T Truyn Osho

 

Biên dịch : 

Đỗ Tư Nghĩa

 

 

ĐÔI LỜI CỦA NGƯỜI DỊCH

  I

Trước khi đến với bạn đọc, bản thảo của Tự Truyện Osho đă qua tay một vài bằng hữu.  Một người bạn, hiện đang sống ở nước ngoài, có nhă ư giúp “duyệt” qua bản thảo.  Ban đầu, chàng hẹn sẽ hoàn tất trong ṿng một tháng. Không ngờ, 5 ngày sau chàng gửi lại bản thảo, với một số “biên tập” và góp ư. Bảo rằng : “ Ḿnh cũng ham đọc cho hết Tự Truyện Osho. Nên ‘vượt chỉ tiêu’.” Tôi mừng quá, vậy là, cũng đă có một “độc giả” bị “hấp dẫn” bởi nội dung Tự Truyện này. Mà chàng không phải là một “độc giả b́nh thường.” Chàng là một “độc giả có hạng” ! Một người nữa, cũng rất thân quen với NXB Trẻ, sau khi đọc xong bản thảo Tự Truyện Osho, đă gửi cho tôi những lời chân thành nói lên niềm yêu thích. 

     Đó là chưa kể hai “nữ nhân” -  chị BTV (nxb Trẻ) và  “cô chủ” của một nhà sách ở Sài g̣n  -  mà đă dành cho tôi niềm giao cảm,  bằng  những tiếng cười vui trên phone.

    Tôi có đủ “tỉnh táo” để biết rằng, sự hấp dẫn đó là dành cho cuộc đời của Osho, hơn là dành cho bản dịch. Dù vậy, người dịch cũng thấy được vui lây – v́ đă được “ăn theo” Osho. Ông quả là một con người kỳ lạ!  Thế mới biết, khi đuợc ở gần một bông hoa thơm, th́ dường như ḿnh cũng vương một chút mùi hương trên áo!

 

II

 

Trong  tập sách này đă có một bài giới thiệu của Chu Phương Vân cọng thêm một lời nói đầu của nguyên tác. Mặc dầu vậy,  tôi vẫn không ḱm được niềm ao ước bày tỏ một đôi điều.

    

Đọc Osho, đối với tôi, về một phương diện nào đó, cũng gần giống như đọc Nietzsche – mặc dù Osho là một đạo sư chứng ngộ, c̣n Nietzsche th́ “chỉ là” một triết gia, mà đă đi vào cơn điên dại suốt 10 năm cuối của đời ḿnh. Nhưng họ  giống nhau ở chỗ,  cả hai đều nồng nàn như rượu mạnh, kích thích tâm trí của ta, bắt ta phải đặt lại nhiều vấn đề tưởng chừng như “nhất thành bất biến.” Cả hai đều có sự “nổi loạn” của một con người sáng tạo, không chấp nhận bất cứ sự nô lệ tinh thần nào, bất luận nó đến  từ đâu. Mà thực vậy, đă “nô lệ” rồi, th́ c̣n “sáng tạo” làm sao được nữa?

  

Đọc Osho, cũng không thể không liên tưởng đến Phật Gautama, Krishnamurti, Lăo Tử … Đây cũng là những kẻ "nổi lọan" chính hiệu. Tuy họ không có tiếng gầm sư tử, nhưng họ có sự im lặng sấm sét. Cho dẫu trên b́nh diện “h́nh tướng” tất cả họ đều rất khác nhau, nhưng h́nh như họ rất gần nhau ở suối nguồn sâu thẳm nhất.

  

Một người bạn của tôi ở Dalat - một “fan” của Krishnamurti - có lần nói với tôi rằng, Krishnamurti “thuần khiết” hơn Osho. Tôi không nghĩ vậy. Tôi tin rằng, Osho là người đă chứng ngộ và đă thể nhập trạng thái  “vô ngă”  – và há chẳng phải đây chính là trạng thái thuần khiết hay sao?  Nhưng, có thể nói, Krishnamurti và Osho có nhiều chỗ khác nhau, mà những ai đă đọc nhiều tác phẩm của hai vị đều phải công nhận. Họ khác nhau rất nhiều – nhất là ở phong cách sống, phương pháp hành thiền, và cách  “trao truyền” kinh nghiệm tâm linh của họ tới con người hiện đại.  Nhưng thể nghiệm về chân lư của họ cơ bản là giống nhau.

   

Riêng với bản thân tôi, tôi xem Tự Truyện này như một “CẨM NANG” đáng tin cậy,  để đi vào những tác phẩm của ông. Sau khi may mắn đọc được Tự Truyện, tôi cảm thấy ḿnh “hiểu” Osho nhiều thêm bội phần.

 

 

III

 

Và sau cùng, cũng không thể nào không nói một đôi lời cám ơn với những người đă góp phần đưa bản dịch này ra đời. Họ rất tâm huyết, nhưng họ lại không muốn phô bày danh tánh của ḿnh.  Mong rằng, khi đọc những ḍng này, họ sẽ cảm nhận một niềm vui thầm lặng. Trong thời đại hiện nay, ḷng tri ân dường như đă trở thành moät caùi ǵ … “xa hoa”, “cổ lỗ”, và có chút “ngây thơ”  !

 

Có một lúc nào đó trong đời, bỗng nhiên ta chợt nhận ra là ḿnh đă mắc nợ cuộc đời quá nhiều –những món nợ không tài nào trả nổi! Đôi khi “chủ nợ” có thể là một bông hoa nở sớm mai, một giọt sương trên lá cỏ, một nụ cười của em bé thơ ngây, một trang sách nuôi dưỡng tâm hồn – chưa kể đến những hạt gạo ḿnh ăn, những giọt cà phê ḿnh uống … Nh́n đâu cũng thấy những “chủ nợ” dễ thương như vậy, những “chủ nợ” không biết ḿnh là “chủ nợ”!

 

Cho nên, dù sao, cũng xin được gửi một đôi lời cám ơn – nhờ gió mang đi khắp nơi, đến những kẻ đă cho đi mà không bao giờ mong đáp lại …

 

ĐỖ TƯ NGHĨA

Dalat.  4.11.2006

Mùa quỳ vàng.

 

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net