Biên dịch : Đỗ Tư Nghĩa
PHẦN I: CHƯƠNG IV
Có một câu chuyện Phật giáo thật hay:
Tại một thị trấn nọ, bỗng xuất hiện một người phụ nữ rất trẻ đẹp, như
xuống từ trên mây. Không ai biết nàng đến từ đâu; cũng không ai biết trú
xứ của nàng. Nhưng nàng quá đẹp, đẹp mê hồn, đến mức thậm chí không ai
nghĩ đến việc nàng từ đâu đến. Người ta tụ họp lại, toàn bộ thị trấn –
và tất cả những chàng trai, hầu như ba trăm chàng trai, đều muốn kết hôn
với nàng.
Người phụ nữ nói, “ Xem ḱa, em chỉ có một, mà các anh lại có đến ba
trăm. Em chỉ có thể kết hôn với một người thôi; do vậy, các anh hăy làm
một điều. Ngày mai em sẽ lại đến; em cho các anh hai mươi bốn tiếng đồng
hồ. Nếu một trong các anh có thể tụng thuộc ḷng Kinh Pháp Hoa của đức
Phật, em sẽ kết hôn với người ấy.”
Tất cả những chàng trai trẻ lao vội về nhà; họ không ăn, không ngủ, họ
tụng kinh Pháp Hoa suốt đêm, họ cố nhét nó vào đầu. Mười người thành
công. Sáng hôm sau, người phụ nữ đến, và mười người này t́nh nguyện tụng
lên. Người phụ nữ lắng nghe. Họ đă thành công.
Nàng nói, “ Tốt lắm, nhưng em chỉ có một. Làm thế nào có thể cưới mười
chàng? Em lại cho các anh hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Người nào có thể
giải thích ư nghĩa của Kinh Pháp Hoa, em sẽ cưới người ấy. Do vậy, các
anh hăy cố hiểu – bởi v́ việc đọc tụng là một điều đơn giản, các anh chỉ
đang máy móc lặp lại một cái ǵ đó, và các anh không hiểu ư nghĩa của nó.”
Chẳng có chút thời gian nào cả – chỉ một đêm!- mà Kinh Pháp Hoa là một
bộ kinh dài. Nhưng khi bạn đă si mê, bạn có thể làm bất cứ cái ǵ. Họ
chạy vội về nhà, họ cố hết sức. Ngày kế đó, ba người xuất hiện. Họ đă
hiểu ư nghĩa của kinh.
Và người phụ nữ nói, “ Lại vẫn c̣n rắc rối. Số lượng đă giảm xuống,
nhưng vẫn c̣n rắc rối. Từ 300 giảm xuống tới 3, là một cải thiện lớn,
nhưng một lần nữa, em không thể cưới cả ba chàng – em chỉ có một. Do vậy,
thêm hai mươi bốn tiếng đồng hồ nữa … Người nào không những hiểu nó, mà
c̣n nếm được hương vị của nó nữa, th́ em sẽ cưới người đó. Bởi vậy,
trong hai mươi bốn giờ, hăy cố nếm cái ư nghĩa của nó. Các anh đang giải
thích, nhưng sự giải thích này là chỉ có tính chất trí năng
(intellectual). Em muốn thấy một ít hương vị thiền, một ít hương thơm.
Em muốn thấy rằng, hoa sen đă đi vào sự hiện diện của các anh, rằng các
anh đă trở thành một cái ǵ đó của hoa sen. Em muốn ngửi hương thơm của
nó. Do vậy, ngày mai em sẽ lại đến.”
Chỉ có một người đến, và chắc chắn là anh ta đă thành công. Người phụ nữ
đưa chàng trai tới nhà nàng ở bên ngoài thị trấn. Chàng trai chưa bao
giờ thấy ngôi nhà đó; nó rất đẹp, gần như là một cơi mơ (dreamland). Và
song thân của người phụ nữ đang đứng ở cổng. Họ tiếp chàng trai và nói,
“Chúng tôi rất vui sướng.”
Người phụ nữ đi vào bên trong, và chàng trai chuyện văn một chút với
song thân cô gái. Rồi họ nói, “ Hăy vào đi. Con gái chúng ta hẳn đang
đợi anh. Đây là pḥng của nó.” Họ chỉ đường cho chàng. Chàng trai bước
đi, chàng mở cánh cửa, nhưng không có ai ở đó. Đó là một căn pḥng trống
rỗng. Nhưng có một cửa lớn mở ra khu vườn. Do vậy, chàng đưa mắt nh́n –
có thể nàng đă đi vào trong khu vườn. Vâng, chắc hẳn nàng đă đi qua đó,
bởi v́ trên lối đi có những dấu chân. Chàng bước đi gần một dặm. Khu
vườn chấm dứt và bây giờ chàng đang đứng trên bờ của một con sông đẹp –
nhưng người phụ nữ không có ở đó. Những dấu chân cũng đă biến mất. Chỉ
có hai chiếc hài, những chiếc kim hài (golden shoes) của người phụ nữ.
Bây giờ chàng bối rối. Cái ǵ đă xảy ra? Chàng nh́n lại đằng sau – không
có khu vườn nào, ngôi nhà nào, cũng không c̣n song thân của cô gái. Tất
cả đă biến mất. Chàng lại nh́n lần nữa. Những chiếc hài cũng đă biến mất,
con sông đă biến mất. Tất cả chỉ có sự trống rỗng
[1] (emptiness) – và một
tiếng cười lớn vang lên.
Và chàng cũng cười to. Chàng đă kết hôn. Đây là một câu chuyện Phật giáo đẹp đẽ. Chàng kết hôn với sự trống rỗng, kết hôn với hư vô (cái không – nothingness) . Đây là cuộc hôn nhân mà tất cả những vị thánh đều đă và đang t́m kiếm. Đây là khoảnh khắc khi mà bạn trở thành “ cô dâu của Christ” hay một gopi của Krishna. Nhưng mọi sự biến mất – lối đi, khu vườn, ngôi nhà, người phụ nữ, ngay cả những dấu chân. Mọi sự biến mất. Chỉ có một tiếng cười, một tiếng cười cất lên từ chính cái “bụng” (belly) của vũ trụ.
[1] Sự trống rỗng: tạm dịch như trên. Nhưng trong văn cảnh này, nó chính là “tánh không” trong Phật giáo. Mà đă là “tánh không” – th́ dĩ nhiên nó không c̣n là sự “trống rỗng” thông thường. Các bậc giác ngộ thường nói” “chân không, diệu hữu.”
|
Ngay từ thời thơ ấu, tôi đă yêu
sự im lặng. Bất cứ khi nào có thể được, tôi thường chỉ ngồi im lặng.
Đương nhiên, gia đ́nh tôi có thói quen nghĩ rằng tôi sẽ trở thành một
“kẻ vô tích sự” – và họ có lư! Chắc chắn tôi đă chứng tỏ ḿnh là vô tích
sự, nhưng tôi không hối tiếc điều đó.
Cái vô tích sự của tôi đă đi tới chỗ hiển nhiên: đôi khi, khi tôi đang
ngồi im, mẹ tôi thường đến và nói một cái ǵ đó như, “ Có vẻ như không
có ai trong nhà. Mẹ cần một ai đó đi chợ để mua một ít rau ráng.” Tôi
đang ngồi đằng trước bà, và tôi thường nói, “ Nếu con thấy một ai, con
sẽ bảo họ.”
Mọi người (trong gia đ́nh) đều chấp nhận rằng sự hiện diện của tôi không
có nghĩa ǵ cả; tôi có mặt ở đó hay không, điều ấy cũng không quan trọng
ǵ cả. Một, hai lần họ thử nghiệm, và họ phát hiện ra rằng, “Tốt hơn là
nên loại trừ nó ra, và đừng để tâm đến nó nữa.” Vào buổi sáng, họ thường
sai tôi đi mua rau. Và buổi chiều, tôi thường nói, “ Con đă quên, không
nhớ con được sai đi mua cái ǵ, và bây giờ th́ chợ đă đóng cửa …”
Mẹ tôi nói, “ Đó không phải là lỗi của con, mà là lỗi của chúng ta. Suốt
ngày chúng ta chờ đợi, nhưng trước hết, lẽ ra chúng ta không nên nhờ
con. Từ sáng tới giờ con ở đâu?”
Tôi nói, “ Khi con ra khỏi nhà, ngay gần nhà có một cây bồ đề rất đẹp …
” – loại cây mà dưới đó Phật Gautama đă chứng ngộ. Cây đó có tên “bồ đề”
là v́ Phật Gautama. Trước Phật Gautama, người ta không biết nó thường
được gọi là cây ǵ; hẳn nó cũng có tên, nhưng sau khi Phật Gautama ngồi
ở đó, nó mang tên Ngài.
Có một cây bồ đề đẹp, và nó quá cám dỗ với tôi. Bên dưới nó thường rất
im lặng, rất mát mẻ, không ai quấy rầy tôi, đến nỗi tôi không thể nào đi
qua nó mà không ngồi dưới nó một thời gian nào đó. Và những khoảnh khắc
b́nh an đó, tôi nghĩ, đôi khi trải dài ra suốt ngày.
Sau chỉ một ít thất vọng, họ nghĩ, “ Tốt hơn, là đừng quấy rầy nó.” Và
tôi vô cùng hạnh phúc v́ họ chấp nhận cái sự kiện rằng tôi hầu như không
hiện hữu (nonexistent). Nó cho tôi sự tự do to lớn. Không ai chờ đợi bất
cứ cái ǵ ở tôi. Khi không ai mong đợi cái ǵ ở bạn, bạn rơi vào trong
một sự yên lặng. Thế giới đă chấp nhận bạn; bây giờ không ai mong đợi ǵ
ở bạn.
Một đôi khi, khi tôi về nhà trễ, họ thường t́m kiếm tôi tại hai chỗ. Một
là nhà Nani tôi, và chỗ kia, là cây bồ đề – và bởi v́ họ bắt đầu t́m
kiếm tôi dưới cây bồ đề, tôi bắt đầu leo lên cây và ngồi trên đỉnh của
nó. Họ thường đến, thường nh́n xung quanh và nói, “ H́nh như nó không có
ở đây.”
Và chính tôi thường gật đầu và nói, “ Vâng, đúng rồi. Con không có ở đây.”
|
Kinh nghiệm đầu tiên của tôi về việc
hồn ra khỏi xác, là khi bị rơi từ trên cây xuống. Tôi thường có thói
quen tọa thiền ngay đằng sau trường đại học, nơi đó có một cái g̣ đẹp và
ba cây cao, rất yên lặng, và không ai đến đó. Tôi thường ngồi trên một
trong ba cây này và thiền định. Một hôm bỗng nhiên tôi thấy rằng tôi
đang ngồi trên cây, và đồng thời, thân xác tôi đă rơi xuống và tôi đang
nằm trên đất. Trong một khoảnh khắc, tôi không biết làm sao để nhập xác
trở lại. Chỉ do ngẫu nhiên, một người phụ nữ thường mang sữa vào trường
đại học, từ làng gần đó, đă thấy tôi đang rơi xuống, nên bà đến sát bên.
Chắc hẳn bà đă nghe nói rằng, trong những t́nh huống khi mà cái “ cơ thể
bên trong” (inner body) ĺa khỏi cơ thể bên ngoài, nếu bạn cọ xát khoảng
giữa hai mắt - con mắt thứ ba, đó là cánh cửa – th́ cái thần thức đă
thoát ra, sẽ có thể nhập vào.
Do vậy, bà chà xát vào con mắt thứ ba của tôi. Tôi có thể thấy bà đang
chà xát lên trán tôi. Khoảnh khắc kế tiếp, tôi mở mắt ra, cám ơn bà, và
hỏi bà, làm sao bà biết làm như vậy.
Bà chỉ đơn giản nghe nói về nó. Đó là một làng bán khai, nhưng bà đă
nghe cái ư tưởng truyền thống rằng, con mắt thứ ba là nơi mà thần thức
thoát ra, và cũng là nơi mà nó có thể nhập xác trở lại.
Theo như tôi nhớ được, th́ tôi đă từng (had been looking) t́m kiếm cánh
cửa dẫn đến sự chứng ngộ – ngay từ trong thời thơ ấu của tôi. Chắc hẳn
tôi đă mang cái ư tưởng đó từ kiếp trước của ḿnh, bởi v́ tôi không nhớ
có một ngày (riêng lẻ) nào – trong tuổi thơ của tôi trong kiếp này – mà
tôi lại không đang t́m kiếm nó. Một cách tự nhiên, mọi người đều nghĩ
rằng tôi đă phát rồ. Tôi không bao giờ chơi với bất cứ đứa trẻ nào. Tôi
không bao giờ có thể t́m thấy cách nào để truyền thông với lũ trẻ cùng
trang lứa. Đối với tôi, chúng có vẻ ngu xuẩn, làm mọi loại điều ngu ngốc.
Tôi không bao giờ gia nhập đội bóng nào: bóng đá, bóng chuyền, bóng
hockey. Dĩ nhiên, tất cả họ đều nghĩ rằng tôi đă phát rồ. Về riêng phần
tôi, khi tôi lớn lên, tôi bắt đầu thấy rằng toàn bộ thế giới mới thật là
điên rồ.
Năm cuối cùng (của những chu kỳ 7 năm) - khi tôi 21 tuổi - là một thời
gian của một cơn suy sụp thần kinh (nervous breakdown) và đột phá
(breakthrough). Một cách tự nhiên, những ai thương yêu tôi – gia đ́nh
tôi, bạn bè tôi, những giáo sư của tôi – có thể hiểu một chút về cái ǵ
đang diễn ra trong tôi. Tại sao tôi quá khác biệt với những đứa trẻ khác,
tại sao tôi thường cứ măi ngồi hằng giờ – với đôi mắt nhắm; tại sao tôi
ngồi trên bờ sông và cứ nh́n lên bầu trời hằng giờ, đôi khi suốt đêm.
Đương nhiên, những người không thể hiểu những điều như thế - và tôi cũng
không mong đợi họ hiểu – đều nghĩ rằng tôi điên (mad).
Trong gia đ́nh tôi, tôi đă trở nên gần như vắng mặt. Chẳng bao lâu, họ
thôi không nhờ tôi (làm) bất cứ cái ǵ, và dần dần, họ bắt đầu cảm thấy
như thể là tôi không có mặt ở đó. Và tôi ưa thích điều đó, cái cách mà
tôi đă trở thành một “hư vô” (nothingness), một “kẻ-không-là-ai”
(nobody), một sự vắng mặt.
Cái năm đó thật là ghê gớm (tremendous). Tôi bị bao vây bởi hư vô
(nothingness), sự trống rỗng. Tôi đă mất hết mọi liên hệ với thế giới.
Nếu ai đó nhắc tôi đi tắm, tôi thường (sẽ) tắm hằng giờ. Rồi, họ phải gơ
cửa: “Nào, hăy ra khỏi pḥng tắm. Con đă tắm đủ cho một tháng! Ra thôi!”
Nếu họ nhắc tôi ăn, th́ tôi ăn; nếu không, tôi sẽ không ăn trong nhiều
ngày. Không phải là tôi đang nhịn ăn – tôi không có ư niệm nào về việc
ăn hay nhịn ăn. Toàn bộ mối quan tâm của tôi, là đi mỗi lúc một sâu hơn
vào trong chính ḿnh! Và cánh cửa th́ quá nhiều từ tính (magnetic), sức
hút quá mănh liệt – giống như cái mà những nhà vật lư gọi là những lỗ
đen.
Người ta nói có tồn tại những lỗ đen. Nếu một ngôi sao t́nh cờ có một lỗ
đen, th́ nó bị hút vào đó; không có cách nào cưỡng lại sức hút đó, và đi
vào trong lỗ đen là đi vào trong sự hủy diệt. Chúng ta không biết cái ǵ
xảy ra ở phía bên kia. Ư kiến của tôi – mà nhà vật lư nào đó phải t́m
chứng cớ - là: lỗ đen (black hole) ở phía bên này, là một lỗ trắng
(white hole) ở phía bên kia. Cái lỗ không thể chỉ có một bên; nó là một
đường hầm. Tôi đă trải nghiệm nó trong chính ḿnh. Có lẽ trên một phạm
vi lớn hơn, cái tương tự xảy ra trong vũ trụ. Ngôi sao chết đi; trong
chừng mực mà chúng ta có thể thấy, nó biến đi. Nhưng trong mọi khoảnh
khắc, những ngôi sao mới được ra đời. Từ nơi đâu? Cái “tử cung” (womb)
của nó ở đâu? Đó chỉ là số học đơn giản, rằng cái lỗ đen chỉ là một cái
“tử cung” – ngôi sao cũ biến đi vào nó và ngôi sao mới ra đời.
Điều này, tôi đă trải nghiệm trong chính ḿnh – tôi không phải là một
nhà vật lư. Cái năm với sức hút ghê gớm đó đưa tôi mỗi lúc một xa hơn
khỏi mọi người, quá xa, đến nỗi, tôi thường không nhận ra mẹ tôi, tôi
cũng không nhận ra cha tôi; có những lúc tôi quên luôn cái tên của chính
ḿnh. Tôi đă cố hết sức, nhưng không có cách nào khám phá ra tên tôi vốn
là ǵ. Tất nhiên, trong cái năm đó, với mọi người khác, th́ tôi đă phát
điên. Nhưng với riêng tôi, th́ trạng thái điên ấy trở thành thiền định,
và cái đỉnh điểm của trạng thái điên ấy đă mở cánh cửa.
Tôi được đưa tới một vaidya, một y sĩ ayurvedic. Thật ra, tôi đă được
đưa tới nhiều bác sĩ và y sĩ, nhưng chỉ có một vaidya nói với cha tôi, “
Nó không bệnh. Đừng lăng phí thời gian của ông.” Dĩ nhiên, họ đang lôi
xệch tôi từ nơi này sang nơi nọ. Và nhiều người (people) thường cho tôi
những loại thuốc và tôi thường nói với cha tôi, “ Tại sao mọi người lo
lắng? Con hoàn toàn không sao cả.” Nhưng không ai tin những ǵ tôi nói.
Họ thường nói, “ Con im đi. Con uống thuốc đi, nó có hại ǵ đâu nào?”
Nên tôi thường uống đủ loại thuốc.
Chỉ có một vaidya duy nhất là một người có tuệ giác (insight) – tên ông
là Pundit Bhaghirath Prasad. Bây giờ cụ già đó đă qua đời, nhưng ông là
một người có tuệ giác hiếm hoi. Ông nh́n tôi và nói, “ Nó không bệnh.”
Và ông bắt đầu khóc to lên và nói, “ Tôi đă từng t́m kiếm trạng thái này,
chính tôi. Nó may mắn. Trong kiếp này, tôi đă bỏ lỡ trạng thái này. Đừng
đưa nó tới ai cả. Nó đang về tới nhà.” Và ông khóc những giọt nước mắt
hạnh phúc.
Ông là một “kẻ t́m kiếm” (seeker). Ông đă từng t́m kiếm khắp đất nước từ
đầu này đến đầu kia. Suốt đời ông là một cuộc t́m kiếm và một cuộc thăm
ḍ (enquiry). Ông đă có một ư niệm nào đó về cái chân lư mà ông đang t́m
kiếm. Ông trở thành người bảo vệ của tôi – bảo vệ tôi chống lại những
bác sĩ và y sĩ khác. Ông nói với cha tôi, “ Ông cứ để nó cho tôi. Tôi sẽ
lo liệu.” Ông không bao giờ cho tôi bất cứ thuốc men nào. Khi cha tôi
năn nỉ, ông chỉ cho tôi những viên thuốc đường (sugar pills) và bảo tôi,
“Đây là những viên thuốc đường. Chỉ để họ yên tâm là cháu đă uống chúng.
Chúng sẽ không có hại, nhưng cũng không trợ giúp. Thật ra, không thể có
được sự giúp đỡ nào.” Khi bạn bắt đầu bước vào thế giới của “vô trí” (no- mind) [2], nó trông giống như trạng thái điên (madness) – “đêm tối của linh hồn,” đêm điên của linh hồn. Tất cả mọi tôn giáo đều đă ghi nhận sự kiện đó; do vậy, tất cả mọi tôn giáo đều nhấn mạnh việc t́m kiếm một vị thầy trước khi bạn khởi sự bước vào thế giới của “vô trí” – bởi v́ ông sẽ ở đó để giúp bạn, nâng đỡ bạn. Bạn sẽ tan ra từng mảnh, nhưng ông sẽ ở đó để động viên bạn, cho bạn hy vọng. Ông sẽ ở đó để thuyết minh cái mới lạ (the new) cho bạn. Đây là cái ư nghĩa của một vị thầy: minh giải cái không thể minh giải được, chỉ ra cái không thể nói ra được, diễn đạt cái không thể diễn đạt. Ông sẽ có mặt ở đó; ông sẽ chế tác ra những phương pháp và những cách thức để (giữ cho) bạn tiếp tục trên lối đi – nếu không, có thể bạn sẽ chạy trốn khỏi nó.
[2] No – mind” : Tạm dịch là “vô – trí.” Đây là một trong những “từ ch́a khóa” của Osho., chỉ “trạng thái” hoàn toàn vượt ra ngoài sự khống chế của “tâm trí”. Trước đây, nó thường được dịch là “vô tâm”. Gần đây, nhiều người dịch nó là “vô trí.” Theo tôi, cả 2 cách dịch đều có thể “chấp nhận được.” Tôi chọn cách dịch “vô trí”, bởi tôi thấy chữ “tâm” có nghĩa quá rộng.
|
Và hăy nhớ, không có cách nào để trốn thoát cả.
Nếu bạn khởi sự trốn chạy, bạn chỉ đơn giản trở nên hung tợn, phá hoại.
Những người Sufi gọi những người đó là mastas. Tại
Ấn độ, họ được biết
đến như là những paramahansas điên. Bạn không thể quay trở lại bởi v́ nó
không c̣n ở đó, và bạn không thể tiến về phía trước, bởi v́ tất cả đều
tối đen. Bạn bị kẹt. Đó là lư do tại sao Phật nói, “May mắn thay cho ai
đă t́m ra một vị thầy.”
Chính tôi đang làm việc mà không có một vị thầy. Tôi đă t́m kiếm và tôi
đă không thể t́m ra một vị nào. Không phải là bởi v́ tôi đă không t́m
kiếm; tôi đă t́m kiếm lâu rồi, nhưng tôi không thể t́m thấy một vị thầy
nào. Hăn hữu lắm mới t́m thấy một vị thầy (đích thực), một hữu thể mà đă
trở thành một “vô-thể” (nonbeing), hiếm khi t́m thấy một sự hiện diện mà
gần như là một sự vắng mặt. Hiếm khi t́m thấy một người mà chính người
đó là một cánh cửa dẫn vào cái “thiêng liêng” (divine), mà nó sẽ không
cản trở bạn, xuyên qua đó bạn có thể băng qua. Rất khó khăn.
Những người Sikh gọi ngôi đền của họ là gurudwara, cánh cửa của vị thầy.
Đó chính xác là cái mà vị thầy phải là – cánh cửa. Jesus lặp đi lặp lại,
“ Ta là cánh cửa, ta là con đường, ta là chân lư. Hăy đến và theo ta,
hăy đi xuyên qua ta. Và nếu các ngươi không đi xuyên qua ta, th́ các
ngươi sẽ không thể nào đạt tới (chân lư). ”
Vâng, đôi khi một người phải “tự thân vận động” mà không có một vị thầy.
Nếu không kiếm được một vị thầy, th́ người ta phải làm lấy một ḿnh,
nhưng khi đó, cuộc hành tŕnh sẽ rất bấp bênh nguy hiểm (hazardous).
Suốt cái năm đó, tôi đă ở trong một trạng thái (mà) gần như không thể
biết là cái ǵ đang xảy ra. Trong một năm, liên tục, thậm chí khó mà giữ
cho ḿnh tồn tại. Chỉ đơn giản giữ cho chính ḿnh tồn tại, đă là một
điều rất khó khăn – bởi v́ mọi sự thèm ăn đều biến mất. Nhiều ngày trôi
qua, và tôi thường không cảm thấy đói, cũng chẳng thấy khát. Tôi phải tự
cưỡng bức ḿnh ăn, uống. Cơ thể quá “không tồn tại” (nonexistential),
đến nỗi tôi đă phải tự làm đau ḿnh, để cảm thấy rằng tôi vẫn c̣n ở
trong thân thể. Tôi phải đập đầu vào tường, để xem (liệu) cái đầu có c̣n
đó hay không. Chỉ đến lúc nó đau, th́ tôi mới ở trong thân thể được một
chút.
Mọi buổi sáng và mọi buổi chiều tối, tôi thường chạy bộ từ 5 đến 8 dặm.
Người ta thường nghĩ rằng tôi điên. Tại sao tôi lại chạy quá nhiều như
vậy? 16 dặm một ngày! Chỉ để cảm thấy rằng tôi vẫn c̣n hiện hữu, để
không mất liên lạc với chính ḿnh – chỉ để đợi cho đến khi đôi mắt tôi
trở nên ḥa nhịp với cái mới (lạ) đang diễn ra.
Và tôi đă phải giữ cho ḿnh gần gũi với (close to) chính ḿnh. Tôi
thường không nói chuyện với bất cứ ai, bởi v́ mọi sự đă trở nên quá rời
rạc, đến nỗi thậm chí h́nh thành một câu cũng khó khăn. Giữa một câu,
tôi thường quên là tôi đang nói cái ǵ. Giữa đường, tôi thường quên là
tôi đang đi đâu. Do vậy, tôi thường phải quay trở lại. Tôi thường đọc
một cuốn sách - tôi thường đọc 50 trang và rồi bỗng tự hỏi, “Ḿnh đang
đọc cái ǵ thế? Ḿnh không nhớ chút nào cả.” T́nh huống của tôi giống
như cái t́nh huống sau đây:
Cánh cửa lớn pḥng mạch của nhà tâm liệu pháp mở tung, và một người đàn
ông chạy vụt vào. “ Bác sĩ ơi!” ông ta kêu lên, “ Ông phải giúp tôi. Tôi
chắc rằng tôi đang mất trí. Tôi không thể nhớ cái ǵ cả – cái đă xảy ra
cách đây một năm, hay thậm chí cái mới xảy ra hôm qua. Chắc hẳn tôi đang
phát điên!”
“Hừm …” ông bác sĩ trầm ngâm. “ Lần đầu tiên anh ư thức về vấn đề này
là khi nào?”
Người đàn ông nom có vẻ lúng túng. “ Vấn đề ǵ vậy?”
Đây chính là t́nh huống của tôi! Thậm chí để hoàn tất một câu nói, cũng
đă là khó. Tôi phải tự nhốt ḿnh trong pḥng. Tôi cẩn thận tự nhắc nhở
ḿnh, là đừng nói, đừng nói cái ǵ cả, bởi v́ nói một cái ǵ, là tự phô
bày cái “điên” của ḿnh. Trong một năm, nó cứ dai dẳng. Tôi thường chỉ
nằm trên sàn và nh́n lên trần nhà, đếm từ 1 đến 100, rồi từ 100 đến 1.
Chỉ đơn giản c̣n có khả năng đếm, ít nhất nó cũng là một cái ǵ đó. Tôi
thường quên, cứ thường xuyên như thế. Phải mất một năm, tôi mới có thể
tập trung trí óc trở lại, có một viễn ảnh, một định hướng cho tương lai.
Nó xảy ra. Nó là một phép mầu. Nhưng mà nó khó khăn. Không có ai để hỗ
trợ tôi, không có ai để nói cho tôi biết là tôi đang đi đâu, và cái ǵ
đang xảy ra. Thật ra, mọi người đều chống lại nó – những thầy giáo của
tôi, bạn bè tôi, những người muốn điều tốt cho tôi. Tất cả đều chống lại
nó. Nhưng họ không thể làm ǵ, họ chỉ có thể kết án, họ chỉ có thể hỏi
là tôi đang làm cái ǵ.
Tôi không đang làm cái ǵ cả! Bây giờ, nó vượt ra ngoài tầm kiểm soát
của tôi; nó đang diễn ra. Tôi đă làm một cái ǵ đó; một cách không hay
biết, tôi đă gơ vào cánh cửa, và bây giờ cánh cửa đă mở. Tôi đă từng
thiền định trong nhiều năm, chỉ đơn thuần ngồi yên lặng mà không làm ǵ
cả, và chẳng bao lâu, tôi bắt đầu đi vào trong cái khoảng không gian đó,
nơi mà bạn [3] là (tồn tại), và bạn không đang làm cái ǵ cả; bạn chỉ đơn
thuần ở đó, một sự hiện diện, một kẻ quan sát.
Bạn thậm chí không phải là một kẻ quan sát, bởi v́ bạn không đang quan
sát – bạn chỉ đơn thuần là một sự hiện diện. Ngôn từ tỏ ra bất cập, bởi
v́ bất cứ từ nào được dùng, dường như nó đều diễn tả một “việc làm” nào
đó. Không, tôi không đang làm ǵ cả. Tôi chỉ nằm, ngồi, và đi bộ – sâu bên dưới, không có “người làm” [4] (doer) nào cả. Tôi đă mất tất cả mọi tham vọng; không có niềm ao ước trở thành bất cứ ai, không có ao ước đạt tới cái ǵ cả. Tôi đơn giản bị ném vào trong chính ḿnh. Tôi là một sự trống rỗng, và sự trống rỗng đưa người ta đến sự điên loạn. Nhưng sự trống rỗng là cánh cửa duy nhất dẫn đến Thượng Đế. Điều đó có nghĩa là, những ai mà sẵn sàng chịu điên loạn, mới có thể đạt tới (chân lư), chứ không phải ai khác.
________________
[3] You: từ “bạn” ở đây có nghĩa là “người ta” – dùng theo nghĩa bất định.
[4]
Theo
kinh điển Phật giáo, th́ đây chính là trạng thái “vô ngă.” |
* * * * * * * * * * *
Bạn hỏi tôi, “Cái ǵ xảy ra khi ông
hốt nhiên chứng ngộ?”
Tôi cười to, một tiếng cười ầm ĩ (uprorious) thực sự, v́ thấy toàn bộ
cái buồn cười (absurdity) của việc cố đạt tới sự chứng ngộ. Toàn bộ sự
việc thật là buồn cười, bởi v́ ngay từ lúc mới sinh ra, ta đă chứng ngộ
rồi, [5] và cố đạt một cái ǵ mà đă bạn đă có, là điều buồn cười (absurb)
nhất. Nếu bạn đă có nó rồi, th́ thành tựu cái ǵ? Bạn chỉ có thể đạt tới
cái mà bạn không có; nhưng cái mà bạn đạt tới đó, nó không phải là những
phần nội tại (intrinsic) của tồn tại bạn. Mà sự chứng ngộ lại chính là
bản chất (tự nhiên) của bạn.
Tôi đă phấn đấu để đạt tới nó (sự chứng ngộ) trong nhiều kiếp sống – nó
đă là cái đích nhắm duy nhất trong nhiều, nhiều kiếp. Và tôi đă làm tất
cả những ǵ có thể, để đạt tới nó, nhưng tôi đă luôn luôn thất bại. Tất
yếu phải thế – bởi v́ nó phải là một “thành tựu” (attainment). Nó là bản
chất của bạn, cho nên, không thể gọi nó là một “ thành tựu “. Bạn không
thể biến nó thành một tham vọng. Tâm trí [6] (mind) th́ đầy tham vọng – tham vọng có tiền bạc, quyền lực, uy tín. Và rồi một hôm, khi nó trở nên chán ngấy với những hoạt động hướng ngoại, nó trở nên tham vọng được chứng ngộ, được giải thoát, đạt tới niết bàn, Thượng Đế. Nhưng, cùng một tham vọng đă trở lại; chỉ có cái đối tượng là thay đổi. Ban đầu, cái đối tượng là ở bên ngoài, bây giờ, đối tượng là ở bên trong. Nhưng thái độ của bạn, cái cách tiếp cận của bạn th́ chưa thay đổi; bạn vẫn là cùng một con người, trong cùng một cái vết xe đổ, trong cùng một cái lề thói.
__________________
[5] Osho muốn nói: “trạng thái”
giác ngộ đă có sẵn ngay trong mỗi người, nhưng ta không nhận biết mà
thôi. Do vậy, chỉ cần “t́m lại”, chứ không cần chạy t́m ở bên ngoài.
Kinh điển Phật giáo cũng nói tương tự: Phật tính có sẵn trong mọi người,
nhưng do “vô minh” che lấp, nên ta không nhận biết. Cho nên, ta chỉ cần
“t́m lại” cái đă có sẵn bên trong ḿnh. Sự chứng ngộ mà Osho nói ở đây,
dĩ nhiên nó chỉ ở thế tiềm năng, chứ chưa phải là hiện thực.
[6] Từ “tâm trí” (mind) ở đây phải hiểu là “trí năng” biện biệt, không
phải là “trí tuệ Bát nhă” vượt lên “trí năng.”
|
“ Cái ngày tôi hốt nhiên chứng ngộ” chỉ đơn
giản có nghĩa là, cái ngày mà tôi nhận thức rằng, không có cái ǵ để
thành tựu cả, không có nơi nào để đi, không có ǵ phải được làm. Chúng
ta đă có sẵn cái thiêng liêng (divine), và chúng ta đă hoàn hảo rồi –
như chúng ta đang là (as we are). Không có sự cải thiện nào được cần đến,
không cần sự cải thiện nào cả. Thượng Đế không bao giờ sáng tạo ra một
người nào bất toàn. Ngay cả nếu bạn t́nh cờ gặp một người bất toàn, bạn
sẽ thấy sự bất toàn của anh ta là hoàn hảo. Thượng Đế không bao giờ sáng
tạo một sự thể (thing) bất toàn.
Tôi đă nghe nói về một vị đạo sư Zen (master), Bokuju, ông đang nói sự
thật này cho các đệ tử của ḿnh, rằng tất cả đều hoàn hảo. Một người
đứng lên – một kẻ gù lưng, rất già – và ông ta nói, “ C̣n về con th́ sao?
Con là một kẻ gù lưng. Thầy nói ǵ về con ?” Bokuju nói, “ Ta chưa bao
giờ thấy một người hoàn hảo như thế trong đời ta.”
Khi tôi nói, “ cái ngày tôi chứng ngộ,” tôi đang dùng ngôn ngữ sai – bởi
v́ không có ngôn ngữ nào khác, bởi v́ ngôn ngữ của chúng ta được sáng
tạo bởi chúng ta. Nó gồm có những từ như “sự thành tựu”, “sự cải thiện”,
“sự tiến bộ”, “sự tiến hoá”. Ngôn ngữ của chúng ta không được sáng tạo
ra bởi những người chứng ngộ; và thật ra, họ không thể sáng tạo ra ngôn
ngữ, cho dẫu họ muốn thế, bởi v́ sự chứng ngộ xảy ra trong im lặng. Làm
thế nào bạn diễn đạt cái im lặng đó bằng ngôn từ? Và bất luận bạn diễn
đạt bằng cách nào, th́ những từ ngữ cũng sẽ tiêu diệt một cái ǵ đó của
cái im lặng đó.
Lăo Tử đă nói, “ Cái khoảnh khắc mà chân lư được nói ra (asserted), nó
trở nên sai lầm (false).” [7] Không có cách nào truyền thông chân lư cả.
Nhưng ngôn ngữ phải được dùng; không có cách nào khác. Cho nên, chúng ta
luôn luôn phải dùng ngôn ngữ, nhưng ta phải hiểu được giới hạn của nó –
nó luôn bất cập trong việc diễn đạt cái kinh nghiệm đó. Do vậy, tôi nói,
“ cái ngày mà tôi chứng ngộ.” Nhưng nó không phải là một thành tựu, nó
cũng không phải là của tôi.
[7] Có lẽ Osho muốn “diễn nôm” câu nói của Lăo Tử trong Đạo Đức Kinh: “ Đạo khả đạo phi thường Đạo, danh khả danh phi thường danh.” Câu này ư nghĩa rất sâu xa. Ở đây, tạm hiểu rằng: không thể dùng ngôn ngữ - là cái tương đối – để diễn đạt chân lư, là cái Tuyệt đối.
|
Tôi đă cười to ngày hôm đó, cười vào những nỗ
lực ngu xuẩn, buồn cười của tôi để mong đạt tới nó. Ngày đó, tôi cười
to, cười vào chính ḿnh, và ngày đó, tôi đă cười vào toàn bộ nhân loại,
bởi v́ mọi người đều đang cố thành tựu, mọi người đều đang cố đạt tới,
mọi người đều đang cố cải thiện.
Trong trường hợp của tôi, nó xảy ra trong một trạng thái buông xả hoàn
toàn – nó luôn xảy ra trong trạng thái đó. Tôi đă thử nghiệm mọi thứ. Và
rồi, thấy sự vô ích của mọi nỗ lực, tôi đă từ bỏ toàn bộ cái “dự phóng”
(project) đó. Tôi quên mọi thứ về nó. Trong 7 ngày, tôi đă sống càng
b́nh thường như có thể.
Những người thường sống gần gũi với tôi, đă rất ngạc nhiên, bởi v́ đây
là lần đầu tiên mà họ thấy tôi sống một cuộc sống b́nh thường. Trở về
trước, toàn bộ cuộc đời tôi là một kỷ luật (discipline) hoàn hảo.
Trong 2 năm, tôi đă sống với gia đ́nh đó
[8] , và họ đă biết rằng, tôi
thường dậy vào lúc 3 giờ sáng, rồi tôi thường đi bộ, hay chạy khoảng 5 –
6 dặm, và rồi tôi thường tắm trên sông. Mọi thứ th́ tuyệt đối đều đặn.
Ngay cả khi tôi bị sốt, hay bị bệnh, th́ cũng không có sự khác biệt nào:
mọi thói quen đều vẫn được giữ nguyên, không thay đổi.
Họ đă biết tôi ngồi thiền trong nhiều giờ. Cho tới ngày đó, tôi đă không
ăn nhiều thứ. Tôi thường không uống cà phê, trà; tôi có một kỷ luật chặt
chẽ về cái ǵ phải ăn, cái ǵ không nên ăn. Khi tôi “thư giăn” (relaxed)
trong 7 ngày, khi tôi vứt bỏ toàn bộ sự việc và ngày đầu tiên tôi thức
dậy vào lúc 9 giờ sáng và uống trà, gia đ́nh tôi hết sức ngạc nhiên. Họ
nói, “Cái ǵ đă xảy ra vậy? Có phải con đă sa sút rồi chăng?” Họ thường
xem tôi là một yogi vĩ đại. Vẫn c̣n một tấm h́nh của những ngày đó. Tôi thường dùng chỉ vỏn vẹn một mảnh vải và đó là tất cả. Ban ngày, tôi thường che thân với nó, ban đêm tôi dùng nó như là một tấm chăn để đắp. Tôi ngủ trên tấm chiếu tre. Đó là toàn bộ sự tiện nghi của tôi – cái chăn đó, cái chiếu tre đó. Tôi không có cái ǵ cả – không có tài sản nào khác. Họ rất ngạc nhiên khi tôi thức dậy lúc 9 giờ sáng. Họ nói, “ Một cái ǵ đó không ổn. Có phải con đang rất bệnh, bệnh trầm trọng?”
[8] Bạn đọc hẳn c̣n nhớ: sau 7 năm sống với ông bà ngoại, Osho về sống với cha mẹ đẻ của ḿnh
|
Tôi nói, “ Không. Con không bệnh trầm trọng.
Con đă bệnh trong nhiều năm; bây giờ con hoàn toàn khỏe mạnh. Bây giờ
con sẽ thức dậy khi nào giấc ngủ rời bỏ con, và con sẽ đi ngủ khi giấc
ngủ đến với con. Con sẽ không c̣n là một tên nô lệ cho cái đồng hồ. Con
sẽ ăn bất cứ cái ǵ mà cơ thể con cảm thấy muốn ăn, và con sẽ uống bất
cứ cái ǵ con cảm thấy muốn uống.” Tôi nói, “Đủ là đủ.” Và trong bảy
ngày tôi quên toàn bộ cái “dự phóng” và tôi quên nó măi măi.
Và ngày thứ bảy, nó xảy ra – nó xảy ra từ không nơi nào cả. Và khi tôi
cười to, người làm vườn nghe tiếng cười. Ông thường nghĩ rằng tôi hơi
điên một chút, nhưng ông chưa bao giờ nghe tôi cười to trong cách đó.
Ông chạy đến. Ông nói, “ Có chuyện ǵ vậy?”
Tôi nói, “ Đừng lo lắng. Bác biết là tôi điên – bây giờ tôi đă phát điên
hoàn toàn! Tôi đang cười vào chính tôi. Đừng phật ḷng. Bác hăy đi ngủ
tiếp đi.” Trong nhiều kiếp, tôi đă từng làm việc – làm việc trên [9] chính ḿnh, vùng vẫy, làm bất cứ cái ǵ có thể được làm – và không có ǵ xảy ra. Bây giờ tôi hiểu tại sao đă không có ǵ xảy ra. Chính nỗ lực (đó) là cái rào chắn, chính cái thang đang ngăn trở, chính sự thôi thúc t́m kiếm, là trở lực. Không phải là người ta có thể đạt tới (chân lư. ND) mà không t́m kiếm – sự t́m kiếm là cần thiết – nhưng rồi tới một điểm, mà tại đó sự t́m kiếm phải bị vứt bỏ. Con thuyền được cần đến để qua sông, nhưng rồi, đến một khoảnh khắc, mà tại đó bạn phải ra khỏi con thuyền và quên hết mọi thứ về nó, và để nó lại đằng sau. Nỗ lực là cần thiết, không có nỗ lực, th́ không có ǵ khả dĩ. Nhưng chỉ với nỗ lực, th́ không có ǵ khả dĩ (possible).
[9] Nguyên tác: “ I had been working upon myself.” Ư nói, đối tượng của sự “làm việc” là chính ḿnh
|
Ngay trước ngày 21/3/1953, bảy ngày trước đó,
tôi ngừng làm việc trên chính ḿnh. Một khoảnh khắc đến, khi mà bạn thấy
toàn bộ sự vô ích của nỗ lực. Bạn đă làm tất cả những ǵ mà bạn có thể
làm, và không có ǵ xảy ra. Bạn đă làm tất cả những ǵ có thể được,
trong giới hạn khả năng của con người. Rồi, bạn có thể làm cái ǵ khác?
Trong sự bất lực (helpless) hoàn toàn, người ta buông bỏ mọi t́m kiếm.
Và cái ngày đó, sự t́m kiếm đă ngừng lại, vào ngày mà tôi không đang t́m
kiếm cái ǵ cả, cái ngày tôi không đang mong đợi một cái ǵ xảy ra, th́
nó bắt đầu xảy ra. Một năng lượng mới khởi lên – từ “không - nơi - nào”.
Nó không đang đến từ một nguồn nào cả. Nó đang đến từ không nơi nào và
mọi nơi. Nó ở trong cây cỏ, trong những tảng đá, bầu trời, mặt trời và
không khí – nó ở mọi nơi. Tôi đă từng t́m kiếm quá căng thẳng, và nghĩ
rằng nó ở rất xa xôi – nhưng, nó lại quá gần và quá kề sát! Đôi mắt đă
trở nên chú mục vào cái xa xăm, chân trời, và chúng đă đánh mất khả năng
thấy cái ở sát gần bên.
Cái ngày mà nỗ lực ngừng lại, tôi cũng ngừng lại (cease) – bởi v́ bạn
không thể tồn tại mà không nỗ lực, và bạn không thể tồn tại mà không có
ước vọng, và bạn không thể tồn tại mà không phấn đấu. Hiện tượng của cái
ego, của cái tôi, th́ không phải là một “sự thể” (thing) – nó là một quá
tŕnh (process). Nó không phải là một bản thể (substance) nằm ở đó bên
trong bạn; bạn phải sáng tạo ra nó từng khoảnh khắc. Nó giống như việc
đi xe đạp: nếu bạn đạp, th́ nó cứ chạy, nếu bạn không đạp, th́ nó ngừng.
Nó có thể tiếp tục một chút nhờ cái đà, nhưng cái khoảnh khắc mà bạn
ngừng đạp, thật ra, cái xe đạp đă ngừng lại. Nó không c̣n năng lượng,
không c̣n sức để đi một nơi nào cả. Nó sẽ loạng choạng và đổ xuống.
Cái ego hiện hữu bởi v́ chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng dục vọng, (desire)
bởi v́ chúng ta tiếp tục phấn đấu để đạt một cái ǵ đó, bởi v́ chúng ta
tiếp tục nhảy bổ về phía trước chính ḿnh. Đó là chính hiện tượng của
cái ego – cái nhảy bổ về phía trước chính bạn, cái nhảy vào trong tương
lai, vào trong ngày mai. Cú nhảy vào trong cái “phi hiện hữu” (nonexistential)
tạo ra cái ego. Bởi v́ nó đi ra từ cái phi hiện hữu, nó giống như một ảo
ảnh. Nó chỉ bao gồm cái ước vọng, dục vọng (desire) và không ǵ khác. Nó
chỉ bao gồm sự khao khát (thirst) và không ǵ khác.
Cái ego không ở trong hiện tại, nó ở trong tương lai. Nếu bạn ở trong
tương lai, th́ cái ego có vẻ như rất thực hữu (substantial). Nếu bạn ở
trong hiện tại, th́ cái ego là một ảo ảnh ; nó bắt đầu biến mất.
Cái ngày mà tôi ngừng t́m kiếm … và cũng không đúng khi nói rằng tôi
ngừng t́m kiếm; sẽ đúng hơn, nếu nói rằng, cái ngày mà sự t́m kiếm ngừng
lại. Hăy để cho tôi lặp lại điều đó. Cách nói tốt hơn, là nói rằng, cái
ngày mà sự t́m kiếm ngừng lại. Bởi v́ nếu “tôi” làm cho nó ngừng lại,
th́ “tôi” lại ở đó một lần nữa. [10] Bây giờ, sự ngừng lại trở thành nỗ lực
của tôi, bây giờ sự ngừng lại trở thành ước vọng (desire) của tôi, và
cái ước vọng tiếp tục hiện hữu trong một thể cách tế nhị.
Bạn không thể chận đứng ước vọng lại, bạn chỉ có thể hiểu nó. Khi bạn
hiểu nó, tự nhiên nó ngừng lại. Hăy nhớ, không ai có thể làm ngừng lại
việc ước vọng – và thực tại xảy ra khi ước vọng ngừng lại.
Bởi vậy, đây là cái nan đề (dilemma). Phải làm ǵ? Ước (dục) vọng th́ ở
đó, và những vị Phật tiếp tục nói rằng ước vọng phải được chận lại, và
họ tiếp tục nói, trong hơi thở tiếp theo, rằng, bạn không thể làm cho
ước vọng ngừng lại. Vậy, phải làm ǵ? Bạn đặt người ta vào một nan đề.
Họ đang ở trong ước vọng, chắc chắn rồi. Bạn nói, nó phải được chận lại
– ok. Và rồi bạn nói rằng nó không thể được chận lại. Rồi, phải làm ǵ? Cái ước (dục) vọng phải được thấu hiểu. Bạn có thể hiểu nó, bạn có thể đơn giản nh́n thấy sự vô ích của nó. Một “tri giác” trực tiếp được cần đến, và một sự thâm nhập (penetration) tức th́ được cần đến.
Cái ngày mà sự uớc vọng chấm dứt, tôi cảm thấy rất “vô hy vọng” [11](hopeless) và “cô thế” (helpless). Không có hy vọng, bởi v́ không có tương lai. Không có ǵ để hy vọng, bởi v́ mọi sự hy vọng đều tỏ ra vô ích, nó không dẫn tới đâu cả. Bạn đi ṿng quanh. Nó tiếp tục lủng lẳng đằng trước mắt bạn, nó tiếp tục tạo ra những ảo ảnh mới, nó tiếp tục gọi bạn, “Nào, chạy nhanh lên, bạn sẽ tới đích.” Nhưng dù bạn chạy nhanh bao nhiêu đi nữa, bạn sẽ không bao giờ tới đích. Nó giống như cái chân trời mà bạn thấy ṿng quanh trái đất. Nó hiện ra, nhưng nó không có mặt ở đó. Nếu bạn đi về phía nó, nó tiếp tục chạy xa khỏi bạn. Bạn chạy càng nhanh, nó di chuyển càng xa khỏi bạn. Bạn càng đi chậm, nó càng di chuyển chậm ra xa. Nhưng một điều chắc chắn – cái khoảng cách giữa bạn và chân trời vẫn tuyệt đối không đổi. Thậm chí, bạn không thể rút ngắn một phân cái khoảng cách giữa bạn và chân trời.
[10] Osho muốn nói: khi hốt nhiên chứng ngộ, ông đă thoát ra ngoài “cái tôi” – đă “trở thành” vô ngă., cho nên, không thể nói “tôi làm cho nó ngừng lại.” – v́ nói như vậy, là vẫn c̣n cái tôi, chưa đạt tới “vô ngă.” [11]Hopeless: “ vô vọng”, “vô hy vọng.” Bạn đọc lưu ư: từ “vô hy vọng” ở đây có nghĩa rất “tích cực”. Có thể nói, có 2 loại “vô vọng”: 1. Cái “vô vọng” của người c̣n bị “bản ngă.”chi phối. Nó có nghĩa “tiêu cực”, nó đồng nghĩa với “tuyệt vọng”, khổ đau. 2. Cái “vô vọng” của người đă thoát ra khỏi “bản ngă” – đă trở thành “vô ngă.” Đây là cái “vô vọng” của Osho, và của những vị đă chứng ngộ khác. Từ “vô hy vọng” ở đây đồng nghĩa với “vô cầu”, ”vô sở cầu.”
|
Bạn không thể rút ngắn khoảng cách giữa bạn và hy vọng của bạn. Hy vọng
là chân trời. Bạn cố bắc cầu chính ḿnh với chân trời, với hy vọng, với
một ước vọng đă được “dự phóng.” Cái ước vọng là một cây cầu – một cây
cầu trong mơ, bởi v́ chân trời không hiện hữu. Cho nên, bạn không thể
làm một cây cầu dẫn tới nó, bạn chỉ có thể mơ về cây cầu. Bạn không thể
được kết nối với cái “phi hiện hữu”.
Cái ngày mà ước vọng ngừng lại, cái ngày mà tôi nh́n vào nó và nhận thức
rằng nó chỉ là vô ích, tôi bất lực và vô hy vọng. Nhưng chính cái khoảnh
khắc đó, một cái ǵ đó bắt đầu xảy ra. “Cái đó” bắt đầu xảy ra, chính là
cái mà v́ nó tôi đă làm việc trong nhiều đời kiếp nhưng nó đă không xuất
hiện. Trong sự vô vọng của bạn, ẩn chứa niềm hy vọng duy nhất của bạn,
và trong cái “vô sở cầu” (desirelessness) của bạn, ẩn chứa sự viên măn
duy nhất của bạn, và trong sự vô vọng to lớn của bạn, bỗng nhiên toàn bộ
hiện hữu bắt đầu trợ giúp bạn.
Sự hiện hữu (existence) đang chờ đợi. Khi nó thấy rằng, bạn đang làm
việc trên chính bạn, nó không can thiệp vào. Nó chờ đợi. Nó có thể chờ
đợi một cách vô hạn, bởi v́ không có ǵ vội vă đối với sự hiện hữu. Nó
là vĩnh cửu. Cái khoảnh khắc mà bạn không có đó – cái khoảnh khắc mà bạn
buông bỏ, cái khoảnh khắc bạn biến đi – th́ toàn bộ hiện hữu lao vụt về
phía bạn, đi vào bạn. Và lần đầu tiên, những sự việc bắt đầu xảy ra.
Trong 7 ngày đó, tôi đă sống trong một t́nh trạng không có hy vọng và sự
trợ giúp, nhưng, đồng thời, một cái ǵ đó đang khởi lên. Khi tôi nói
“không hy vọng”, tôi không muốn nói “vô vọng” theo nghĩa thông thường,
có tính tiêu cực, bi quan. Tôi chỉ đơn giản muốn nói rằng, không có niềm
hy vọng nào trong tôi. Hy vọng vắng mặt. Tôi không nói rằng, tôi vô vọng
và buồn. Tôi hạnh phúc, thật vậy, tôi rất b́nh an, trầm tĩnh, và tập
trung. “Vô vọng” nhưng trong một nghĩa hoàn toàn mới. Không có niềm hy
vọng nào, cho nên, làm thế nào có sự “ vô vọng” được? Cả hai đều biến
mất.
Sự không hy vọng này th́ tuyệt đối và toàn diện. Hy vọng đă biến mất, và
với nó, sự “vô vọng” – “đối tác” của nó, cũng biến mất. Nó là một kinh
nghiệm hoàn toàn mới – của trạng thái không hy vọng (không mong cầu). Nó
không phải là một trạng thái tiêu cực. Tôi phải dùng từ “vô vọng”, nhưng
nó không phải là một trạng thái tiêu cực. Nó hoàn toàn tích cực. Nó
không chỉ là một sự vắng mặt đơn thuần, mà nó là một sự có mặt được cảm
nhận. Một cái ǵ đó đang chảy tràn bên trong tôi, tràn ngập tôi như cơn
lụt.
Và khi tôi nói tôi “vô vọng”, tôi không dùng từ “vô vọng” theo nghĩa
thông thường của từ điển. Tôi chỉ đơn giản nói rằng tôi không có “cái
tôi” – hoàn toàn “vô ngă. “ Đó chính là điều tôi muốn nói, khi tôi nói
“không có trợ giúp”. Tôi đă nhận thức sự kiện rằng, tôi “không là” (I am
not) – cho nên, tôi không thể nương tựa (depend) vào chính ḿnh, cho nên
tôi không thể đứng trên cái “ nền đất” (ground) của riêng ḿnh. Không có
cái nền tảng nào bên dưới cả, tôi đang ở trong một vực thẳm … một vực
thẳm không đáy. Nhưng không có sự sợ hăi nào, bởi v́ không có cái ǵ cần
bảo vệ. Không có sợ hăi, bởi v́ không có chủ thể để cảm nhận sự sợ hăi.
Trong bảy ngày đó, đă diễn ra một sự chuyển hoá to lớn, sự chuyển hoá
toàn bộ. Và vào ngày cuối, th́ sự hiện diện của một năng lượng hoàn toàn
mới, một ánh sáng mới và niềm hoan lạc mới trở nên quá mănh liệt, đến
nỗi nó hầu như không thể chịu nổi – như thể tôi đang nổ tung ra, như thể
tôi đang phát điên với phúc lạc. Thế hệ trẻ tại phương Tây có một thành
ngữ đúng cho nó : “bliss out” (sướng điên lên) – tôi sướng điên lên.
Thật không thể nào giải thích được nó – cái đang xảy ra. Nó là một thế
giới “ vô nghĩa” (nonsense) – khó cắt nghĩa, khó xếp nó vào một phạm trù
nào, khó dùng từ ngữ, ngôn ngữ, những lời giải thích. Mọi kinh điển nom
có vẻ như chết, và tất cả những từ ngữ được dùng để diễn tả kinh nghiệm
này đều nom có vẻ nhợt nhạt, thiếu máu. Nó sống động. Nó giống như một
đợt sóng phỉ lạc.
Suốt ngày tôi ở trong trạng thái kỳ lạ, choáng váng, và đó là một kinh
nghiệm bùng vỡ. Quá khứ đang biến đi, như thể là nó chưa bao giờ thuộc
về tôi, cơ hồ như tôi đă đọc về nó ở một nơi nào đó. Như thể là tôi đă
nằm mơ thấy nó, như thể nó là câu chuyện của một ai đó mà tôi đă nghe.
Nó đang trở nên tuột ra khỏi quá khứ của tôi, tôi đang bị bật gốc khỏi
lịch sử của ḿnh. Tôi đang đánh mất tự truyện về ḿnh. Tôi đang trở nên
một phi – thể (nonbeing), cái mà đức Phật gọi là “vô ngă” , anatta.
Những ranh giới đang biến đi, những phân biệt đang biến mất.
Tâm trí (mind) đang biến đi; nó ở cách xa hằng triệu dặm. Thật khó mà
chụp bắt nó, nó đang mỗi lúc càng lao đi xa hơn, và không có động lực
nào để giữ cho nó kề sát. Nó chỉ đơn giản lănh đạm với mọi sự. Nó tốt
đẹp, không sao cả. Không có động lực muốn giữ sự liên tục với quá khứ.
Vào khoảng chiều tối, thật khó ḷng chịu đựng nó – nó đang gây đau đớn,
thật đau đớn. Nó giống như khi một người phụ nữ đi vào cơn sinh nở, khi
một đứa bé được sinh ra, và người phụ nữ chịu cơn đau dữ dội – cơn đau
sinh nở.
Trong những ngày đó, tôi thường đi ngủ vào khoảng 12 đêm hoặc 1 giờ
sáng, nhưng ngày hôm đó, thật không thể giữ cho ḿnh thức. Hai mắt cứ
díu lại, khó ḷng giữ cho nó mở. Một cái ǵ đó đang lơ lửng, một cái ǵ
đó sắp xảy ra. Thật khó mà nói nó là cái ǵ – có lẽ nó sẽ là cái chết
của tôi – nhưng không có chút sợ hăi nào. Tôi sẵn sàng đợi nó. Bảy ngày
đó quá đẹp, đến nỗi tôi sẵn sàng chết; không có ǵ được cần đến. Chúng
hết sức phúc lạc, tôi quá măn nguyện, đến mức nếu cái chết đang đến, th́
nó được chào đón.
Nhưng một cái ǵ đó đang xảy ra – một cái ǵ đó giống như cái chết, một
cái ǵ đó mănh liệt, một cái ǵ đó mà sẽ hoặc là một cái chết, hoặc là
một sự tái sinh, một sự đóng đinh, hoặc một phục sinh – một cái ǵ đó có
tầm quan trọng to lớn, nó đang gần kề. Thật không thể nào mở mắt, tôi bị
đánh thuốc mê.
Tôi đi ngủ vào khoảng 8 giờ tối. Nó không giống như giấc ngủ. Bây giờ
th́ tôi có thể hiểu Patanjali muốn nói ǵ, khi ông nói samadhi (định) và
giấc ngủ th́ tương tự như nhau – vừa thức vừa ngủ cùng một lúc. Toàn cơ
thể thư giăn, mọi tế bào của cơ thể hoàn toàn thư giăn, mọi sự vận hành
ngừng lại, và một làn ánh sáng của ư thức cháy lên bên trong bạn… quang
đăng (clear), không có chút hoả mù (smoke) nào. Bạn vẫn tỉnh táo, nhưng
thư giăn, buông lỏng nhưng hoàn toàn tỉnh thức. Cơ thể ở trong giấc ngủ
sâu nhất có thể được, và ư thức của bạn đang ở đỉnh điểm của nó. Cái
đỉnh của ư thức và cái thung lũng của cơ thể gặp nhau.
Tôi đi ngủ. Đó là một giấc ngủ kỳ lạ. Cơ thể th́ ngủ, nhưng tôi th́ tỉnh
thức. Nó thật hết sức kỳ lạ – như thể nó bị xé rách thành hai hướng, hai
chiều kích; như thể hai cực đă trở nên đồng qui một cách hoàn toàn, như
thể tôi là cả hai cực cùng một lúc… cực dương và âm đang gặp nhau, giấc
ngủ và ư thức đang gặp nhau, cái chết và sự sống đang gặp nhau. Đó là
khoảnh khắc khi mà bạn có thể nói rằng, kẻ sáng tạo và vật thụ tạo (được
sáng tạo) gặp nhau.
Nó thật là kỳ khôi. Lần đầu tiên, nó chấn động tới gốc rễ, nó lay động
bạn tận nền móng của bạn. Bạn không bao giờ có thể c̣n như cũ sau cái
kinh nghiệm đó; nó mang đến một tầm nh́n (vision) mới cho đời bạn, một
chất lượng mới.
Khoảng 12 giờ đêm, hai mắt tôi bỗng mở ra – trước đó, mắt tôi chưa mở
được. Giấc ngủ bị phá vỡ bởi một cái ǵ đó khác. Tôi cảm thấy một sự
hiện diện vĩ đại xung quanh tôi trong căn pḥng.
[13] Đó là một căn pḥng
rất nhỏ. Tôi cảm thấy một sự sống phập phồng khắp xung quanh ḿnh, một
sự rung động lớn – gần như một trận cuồng phong, một cơn băo lớn của ánh
sáng, niềm vui, cơn xuất thần. Tôi đang chết ch́m trong nó.
Nó vô cùng thực, đến nỗi mọi thứ khác đă trở thành không thực. Những bức
tường của căn pḥng trở nên không thực, căn nhà trở nên không thực, cơ
thể của chính tôi trở nên không thực. Mọi sự đều không thực bởi v́ bây
giờ, lần đầu tiên, có thực tại (reality).
Đó là lư do tại sao đức Phật và Shankara nói rằng, thế giới là maya, một
huyễn cảnh, chúng ta khó mà hiểu được. Bởi v́ chúng ta chỉ biết cái thế
giới này, chúng ta không có bất cứ sự so sánh nào. Đây là cái “thực tại”
duy nhất mà chúng ta biết được. Những vị này đang nói về cái ǵ – đây là
maya, huyễn cảnh? Theo chúng ta, đây là “thực tại” duy nhất. Trừ khi bạn
biết cái thực tại đích thực, th́ những lời nói của họ là không thể hiểu
được. Những lời nói của họ vẫn c̣n là lư thuyết, chúng nom có vẻ như
những giả thiết. Có lẽ người đàn ông này đang đưa ra một triết lư – “Thế
giới là không thực.” Khi Berkeley ở phương Tây nói rằng, thế giới này là phi thực (unreal), ông đang đi dạo với một trong số những người bạn của ông, một người rất “logic”; người bạn đó gần như là một kẻ theo thuyết hoài nghi. Anh ta nhặt một ḥn đá từ đường lộ và đánh mạnh vào bàn chân Berkeley. Berkeley hét lên, máu trào ra, và kẻ hoài nghi nói, “ Nào, thế giới có phi thực không? Bạn nói thế giới là phi thực ư ? Vậy tại sao bạn hét lên? Vậy th́ tại sao bạn hét lên? Ḥn đá này là phi thực ư? Vậy tại sao bạn hét lên? Tại sao bạn ôm lấy chân và nét mặt bạn lộ vẻ quá đau đớn? Tất cả nó đều là phi thực ư ?”
[13] Trong cuốn “Krishnamurti‘s Note Book” (bản dịch Việt ngữ của Ẩn Hạc, nhan đề “Bút Hoa”), Krishnamurti cũng có một “kinh nghiệm” tương tự - dĩ nhiên, cũng có chỗ khác nhau
|
Loại người này không thể hiểu đức Phật nói
ǵ, khi Ngài nói thế giới là một huyễn cảnh. Ngài không ngụ ư rằng bạn
có thể đi xuyên tường. Ngài không đang nói, rằng bạn có thể ăn những ḥn
đá, và việc bạn ăn bánh ḿ hay ăn đá, cũng không có ǵ khác nhau. Ngài
không nói điều đó.
Ngài đang nói rằng, có một thực tại (đích thực) : một khi bạn đi tới chỗ
biết nó, th́ “cái mệnh danh là thực tại” này, chỉ đơn giản nhạt nḥa đi,
đơn giản trở thành phi thực. Khi ta “nh́n thấy” một thực tại cao hơn,
th́ sự so sánh khởi lên, chứ không phải ngược lại.
Trong giấc mơ, th́ giấc mơ là thực. Bạn mơ hằng đêm, và buổi sáng thức
dậy, bạn nói rằng nó là không thực, và rồi ban đêm khi bạn nằm mơ, th́
giấc mơ lại trở nên thực. Trong giấc mơ, thật khó mà nhớ rằng nó là một
giấc mơ, nhưng vào buổi sáng, th́ thật dễ. Cái ǵ xảy ra? Bạn vẫn là một
con người đó. Trong giấc mơ, chỉ có một thực tại. Làm thế nào để so sánh?
Làm thế nào để nói rằng nó không thực? So sánh với cái ǵ? Trong mơ, nó
là thực tại duy nhất; mọi sự đều không thực như mọi thứ khác, cho nên
không có sự so sánh nào. Vào buổi sáng, khi bạn mở mắt ra, một thực tại
khác đang ở đó. Bây giờ bạn có thể nói, rằng giấc mơ là hoàn toàn không
thực. So sánh với thực tại này, giấc mơ trở thành không thực.
Có một sự “thức tỉnh” (awakening) – so sánh với cái thực tại của sự
“thức tỉnh ” đó, th́ toàn bộ thực tại (mà ta đang thấy. ND) trở nên phi
thực.
Đêm đó, lần đầu tiên, tôi hiểu ư nghĩa của từ maya. Không phải là trước
đó tôi không biết cái từ đó, không phải là tôi không nhận biết được cái
nghĩa của từ đó. Như bạn nhận biết được, tôi cũng nhận biết được cái ư
nghĩa của nó – nhưng trước đó, tôi chưa bao giờ hiểu nó. Làm thế nào bạn
hiểu nếu không có kinh nghiệm? Đêm đó, một thực tại khác mở ra cánh cửa
của nó, một chiều kích mới trở nên khả dĩ. Bỗng nhiên, nó ở đó, cái thực
tại khác (the other reality), cái thực tại “riêng biệt” (separate) – cái
thực tại đích thực, hay bất cứ cái ǵ mà bạn muốn gọi nó. Hăy gọi nó là
Thượng đế, chân lư, hăy gọi nó là Pháp (dhamma), hăy gọi nó là Đạo, hay
bất cứ cái ǵ mà bạn muốn. Nó không có tên. Nhưng nó ở đó – quá trong
suốt, và thế nhưng, quá rắn chắc (solid) đến nỗi bạn có thể sờ vào nó.
Nó hầu như làm tôi nghẹt thở, trong cái pḥng đó. Nó quá tràn ngập, và
tôi không đủ sức để hấp thu (absorb) nó.
Một thôi thúc sâu xa (deep urge) khởi lên trong tôi, muốn lao ra khỏi
pḥng, đi dưới bầu trời – nó đang làm tôi nghẹt thở. Nó quá tràn ngập !
Nó sẽ giết chết tôi! Nếu nó c̣n lưu lại thêm chỉ một vài khoảnh khắc nữa
thôi, có lẽ nó đă làm tôi nghẹt thở – có vẻ như thế. Tôi lao ra khỏi
pḥng, đi vào đường phố. Một thôi thúc lớn đang ở đó, chỉ muốn ở dưới
bầu trời, với những v́ sao, với cây cỏ, với đất … với thiên nhiên. Và
khi tôi ra tới bên ngoài, cái cảm giác bị nghẹt thở lập tức biến mất.
Căn pḥng là một nơi quá nhỏ bé cho một hiện tượng quá lớn lao như thế.
Ngay cả bầu trời cũng là một nơi chốn nhỏ bé đối với một hiện tượng to
lớn như thế. Nó lớn hơn cả bầu trời. Ngay cả bầu trời cũng không bao
trùm được nó. Nhưng rồi, tôi cảm thấy thanh thản. Tôi đi bộ về phía khu
vườn gần nhất. Đó là một cuộc đi dạo hoàn toàn mới mẻ, như thể trọng lực
đă biến mất. Tôi đang bước đi, hay tôi đang chạy, hay tôi chỉ đơn thuần
đang bay; thật khó mà quyết định. Không có trọng lực, tôi đang cảm thấy
ḿnh nhẹ tênh, không trọng lượng – như thể năng lượng nào đó đang chiếm
lĩnh tôi. Tôi đang ở trong tay của của một năng lượng nào khác. Lần đầu
tiên tôi không cô độc, lần đầu tiên tôi không c̣n là một cá thể, lần đầu
tiên giọt nước đă rơi vào đại dương. Bây giờ, toàn bộ đại dương là của
tôi, tôi là đại dương. Không có biên độ (limitation) nào. Một quyền năng
to lớn (tremendous) khởi lên, như thể tôi có thể làm bất cứ cái ǵ. Tôi
không có mặt ở đó, chỉ có cái quyền năng nọ là ở đó.
Tôi đến khu vườn nơi mà tôi có thói quen đi tới mọi ngày. Khu vườn đóng
cửa, nó đóng cửa vào ban đêm. Đă quá khuya, đă gần 1 giờ sáng. Người làm
vườn đă ngủ. Tôi đă phải lẻn vào như một tên trộm, tôi phải trèo qua
cổng. Nhưng một cái ǵ đó đang kéo tôi về phía khu vườn. Tôi không đủ
khả năng để tự ngăn ḿnh lại. Tôi chỉ đơn thuần đang trôi bồng bềnh.
Đó là cái mà tôi ngụ ư, khi tôi lặp đi lặp lại, “ Hăy trôi bồng bềnh với
ḍng sông, đừng đẩy ḍng sông.” Tôi được thư giăn, tôi đang ở trong một
sự buông bỏ (let – go). Tôi không ở đó, nó đang ở đó, hăy gọi nó là
Thượng đế – Thượng đế đang ở đó. Tôi muốn gọi nó là nó, bởi v́ Thượng đế
là một từ quá “phàm tục” (too human) và đă trở thành quá dơ bẩn do bị
dùng quá nhiều, đă trở nên quá ô nhiễm do bị quá nhiều người lạm dụng.
Những người Kytô, Hindu, Mahommed, và những chính trị gia – tất cả họ đă
làm hỏng vẻ đẹp của từ đó. Do vậy, hăy để tôi gọi nó là nó. Nó ở đó và
tôi chỉ đơn thuần bị cuốn đi … cuốn đi bởi một đợt thủy triều.
Khoảnh khắc mà tôi bước vào khu vườn, mọi sự trở nên chói lọi, nó tràn
ngập khắp nơi – ơn phước, sự diễm phúc (blessedness). Tôi có thể thấy
những cái cây lần đầu tiên – màu xanh lá cây của nó, sự sống của nó,
chính cái chất nhựa đang chảy. Toàn bộ khu vườn đang ngủ, cây cỏ đang
ngủ. Nhưng tôi có thể thấy toàn bộ khu vườn đang sống động, ngay cả
những lá cỏ bé nhỏ cũng quá đẹp.
Tôi nh́n quanh. Một cái cây th́ quá chói sáng – cây maulshree. Nó hấp
dẫn tôi, nó hút tôi về phía chính nó. Tôi đă không chọn nó, chính Thượng
đế đă chọn nó. Tôi đi tới cái cây, tôi ngồi dưới cây đó. Trong khi tôi
ngồi ở đó, những sự việc bắt đầu ổn định lại. Toàn bộ vũ trụ trở nên một
ơn phước.
Thật khó mà nói, là tôi đă ở trong trạng thái đó bao lâu. Khi tôi về đến
nhà, đă 4 giờ sáng, cho nên chắc hẳn là tôi đă ở đó ít nhất là 3 tiếng,
theo thời gian đồng hồ, nhưng mà nó là cái vô hạn. Nó không dính dáng ǵ
tới thời gian đồng hồ. Nó là phi thời gian.
Ba tiếng đồng hồ đó trở thành toàn bộ vĩnh cửu, vĩnh cửu vô chung. Không
có thời gian, không có sự trôi đi của thời gian; nó là thực tại trinh
nguyên – không bị hoen ố, không thể xúc chạm, không thể đo lường.
Và ngày đó một cái ǵ đó đă xảy ra, mà đă tiếp tục – không phải là một
sự tiếp diễn hiển lộ (not a continuity) nhưng nó vẫn tiếp tục như là một
ḍng nước ngầm (undercurrent). Không phải như là một sự thường hằng, bất
biến (permanency) – mỗi khoảnh khắc, nó vẫn đang xảy ra (has been
happening), lặp đi lặp lại. Mỗi khoảnh khắc, nó là một phép mầu.
Và, từ đêm đó, tôi chưa bao giờ ở trong thân thể ḿnh. Tôi đang bay lượn
(hovering) xung quanh nó. Nó trở nên vô cùng hùng mạnh, và đồng thời,
rất mong manh dễ vỡ. Nó trở nên rất mạnh mẽ, nhưng sức mạnh đó không
phải là sức mạnh của Muhammad Ali. Sức mạnh đó không phải là sức mạnh
của một tảng đá; đó là sức mạnh của một bông hồng – quá mỏng manh về mặt
vật lư, quá mẫn cảm (sensitive), quá dễ vỡ.
Tảng đá sẽ có thể ở đó, nhưng bông hoa th́ có thể biến đi bất cứ khoảnh
khắc nào. Nhưng, mặc dù vậy, bông hoa mạnh mẽ hơn tảng đá, bởi v́ nó
sinh động hơn. Hay, đó là sức mạnh của một giọt sương trên một lá cỏ,
chỉ đơn giản chiếu sáng dưới mặt trời buổi sáng – quá đẹp, quá quư giá,
và thế nhưng, nó có thể tan đi bất cứ khoảnh khắc nào. Quá vô song trong
sự duyên dáng của nó, nhưng một ngọn gió nhẹ có thể đến và giọt sương có
thể tan đi và ch́m mất măi măi.
Những vị Phật (the Buddhas – chư Phật) có một sức mạnh, mà nó không
thuộc về thế giới này. Sức mạnh của họ th́ hoàn toàn xuất phát từ t́nh
yêu … giống như bông hồng hay một giọt sương. Sức mạnh của họ th́ rất
mỏng manh, dễ bị thương tổn. Sức mạnh của họ là sức mạnh của sự sống,
không phải của sự chết. Quyền lực của họ không phải là quyền lực dùng để
giết hại; quyền lực của họ là quyền lực sáng tạo. Quyền lực của họ không
phải là của sự bạo động, sự gây hấn; quyền lực của họ là quyền lực của
từ bi.
Nhưng tôi chưa bao giờ có mặt lại trong cơ thể, tôi chỉ đơn thuần bay
lượn xung quanh cơ thể. Và đó là lư do tại sao tôi nói rằng, nó đă là
một phép mầu lớn lao. Mỗi khoảnh khắc, tôi ngạc nhiên rằng tôi vẫn c̣n ở
đây. Lẽ ra, tôi đă rời bỏ - bất cứ khoảnh khắc nào - vậy mà tôi vẫn c̣n
ở đây. Mọi buổi sáng, tôi mở mắt ra, và tôi nói, “ Như vậy, tôi vẫn c̣n
ở đây sao?” Bởi v́ điều đó xem ra không thể được. Phép mầu đó chưa chấm
dứt, nó vẫn tiếp tục.
Chỉ mới hôm kia, một ai đó hỏi một câu hỏi, “ Osho, thầy đang trở nên
quá mỏng manh và dễ vỡ, và quá nhạy cảm với mùi của dầu xức tóc và dầu
gội đầu, đến nỗi, có vẻ như chúng con sẽ không thể thấy thầy, trừ khi
tất cả chúng con trở nên sói đầu.” Nhân thể, không có ǵ sai với việc
sói đầu – sói đầu là đẹp! Cũng như đen là đẹp, th́ sói đầu là đẹp. Nhưng
điều ấy đúng, và bạn phải cẩn thận về nó.
Tôi mỏng manh, dễ vỡ, và nhạy cảm. Đó là sức mạnh của tôi. Nếu bạn ném
một tảng đá vào một bông hoa, th́ không có ǵ xảy ra với tảng đá, nhưng
bông hoa sẽ tan tác. Bông hoa sẽ tan tác, bởi v́ bông hoa th́ sống động,
đang sống. Và tảng đá – không có ǵ sẽ xảy ra với nó, bởi v́ nó chết.
Bông hoa sẽ tan tác, bởi v́ bông hoa không có sức mạnh hủy diệt. Bông
hoa chỉ đơn giản “biến đi ” (be gone), và nhường chỗ cho tảng đá. Tảng
đá có một quyền lực hủy diệt, bởi v́ tảng đá chết, không có sự sống.
Hăy nhớ, từ ngày đó, tôi chưa bao giờ ở trong thân thể một cách thực sự;
chỉ có một sợi chỉ mong manh nối kết tôi với thân thể ḿnh. Và tôi ngạc
nhiên một cách liên tục, rằng bằng cách này hay cách khác, cái toàn bộ
[14]
(the whole) ắt muốn tôi có mặt ở đây – bởi v́ tôi không c̣n ở đây với
sức mạnh của riêng tôi, tôi không c̣n ở đây một cách tự ư. Hẳn ư chí của
cái toàn bộ đă giữ tôi lại đây, cho phép tôi nán lại thêm một chút trên
bờ này. Có lẽ cái toàn bộ muốn chia sẻ một cái ǵ đó với bạn, thông qua
tôi. Từ ngày đó, thế giới là không thực. Một thế giới khác đă được “mặc khải” (tiết lộ). Khi tôi nói, thế giới là không thực, tôi không ngụ ư rằng, những cái cây này là không thực. Những cái cây này là “thực” một cách tuyệt đối - nhưng cái cách mà bạn nh́n những cái cây th́ không thực. Những cây này là không thực trong tự thân chúng – chúng hiện hữu trong Thượng đế [15] (God) chúng hiện hữu trong thực tại tuyệt đối – nhưng trong cách nh́n của bạn, th́ bạn không bao giờ thấy chúng. Bạn đang nh́n một cái ǵ đó khác, một ảo ảnh (mirage).
[14] The whole: “cái toàn bộ.” Theo Osho – và rất nhiều triết gia, nhiều nhà thần bí – th́ mỗi “cá thể” đều là thành phần của “cái toàn bộ”, không độc lập, không tách rời khỏi “cái toàn bộ”, như một giọt nước là thành phần của đại dương. Theo họ, “ cái tôi” chỉ là một ảo ảnh, không hề có thực. “ Cái tôi” chỉ là một sản phẩm của ư thức con người.
|
Bạn tạo ra giấc mơ của chính ḿnh xung quanh
bạn, và trừ khi bạn trở nên tỉnh thức (awake), bạn sẽ tiếp tục mơ. Thế
giới là không thực, bởi v́ cái thế giới mà bạn biết, là thế giới của
những giấc mơ của bạn. Khi buông bỏ những giấc mơ, bạn chỉ đơn thuần gặp
gỡ cái thế giới ở đó [16] , th́ thế giới thực xuất hiện.
Không phải có hai cái, Thượng đế và thế giới. Thượng đế là thế giới, nếu
bạn có mắt, đôi mắt trong (clear), không có chút bụi nào của những giấc
mơ, không có bất cứ màn sương mù (haze) nào của giấc ngủ. Nếu bạn có đôi
mắt sáng, sự trong suốt, có khả năng tri nhận, th́ chỉ có Thượng đế mà
thôi.
Khi đó, một nơi nào đó, Thượng đế là một cái cây màu xanh, và một nơi
nào đó khác, Thượng đế là một v́ sao đang chiếu sáng, và một nơi nào đó,
Thượng đế là một con chim cu, và một nơi nào đó, Thượng đế là một bông
hoa, một nơi nào đó khác, là một đứa trẻ, một ḍng sông – rốt cục, chỉ
có Thượng đế hiện hữu. Cái khoảnh khắc mà bạn bắt đầu “thấy”, th́ chỉ có
Thượng đế hiện hữu.
Nhưng ngay bây giờ, bất cứ cái ǵ mà bạn thấy, đều không phải là Thượng
đế, nó là một sự dối gạt được phóng chiếu (a projected lie). Đó là ư
nghĩa của một ảo ảnh. Và một khi bạn thấy – thậm chí trong một tích tắc,
nếu bạn có thể thấy, nếu bạn có thể tự cho phép ḿnh thấy – bạn sẽ t́m
thấy ơn phước (benidiction) bao la, hiện diện khắp nơi, mọi nơi, trong
những đám mây, trong mặt trời, trên mặt đất.
Đây là một thế giới đẹp đẽ. Nhưng tôi không đang nói về thế giới của bạn,
tôi đang nói về thế giới của tôi. Thế giới của bạn th́ rất xấu xa, thế
giới của bạn là thế giới được tạo ra bởi “cái tôi”, thế giới của bạn là
một thế giới được phóng chiếu. Bạn đang dùng cái thế giới thực như là
một màn h́nh (screen) và đang phóng chiếu những ư tưởng của riêng bạn
lên nó. Khi tôi nói, thế giới là thực, thế giới đẹp tuyệt vời, thế giới chói ngời với sự vô hạn, thế giới là ánh sáng và niềm hoan lạc, nó là một lễ hội (celebration), tôi ngụ ư rằng, đó là thế giới của tôi – hoặc, thế giới của bạn, nếu bạn từ bỏ những giấc mơ của bạn.
[16] Ư nói: khi ta “nh́n” thế giới một cách trực tiếp, hồn nhiên, không qua “khái niệm”, th́ thế giới sẽ xuất hiện đúng như “bản lai diện mục” của nó. Đây hẳn là cái được gọi là “kiến tánh” theo ngôn ngữ Phật giáo.
|
Đêm đó, tôi trở nên trống rỗng và trở nên tràn
đầy. Tôi trở nên phi hiện hữu và đồng thời, trở nên hiện hữu. Đêm đó,
tôi chết đi và tái sinh. Nhưng cái con người mà được tái sinh, th́ không
có dính dáng ǵ với con người đă chết, đó là một sự cắt đứt hoàn toàn.
Trên bề mặt, nó trông có vẻ liên tục, nhưng mà nó không liên tục. Cái
người đă chết, hắn chết hoàn toàn; không có ǵ của hắn c̣n lại.
Tôi đă biết nhiều những cái chết khác, nhưng chúng không là cái ǵ cả;
so với “cái chết” của tôi, th́ chúng chỉ là những cái chết từng phần.
Đôi khi cơ thể chết đi, đôi khi một phần của tâm trí (mind) chết đi, đôi
khi một phần của cái ego chết đi, nhưng về cơ bản, th́ nó vẫn c̣n đó.
Được canh tân (renovated) nhiều lần, được trang trí nhiều lần, thay đổi
một chút ở đây, một chút ở kia, nhưng mà nó vẫn c̣n tồn tại, sự liên tục
vẫn c̣n đó.
Đêm đó, cái chết là hoàn toàn. Nó là một nhật kỳ mà ở đó cái chết và
Thượng đế có mặt cùng một lúc.
Sự chứng ngộ là một quá tŕnh cá nhân. Bởi v́ tính cá nhân của nó, nó đă
tạo ra nhiều vấn đề. Trước hết, không có những giai đoạn cố định mà một
người (chứng ngộ) nhất thiết phải trải qua. Mọi người đi qua những giai
đoạn (phase) khác biệt nhau, bởi v́ mọi người trong nhiều kiếp đă thu
thập (gather) những loại “quy định” (conditionings) khác nhau. Do vậy, chính những “quy định” mới là cái định h́nh con đường của bạn, chứ không phải là sự chứng ngộ. Và mỗi người có những điều kiện [17] (conditions – duyên) khác nhau, cho nên, không có cùng một lối đi cho hai người. Đó là lư do tại sao tôi cứ lặp đi lặp lại: Không có siêu xa lộ, chỉ có những con đường nhỏ – và ngay cái đó nữa, cũng không được làm sẵn. Không phải là bạn t́m thấy chúng sẵn sàng ở đó, và bạn chỉ phải đi trên chúng – không. Trong khi bạn bước đi, bạn làm ra chúng. Chính sự bước đi của bạn tạo ra chúng.
[17] Theo Phật giáo, th́ những “điều kiện” ấy được gọi là “duyên.” (có khi là “nhân.”
|
Người ta nói rằng, con đường chứng ngộ th́
giống như một con chim đang bay trên bầu trời: nó không để lại dấu chân
nào đằng sau nó; không ai có thể đi theo những dấu chân của con chim.
Mọi con chim sẽ phải tạo ra những dấu chân của riêng nó, nhưng chúng lập
tức biến đi trong khi con chim tiếp tục bay. Sự chứng ngộ cũng ở trong
một tính huống tương tự, đó là lư do tại sao không thể có một “kẻ dẫn
dắt” (leader - lănh tụ, giáo chủ) và “kẻ đi theo” (follower - môn đệ).
Đó là lư do tại sao những người nói,“ Ngươi chỉ đơn giản tin ta và đi
theo ta” - giống như Jesus, Moses, Mohammed, Krishna - những người đó
không biết ǵ về sự chứng ngộ.
Nếu họ đă biết (chân lư), th́ lời phát biểu này là không thể được. Bất
cứ ai mà đă chứng ngộ, đều biết rằng ḿnh không để lại dấu chân nào đằng
sau; cho nên nói, “ Hăy đến và theo ta,” th́ thật là phi lư.
Do vậy, cái ǵ xảy ra cho tôi, th́ bất cứ ai khác không cần thiết phải
trải qua. Có thể là, người ta có thể vẫn ở trạng thái b́nh thường và hốt
nhiên chứng ngộ.
Nếu có 50 người trong cùng một pḥng, và nếu tất cả chúng ta đi ngủ, th́
mỗi người sẽ có giấc mơ của riêng ḿnh. Các bạn không thể có chung một
giấc mơ, đó là điều không thể được. Không có cách nào để tạo ra một giấc
mơ chung. Giấc mơ của bạn sẽ là của bạn, giấc mơ của tôi sẽ là của tôi,
và trong những giấc mơ khác nhau, chúng ta sẽ ở trong những nơi chốn
khác nhau. Và khi chúng ta tỉnh dậy, tôi có thể thức dậy tại một giai
đoạn nào đó trong giấc mơ của tôi, và bạn có thể thức dậy tại một giai
đoạn nào đó trong giấc mơ của bạn. Làm thế nào chúng giống nhau được?
Sự chứng ngộ không là ǵ khác hơn sự “tỉnh dậy” (awakening). Đối với
người chứng ngộ, cuộc đời của hết thảy chúng ta đều chỉ là những giấc mơ.
Chúng có thể là những giấc mơ tốt lành, chúng có thể là những giấc mơ
chẳng lành; chúng có thể là những ác mộng, chúng có thể rất dễ thương,
và đẹp, nhưng dù sao, đó cũng chỉ là những giấc mơ.
Bạn có thể tỉnh dậy bất cứ khoảnh khắc nào. Cái đó luôn là khả tính của
bạn. Đôi khi bạn có thể làm một nỗ lực để tỉnh dậy, và bạn thấy rằng nó
khó. Có thể bạn đă có những giấc mơ mà trong đó bạn đang cố la lớn,
nhưng bạn không thể. Bạn muốn thức dậy và ra khỏi giường, nhưng bạn
không thể, toàn thân bạn cơ hồ như bị tê liệt.
Vào buổi sáng, bạn thức dậy, và bạn đơn giản cười vào toàn bộ sự việc,
nhưng vào khoảnh khắc khi mà nó đang xảy ra, th́ nó không phải là một
cái ǵ đó để cười nhạo. Nó thực sự nghiêm túc. Toàn bộ cơ thể bạn hầu
như chết, bạn không thể cử động hai bàn tay ḿnh, bạn không thể nói, bạn
không thể mở mắt. Bạn biết rằng, bây giờ đời bạn đă kết thúc (were
finished) ! Nhưng vào buổi sáng, bạn không c̣n ngó ngàng ǵ đến nó; bạn
thậm chí không xem xét lại (reconsider) nó, xem nó là cái ǵ. Chỉ cần
biết rằng nó là một giấc mơ, th́ nó trở nên vô nghĩa. Một khi bạn đă
tỉnh thức, th́ những giấc mơ (là) tốt hay xấu, cái đó không quan trọng.
Với sự chứng ngộ, t́nh huống cũng tương tự. Tất cả những phương pháp đă
được dùng, dù sao, chỉ là để tạo ra một t́nh huống mà trong đó giấc mơ
của bạn bị phá vỡ. Việc bạn bị luyến chấp bao nhiêu vào giấc mơ, cái đó
sẽ khác biệt nhau, từ cá nhân này sang cá nhân khác. Giấc ngủ của bạn
sâu bao nhiêu, sẽ khác biệt, từ cá nhân này sang cá nhân nọ. Nhưng tất
cả mọi phương pháp đều chỉ để lay động bạn, để sao cho bạn thức dậy. Vào
điểm nào bạn sẽ thức dậy, cái đó không quan trọng chút nào cả.
Cho nên, cái “suy sụp và đột phá” (breakdown and breakthrough) của tôi
th́ không nhất thiết phải xảy ra cho mọi người. Nó xảy ra với tôi trong
cách đó. Có những lư do tại sao nó xảy ra trong cách đó. Tôi đang làm
việc một ḿnh trên chính tôi (on myself), không bè bạn, không có những
bạn đồng hành, không có cọng đồng (commune – công xă). Để làm việc một
ḿnh, người ta nhất thiết phải bước vào trong nhiều sự rắc rối, bởi v́
có những khoảnh khắc mà chỉ có thể được gọi là những đêm tối của linh
hồn. Quá tối đen và quá nguy hiểm, như thể bạn đă đến hơi thở cuối cùng
của đời bạn, đây là cái chết, không là cái ǵ khác. Kinh nghiệm đó là
một sự suy sụp thần kinh.
Đối mặt với sự chết, không có ai hỗ trợ và động viên bạn … không có ai
để khuyên bạn đừng lo lắng, rằng cái này rồi sẽ qua đi. Hoặc, “Đây chỉ
là một ác mộng, và buổi sáng th́ gần, rất gần. Đêm càng tối, th́ b́nh
minh càng gần hơn. Đừng lo lắng.” Xung quanh bạn, không có ai mà bạn có
thể tin cậy, cũng không có ai tin cậy bạn - đó là lư do cho sự suy sụp.
Nhưng nó không nguy hại. Nó trông có vẻ nguy hại vào khoảnh khắc đó,
nhưng chẳng bao lâu đêm đen sẽ biến đi, và b́nh minh ở đó, sự suy sụp đă
trở thành sự đột phá.
Đối với mỗi cá nhân, nó (sự chứng ngộ) sẽ xảy ra một cách khác nhau. Và
điều tương tự cũng đúng sau sự chứng ngộ: Việc diễn đạt về sự chứng ngộ
sẽ khác nhau. Cái đó cũng tạo ra một khó khăn lớn.
V́ sự chứng ngộ xảy ra một cách khác nhau ở mỗi cá nhân, nó đă tạo ra
một khó khăn lớn. Chẳng hạn, nếu tôi có ư định tạo ra một tôn giáo, th́
điều sau đây sẽ là một điều căn bản trong nó: rằng bất cứ ai đạt tới
chứng ngộ, trước hết sẽ phải trải qua một cơn suy sụp thần kinh, chỉ khi
đó, anh ta mới có một sự đột phá. Đó là cách mà tất cả mọi tôn giáo được
tạo ra: những cá nhân áp đặt kinh nghiệm riêng của họ lên toàn bộ nhân
loại, không xét đến tính độc đáo của mỗi cá nhân. Và rồi, sau sự chứng
ngộ, vấn đề cũ vẫn ở đó. Mahavira vẫn trần truồng; do vậy, những đệ tử
của Mahavira trong 20 thế kỷ, những người đă đi theo Ngài tới cùng, họ
vẫn giữ nguyên trạng thái trần truồng. T́nh trạng trần truồng đă trở nên
tuyệt đối cần thiết. Những người Jaina không nghĩ rằng, Buddha chứng
ngộ bởi v́ Ngài không trần truồng! Một hiện tượng cá nhân bây giờ trở
thành một tiêu chí phổ quát – cái đó, cũng là sai lầm.
Cái đă xảy ra cho Mahavira là sự nở hoa (mang tính) cá nhân trong cách
đó. Ngài thực sự là một trong số những người đàn ông đẹp từng hiện hữu,
và hẳn sẽ là một điều đáng tiếc, nếu Ngài đă sử dụng y phục. Cơ thể của
Ngài thật đáng chiêm ngưỡng.
Ngài là con trai của một vị vua, và phụ vương Ngài hết sức ưa thích nghệ
thuật đô vật Ấn độ, và ông chuẩn bị cho Ngài về môn đó. Ông muốn Ngài
là nhà vô địch của toàn đất nước – và Ngài đă có thể là nhà vô địch, cơ
thể Ngài rắn chắc như thép. Ngài đă được nuôi dạy sao cho 24 giờ một
ngày được dành cho một chủ đề duy nhất: trở thành nhà đô vật quán quân
của toàn đất nước. Một cách tự nhiên, cơ thể Ngài được chuẩn bị. Nó có
sự cân đối, mọi phân đều được chăm sóc, tính đến. Những nhà đô vật vĩ
đại huấn luyện cho Ngài, người ta tẩm quất Ngài, những chuyên gia cho
Ngài uống dược thảo và thuốc men – trên mọi phương diện, Ngài được chuẩn
bị.
Và rồi, Ngài từ bỏ thế gian. Thay v́ trở thành một nhà đô vật, Ngài trở
thành một thiền giả. Và khi Ngài hốt nhiên chứng ngộ, Ngài trút hết y
phục. Ngài chỉ có một mảnh vải mà Ngài dùng để che thân, và sau khi
chứng ngộ, trong khi Ngài đi xuống đồi, một người hành khất hỏi xin Ngài
một cái ǵ đó, bởi v́ trời quá lạnh, và ông ta th́ không có ǵ cả. Và
Mahavira nh́n vào chính ḿnh: Ngài chỉ có một cái khăn quàng, bởi thế,
Ngài xé cái khăn quàng thành hai mảnh, và cho người ăn xin một nửa. Một
nửa, Ngài giữ lại cho chính ḿnh – bây giờ, nó không đủ cho thân, và
ngay khi Ngài đang đi từ ngọn đồi xuống thung lũng, gai của một bụi hoa
hồng vướng vào cái mảnh khăn quàng của Ngài. Ngài ngoái nh́n ra sau,
cười to, và nói, “ Tệ quá! (this is too much) ! Ta chưa bao giờ từ chối
ai cái ǵ, cho nên, ngươi (you) [17] có thể lấy luôn mảnh này. Dù sao, nó
cũng không có ích ǵ. Ta đă hà tiện một cách không cần thiết với người
hành khất đó, bởi v́ anh ta sẽ làm ǵ với cái nửa đó? Nó đă không đủ che
cho chính ta, th́ hẳn nó cũng không đủ che cho anh ta.
Ngươi (you) có
thể lấy nó. Có lẽ người hành khất đó sẽ đi qua lối này, và anh ta sẽ lấy
luôn mảnh này.” Đó là cách mà Ngài trở nên trần truồng. Nhưng Ngài tận hưởng mặt trời buổi sáng và làn không khí mát mẻ trong vùng quê nóng bức, vùng nóng nhất của Ấn độ, Bihar. Và nó cho cảm giác quá nhẹ nhàng, đến nỗi Ngài nghĩ, “ Đâu là cái cần thiết?” Và Ngài đă không bao giờ hỏi xin bất cứ cái ǵ từ bất cứ ai. Ngài vẫn cứ ở trong t́nh trạng trần truồng đó. Nhưng cái này không nhất thiết là một giai đoạn mà mọi con người chứng ngộ phải đi qua. Đức Phật không bao giờ trần truồng, Lăo Tử, Kabir không bao giờ trần truồng.
[17] Những câu này, h́nh như Mahavira vừa “nói thầm với ḿnh”, vừa nói với người hành khất ( những ḍng in nghiêng), lúc này đă không c̣n ở đó.
|
Do vậy, nó đă từng là một vấn đề rất có ư
nghĩa cho những tôn giáo. Chúng (những tôn giáo) không thể chấp nhận
những người chứng ngộ, chỉ v́ những lư do nhỏ bé: họ không “ăn khớp”
(fit – trùng khít) với những ư tưởng của các tôn giáo đó. Họ phải “ăn
khớp” với một khái niệm nào đó, và cái khái niệm này th́ được phái sinh
từ chính người sáng lập ra chúng (các tôn giáo). Và không ai có thể
trùng khít với cái khái niệm đó, cho nên mọi người (chứng ngộ) khác bị
tố cáo như là không chứng ngộ.
Sự chứng ngộ là một bài ca rất cá nhân – luôn luôn không được biết đến,
luôn luôn mới mẻ, luôn luôn độc nhất. Nó không bao giờ đến như là một sự
lặp lại. Cho nên, đừng bao giờ so sánh hai người chứng ngộ với nhau; nếu
không, bạn nhất thiết phải bất công với người này hoặc người kia, hay cả
hai. Và đừng có bất cứ định kiến nào. Hăy đơn giản nhớ những phẩm chất
rất “lỏng”. Tôi nói “ những phẩm chất lỏng, lưu chuyển” (liquid) , chứ
không phải là những “tiêu chí cố định” (set qualification).
Thí dụ, mọi người chứng ngộ sẽ có sự im lặng sâu – hầu như sờ mó được.
Trong sự có mặt của ông, những ai có tâm hồn rộng mở, dễ tiếp nhận, sẽ
trở nên im lặng. Kẻ chứng ngộ sẽ có một sự măn nguyện (contentment) bao
la, bất luận cái ǵ xảy ra, nó không tạo ra sự khác biệt nào đối với sự
măn nguyện của vị ấy.
Ông sẽ không c̣n để lại bất cứ câu hỏi nào, mọi câu hỏi đă tự giải tan –
không phải là ông biết mọi câu trả lời, nhưng mọi câu hỏi đă tự giải
tan. Và trong trạng thái này, của sự im lặng hoàn toàn, vô trí (no –
mind), ông có khả năng trả lời bất cứ câu hỏi nào, với sự sâu sắc cực
lớn. Nó không cần sự chuẩn bị nào. Chính ông không biết là ông sẽ nói ǵ,
nó đến một cách hồn nhiên; đôi khi, chính ông cũng ngạc nhiên. Nhưng
điều đó không có nghĩa là ông có những câu trả lời bên trong chính ḿnh,
được chuẩn bị sẵn. Ông không có câu trả lời nào cả. Ông chỉ đơn giản có
sự “sáng tỏ” (clarity), một làn ánh sáng mà có thể được tập trung trên
bất cứ câu hỏi nào, và (trên) tất cả những hàm ư (implication) của câu
hỏi, và tất cả những khả tính về câu trả lời trở nên rơ ràng.
Bạn có thể phát hiện rằng, đôi khi bạn hỏi một cái ǵ đó, và người chứng
ngộ trả lời một cái ǵ khác. Điều đó xảy ra, bởi v́ bạn không nhận biết
về những hàm ư của câu hỏi của chính bạn. Ông không chỉ trả lời cho
những từ ngữ của bạn. Ông trả lời bạn. Ông trả lời cho cái tâm trí mà đă
làm phát sinh câu hỏi. Cho nên, nhiều lúc câu hỏi và câu trả lời có vẻ
như không ăn nhập với nhau, nhưng chắc chắc là chúng gặp gỡ nhau. Chỉ có
điều, là bạn sẽ phải đào sâu một chút vào trong câu hỏi, và bạn sẽ phát
hiện rằng, đó chính xác là câu hỏi. Nhiều lần, bạn phát hiện ra rằng,
bạn hiểu câu hỏi của bạn lần đầu tiên, khi nó được trả lời, bởi v́ bạn
không nhận biết được cái chiều kích đó, bạn không nhận biết được chính
cái tâm trí của bạn, cái vô thức của bạn, từ đâu mà những từ ngữ của bạn
đă sinh ra.
Nhưng người chứng ngộ không có câu trả lời nào cả, không có kinh điển,
không có dấu chấm hỏi nào. Ông chỉ đơn giản là “có sẵn” (available) ở đó,
y như một tấm gương, ông đáp ứng, và ông đáp ứng với sự nồng nàn và sự
toàn bộ.
Cho nên, có những tính chất uyển chuyển, không phải là “tiêu chí cố định.”
Đừng nh́n vào những điều nhỏ nhặt – ông mặc cái ǵ, ông ăn cái ǵ, ông
sống ở đâu – tất cả những cái này đều không ăn nhập. Hăy đơn giản t́m
kiếm ḷng từ bi của ông, sự tin cậy (trust) của ông. Ngay cả khi bạn lợi
dụng ḷng tin cậy của ông, th́ cái đó cũng không làm thay đổi cái ḷng
tin cậy của ông. Ngay cả khi bạn lạm dụng (misuse) ḷng từ bi của ông,
lừa gạt t́nh yêu của ông, th́ cái đó cũng không tạo ra sự khác biệt nào.
Đó là vấn đề của bạn. Sự tin cậy của ông, ḷng từ bi của ông, t́nh yêu
của ông vẫn y nguyên như cũ. Nỗ lực duy nhất của ông trong đời, sẽ là, làm thế nào cho bạn tỉnh giấc. Bất luận cái ǵ ông làm, cái này là mục đích duy nhất đằng sau mọi hành vi: làm thế nào cho mỗi lúc càng thêm nhiều người tỉnh thức, bởi v́, qua sự tỉnh thức, ông đă đi tới chỗ biết được cái phúc lạc tối hậu của cuộc sống.
~~000~~ |