T Truyn Osho

 

Biên dịch : 

Đỗ Tư Nghĩa

 

 

 

Vâng, tôi là sự khởi đầu của một cái ǵ đó mới mẻ
Nhưng không phải là sự khởi đầu của một tôn giáo mới.
Tôi là sự khởi đầu của một loại tính tôn giáo mới,
mà không hề biết đến tính từ nào, ranh giới nào;
nó chỉ biết đến sự tự do của tinh thần,
sự im lặng của bản thể bạn, sự tăng trưởng của tiềm năng bạn,
và sau cùng, kinh nghiệm về Thượng đế tính bên trong chính bạn –
không phải về một Thượng đế bên ngoài bạn,
mà là một Thượng đế tính
tuôn trào ra từ bạn.

 

OSHO

 

LỜI NÓI ĐẦU
 

Nhiều lần Osho được hỏi, tại sao ông không viết một tự truyện, hay ít nhất, cho phép một loạt những cuộc phỏng vấn, để cho một ai khác có thể chấp bút viết một bản tường thuật lịch sử (historical account) về đời ông. Ông thường xua tay gạt đi những câu hỏi này. Ông thường nói, những chân lư phi thời gian mới là quan trọng, chứ không phải là những mẩu cắt ra từ nhật báo, mà chúng ta thu thập và gọi là “lịch sử.” Hoặc, ông thường nói, tiểu sử của ông phải được t́m thấy trong tổng số tác phẩm của ông – trong hằng trăm những tập sách được xuất bản, ghi lại những bài nói chuyện của ông, và trong những cuộc đời được chuyển hoá - những người mà ông đă “chạm đến” (touched).
 

Tuy nhiên, tâm trí con người khao khát muốn hiểu ư nghĩa của những biến cố xảy ra trong thời gian. Chúng ta muốn nắm bắt một bối cảnh (context ) mà trong đó chúng ta có thể tự thuyết phục ḿnh rằng chúng ta hiểu ư nghĩa của những điều đă xảy ra – nhất là khi những “cái xảy ra” (happenings) này có vẻ như mâu thuẫn, gây thảng thốt, bất thường. Tập sách này là một sự thừa nhận rằng, thời gian đă chín muồi cho việc cung cấp cái bối cảnh đó, để hiểu Osho và sự nghiệp của ông.
 

Mười năm [1] đă trôi qua kể từ khi Osho chuẩn bị cho việc rời bỏ cái thân xác đă phục vụ ông 59 năm – như lời bác sĩ riêng của ông - “một cách b́nh thản, như thể ông đang chuẩn bị hành lư cho một kỳ nghỉ cuối tuần ở vùng quê.” Xét về mặt thực tế, th́ chất liệu cho cuốn tự truyện này có lẽ đă không được thu thập, nếu không có khoảng cách 10 năm đó, và những thay đổi sâu xa vốn là hệ quả của nó. Từ khi Osho chuẩn bị hành lư cho “kỳ nghỉ cuối tuần ở vùng quê,” th́ cả CNN lẫn Internet đă ra đời.

 

 

 

[1] Cuốn Tự Truyện này xuất bản lần đầu tiên vào năm 2000. Osho mất vào năm 1990. Xin lưu ư bạn đọc: TẤT CẢ NHỮNG GHI CHÚ TRONG BẢN DỊCH NÀY ĐỀU LÀ CỦA NGƯỜI DỊCH (trừ những chỗ có GHI RƠ là của nguyên tác Anh ngữ). Cũng xin nói rơ, rằng những GHI CHÚ NÀY CHỈ CÓ MỘT SỐ MỤC ĐÍCH SAU ĐÂY:
1. Làm rơ hơn một số từ, khái niệm, mà do hạn chế của ḿnh, người dịch chưa thể t́m ra một từ tương đương trong tiếng Việt.
2. Cung cấp thêm thông tin về một số trường hợp mà người dịch thấy có thể là cần thiết.
3. “Chia sẻ” với độc giả một số SUY NGHĨ RIÊNG của ḿnh về một số điều mà văn bản của Tự Truyện đă khơi dậy – chứ không dám “áp đặt” chi cả! Nếu không “cảm hứng”, bạn đọc có thể bỏ qua. Nhưng, người dịch sẽ rất vui, nếu được chia sẻ những suy nghĩ riêng tư đó. Xin bạn đọc nhận nơi đây “lời mời” chân thành của tôi. Cũng xin nói thêm, tôi “học” được cách “ghi chú ngẫu hứng” này từ nhà thơ Bùi Giáng, và anh Phan Huy Đường, trong cuốn “Tư Duy Tự Do” (penser librement) rất thú vị của Anh, mà tôi mới được đọc gần đây ( ĐTN).

 

 

 

 

 

Cái “thị kiến không tưởng” [2] mà Osho đă thường hay nói tới – về một thế giới không có những chia cắt về ranh giới quốc gia, về sắc tộc hay tôn giáo, giới tính hay tín điều – th́ bây giờ ít ra cũng có thể tưởng tượng được, ngay cả nếu nó chưa là một hiện thực. Thiền định - mà Osho nhấn mạnh trở đi trở lại, và nằm ở chính cốt lơi thông điệp của ông - không chỉ là mối quan tâm bí hiểm (obscure) và khó hiểu (puzzling) của một vài kẻ lập dị (eccentrics), mà đă trở nên ngày càng được công nhận v́ cái tiềm năng của nó trong việc mang đến lợi lạc cho mọi người, từ những ủy viên hội đồng quản trị (executive) doanh nghiệp bị stress nặng, cho đến những bệnh nhân ung thư. Nói khác đi, mặc dù, không nghi ngờ ǵ nữa, Osho vẫn là một người đi trước thời đại của ḿnh, thời đại ít rađđă bắt kịp ông, đủ để cho có thêm nhiều người thấu hiểu (comprehend) cái “tầm nh́n xa” (perspective) và cái nhăn quan vô song (unique) của ông.
 

Trên một cấp độ thực tiễn hơn, thời gian và khoa học kỹ thuật đă cho phép những người lưu giữ sự nghiệp đồ sộ của ông số-hoá (digitize) [3] và đưa vào nghiên cứu những bài nói chuyện được ghi âm của ông (gần 5000 giờ) bằng Anh ngữ, cọng thêm hằng trăm những bài nói chuyện khi chúng được dịch từ tiếng Hindi. Điều này có nghĩa là, trong ṿng vài giây đồng hồ, người ta có thể biết rằng trong những bài nói chuyện này, Osho dùng những biến thể của từ “meditation” (thiền định) 25 ngàn lần, và từ “love” (t́nh yêu) gần 42 ngàn lần. Những biến thể của từ “sex” (t́nh dục), được xem là một chủ đề “khó coi” (unseemly) khi một nhà thần bí nói về nó vào những năm ‘ 60 (của thế kỷ 20) tại Ấn độ, xuất hiện đúng 9.300 lần – nhiều hơn 2000 lần, so với việc đề cập tới chính trị và chính trị gia.
 

Dĩ nhiên, việc nghiên cứu – trong số tài liệu đồ sộ ấy - để t́m ra những chỗ mà Osho trực tiếp nói về đời tư của ḿnh, đ̣i hỏi nhiều trí tuệ con người hơn là phần mềm của máy computer có thể cung cấp. Nếu không có 3 năm đặc biệt dành riêng cho nhiệm vụ đó, th́ cuốn sách này đă không thể ra đời. Và sau cùng, xây dựng một tự truyện từ tài liệu có được – một tự truyện tôn vinh tri kiến (understanding) của Osho về tầm quan trọng của chân lư (truth) so với (versus) sự kiện (fact), về cái phi thời gian so với cái khoảnh khắc (tạm thời) – đ̣i hỏi một ḷng sốt sắng liều lĩnh để đảm nhận cái bất khả.
 

Thí dụ: Trong một số năm sau khi tốt nghiệp đại học, Osho dạy triết học. Cái tâm trí ưa lấy sự kiện làm tiêu chí để xếp loại (fact – oriented mind) dán cho ông nhăn hiệu giáo sư triết học, để rồi tự thỏa măn rằng, ḿnh biết một cái ǵ đó quan trọng về ông. Riêng về phần ông, th́ Osho cũng đă có thể là một thợ đóng giày, hay một thợ mộc. Điều quan trọng không phải là cái mà ông làm, mà là việc ông là ai. Cái tâm trí ưa lấy sự kiện làm định hướng, muốn định nghĩa con người qua cái mà họ làm, hơn là qua việc họ là ai; qua những vật sở hữu mà họ chiếm được trong đời, hơn là những tri kiến (understandings) mà họ mang theo với họ khi họ qua đời. Nhưng cái mối quan tâm cốt tủy của Osho chính là chiều kích của là [4] (being) – không phải là chiều kích của làm (doing) hay có (having). Chừng nào mà chúng ta c̣n phán đoán dựa trên những giá trị riêng của ḿnh về “làm” và “có”, để rồi quá xem trọng những biến cố bên ngoài của đời ông, th́ chúng ta nhất thiết sẽ hiểu lầm ông.
 

Nhưng, đặt sang một bên những chân lư phi thời gian, sự thực là Osho đă tự rèn luyện ḿnh không phải để đóng giày hay làm đồ đạc, mà là để tự biểu hiện ḿnh qua lời nói. Cả những bạn bè ông lẫn kẻ thù ông đều đồng ư rằng, ông làm việc này với tài hùng biện, với tuệ giác (insight), và tính hài hước (humor) khác thường. Việc chọn những từ đúng để tái hiện cuộc đời ông có thể là khả dĩ, thậm chí dễ dàng, nếu Osho đă có một triết lư nhất quán (consistent) mà ông đang cố dạy mọi người. Nhưng ông không hề có một triết lư như vậy. Có lẽ việc ấy đă có thể được, nếu ông đă là thành phần (part) của một truyền thống mà ông đang cố ǵn giữ (uphold), hoặc tuyên bố rằng, ông là một loại thiên sứ hay nhà tiên tri đă giáng thế để sáng lập ra một truyền thống mới. Không có ǵ xa với sự thật hơn. Trái lại, một cách lặp đi lặp lại, ông nhấn mạnh rằng, ông không những không là thành phần của bất cứ truyền thống nào, mà ông c̣n làm mọi thứ có thể được – trong khả năng của con người – để ngăn cản việc sáng tạo ra một truyền thống xung quanh ông một khi ông đă ra đi.

 

Do vậy, những ḍng chữ trong tập sách này không được dự định – không thể, bởi v́ đây chỉ là một tự truyện, như chính cái nhan đề của nó – là câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi: “ Osho là ai?” Đúng hơn, đây chỉ là một “hướng dẫn viên” (guide) cho một cuộc truy tầm tương lai về câu hỏi đó, trong bối cảnh của cái phi thời (timeless), cũng như cái hợp thời (timely), trong cái bối cảnh của “là” (being) cũng như “làm” (doing). Sau cùng, Osho nói, chúng ta sẽ đi tới chỗ biết ông là ai, chỉ khi nào chúng ta đi tới chỗ biết chúng ta là ai. Khi trao cho chúng ta sự thách thức đó, ông mời chúng ta học từ cuộc đời ông cái mà chúng ta có thể. Nhưng việc học hỏi từ đời ông chỉ thực sự có ư nghĩa, là khi nó động viên chúng ta học hỏi nhiều hơn về chính ḿnh.


SARITO CAROL NEIM

 

 

 

[2] Utopian vision: “thị kiến không tưởng.” Từ “thị kiến” tôi mượn của Nguyễn Duy Cần  trong “Tinh hoa đạo học Đông Phương”, trong đó ông dịch “vision déformée” là “thị kiến méo mó.” Từ “vision” trong tiếng Pháp cũng có một số nghĩa tương tự như từ “vision” trong tiếng Anh. “Diễn nôm” ra, th́ “vision” có nghĩa là “tầm nh́n, cái nh́n, nhăn quan …”
 

[3] Digitize: số hóa; chuyển thành văn bản điện tử

 

[4] Đây là 3 phạm trù quan trọng trong triết học của Gabriel Marcel, triết gia hiện sinh hữu thần Pháp. 3 phạm trù đó là: Être (là), Avoir (có), Faire (làm).

 

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net