẽ trong cơ thể th́ lúc đó tha hồ để ăn và hưởng thụ. Những ǵ tồn loạt biến mất mà chỉ c̣n tồn lại, tồn lưu nhân thế mà thôi.

Xưa của tôi; việc uống cà phê là một phong cách thời thượng, nhăm nhi để t́m thấy cái chất tinh truyền trong nhau thời tách cà phê mới có chất lượng cao, sự lư đó là dựa trên khoa phân tâm sinh lư. Thực như thế; uống, ăn của ta nh́n qua tưởng bất cần nhưng nh́n sâu tinh tế vô cùng, cái lối của ta khác với người Âu hay người Á. Họ ăn uống trịnh trọng, nghiêm túc làm mất luôn cái thanh vị của ẩm thực. Thí dụ: cà phê quán và cà phê lề nó có một vị trí khác biệt không phải v́ giá cả mà tránh né. Cà phê là cà phê mà trong mỗi cà phê nó cần có một nhu cầu tối thiểu là cảm thức đồng điệu, pha vào trong tách cà phê một đặc thù tinh chế t́nh người. Do đó cái ngon cà phê không những chất lượng cao mà chất t́nh đậm đặc. Sự niềm nở, cái gần gũi làm cho uống cà phê trở thành ghiền là đấy. Nhiều lúc thiếu vắng cảm thấy ray rứt. Người uống cà phê không ngậm trong họng hay uống chậm để chắc lưỡi như trà đạo Nhật Bản hay Trung Hoa. Việt Nam ta thỏa thê để t́m thấy cái đạo sĩ ẩm thực…Cho nên chi việc ăn uống ngoài đường phố là thiết thực và ngon miệng, dần dà khách nước ngoài tiếp thu tập quán của ta là thượng sách. Cà phê quán là thời trang, là tŕnh diễn, là đỏm dáng làm mất đi phẩm và lượng; đó là lư do để khách tránh xa. Lối chơi tầm thường của ta đă làm cho những cửa kiến rạn nứt là thế. Nói vậy có tính vơ đoán về việc uống ăn. Đúng thế! ăn là nếm cái ngon, cái hương mặn ngọt chua cay đầy đủ màu mè hoa lá cành, c̣n uống là nhâm nhi, kéo sợi cho hương vị của ‘liquid’ đi vào người; mà khi đă ngấm th́ sanh ra nói nhiều mà trong sự nói nhiều là cái ‘nonsence’ vô tội vạ, nói theo chữ đời nay là người thích ăn mảng-cầu. Vui thôi! Nhưng có khi là một thích thú khác để được nói. Bạn thơ tôi; làm thơ khá lâu nhưng mỗi khi gặp tôi th́ rút ví ra khoe người t́nh mới, khoe vừa chụp h́nh với văn nhân: họa sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ… anh sung sướng, hồ hởi được khoe. Anh khoe luôn những bài thơ mới sáng tác. Tôi lấy làm thích và dán mắt vào để xem h́nh. Tuyệt nhiên không thấy bạn tôi trong h́nh mà thấy đối tượng nhân vật. Nghĩ mà thương người bạn hiền ‘ăn ngay, nói thật’. Tốt đấy; nhưng tại sao phải làm thế. Anh mỉm cười, hănh diện khi đứng cạnh người ngưỡng mộ mà làm tôi mất nguỡng mộ anh. Đó là lư do, bởi; dựa hơi như thế vô h́nh chung nói lên cái bản thể học đ̣i trong đó. Để rồi tôi đâm ra sợ chụp h́nh. Cái thú ngồi nhâm nhi cà phê là vậy, chả phải cần đọc báo. Thông tin khắp nơi được dồn về đây, kỵ giỗ, sống chết đều khai báo rành rọt, rành hơn cả nghi lễ dành cho đấng sinh thành, tuy nhiên; có những vị quá thận trọng tư duy nhưng thực chất là muốn nói về ḿnh hơn là nói người khác. Răng lạ rứa? Có lẽ họ sợ cái hay của người khác. Uống cà phê là phơi mở chân tướng như viết văn vậy. V́ rứa mà làm cho tách cà phê của bạn tôi đổi màu và nhạt chất lượng. Kiểu ‘show’ ấy không những ở trà dư tửu hậu mà ngay trên mạng báo cũng thường bắt gặp một số h́nh ảnh văn nhân kề vai, cọ vế để được chụp chung như nói rằng: ‘tôi cũng như rứa đó’.Thật bi thảm vô cùng! Ôi; không biết bao nhiêu chuyện để kể bên cạnh ẩm thực của dân ta. Thành ra việc ăn uống nghe qua thường t́nh nhưng không thường t́nh mà ở đó ḿnh trở nên vai tṛ chủ động vấn đề. Và; từ đó móc ra những đặc tính khác nhau trong tách cà phê bên đường. Như đă nói ở trên bản chất con người luôn luôn tư-kỷ, chính cái tư kỷ đó sanh ḷng tự ái, tức là thương ḿnh cho nên luôn thấy ḿnh là nhất, nhất đó là nhất cho ḿnh chớ không nhất thiên hạ được. Nguồn cơn có từ bản chất truyền thống, ưa chỉ đạo dù cái đạo-dzụ không phải pháp. Cho nên nhâm nhi cà phê mới định nghĩa được ‘good or evil’ qua từng nhân vật. Ém nhẹm hay ca ẩu chính là tṛ chơi bẩn thỉu, gây ra từ ư thức thiếu tŕnh độ nhận biết; không khéo gây tác hại mà đời sau phải gánh chịu. May thay chỗ thân t́nh của tôi không hề có thứ t́nh cảm như thế. Hầu hết họ là những người cao thượng, biết tôn trọng lẫn nhau.Tôi qúi cái mật thiết của bè bạn mỗi khi về thăm quê tức là lên nguồn đời ḿnh ở chỗ đó.

Đám văn nhân thường tụ ở cà phê bên lề hoặc những nơi kín đáo, nghĩa là họ chọn cái tĩnh mịch để tránh cái huyên náo thời cuộc không cầu chứng, tránh xa đám ta bà thế giới, bởi; đối tượng uống đôi khi làm mất chất cà phê. Ấy là lư do. Tôi về quê là trở về với hoài niệm, v́; t́nh quê trong đó nó chứa đựng những dấu tích, dù dấu tích đáng ghét nhưng tất cả đă làm nên cuộc đời đang sống. Ai cũng có những giấc mơ trở về; thậm chí vin vào cái từ ‘nostalgia’ như lời ta thán cho một thực tại bi thảm. Sao thế? V́ mất lối thoát cho nên chi hoài niệm cứ bùng dậy, đánh thức, báo động đến nổi mộng du trong văn chương như một số nhà văn đă thực hiện. Dù đôi bờ phải sống trong cái phi lư chiến tranh.V́ vậy; đứng trước hoàn cảnh đó là ḥa âm điền dă cùng bè bạn như một cảm thông giữa người ở và người đi, giữa thực và giả, giữa có và không, kẻ sống người mất và theo nhịp sống mà cảm thức được cái t́nh ‘yêu người, yêu đời’. Dưới mắt tôi t́nh thân hữu ngày nay khác t́nh thân hữu ngày xưa hay tại do xă hội mà ra? Cũng một phần nào nhưng thực chất là đối diện với thực tại là lư do làm cho con người thuần chất hơn xưa. Cái chất ‘phá sản’ của lũ hủ lậu xưa c̣n tồn tại qua những gương mặt cũ; tôi cho cái đám đó không thức thời mà gần như làm dáng để nói lên cái bản ngă tự tại của ḿnh trước một quê hương đă đánh mất. Lạ thay! hoài niệm của họ là nhắc nhở những kỷ niệm không đáng nhắc mà coi như là nhân chứng thời sự để rồi vẽ chân dung, làm thơ kỷ niệm, kiểu thức đó là hoài cố nhân. Huyễn mộng! Tư duy ngày nay khác hẳn đối với người ở lại nghĩa là họ có lập trường cho chính bản thể của họ, họ xác định vai tṛ làm người trước hiện t́nh; họ không nói nhưng họ đang nói một thứ phản kháng nội tại c̣n hơn phải bô bô không thực chứng, mà chỉ nói lên cái tôi đáng ghét, một cái tôi phá sản. Nói tới đây tôi nhớ lời của Camus: ‘thoáng chốc thôi; con tàu tư tưởng chỉ ưu tiên cho một ư niệm: đó là sự ngu xuẩn’ –But, for the moment; this train of thought yields only one concept: that of the absurd. Hăy cho phép tôi được nói: cuộc đời là phi lư nhưng tâm thức cần phải tồn sinh, tồn lại, tồn lưu đừng tồn lút thời hiện hữu sống c̣n như cuộc sống hiện sinh vậy. Hay là thốt trong âm thầm để mà sống thực ‘seul le cri fait vivre de vérité’.Và từ đó tôi đem ḷng khâm phục; là những bài học mà tôi thấy được tôi, họ để lại trong tôi tính nhân bản của một người trí thức thời đai hôm nay.Cho nên chi việc góp mặt với đời (văn học nghê thuật) quả ḿnh lạc hậu so với những người đi trước, họ là những con người mở đường sáng tạo mà ḿnh chỉ là con ngựa hoang hung hăn lạc bầy khó luyện...Uống cà phê, uống trà hay họp mặt ngày nay khác xưa nhiều. Phố thị trải rộng và lối sống cũng khác hơn xưa ‘một trăm người bán một người mua’cho nên cà phê, tửu quán la liệt chất chứa hồ đồ, ngổn ngang g̣ đống làm cho ‘eyesore’ là thép đă tôi thế đấy!

Tôi đă lên nguồn đời ḿnh trong chuyến về thăm quê. Nhưng lần này tôi thấy lạ, bởi; tôi nhận ra được sự thật của con người hôm qua và hôm nay: một cái ǵ mới trong cái ǵ cũ và trong cái cũ vẫn là một hiện hữu ta thán.Tất thảy là vô nghĩa, tất thảy là nghi ngờ: ‘de omnibus dubitandum’ (R. Descartes) ./.

VƠ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc 4/2015)

 

 

art2all.net