Biên dịch : Đỗ Tư Nghĩa
APPENDIX
(Phần 1) Tôi là trung tâm của cơn lốc, nên bất cứ cái ǵ xảy ra xung quanh tôi không tạo ra sự khác biệt nào với tôi. Nó có thể là sự náo động (turmoil), hay nó có thể là âm thanh đẹp của nước đang chảy; tôi chỉ là một nhân chứng của cả hai, và sự chứng kiến ấy vẫn là một. Trong phạm vi liên quan đến cái bản thể sâu thẳm nhất của tôi, th́ trong mọi t́nh huống tôi vẫn chỉ là tôi – không đổi. Đây là giáo huấn toàn bộ của tôi: những sự thể có thể thay đổi, nhưng ư thức của bạn nên giữ nguyên, tuyệt đối không thay đổi.
Những sự thể sẽ thay đổi – đó là
bản chất của chúng. Một ngày bạn thành công, một ngày bạn thất bại;
một ngày bạn ở trên đỉnh, một ngày khác, bạn ở dưới đáy. Nhưng cái
ǵ đó trong bạn th́ luôn y nguyên, và cái đó là thực tại của bạn.
Tôi sống trong thực tại của tôi, không phải trong những giấc mơ và
những ác mộng vây quanh thực tại.
~~000~~
|
11.12.1931
Osho chào đời tại Kuchwada, ngôi làng nơi mà ông bà ngoại ông sống,
tại bang Madhya Pradesh, Trung Ấn.
1932 – 1939: KUCHWADA
Theo sau cái chết của bà nội ông, việc chăm sóc những đứa con bé
nhất của bà, và công việc kinh doanh của gia đ́nh đổ lên vai cha mẹ
của Osho, thuở ấy họ cũng chỉ mới là những đứa trẻ. Osho đến sống
với ông bà ngoại, họ cung cấp cho ông một bầu khí phi thường của tự
do và tôn trọng. Thêm vào những tường thuật của riêng ông, và những
tường thuật của những người khác, mà họ biết ông trong thời thơ ấu
của ông, th́ ông là một đứa “đầu gấu” (táo tợn – daredevil) và “ngỗ
nghịch” (mischief – maker), không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để trắc
nghiệm những giới hạn thể chất của riêng ông, và thách thức sự tự
thị (self – importance) hay đạo đức giả ở bất cứ nơi nào mà ông t́m
thấy nó. 1938 – 1951 : GADARWADA Sau cái chết của ông ngoại, th́ Osho và bà ngoại, cả hai dời về Kuchwada, thị trấn nơi mà cha mẹ ông sinh sống. Tại đó, ông được ghi danh vào trường lần đầu tiên. Khi ông không đang bày ra tṛ nghịch ngợm và thách thức những giáo viên, Osho tiếp tục cách tiếp cận mạo hiểm (và thường là cô độc) với cuộc sống, là nét đặc trưng cho những năm đầu tiên sống với ông bà ngoại. Vào năm 1945, ở tuổi 14, ông tiến hành cuộc thí nghiệm 7 ngày trong việc chờ đợi cái chết, được khơi gợi một phần bởi sự tiên đoán khác thường của một nhà chiêm tinh, ông này được giao nhiệm vụ lấy lá số tử vi cho ông. (Xem trang…)
21.3.1953. CHỨNG NGỘ. 1951 – 1956: SINH VIÊN ĐẠI HỌC
Osho đi chuyên về triết học và đoạt nhiều giải thưởng trong những
cuộc thi tranh luận. Ông tốt nghiệp loại ưu (giỏi) từ Jain College
và được giáo sư S.S Roy mời đến học chương tŕnh sau đại học tại Đại
học Sagar. 1957 1970: GIÁO SƯ ĐẠI HỌC & NHÀ DIỄN THUYẾT Osho chấp nhận một chức vụ (position) ở Sanskrit College tại Raipur và về sau, ở đại học Jabalpur, nơi mà ông dạy triết học. Sự “phi chính thống” (unorthodox) và phương pháp giảng dạy hết sức táo bạo của ông lôi kéo nhiều sinh viên đến những giờ học của ông, bất kể họ có thực sự ghi danh để lấy tín chỉ (môn triết) hay không. Theo ḍng thời gian, ông bắt đầu mỗi lúc một rời xa khỏi những nhiệm vụ giảng dạy của ḿnh và bắt đầu du hành tới những những nơi ông được mời nói trước công chúng, qua suốt đất nước Ấn độ.
1962: NHỮNG TRUNG TÂM THIỀN ĐỊNH ĐẦU TIÊN
Trong những cuộc du hành và nói chuyện trước công chúng, Osho thường hay chủ tŕ (conduct) những buổi thiền định có hướng dẫn ở cuối những buổi nói chuyện. Xung quanh giáo huấn của ông, mọc lên những trung tâm thiền định đầu tiên, được biết đến như là Jivan Jagruti Kendras (Những trung tâm đánh thức), và phong trào của ông được gọi là Jivan Jagruti Andolan (Phong trào đánh thức sự sống).
Với sự giúp đỡ của những thiền thất và những trung tâm thiền, tôi muốn, trong một phương cách khoa học, giới thiệu con người hiện đại đi vào thiền định – không chỉ trong một thể cách trí thức, mà giới thiệu họ tới thiền định theo cách thể nghiệm (experiential). Có những điều nhất định mà chúng ta chỉ có thể biết bằng cách thực hành chúng.
Những trung tâm thiền là những nơi chốn khoa học (scientific places), ở đó con người hiện đại có thể hiểu thiền định thông qua ngôn ngữ và biểu tượng. Không chỉ chừng đó, mà họ c̣n có thể thực sự thiền định và được dẫn nhập vào nó. Có 112 phương pháp như thế trên thế giới. Tôi muốn đưa ra một cơ sở chi tiết, có tính khoa học cho những phương pháp này tại những trung tâm thiền định. Để cho bạn không chỉ hiểu, mà bạn c̣n có thể thực hành chúng.
1962 – 1974 : NHỮNG TRẠI THIỀN
Thêm vào những buổi nói chuyện trước công chúng, Osho bắt đầu tổ chức những “trại thiền” 3 – 10 ngày tại vùng quê, nơi mà ông nói chuyện hằng ngày và đích thân hướng dẫn thiền định cho những người tham dự.
Tôi thường nói với những đám đông 50 ngàn người, hoặc 100 ngàn người, và tôi biết rằng mọi sự đang vượt quá “ cái đầu” (their heads) của họ; họ chỉ đơn giản đang ngồi ở đó. Những người này yêu mến tôi, không phải v́ họ hiểu những cái mà tôi đang nói, nhưng chỉ bởi v́ cái cách mà tôi đang nói nó. Họ yêu mến sự hiện diện của tôi – nhưng họ không phải là những kẻ t́m kiếm.
Thấy t́nh huống này, rằng nói với đám đông th́ hầu như là vô ích, tôi bắt đầu tập hợp một ít người. Cách duy nhất là từ bỏ việc nói chuyện với những đám đông. Tôi thường đi lên núi và tôi thường thông báo với người ta rằng, bất cứ ai muốn lên núi trong 10 ngày, hoặc 7 ngày, th́ họ có thể đến và ở cùng tôi. Đương nhiên, nếu ai đó để ra 10 ngày – rời khỏi công việc của ḿnh – th́ anh ta có mối quan tâm nào đó; nó không chỉ là sự ṭ ṃ. Nếu anh ta rời bỏ vợ con và công việc trong 10 ngày, th́ ít nhất anh ta cho thấy một dấu hiệu rằng, anh ta không chỉ ṭ ṃ, mà anh ta thực sự muốn biết. Đó là cách mà những trại thiền bắt đầu.
THÁNG 6. 1964. TRẠI THIỀN RANAKPUR
Trại thiền Ranakpur trở thành một dấu mốc trong sự nghiệp (công việc - work) của Osho, bởi v́ lần đầu tiên những bài nói chuyện và những trầm tưởng (meditations) của ông được ghi âm và xuất bản trong một cuốn sách, Con Đường Dẫn Đến Tự Chứng Thực (Path to Self – Realisation), được hoan nghênh rộng răi tại Ấn. Sau này Osho nói rằng, cuốn sách này chứa đựng toàn bộ giáo huấn (teaching) của ông, mà không bao giờ thay đổi. Cuốn sách này bây giờ được in dưới nhan đề Con Đường Hoàn Hảo (The Perfect Way - Nhà xuất bản Rebel, Ấn độ). Ở lúc bắt đầu của trại thiền, ông đưa ra những nguyên tắc chỉ đạo (guideline) cho việc tham dự:
Châm ngôn đầu tiên là: sống trong hiện tại. Chỉ có hiện tại là thực và sống động (alive). Và nếu chân lư phải được biết, th́ nó chỉ có thể được biết thông qua hiện tại.
Châm ngôn thứ hai là: sống một cách tự nhiên. Y như những diễn viên cất bỏ những hoá trang và y phục sân khấu, để nó sang một bên sau khi tŕnh diễn, trong 5 ngày này (của trại thiền Ranakpur), bạn phải cất bỏ những chiếc mặt nạ và đặt chúng sang một bên. Hăy để cho cái nền tảng và tự nhiên trong bạn xuất hiện ra – và sống trong nó.
Châm ngôn thứ ba là: sống đơn độc. Bên trong, đừng để cho những sự việc ùa vào bạn. Và bên ngoài cũng đúng như vậy – hăy sống tự ḿnh, như thể chỉ có một ḿnh bạn tại trại này. Bạn không phải giữ liên hệ với bất cứ ai khác.
|
THÁNG 6. 1966: TẠP CHÍ JYOTI SIKHA ( Đánh thức sự sống)
Một tuần báo bằng tiếng Hindi đượcxuất bản bởi Jivan Jagruti Kendra
của Bombay, mà sau này trở thành nhà xuất bản chính thức của những
cuốn sách ghi lại những bài nói chuyện của Osho. Vào lúc này, ông
được biết đến một cách rộng răi như là “ Acharya Rajneesh.” 1968: TỪ SEX ĐẾN SIÊU THỨC.
Osho được mời diễn thuyết một loạt 5 bài nói về “t́nh yêu” tại Thính đường Bharatiya Vidya Bhava, một thính đường rất có uy tín. Trong bài nói đầu tiên, vào 28/8, Osho giải thích rằng t́nh yêu và thiền định khởi lên như là một sự chuyển hoá của năng lượng t́nh dục (sex), và rằng, nếu sex bị ḱm nén, nó không thể được chuyển hoá. Nhiều người bị xúc phạm (outraged) về việc ông đă nói về sex, và những chủ nhân (owner) của thính đường này hủy bỏ loạt nói chuyện đó.
Vào 28/9, Osho trở lại Bombay để hoàn tất những buổi nói chuyện với một lượng thính giả rất lớn tại Gwalia Tank Maidan. Loạt bài nói này được xuất bản dưới nhan đề Từ Sex đến Siêu thức, và nó trở thành cuốn sách được đọc nhiều nhất của ông. Giới báo chí Ấn độ bắt đầu nói ám chỉ ông như là “ sex guru” (đạo sư sex).
Nếu bạn muốn biết chân lư nguyên thủy (cơ bản – elemental) về t́nh
yêu, điều kiện tiên quyết là chấp nhận sự thiêng liêng của sex, chấp
nhận thần tính của sex, tương tự như cách mà bạn chấp nhận sự hiện
hữu của Thượng đế – với một trái tim rộng mở.[1] Và (nếu) bạn càng
chấp nhận sex với một trái tim và tâm trí rộng mở bao nhiêu, th́ bạn
càng tự do khỏi nó bấy nhiêu. Nhưng bạn càng ḱm nén nó bao nhiêu,
th́ bạn sẽ càng bị ràng buộc vào nó bấy nhiêu ... Khi tôi chấm dứt buổi nói chuyện của tôi ngày hôm đó, tôi ngạc nhiên thấy rằng, tất cả những quan chức mà đă có mặt trên khán đài, những người bạn mà đă tổ chức cuộc gặp mặt, đă biến mất vào trong không trung. Tôi không thấy một người nào trong số họ, khi tôi bước xuống lối đi nhỏ giữa các dăy ghế để ra về…
Thậm chí, người tổ chức cũng không có mặt để cám ơn tôi. Bất cứ những cái mũ lưỡi trai trắng nào (những người theo Gandhi, nhiều người trong số họ vẫn là những ủng hộ viên của Osho cho đến lúc bấy giờ), bất cứ những người mặc khadi nào, đều không có mặt trên khán đài; họ đă tẩu thoát lâu trước khi buổi nói chuyện kết thúc. Những vị lănh tụ quả thật là một chủng loại rất yếu ớt. Và nhanh chân nữa! Họ tẩu thoát trước khi những đồ đệ của họ tẩu thoát.
1970 – 1974: BOMBAY
Vào 27 /6/1970, một buổi lễ tiễn đưa được tổ chức dành cho Osho tại Jabalpur, nơi mà ông đă từng là giáo sư và sống nhiều năm. Vào 1/7, Osho dời đến Bombay và bắt đầu diễn thuyết – đều đặn, vào buổi chiều tối, với khoảng 50 người, đôi khi kết thúc bằng thiền định hay ca hát, nhảy múa. Ông chỉ du hành để chu toàn những cuộc nói chuyện quan trọng, mà ông đă nhận nói, và khoảng tháng 12, những cuộc nói chuyện này được hoàn tất.
Dần dần, tôi thường tự giam ḿnh trong một căn pḥng: Tôi ngừng du hành. Bây giờ tôi thường làm việc trên những người mà họ ở trong tâm trí tôi. Tôi thường chuẩn bị cho họ và tôi phái họ ra ngoài. Việc di chuyển từ nơi này sang nơi nọ, mà tôi không thể tự ḿnh làm, tôi sẽ có thể làm bằng cách phái đi 10 ngàn người.
Đối với tôi, tôn giáo cũng là một quá tŕnh khoa học, nên tôi có
trong trí ḿnh một kỹ thuật khoa học hoàn chỉnh dành cho nó. Khi
người ta trở nên sẵn sàng, kỹ thuật khoa học đó sẽ được chuyển giao
cho họ. Với sự giúp đỡ của kỹ thuật đó, họ sẽ làm việc trên hằng
ngàn người. Việc đó không cần có sự hiện diện của tôi. Nhiệm vụ của
tôi là phải phát hiện ra những người mà có khả năng thực hiện mục
đích đó.
1970. THIỀN ĐỘNG ĐƯỢC GIỚI THIỆU
Vào tháng 4 năm 1970, Osho giới thiệu một kỹ thuật thiền cách mạng, có tính thanh tẩy, mà ông gọi là Thiền (Năng) Động. Vào tháng 5 tại trại thiền Nargol, ông chủ tŕ (lead) những cuộc thí nghiệm trong loại thiền này, mà ông tiếp tục điều khiển có hiệu quả qua suốt 3 năm kế tiếp. Thiền Động trở thành “kỹ thuật” thiền nổi tiếng nhất và được thực tập rộng răi.
Một người bạn đă hỏi, “ Trong những giáo huấn trước đây về thiền, anh luôn luôn yêu cầu chúng tôi phải thư giăn, tĩnh lặng, nhận biết (aware). Và bây giờ, trong khi thở sâu và hỏi, ‘Tôi là ai?’ anh lại động viên chúng tôi đem mọi nỗ lực của ḿnh vào trong nó. Vậy th́, cái nào trong hai kỹ thuật đó sẽ là tốt?”
Không có vấn đề tốt và xấu ở đây. Tôi hiểu cái điều mà bạn muốn nói, nhưng nó không phải vấn đề tốt và xấu. Bạn chỉ cần phải phát hiện ra cái nào trong số những kỹ thuật đó cho bạn nhiều b́nh an và thúc đẩy cái “đà” (momentum) thiền định của bạn. Có những người có thể đạt tới sự thư giăn chỉ sau khi họ đă tự làm cho ḿnh ngă xuống đất. Và có những người khác, có thể đi vào trong sự thư giăn ngay tức th́; nhưng những người như vậy th́ rất ít, lâu lắm mới có một đôi người. Thật khó mà di chuyển thẳng vào trong sự im lặng; chỉ một nhúm người có thể làm được điều ấy. Đối với đa số, cần thiết phải đi qua nhiều thao tác và căng thẳng trước khi họ có thể thư giăn. Nhưng mục đích trong cả hai trường hợp đều như nhau, mục tiêu sau cùng là một. Đó là sự thư giăn.
1970. MỘT ĐỊNH NGHĨA MỚI VỀ SANNYAS.
Từ 26/9 đến 5/10/1970, Osho tổ chức một trại thiền tại Kulu Manali, tại những chân đồi của Hy Mă Lạp Sơn. Vào 26/9, ông điểm đạo cho nhóm đệ tử đầu tiên của ḿnh, mà ông gọi là “những sannyasin kiểu mới.” Cái “phiên bản” (version) của ông khác biệt một cách căn để với sannyas Hindu cổ đại; theo sannyas cổ xưa, th́ những kẻ t́m kiếm từ bỏ mọi vật sở hữu và mọi quan hệ, độc thân, và sống trên cái mà anh ta (hay cô ta ) được cúng dường bởi những người mà vẫn c̣n hệ lụy vào xă hội. Trong khi Osho bắt đầu định nghĩa “sannyas kiểu mới” th́ sự thách thức của ông với truyền thống trở nên ngày càng rơ rệt.
Tôi sắp chia cách sannyas của tương lai khỏi sannyas của quá khứ.[2] Và tôi nghĩ rằng sannyas truyền thống, như nó vốn là cho tới nay, th́ đang ở trên giường chết của nó; nó đang gần như hấp hối. Nó không có chút tương lai nào. Nhưng sannyas trong yếu tính của nó phải được bảo tŕ. Nó là một thành tựu quá quư báu của nhân loại, đến mức chúng ta không được phép đánh mất nó. Sannyas là bông hoa hiếm hoi nhất, lâu lắm mới nở một lần. Nhưng có thể là nó sẽ lụi tàn đi, v́ thiếu sự chăm sóc thích hợp – và nó chắc chắn sẽ chết, nếu nó vẫn cứ bị buộc vào những khuôn mẫu cũ.
Sannyas, theo nghĩa cổ xưa, là sự từ bỏ thế gian. Tôi chống lại điều ấy.
Nhưng tôi vẫn dùng từ “sannyas”, bởi v́ tôi có thể thấy một cái nghĩa khác có ư nghĩa nhiều, rất nhiều hơn nghĩa cũ. Tôi ngụ ư từ bỏ tất cả mọi điều kiện mà thế gian đă cho bạn – tôn giáo của bạn, đẳng cấp của bạn, đạo Bà la môn của bạn, Đạo Jaina của bạn, đạo Kytô của bạn, Thượng đế của bạn, cuốn sách thánh của bạn.
Đối với tôi, sannyas ngụ ư một sự cam kết rằng, “Tôi sắp thanh tẩy chính ḿnh hoàn toàn khỏi tất cả những điều mà đă bị áp đặt lên tôi, và tôi sẽ bắt đầu sống một cách độc lập, tự ḿnh (on my own) – tươi mới (fresh), trẻ trung, thuần khiết, không ô nhiễm.” Do vậy sannyas là một cuộc điểm đạo để bước vào trong sự ngây thơ hồn nhiên của bạn.
________________________
[1] Về mặt “lư thuyết”, th́ đây là một phát biểu hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, khi đi vào “thực hành”, th́ vấn đề không c̣n đơn giản nữa! Nói như tục ngữ Việt Nam ta: “ Sai một ly, đi một dặm” !
[2] So với “sannyas truyền thống” của Ấn độ, th́ cái sannyas của Osho có vẻ mới. Nhưng so với “Bồ tát đạo” của Phật giáo Đại thừa, th́ có lẽ nó không mới lắm. Bồ tát đạo cũng “nhập thế” – không chủ trương “ly thế gian.” Nhưng, đó là về mặt lư thuyết. Về mặt thực hành, th́ h́nh như Osho có những đường lối cụ thể hơn?
|
Bắt đầu vào năm 1970 và tiếp tục cho đến 1985, những sannyasin của Osho được yêu cầu mặc y phục màu mận tía. Và họ cũng được nhận một dây chuyền đeo cổ từ Osho, gồm có 108 hạt với một khung ảnh nhỏ có h́nh Osho. Thêm vào đó, Osho cho mỗi sannyasin một cái tên mới. Cái tên mới bao gồm một tiếp đầu ngữ chung cho tất cả – “swami” cho đàn ông, và “ma” cho phụ nữ.
Con đường của nam tính là sự nhận biết (awareness), và sự nhận biết mang bạn đến một điểm mà ở đó bạn trở thành “chủ nhân” (master) của chính tồn tại ḿnh. Đó là nghĩa của từ “swami.” Con đường nữ tính là con đường của t́nh yêu, và t́nh yêu mang bạn đến một điểm tối hậu, nơi mà bạn có thể “nuôi nấng” (mother) toàn bộ sự hiện hữu. Và đó là nghĩa của từ “ma.” Một người phụ nữ trong sự nở hoa tối hậu của nàng trở thành một năng lượng nuôi nấng (mothering energy) … nàng có thể nuôi nấng toàn bộ sự hiện hữu. Nàng cảm thấy được ban phúc, và nàng ban phúc cho toàn bộ hiện hữu. Khi một người đàn ông đạt tới điểm tối hậu, y không trở thành một người cha, y không trở thành một người mẹ, y đơn giản trở thành một “chủ nhân” (master) : chủ nhân sự tồn tại của riêng ḿnh.
T́nh yêu và sự nhận biết – đây là hai con đường. Và khi tôi nói nam
tính, tôi không ngụ ư rằng, tất cả những người nam đều có nam tính,
và khi tôi nói nữ tính, tôi không ngụ ư rằng, mọi người nữ đều có nữ
tính. Có những người phụ nữ mà phải đi qua con đường của sự nhận
biết – tôi cũng muốn gọi họ là swami, nhưng cái đó sẽ hơi lẫn lộn
một chút. Như nó đang là (as it is), nó đă là quá điên rồ… cho nên
tôi cưỡng lại cám dỗ đó. Nhưng đôi khi t́nh cờ tôi thấy một phụ nữ
thụ giới sannyas và tôi cảm thấy muốn gọi cô ta là swami, không phải
là “ma.” Và rồi, đôi khi một người đàn ông đến, rất nữ tính, và nom
có vẻ nữ tính hơn bất cứ người phụ nữ nào.
VỀ SAU, VÀO NĂM 1985, OSHO NÓI:
Chầm chậm, chầm chậm, tôi bắt đầu lựa ra những người của tôi, và chỉ để lựa họ ra, tôi bắt đầu điểm đạo họ thành những sannyasin, để mà tôi có thể nhận ra họ và biết người của tôi là những ai. Tôi bắt đầu cho họ những cái tên, để tôi có thể nhớ họ, bởi v́ thật khó cho tôi nhớ đủ loại tên lạ từ khắp thế giới. Cái lư do thực thụ chỉ đơn giản là có những cái tên để tôi có thể nhớ; nếu không, thật là bất khả đối với tôi. Bây giờ có những người từ hầu như mọi đất nước, mọi ngôn ngữ: thật khó mà nhớ tên của họ.
Nhưng khi tôi cho bạn một cái tên, nó là một vấn đề hoàn toàn khác. Tôi cho bạn một cái tên v́ những lư do nhất định, v́ những phẩm chất nhất định mà tôi thấy trong bạn, v́ những khả tính nhất định mà tôi thấy trong bạn, v́ những đặc tính nhất định mà đă có ở đó – và tất cả những cái này trở nên được liên kết với nhau.
Cái tên mà tôi cho, tôi biết nó, biết nghĩa của nó. Nghĩa của nó và
phong cách sống của bạn, khuôn mẫu của bạn, tiềm năng của bạn, tất
cả trở nên liên kết với nhau. Tôi dễ dàng nhớ bạn hơn; nếu không,
thật là khó khăn, hầu như là bất khả.
VÀ VÀO NĂM 1986, ÔNG LẠI NHẤN MẠNH RẰNG, NHỮNG BIỂU TƯỢNG BÊN NGOÀI CỦA SANNYASIN LÀ KHÔNG QUAN TRỌNG :
Tâm trí con người là một tâm trí chưa chín muồi. Nó bắt đầu chấp vào những biểu tượng bên ngoài. Cái đó đă xảy ra cho tất cả mọi tôn giáo của thế giới. Ở lúc ban đầu, tất cả chúng đều tốt, nhưng về sau, tất cả chúng đều đi lạc đường. Và lư do là cái bên ngoài được nhấn mạnh quá nhiều, đến nỗi người ta hoàn toàn quên cái bên trong. Để chu toàn cái bên ngoài là một nhiệm vụ quá nặng nề, đến nỗi không c̣n lại chút không gian nào thậm chí để nhớ cái cuộc hành tŕnh bên trong (nội tại) của bạn, mà về căn bản, nó chính là ư nghĩa của tính tôn giáo.
Để bắt đầu, và với một thế giới mà quá bị ám ảnh với những sự thể bên ngoài, tôi cũng phải bắt đầu sannyas với những sự thể bên ngoài – thay đổi y phục của bạn sang màu cam, đeo một cái mala, thiền định – nhưng sự nhấn mạnh chỉ là trên thiền định. Nhưng tôi phát hiện ra rằng, người ta có thể thay đổi y phục của họ rất dễ dàng, nhưng họ không thể thay đổi tâm trí họ. Họ có thể đeo mala, nhưng họ không thể di chuyển vào trong ư thức họ. Và bởi v́ họ mặc y phục màu cam, đeo mala, có một cái tên mới, họ bắt đầu tin rằng, họ đă trở thành một sannyasin.
Sannyasin th́ không quá rẻ tiền như vậy. Do vậy, bây giờ thời điểm đă đến, và bạn đủ chín chắn để chấm dứt giai đoạn sơ khởi. Nếu bạn thích màu cam, màu đỏ, hoàn toàn tốt – nó không thể gây tác hại nào, nhưng nó cũng không trợ giúp ǵ. Nếu bạn yêu cái mala, nếu bạn yêu cái khung ảnh với h́nh tôi trên đó, [3] th́ nó chỉ đơn giản là vật trang trí của bạn, nhưng nó không dính líu ǵ tới tôn giáo cả. Cho nên bây giờ, tôi giản lược tôn giáo vào yếu tính của nó. Và cái đó là thiền định.
_______________
[3] Do chưa có thông tin đầy đủ về Osho, nên một số người tưởng rằng Osho cũng đang tạo ra một sự “sùng bái” mới. Việc đeo dây chuyền có ảnh của Osho dễ gây ấn tượng rằng ông cũng bắt đầu thiết lập một “tôn giáo có tổ chức” – chính là cái mà ông suốt đời chống lại. Chắc chắn là không phải vậy!
|
Cái ngày mà tôi bắt đầu điểm đạo cho mọi người, nỗi sợ duy nhất của tôi là, “Một ngày kia, ḿnh có khả năng biến đổi những người theo ḿnh (follower) thành bạn của ḿnh không?” Đêm trước đó, tôi không ngủ được. Một cách lặp đi lặp lại, tôi nghĩ, “Ḿnh sẽ xoay xở việc ấy như thế nào? Một môn đệ th́ không được xem là một người bạn.” Đêm đó, tại Kulu, Hy Mă Lạp Sơn, tôi nhủ thầm “Đừng nghiêm trọng quá. Ḿnh có thể xoay xở bất cứ cái ǵ mặc dù ḿnh không biết ABC về khoa quản lư.”
Tôi nhớ lại một cuốn sách của Bern, “Cuộc cách mạng quản lư.” Tôi
đọc nó bởi v́ cái nhan đề chứa đựng cái từ “ quản lư.” Mặc dù tôi
yêu cuốn sách, một cách tự nhiên tôi thất vọng, bởi v́ nó không phải
là cái mà tôi đang t́m kiếm. Tôi không bao giờ có khả năng quản lư
một cái ǵ cả. Cho nên đêm hôm đó tại Kulu Manali tôi đă cười to.
KHU LIÊN HỢP WOODLANDS
Osho chuyển tới một căn hộ chung cư (apartment) rộng răi tại khu liên hợp Woodlands (Woodlands complex) tại Bombay, nơi mà ông sống cho đến tháng 3/1974. Bây giờ Osho đă “định cư” (settled), ông có thể làm việc một cách gần gũi hơn với những cá nhân. Ông gặp từng cá nhân hay những nhóm nhỏ, và tổ chức những buổi nói chuyện đều đặn, bao gồm những bài nói về 112 kỹ thuật thiền của Vigyan Bhairav Tantra, về sau, chúng được xuất bản với nhan đề “Cuốn sách của những bí mật.” Những sannyasin và những kẻ t́m kiếm khác gặp nhau mọi buổi sáng trên một băi biển lân cận để thực tập Thiền Động cùng nhau. Thêm vào đó, Osho vẫn thỉnh thoảng chủ tŕ (host) những trại thiền trong vùng quê. Càng ngày những người phương Tây càng bắt đầu đến gặp ông, và nhiều người được điểm đạo thành sannyasin.
Tôi chú trọng thiền định hơn là những cuộc thảo luận. Những cuộc thảo luận này chỉ để cho bạn một cú đẩy (push), để thỏa măn bạn về mặt tri thức, chỉ để cho bạn một cảm tưởng rằng bất cứ cái ǵ bạn đang làm, là rất trí thức, “hợp lư” (rational). Không phải vậy.
Cho nên, bất cứ cái ǵ tôi vẫn từng nói, th́ trên một phương diện, hoàn toàn trái nghịch với cái mà tôi đă và đang cố kéo bạn vào. Cách tiếp cận của tôi, trong phạm vi mà những cuộc thảo luận này có liên quan, là có tính “hợp lư” (rational), chỉ để thỏa măn bạn, chỉ để cho bạn một vài đồ chơi để chơi, để mà bạn có thể được thuyết phục vào trong một cái ǵ khác. Cái ǵ khác đó th́ không “hợp lư”; cái đó là “phi lư” (irrational).
Thiền định của chúng ta chỉ là một cú nhảy vào trong sự hiện hữu phi
lư. Và sự hiện hữu th́ phi lư – nó thần bí, nó là một huyền nhiệm.
Cho nên, xin đừng đeo níu vào cái mà tôi đă nói với bạn; thay vào đó,
hăy níu vào bất cứ cái ǵ mà tôi đă thuyết phục bạn làm. Hăy làm nó,
và một ngày kia, bạn sẽ nhận thức rằng bất cứ cái ǵ tôi đă nói là
có ư nghĩa. Nhưng nếu bạn tiếp tục đeo níu vào cái mà tôi đă nói,
th́ nó có thể cho bạn kiến thức, nó có thể làm cho bạn “đa văn”
(knowledgeable), nhưng bạn sẽ không đạt tới “sự biết” (knowing). Và
bất cứ cái ǵ tôi đă nói, có thể thậm chí trở thành một chướng ngại.
1971: TỪ ACHARYA ĐẾN BHAGWAN
Vào tháng 5/1971, Osho thay đổi tên ḿnh từ Acharya Shree Rajneesh thành Bhagwan Shree Rajneesh và lần đầu tiên công khai nhận (acknowledge) rằng ông đă chứng ngộ.
Nhiều người đă hỏi tôi, tại sao tôi giữ im lặng về sự kiện rằng tôi đă chứng ngộ vào năm 1953. Trong gần 20 năm, tôi chưa bao giờ nói ǵ về nó với bất cứ ai, trừ khi ai đó tự ḿnh ngờ ngợ (suspect) về nó, trừ khi một ai đó tự ḿnh nói với tôi, “Chúng tôi cảm thấy rằng cái ǵ đó đă xảy ra với ông. Chúng tôi không biết nó là cái ǵ, nhưng một điều chắc chắn: cái ǵ đó đă xảy ra và ông không c̣n giống như chúng tôi – ông đang che giấu nó.”
Trong những năm đó, không quá 10 người đă hỏi tôi, và ngay cả lúc đó, tôi tránh họ càng nhiều càng tốt, trừ khi tôi cảm thấy rằng ước muốn của họ là chân thực. Tôi chỉ tiết lộ với họ khi nào họ đă hứa giữ bí mật điều đó. Và tất cả họ đều giữ lời hứa. Bây giờ tất cả họ đều là sannyasin, nhưng tất cả đều giữ bí mật. Tôi nói, “ Các bạn hăy đợi. Hăy đợi thời điểm thích hợp. Chỉ lúc đó tôi mới công bố nó ra.”
Tôi đă học hỏi nhiều từ những vị Phật quá khứ. Nếu Jesus giữ im lặng một chút về việc Ngài là Con Trai của Thượng đế, th́ nó sẽ có lợi lạc nhiều hơn cho nhân loại. Tôi đă nhấn mạnh rằng, bao lâu mà tôi chưa ngừng du hành tại đất nước, th́ tôi sẽ không công bố nó; nếu không, có lẽ tôi đă bị giết chết – tôi đă không có mặt ở đây.
Một khi tôi đă hoàn tất việc du hành, giao tiếp với quần chúng, di
chuyển từ thị trấn này thị trấn khác… và không có một vệ sĩ nào.
Việc giết tôi sẽ không là vấn đề, nó quá đơn giản. Nhưng trong gần
20 năm, tôi đă giữ hoàn toàn im lặng về điều ấy. Tôi công bố nó ra,
chỉ khi nào tôi thấy bây giờ tôi đă thu thập đủ người mà có thể hiểu
nó. Tôi chỉ công bố nó ra, khi tôi biết rằng, bây giờ tôi có thể tạo
ra thế giới nhỏ bé của riêng tôi và tôi không c̣n quan tâm đến những
đám đông (crowds), quần chúng (the masses) và lũ ngu xuẩn (the
stupid mob) nữa.
1973 – 1975: THIỀN NĂNG ĐỘNG & ÂM NHẠC
Osho mang một dàn trống liên hợp gọi là “ conga”, gồm 5 mảnh ( a five – piece conga drum band) đến trại thiền tháng 7 /1973, và khi ông định cư tại Pune, ông cùng với các đệ tử soạn nhạc để đệm cho mỗi trong số những lọai thiền năng động mà ông đă phát triển.
Tâm trí bạn đang ở trong sự hỗn loạn. Cái hỗn loạn đó phải được đưa ra ngoài, trở thành hành vi bên ngoài. Âm nhạc hỗn loạn có thể hữu ích, cho nên nếu bạn đang thiền định, và nhạc hỗn loạn được tấu lên, th́ nó sẽ giúp đưa những hỗn loạn ra ngoài. Bạn sẽ chảy vào trong nó, bạn sẽ trở nên không sợ hăi sự biểu đạt. Và âm nhạc hỗn loạn này sẽ đánh vào tâm trí hỗn loạn của bạn ở bên trong, và đưa nó ra ngoài. Cái đó trợ giúp.
Nhạc rock, jazz, hay loại âm nhạc nào khác mà tạo ra hỗn loạn trên một phương diện nào đó, cũng giúp (đưa) cái ǵ đó đi ra ngoài, và cái ǵ đó bị ḱm nén về mặt t́nh dục. Tôi quan tâm đến mọi ḱm nén của bạn. Âm nhạc hiện đại th́ chỉ quan tâm nhiều hơn đến t́nh dục bị ḱm nén của bạn, nhưng có một sự tương tự. Tuy nhiên, tôi không chỉ quan tâm đến t́nh dục bị ḱm nén của bạn; tôi quan tâm đến tất cả mọi sự ḱm nén của bạn, t́nh dục hay không t́nh dục...
Trạng thái tâm trí này th́ có tính loạn thần kinh (neurotic). Toàn bộ xă hội đều bệnh.[4] Đó là lư do tại sao tôi nhấn mạnh quá nhiều đến thiền hỗn loạn. Hăy giải tỏa chính bạn, hăy biểu hiện ra bên ngoài (act out) bất cứ cái ǵ mà xă hội đă áp đặt lên bạn, bất cứ t́nh huống nào mà cưỡng bách lên bạn. Hăy biểu hiện nó ra ngoài thành hành vi, hăy giải tỏa chính ḿnh khỏi chúng, hăy kinh qua một cuộc thanh tẩy. Âm nhạc hỗ trợ cho việc đó.
_____________________
[4] Trong cuốn “The
sane society” (xă hội lành mạnh) của ḿnh, Erich Fromm có đặt câu hỏi: “
Can a society be sick? “ ( một xă hội có thể bệnh không?) . Câu trả lời
của ông là “có.” Nhưng, bởi v́, toàn xă hội đều bệnh, nên sự “bệnh hoạn”
đó đă trở thành “b́nh thường” (normal). Ngược lại, một thiểu số rất nhỏ
– chủ yếu là các nhà nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, triết gia … - họ có thể
là rất lành mạnh, nhưng họ dễ bị xem là … “điên khùng”, “bất b́nh thường”,
chỉ v́ họ không sống được với cái “b́nh thường” đó của đám đông. Dĩ
nhiên, trong thiểu số này, cũng có người “bệnh” thật, nhưng cái bệnh của
họ là “tích cực”, họ bệnh là v́ không “thích nghi” được cái “b́nh thường”
của xă hội. Vài thí dụ: Nietzsche, Van Gogh, Holderlin, Nijinsky … đều
là những người … “ điên” ! Cho nên, hăy cẩn thận, nhiều khi “b́nh thường”
cũng không phải là tốt ! Xấu nữa là đằng khác!
|
1974 – 1981: “PUNE I.”
Vào 21/3/1974, đúng 21 năm sau sự chứng ngộ của ông, Osho chuyển đến
Koregaon Park tại Pune, nơi mà hai dinh thự đă được mua, tiếp giáp
với khu đất 6 hectare của cọng đồng (where two residences in
adjoining properties of six acres have been purchased). Ông tổ chức
những buổi phỏng vấn trên bồn cỏ, chỉ với những sannyasin mới đến
hoặc sắp đi, và không c̣n gặp gỡ với những cá nhân t́m kiếm lời
khuyên hay những cuộc phỏng vấn riêng tư nữa. Tôi đă trở nên khó tiếp cận, một cách có tính toán. Tôi đă rất dễ tiếp cận trước đây, nhưng rồi, dần dần tôi cảm thấy rằng tôi đă không thể trợ giúp được ǵ; việc trợ giúp đă trở thành bất khả. Thí dụ, nếu tôi cho bạn một giờ, th́ bạn nói toàn chuyện nhảm nhí, rác rưởi (talk rubbish). Nếu tôi cho bạn một phút, bạn nói đúng cái được cần đến – đó là cách mà tâm trí vận hành.
Nếu bạn có thể tiếp cận tôi cả ngày, th́ tôi không “có sẵn” (avaible) ǵ hết. Nếu bạn phải đợi 8 ngày hay 10 ngày, th́ sự chờ đợi đó được cần đến cho một sự “điều chỉnh” nào đó trong chính bạn, cho những vấn đề nào đó khởi lên.
Đôi khi tôi thấy rằng, nếu bạn có một vấn đề, và bạn có thể đến tức thời, th́ bạn sẽ mang đến cho tôi những cái vặt vănh. Trong ngày có một ngàn lẻ một vấn đề nẩy sinh – chúng không có ư nghĩa, nhưng trong khoảnh khắc đó chúng có vẻ như có ư nghĩa. Nếu bạn phải đợi chỉ một giờ, th́ vấn đề thay đổi – rồi bạn mang đến một vấn đề khác. Nếu bạn được phép mang tất cả những vấn đề của bạn, bạn sẽ ở trong một mớ tùng phèo (mess), bởi v́ chính bạn sẽ không có thể biết cái ǵ được cần đến, cái ǵ có ư nghĩa. Do vậy, đây là thành phần của toàn bộ quá tŕnh.
CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG
Vào tháng 5/1974, Osho tổ chức một loạt những bài nói chuyện bằng
tiếng Anh, trong đó ông giải thích cách tiếp cận của ông, quan điểm
của ông về mối quan hệ thầy – đệ tử, và cái “thị kiến” (vision) của
ông cho việc triển khai công tŕnh của ông tại Pune. Những bài nói
chuyện này được xuất bản dưới nhan đề “Con Đường Mây Trắng”, lôi
cuốn nhiều kẻ t́m kiếm từ phương Tây. Một đám mây trắng trôi dạt bất cứ nơi nào gió dẫn đi – nó không cưỡng lại, nó không tranh đấu (fight). Một đám mây trắng không phải là một kẻ chinh phục, và tuy vậy, nó lơ lửng trên mọi sự. Bạn không thể chinh phục nó, bạn không thể đánh bại nó. Nó không có ư muốn chinh phục – đó là lư do tại sao bạn không thể đánh bại nó.
Một khi bạn đă bị dính chặt vào một mục tiêu (goal), những mục đích, số mệnh (destiny), ư nghĩa, một khi bạn đă có ư tưởng điên rồ muốn đạt tới một nơi nào đó, th́ những vấn đề sẽ nẩy sinh. Và bạn sẽ bị đánh bại, đó là điều chắc chắn. Sự thất bại của bạn th́ ở trong bản chất của chính sự hiện hữu.
Một đám mây trắng không có nơi nào để đi. Nó di chuyển, nó di chuyển khắp nơi. Mọi chiều kích thuộc về nó, mọi hướng thuộc về nó. Không có ǵ bị từ khước (rejected). Mọi sự tồn tại trong một sự cởi mở toàn bộ. Do vậy, tôi gọi con đường của tôi là “con đường mây trắng”. Con đường mây trắng là con đường không có con đường, một con đường không lối đi. Di chuyển, nhưng không với một tâm trí bị dính chặt – di chuyển mà không có một tâm trí …
Do vậy, tôi là một đám mây trắng, và toàn bộ sự nỗ lực (của tôi) là làm cho bạn cũng trở thành những đám mây trắng trôi dạt trong bầu trời. Không có nơi nào để đi, đến từ không - nơi - nào, chỉ có mặt ở đó chính khoảnh khắc này – hoàn hảo.
Tôi không dạy bạn bất cứ lư tưởng nào cả, tôi không dạy bạn bất cứ cái “phải” nào cả. Tôi không bảo bạn “phải” là cái này, trở nên cái nọ. Toàn bộ giáo huấn của tôi chỉ là điều này: Bất cứ cái ǵ bạn là, hăy chấp nhận nó một cách toàn bộ, đến nỗi không có ǵ c̣n lại để đạt tới, và bạn sẽ trở thành một đám mây trắng.
MỘT “PHA” (GIAI ĐOẠN - PHASE) MỚI
Vào tháng 6/1974, Osho giới thiệu trại thiền đầu tiên ở Pune với lời
công bố rằng, một “pha” (phase - giai đoạn) mới của công tŕnh của
ông bắt đầu. Từ nay về sau, ông sẽ chỉ làm việc với những kẻ t́m
kiếm đích thực. Và lần đầu tiên, Osho không đích thân hướng dẫn
những buổi thiền định. Thay vào đó, cái ghế trống của ông được đưa
vào trong thiền pḥng. Cuộc trại này sẽ khác trên nhiều phương diện. Đêm nay tôi bắt đầu một “pha” hoàn toàn mới của công tŕnh của tôi. Bạn may mắn có mặt ở đây, bởi v́ bạn sẽ là những chứng nhân cho một kiểu công việc “bên trong.” Tôi phải giải thích với bạn bởi v́ sáng mai cuộc hành tŕnh sẽ khởi đầu.
… Một điều mới khác, là tôi sẽ không có mặt ở đó; chỉ có chiếc ghế trống của tôi sẽ ở đó. Nhưng đừng cảm thấy “nhớ” (miss – thiếu vắng) tôi, bởi v́ trong một nghĩa nào đó, th́ luôn luôn có một chiếc ghế trống trước mặt bạn. Ngay bây giờ, chiếc ghế đang trống rỗng, bởi v́ không có ai đang ngồi trên nó. Tôi đang nói chuyện với các bạn, nhưng không có ai đang nói với các bạn. Thật khó mà hiểu, nhưng khi cái ego (tự ngă) biến đi, th́ tiến tŕnh vẫn có thể tiếp tục. Việc nói chuyện có thể tiếp tục, việc ngồi, đi đứng và ăn uống có thể tiếp tục, nhưng người làm đă biến đi. Ngay bây giờ, chiếc ghế đang trống rỗng. Nhưng tôi đă luôn ở với bạn cho tới bây giờ trong tất cả những cuộc trại, bởi v́ bạn không sẵn sàng. Bây giờ tôi cảm thấy bạn đang sẵn sàng. Và bạn phải được giúp đỡ để trở nên sẵn sàng làm việc trong sự vắng mặt của tôi, bởi v́ nếu biết rằng tôi hiện diện một cách vật lư, bạn có thể cảm thấy một nhiệt t́nh nào đó, nhưng nó giả tạo. Chỉ cần biết rằng tôi đang hiện diện, th́ bạn có thể làm những điều mà bạn không bao giờ muốn làm; chỉ để gây cho tôi ấn tượng rằng bạn có thể tự nỗ lực nhiều hơn. Cái đó không giúp nhiều, bởi v́ cái giúp ích chỉ phát xuất từ bản thể của bạn. Cái ghế của tôi sẽ có mặt ở đó, tôi sẽ quan sát bạn, nhưng bạn cảm thấy hoàn toàn tự do. Và đừng nghĩ rằng tôi không ở đó, bởi v́ cái đó sẽ khiến bạn ngă ḷng (depress), và rồi th́ sự ngă ḷng (depression) đó sẽ khuấy động thiền định của bạn.
Và điều này nữa, cũng phải được nhớ: tôi không thể măi măi ở trong thân xác vật lư này với các bạn; một ngày này hay ngày nọ, cái “cỗ xe ” (vehicle) vật lư phải được bỏ đi. Về phần tôi, công việc của tôi đă hoàn tất. Nếu tôi đang mang cái “cỗ xe” vật lư này, th́ chỉ là v́ bạn; một ngày nào đó, nó phải được bỏ đi. Trước khi nó xảy ra, bạn phải sẵn sàng làm việc trong sự vắng mặt của tôi, hay trong sự có mặt phi vật lư của tôi – hai điều này có nghĩa như nhau. Và một khi bạn có thể cảm thấy tôi trong sự vắng mặt của tôi, th́ bạn tự do khỏi tôi, và rồi cho dù tôi không ở đây trong thân xác này, th́ sự liên lạc sẽ không bị mất.
Nó luôn luôn xảy ra khi một vị Phật ở đó: sự có mặt vật lư của ngài trở thành quá đầy ư nghĩa, và rồi khi ngài mất, mọi thứ bị vỡ nát.
Cái ghế của tôi có thể trống rỗng; bạn có thể cảm thấy sự vắng mặt của tôi. Và hăy nhớ, chỉ khi nào bạn cảm thấy sự vắng mặt của tôi, bạn mới có thể cảm nhận sự hiện diện của tôi. Nếu bạn không thể thấy tôi trong khi cái “cỗ xe” vật lư của tôi không có ở đó, th́ bạn không thấy tôi chút nào.
Đây là lời hứa của tôi: Tôi sẽ ở đó trong chiếc ghế trống, chiếc ghế trống sẽ không thực sự trống rỗng. Do vậy, hăy hành xử (behave) như vậy ! Chiếc ghế sẽ không trống, nhưng tốt hơn, bạn nên học cách tiếp xúc với cái bản thể phi vật chất của tôi. Đây là một sự tiếp xúc sâu xa hơn, thâm t́nh hơn.
Đó là lư do tại sao tôi nói một “pha” mới của công tŕnh của tôi bắt
đầu với cuộc trại này – và tôi đang gọi nó là một samadhi sadhana
shibir. Nó không chỉ là thiền định, nó là niềm đại lạc tuyệt đối mà
tôi sắp dạy cho bạn. Nó không chỉ là bước đầu tiên, nó là bước cuối
cùng.
B̀NH LUẬN VÀ TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI
Từ tháng 7/1974, Osho tiếp tục có những cuộc nói chuyện mọi buổi
sáng cho đến 1981, bằng tiếng Hindi và tiếng Anh, luân phiên trong
nhiều tháng. Ông b́nh luận về những lời dạy của những nhà thần bí
(mystic) chứng ngộ trong nhiều truyền thống tâm linh: Lăo giáo, Zen,
đạo Hassidi, đạo Sufi, Baul, Hindu, Phật giáo Tây Tạng, Mật tông,
vân vân. Trong những ngày luân phiên nhau, ông trả lời những câu hỏi
của khán giả. Cứ mỗi loạt mười ngày và được xuất bản như là một cuốn
sách – trên 240 cuốn sách trong 7 năm. Bạn phải t́m kiếm lối đi của riêng ḿnh; mỗi người phải t́m lối đi của riêng ḿnh. Tôi sẽ làm cho tất cả những lối đi “có sẵn” (available) cho bạn, để bạn có thể thấy và cảm thấy. Và khi con đường đúng (right) xuất hiện ra với bạn, bạn sẽ lập tức thấy niềm vui lớn khởi lên trong bạn. Cái đó mang tính thông báo (indicative); cái đó cho thấy rằng cái khí hậu của bạn đă tới, rằng đây là thời gian mà bạn đang chờ đợi, đây là mùa xuân của bạn.
Tôi đang công bố một tôn giáo mới – tôn giáo “cốt lơi” (essential).
Trong Hồi giáo, nó được gọi là đạo Sufi, trong đạo Phật nó được biết
đến như là Zen, trong Do Thái giáo, nó được biết đến như là đạo
Hassidi – cái cốt lơi, tinh túy. Tôi nói ngôn ngữ của bạn, tôi nói
theo cái cách mà bạn hiểu, cái cách mà bạn có thể hiểu. Tôi nói như
thể tôi không tôn giáo chút nào cả. Đó là cái được cần đến trên thế
giới. Thế
kỷ 21 cần một tôn giáo hoàn toàn thoát khỏi mọi sự mê tín, hoàn toàn
“trần truồng “ (naked). |
DARSHAN
Osho gặp gỡ với những nhóm “người t́m kiếm" trong một thính đường
nhỏ, tiếp giáp với thất của ông, vào 19. 00 giờ mỗi buổi tối, trong
một hoặc hai giờ. Trong những darshan này, ông điểm đạo cho những
sannyasin mới từ khắp thế giới, chào hỏi người mới đến hoặc sắp đi,
trả lời những câu hỏi, và khuyên bảo về những vấn đề. Những nhóm tác
viên của đạo viện (asham) và những tham dự viên trong những chương
tŕnh của đạo viện dự những buổi gặp gỡ này trên một thời biểu “xoay
ṿng”, luân phiên. Những buổi gặp gỡ thâm t́nh, mặt đối mặt giữa
Osho và những người khách của ông được ghi âm, và được xuất bản với
nhan đề “Những nhật kư Darshan.” Bạn phải học, một cách dần dần, để tự đứng trên đôi chân của ḿnh, và bạn phải tin cậy chính ḿnh mỗi lúc một nhiều hơn. Sự giúp đỡ của tôi không nên trở thành một sự lệ thuộc. Nó nên giúp bạn trở thành thực sự tỉnh giác (alert), tin cậy nhiều hơn cuộc đời của riêng bạn, tiếng nói trái tim của riêng bạn.
Do vậy, khi bạn đến với tôi và hỏi, th́ không phải là tôi trả lời. Tôi phải ḍ t́m (search) trong mọi ngóc ngách của trái tim bạn để thấy cái ǵ thực sự đă là sự lựa chọn của bạn nếu trái tim của riêng bạn đang vận hành. Tôi không bao giờ cho bạn bất cứ quyết định nào mà chỉ căn cứ trên ư kiến chủ quan của riêng tôi, bởi v́ như vậy là hủy hoại bạn. Nó sẽ là một cái ǵ từ bên ngoài. Do vậy, khi bạn hỏi, tôi nh́n vào bạn; tôi không quyết định. Tôi nh́n sâu vào bạn, tôi “bắt mạch” (feel) bạn, tôi thấy trái tim bạn mà bạn không thể thấy, và tôi để cho trái tim đó quyết định. Cho nên, tối đa, tôi thuyết minh trái tim bạn cho bạn. Tôi chỉ là một bà đỡ.
Do vậy, nếu bạn có thể quyết định, tốt. Sau một thời gian, bạn sẽ bắt đầu lắng nghe cái cốt lơi nội tại của riêng bạn và cái mà nó đang nói. Và niềm tin cậy đó phải khởi lên. Ngược lại, sự tin cậy vào tôi có thể trở thành nguy hiểm cho bạn, bởi v́ rồi bạn sẽ luôn luôn lệ thuộc vào một tác nhân (agent) nào đó bên ngoài. Nó có thể trở thành một thói quen, đến nỗi, khi bạn ở một ḿnh, hay khi bạn đă đi xa khỏi tôi, bạn sẽ bối rối, không biết phải làm ǵ.
Do vậy, ngay cả khi bạn ở đây, bất cứ cái ǵ bạn có thể quyết định, hăy quyết định. Khi bạn cảm thấy rằng, bạn hầu như không thể đi tới một quyết định, những cái “theo và chống” (pro and con) th́ hầu như cân bằng, bạn bị phân chia thành hai mảnh, mỗi bên một nửa, chỉ lúc đó, hăy đến với tôi. Và ngay cả lúc đó, tôi cũng chỉ có thể trợ giúp bạn mà thôi; tôi không áp đặt bất cứ cái ǵ lên bạn. Tối đa, tôi trở thành một chiếc cầu giữa bạn và chính bạn. Đó là chức năng của tôi.
Cho nên, dần dần, bạn có thể thấy chiếc cầu, và bạn có thể tiếp tục di chuyển từ chính bạn đến bản ngă thực của bạn; nhu cầu cần có tôi càng ngày càng bớt đi. Một ngày nào đó, không có ǵ mà bạn không thể quyết định. Lúc đó bạn đă đến tuổi trưởng thành. Bạn trở nên chín chắn và chín muồi.
Bất cứ khi nào bạn thấy vấn đề nào đó khởi lên, nó là một cơ hội tốt, một thách thức, một khoảnh khắc “sinh tử” (critical). Hăy dùng nó một cách sáng tạo, hăy t́m ra những phương cách và những phương tiện. Hăy lắng nghe một cách im lặng trái tim của riêng bạn, và nếu một sự chắc chắn khởi lên từ đó, tốt; bạn đă nhận được sự giúp đỡ của tôi. Nhưng chỉ trong những khoảnh khắc hiếm hoi khi mà bạn không thể quyết định, khi mà bóng tối th́ quá dày đặc, và bạn tuyệt đối bị lẫn lộn - nếu bạn quyết định cái này và tâm trí nói cái kia, nếu bạn quyết định cái kia và tâm trí nói cái này, và bạn tiếp tục bị treo lơ lửng giữa hai cái; bạn không thể thậm chí thấy rằng, trong hai giọng nói đó, có một giọng nói cất lên từ cái bản thể chủ yếu (major being) của bạn, bạn bị chia 50/50 – th́ hăy đến với tôi. Ngay cả lúc đó nữa, hăy luôn nhớ rằng, tôi không đang cho bạn lời khuyên của tôi. Tôi chỉ đang trao cho bạn trái tim nội tại nhất của bạn. Chẳng bao lâu, bạn sẽ bắt đầu thấy nó.
CHIA SẺ CÁI “THỊ KIẾN” (THE VISION).
Nhiều sannyasin phương Tây trải qua một ít tháng tại Pune rồi trở về
đất nước ḿnh. Trong suốt cái “ darshan giă từ” dành cho họ, họ
thường hay hỏi, làm thế nào để có thể tiếp tục thiền định tại nhà,
và họ có thể làm ǵ để chia sẻ cái “thị kiến” và những kỹ thuật
thiền độc đáo của ông với bạn hữu và gia đ́nh họ. Mặc dù Osho thường
hay gợi ư rằng, người ta có thể bắt đầu (xây dựng) những trung tâm
thiền định tại phương Tây, ông nhấn mạnh một cách lặp đi lặp lại,
rằng ông không quan tâm đến việc “truyền giáo” (proselytize) hay cải
đạo mọi người thành sannyasin, nhưng chỉ nhấn mạnh rằng, công tŕnh
của ông nên được quảng bá tới những ai quan tâm. Khi tôi nói tôi không phải là một nhà truyền giáo, tôi ngụ ư, tôi không áp đặt chính ḿnh lên những người khác. Hăy chia sẻ, nhưng đừng áp đặt. Sự chia sẻ th́ không bạo động, sự áp đặt th́ bạo động. Bạn không tôn trọng người khác, bạn chỉ đơn giản sử dụng người khác như là một phương tiện; bạn chỉ quan tâm đến việc cải đạo anh ta. Cái đó là sai trái. Đừng bao giờ dùng một người như một phương tiện để đạt tới bất cứ cái ǵ, bởi v́ mỗi người là một cứu cánh trong tự thân.
Những nhà truyền giáo th́ rất thiếu tôn trọng đối với người mà ông ta muốn cải đạo. Ông ta chỉ chú tâm đến việc làm thế nào để cải đạo y, làm thế nào để biến một người thành ra một tín đồ của giáo phái ḿnh. Ông ta không thực sự quan tâm đến việc chia sẻ. Sự chia sẻ th́ hoàn toàn khác: bạn chia sẻ bởi v́ bạn đă kinh nghiệm cái ǵ đó, bởi v́ bạn đă thấy cái ǵ đó. Bạn chia sẻ một cách vô điều kiện. Nếu cá nhân nào đó trở nên được cải đạo, th́ đó chỉ là một sản phẩm phụ, nhưng đó không phải là cái chủ đích của bạn. Nếu y không trở nên “cải đạo”, bạn cũng hoàn toàn vui sướng – vui sướng bởi v́ bạn đă chia sẻ. Công việc của bạn đă hoàn tất. Bạn không t́m kiếm bất cứ kết quả nào.
Thật là tốt khi ư thức về tất cả những khả tính, nếu không, người ta có khuynh hướng trở thành một nhà truyền giáo. Chỉ chia sẻ và quên nó đi. Hăy gieo những hạt giống rồi đi, và đừng ngoái lại để xem cái ǵ đang xảy ra cho những hạt giống đó. Vào thời điểm của chúng, khi mùa xuân đến, một cái ǵ đó sẽ xảy ra.
TÂM LIỆU PHÁP NHƯ LÀ MỘT CHUẨN BỊ CHO THIỀN ĐỊNH
Suốt năm 1975, Osho chỉ đạo việc nới rộng (expansion) những chương
tŕnh và những “nhóm nghiên cứu” [5] (workshops), cách mạng hoá những
phương pháp về tâm lư trị liệu (therapy) Tây phương bằng những kỹ
thuật thiền định. Vào tháng 8/1975, những nhóm tâm liệu pháp đầu
tiên bắt đầu. Tất cả những “sinh hoạt nhóm” (group processes) đều
bao gồm Thiền Động và Thiền Kundalin hằng ngày, “pháp thoại” buổi
sáng của Osho, và tham dự trại thiền 10 ngày trước hay sau sinh hoạt
nhóm. Trong darshan, Osho gợi ư cho những người mới đến, những ai
nên sinh hoạt theo nhóm; khuyên bảo trưởng nhóm (group leader), gặp
gỡ với những tham dự viên của nhóm. Vào cuối năm 1977, có 50 nhóm
tùy chọn (group offering) khác nhau, và cái ashram được biết đến như
là “trung tâm phát triển tâm linh” (growth center) lớn nhất và cách
tân nhất trên thế giới. “Nhóm phát triển tâm linh ” (the growth group) th́ được cần đến bởi v́ bạn có một nhu cầu hết sức lớn về việc thiết lập quan hệ (to relate), yêu thương, truyền thông. Tại phương Tây, vấn đề căn bản là làm thế nào để truyền thông, làm thế nào để quan hệ. Nhiều người phương Tây có mặt ở đây. Khi họ đến với tôi, trong darshan, 100 % trong số những vấn đề của họ là vấn đề về quan hệ – làm thế nào để quan hệ.
Không có thậm chí một người Ấn độ nào đến và nói, “ Làm thế nào để quan hệ?” Cái đó không phải là một vấn đề chút nào. Anh ta nói, “ Làm thế nào để im lặng? Làm thế nào để bước vào trong bản thể của riêng ḿnh?”
Đó là lư do tại sao tôi không gợi ư rằng những người phương Đông (nên) tham dự vào những sinh hoạt nhóm, trừ người Nhật. Tôi đă gợi ư “tâm liệu pháp nhóm” cho một vài người Nhật, bởi v́ Nhật là phần Tây phương nhất của châu Á. Đối với những người Aán, tôi chỉ gợi ư tâm liệu pháp nhóm một hay hai lần – và những người này chỉ là những người Ấn theo tên gọi mà thôi. Họ sinh ra tại phương Đông nhưng tâm trí họ không bị ảnh hưởng bởi những khái niệm phương Đông, tâm trí họ thuộc về phương Tây. Họ đă được dạy bởi những nhà truyền giáo Kytô trong những trường Kytô giáo. Toàn bộ sự giáo dục và giáo dưỡng của họ đều thuộc về phương Tây.
Nó tùy từng người, tùy vào việc anh ta cần cái ǵ. Đối với một vài người phương Tây, tôi cũng không gợi ư (sinh hoạt theo) nhóm. Khi tôi thấy một người phương Tây nào đó mà không cần phải quan hệ, th́ tôi không gợi ư phương pháp nhóm; tôi nói rằng không cần. Nhưng tối thiểu, trong năm ngàn năm, phương Đông và phương Tây đă chịu nhữngï qui định tâm lư học khác nhau. Cái đó phải được lưu ư.
Những nhà liệu pháp của tôi là những nhà liệu pháp giỏi nhất trên
thế giới, v́ lư do đơn giản là những nhà liệu pháp khác th́ chỉ là
những nhà liệu pháp, họ không phải là những thiền giả. Những nhà
liệu pháp của tôi c̣n là những thiền giả, nữa.
Bạn sẽ cần thêm cái ǵ đó. Liệu pháp th́ có tính “tiêu cực” (negative) ; nó chỉ đơn giản dọn đi những cỏ dại từ đất, nhặt đi những ḥn đá từ đất, chuẩn bị đất cho khu vườn. Nhưng ở đó công việc của nó chấm dứt.
Liệu pháp Tây phương th́ vẫn ở trong giai đoạn rất bán khai của nó. Nó có một con đường dài (phía trước) phải đi. Và trừ khi nó được liên kết với thiền định, th́ nó chỉ có thể giúp chút đỉnh, hời hợt, nhưng nó không thể thực sự giúp người ta phát triển.
Cho nên, khi tôi nói những nhà liệu pháp của tôi là giỏi nhất trên thế giới, tôi chỉ đơn giản ngụ ư rằng, họ không phải chỉ là những nhà tâm liệu pháp, mà họ c̣n là những thiền giả nữa. Những nhà liệu pháp khác th́ chỉ là những nhà liệu pháp mà thôi.
________________________________
[5] Workshop: Từ này có 2 nghĩa chính: 1. “phân xưởng.” 2. Một nhóm người gặp nhau một khoảng thời gian, để tập trung nghiên cứu những đề tài nào đó. Tôi chọn nghĩa thứ 2
|
ĐẨY LÙI CÁI VỎ BỌC : LIỆU PHÁP “ĐỐI MẶT” VÀ “SƠ KHỞI “ (PRIMAL).
Trong số những nhóm liệu pháp tại “đạo viện” Pune trong những năm
’70, chỉ có rất ít nhóm dính líu tới những quá tŕnh thanh tẩy hay
“khỏa thân” (nudity) ; mặc dầu vậy, chính những nhóm này đă lôi kéo
sự chú ư của giới truyền thông đại chúng nhiều nhất. Một hăng phim
Đức được phép quay phim một buổi sinh hoạt “nhóm đối mặt”, kết quả
là bộ phim tư liệu của họ, Ashram ; bộ phim này khơi dậy sự tranh
luận và phẫn nộ (outrage) rộng khắp thế giới. Phim tiếp tục được
chiếu nhiều lần trong những năm ’80, và được sử dụng bởi những nhóm
“chống tệ sùng bái” (anticult groups) để hỗ trợ cho cái luận điệu
của họ, rằng công việc của Osho là nguy hiểm và cần phải chống lại. Trong “công xă” (commune) [6] này, tôi đă sắp xếp cho nhiều loại tâm liệu pháp. Chúng sẽ bị hiểu lầm bởi quần chúng (the masses), bắt buộc phải bị hiểu lầm – bởi v́ trong một t́nh huống tâm liệu pháp, bạn phải đưa tất cả những phần bị phủ nhận lên bề mặt. Nếu ai đó đă và đang phủ nhận sự giận dữ của ḿnh, nó phải được cho phép trong một t́nh huống tâm lư trị liệu. Chỉ khi đó tâm liệu pháp mới hữu ích, nó mới có tính trị liệu, nó mới có thể chữa trị bạn. Nó phải mở tất cả mọi vết thương của bạn.
Nhiều mủ bắt đầu tuôn ra. Nếu bạn quan sát “nhóm đối mặt”, (encounter group) bạn sẽ cảm thấy buồn nôn. Bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, bởi v́ bạn sẽ thấy nhiều thú tính như thế đi ra ngoài; bạn sẽ không bao giờ tưởng tượng rằng những con người lại có thể là những con vật như thế. Nhưng cái thú tính đó cũng ở bên trong bạn nữa, nó chỉ bị ḱm nén mà thôi. Bằng sự ḱm nén, bạn không thể giải tan nó.
Trong “nhóm đối mặt” – đó là nghĩa của từ “đối mặt” (encounter) – bạn phải “đối mặt” với chính ḿnh trong tính toàn thể của bạn. Bạn phải đưa ra ngoài tất cả những ǵ bị ḱm nén – bạn phải đưa ra ngoài tất cả, không đánh giá cái ǵ là tốt, cái ǵ là xấu. Và bỗng nhiên, bạn thấy những con vật to lớn đang gầm rú bên trong bạn. Chúng nó th́ bạo động (violent), và bạn đă từng được dạy là hăy bất bạo động. Sự bất bạo động của bạn đă ḱm nén sự bạo động của bạn. Cơn cuồng nộ (rage) dữ dội, không có lư do nào cả, sẽ khởi lên. Bạn sẽ bắt đầu đánh vào tường; bạn có thể bắt đầu đánh vào chính ḿnh. Và bạn sẽ nói, “Tôi đang làm ǵ vậy? Trước đây tôi chưa bao giờ làm như thế. Nó đang đến từ đâu?” Nhưng nó đang đến trong những đợt triều cường (surges), trong những đợt sóng lớn. Và toàn bộ quá tŕnh là cứ để cho nó “là thế”.
Khi tất cả những phần mà đă bị ḱm nén – sex của bạn, sự giận dữ của bạn, sự tham lam của bạn, sự đố kỵ của bạn, sự cuồng nộ của bạn – khi tất cả mọi phần đó đă được diễn đạt, một sự trầm tĩnh (calmness) to lớn khởi lên, sự im lặng theo sau cơn băo.
Quần chúng không thể hiểu điều này. Thực ra, họ rất cảnh giác. Họ
cũng không muốn hiểu, bởi v́ hiểu có nghĩa là họ sẽ phải nh́n vào
bên trong, và họ sẽ phát hiện ra những thứ tương tự bên trong chính
họ. Tại Pune có một ít nhóm, và tôi đang quyết định xem là người ta nên tham dự vào nhóm nào, và trong thứ tự nào. Những nhóm này là những liệu pháp; cho nên trước hết những liệu pháp im lặng được sử dụng, những liệu pháp thiền được sử dụng. Đối với những ai mà không thể thành công với chúng, rồi th́ những liệu pháp năng động hơn sẽ được sử dụng. Nếu ngay cả cái đó cũng chưa đủ, th́ những liệu pháp khác nữa sẽ được sử dụng với họ, trong đó, họ có thể đánh vào gối, quát tháo, la hét, nhưng không chạm vào bất cứ ai. Thường khi, chừng này là đủ.
Hiếm khi có một người mà vẫn cần cái ǵ đó thêm, chưa được tẩy sạch
(cleansed). Trong trường hợp đó, dành cho những người này có những
liệu pháp mà ở đó họ được phép có những “đối mặt” vật lư. Nhưng có
một nhà liệu pháp để bảo đảm rằng không có ǵ tác hại đến bất cứ ai.
Và những người này được đ̣i hỏi phải kư vào một biểu mẫu rằng, họ
đang tự ḿnh chấp nhận một liệu pháp nào đó – nếu họ không muốn tham
dự, họ không cần phải tham dự. Nó là sự lựa chọn cá nhân của họ. Những liệu pháp này giúp những người này hết sức nhiều. Và trong suốt tất cả những liệu pháp này, bất cứ cái ǵ mà họ đang làm, họ phải thường trực nhớ chứng kiến – đó là cái phần mà thế giới chưa từng biết tới – rằng cho dù họ đang đánh ai đó, bên trong (luôn) có một người quan sát. Và sau khi đánh nhau, họ sẽ ôm hôn nhau và kêu khóc, và ḷng từ bi lớn lao sẽ đi ra ngoài.
Trong những liệu pháp t́nh dục, tôi hỏi những người đàn ông và đàn bà về kinh nghiệm của họ : “Kinh nghiệm của bạn là ǵ? Bạn đă được ǵ từ nó?” Và, thật ngạc nhiên, một lần nữa. Một phụ nữ bảo tôi rằng, cô đă luôn nằm mơ rằng cô bị hăm hiếp, và cô thức dậy giữa đêm, sợ hăi, run rẩy, đầm đ́a mồ hôi. Nó là một giấc mơ thường xuyên trở đi trở lại. Nhưng sau liệu pháp này, giấc mơ biến đi và giấc ngủ của cô đă trở nên im lặng và êm ái.
Trong nhóm, cô không phải là người bị hăm hiếp, nhưng trong liệu
pháp t́nh dục, cô là tham dự viên. Nó như là tṛ chơi, không ai đang
bị hăm hiếp. Không ai bị cưỡng bách trái với ư muốn của ḿnh. Và nếu
bất cứ ai muốn ra khỏi nó ở bất cứ khoảnh khắc nào, anh ta (hay cô
ta) tự do đi ra khỏi nó. Hăy nhớ, những sinh hoạt nhóm này không phải là cứu cánh, chúng chỉ chuẩn bị cho bạn bước vào thiền định. Chúng không phải là mục tiêu; chúng chỉ là những phương tiện đơn giản để cất bỏ những “hư tổn” (the wrong) của quá khứ. Một khi bạn đă ném ra ngoài cái “hệ thống” (system) của bạn tất cả những ǵ mà bạn đă luôn ḱm nén, tôi phải dẫn bạn vào vào trong “sự tỉnh giác” (watchfulness). Bây giờ nó sẽ dễ quan sát hơn.
Nhưng bạn không nên trở thành một người “nghiện nhóm” - một groupie. Bây giờ trên thế giới có những người “nghiện nhóm”; họ đi từ nhóm này sang nhóm nọ. Khi một đợt “đối mặt” hoàn tất, họ làm một cuộc marathon khác, rồi tâm liệu pháp gestalt, rồi cái này, và cái kia … Sau chỉ một vài ngày, sự ngứa ngáy khởi lên – bởi v́ biết “biểu hiện” (express) ở đâu? Trong xă hội b́nh thường, họ không thể biểu hiện, họ phải ḱm nén. Do vậy, nhóm trở thành một lối thoát. Xă hội b́nh thường ép buộc bạn phải ḱm nén, nhóm giúp bạn biểu hiện, nhưng bạn không thực sự phát triển. Bạn sẽ quay trở lại xă hội b́nh thường, rồi lại ḱm nén.
Đó là nơi mà công xă (commune) này khác với những tổ chức giống như Esalen. Chúng chấm dứt với những nhóm – chúng tôi bắt đầu với nhóm. Nơi mà họ chấm dứt, chính xác đó là cái điểm mà chúng tôi bắt đầu.
Và không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên mà hằng ngàn những nhà liệu pháp đă trở nên quan tâm đến công việc của tôi. Trong số những sannyasin của tôi, nhóm lớn nhất từ bất cứ nghề nghiệp nào là nhóm của những nhà tâm liệu pháp. Bây giờ khắp thế giới, một nhu cầu lớn được cảm nhận: sinh hoạt “đối mặt”, liệu pháp “cơ bản”, gestalt – chúng có thể giúp chút ít để trút gánh nặng cho mọi người, nhưng chúng không thể giúp để làm cho họ thành những vị Phật. Chúng không thể giúp họ trở thành “tỉnh thức” (awakened – chứng ngộ).
_______________________
[6] Khi nói đến tập
thể của ḿnh, Osho thường dùng 2 từ: commune, và community. Commune
nghĩa là “công xă.” Về mặt “tổ chức”, th́ nó là một “công xă” đúng nghĩa
– v́ trong đó, mọi người đều làm việc, nhưng không “được trả lương.”
Công xă cung cấp cho họ những thứ cần thiết. Nhưng, xét về một phương
diện, th́ nó cũng là một “cọng đồng” (community). Như vậy, gọi “cọng
đồng Osho” hay “công xă Osho” – theo tôi – đều đúng cả. Nhưng nghĩa của
chúng rất khác nhau.
|
PHÁT TRIỂN ĐẠO VIỆN
Vào tháng 3/1976, việc tái thiết kế (remodeling) và canh tân nhiều
ṭa nhà mới kiếm được đă hoàn tất. Osho đặt tên những ṭa nhà này
theo tên những nhà huyền môn (thần bí) chứng ngộ: Saint Francis,
Jesus, Eckhart, và Krishna. Cho những cuộc nói chuyện buổi sáng, ông
xuất hiện trong Thính đường Trang Tử, nơi mà một mạng lưới chống
muỗi vây quanh một veranda h́nh cầu nối liền với thất của ông. Vào
tháng 3/1977, việc xây dựng Phật Đường được hoàn tất; nó có thể chứa
được nhiều người hơn trong những buổi nói chuyện bằng Anh ngữ của
Osho. Những pḥng ban (work departments) cho công tŕnh của đạo viện
bao gồm : pḥng xuất bản, pḥng báo chí, pḥng thủ công, một pḥng
âm nhạc, pḥng thiết bị làm màn lụa, một cửa tiệm y phục, và một cửa
tiệm mộc mà cũng làm nhạc cụ. Và vào tháng 8/1977, có một ḷ bánh và
những studio để làm nữ trang, đồ gốm và hàng dệt. Nơi này là một “nơi họp chợ” (marketplace). Bạn có thể t́m thấy bất cứ nơi nào khác mà giống như cái chợ hơn? Tôi đă có thể tạo ra cái ashram một nơi nào đó trong Hy Mă Lạp Sơn. Tôi yêu Hy Mă Lạp Sơn; đối với tôi, đó là một sự hy sinh nếu không ở trong Hy Mă Lạp Sơn. Nhưng v́ một lư do nhất định, tôi đă không tạo ra cái ashram của tôi trong Hy Mă Lạp Sơn.
Tôi muốn vẫn là thành phần của cái chợ. Và cái ashram [7] này được điều hành sao cho nó gần như là thành phần của một nơi họp chợ. Đó là lư do tại sao những người Ấn rất bực bội – họ không thể hiểu. Họ đă biết đến những ashram trong nhiều thế kỷ, nhưng cái ashram này th́ vượt quá tầm hiểu biết của họ. Họ không thể nghĩ rằng, bạn phải trả tiền để nghe những bài giảng tôn giáo. Họ luôn luôn nghe miễn phí – không chỉ miễn phí, mà sau bài pháp thoại, ashram phân phát prasad, thực phẩm và bánh kẹo nữa. Nhiều người đi nghe pháp thoại không phải v́ pháp thoại, mà để nhận prasad.
Ở đây bạn phải trả tiền. Tôi đang làm cái ǵ vậy? Tôi muốn nó tuyệt đối là một phần của cái chợ, bởi v́ tôi muốn những sannyasin của tôi không dời vào trong những tu viện (kín). Họ phải lưu lại thế gian. Thiền định của họ nên phát triển trong thế gian, thiền định của họ không nên trở thành “trốn chạy” (escapist). Cho nên, bất cứ sự b́nh an nào mà bạn đang t́m thấy ở đây, bạn sẽ có thể lưu giữ nó bất cứ nơi nào bạn đi. Sẽ không có vấn đề nào, không chút nào cả. Tôi đă và đang xoay xở, trong một cách thức sao cho tất cả những ǵ có thể khuấy động bạn bất cứ nơi nào, đều có mặt ở đây!
Toàn bộ nỗ lực của tôi ở đây là tạo ra một thế giới thu nhỏ, nơi mà tiền bạc tuyệt đối được chấp nhận, nơi mà phụ nữ và đàn ông sống với nhau trong niềm vui, trong lễ hội (celebration), không sợ hăi, nơi mà tất cả những ǵ diễn tiến trên thế giới cũng tiếp tục và, kèm theo đó, sự thiền định tăng trưởng. Nó trở nên mỗi ngày một mạnh mẽ hơn, bởi v́ tất cả những thách thức đều ở đó.
Bạn có thể đi bất cứ nơi nào mà bạn thích. Không ai có thể tước đi
sự b́nh an của bạn. Sự im lặng của bạn là của bạn! Không phải nhờ
tôi mà bạn có nó. Bạn đă kiếm được nó, bạn đă đạt tới nó. ___________________________________
[7] Cái ashram ( “đạo viện”) của Osho thật khác xa với cái ashran truyền thống! Osho không tin rằng, phải “nghèo nàn, nhếch nhác” th́ mới có “tính tâm linh.”
|
SÁCH NHIỄU.
Với lượng khách viếng thăm từ phương Tây ngày càng tăng, những vụ
sách nhiễu người nước ngoài, nhất là phụ nữ, càng gia tăng. Những
phô bày âu yếm giữa đàn ông và phụ nữ, và thậm chí việc mặc trang
phục không có tay áo, được xem như là “khiêu khích” (provocative)
trong bối cảnh nền văn hoá bị ức chế (inhibited) về t́nh dục của Ấn
độ. Và những phê b́nh thường xuyên của Osho nhằm vào nền chính trị
và sự tham nhũng, thối nát (corruption) của Aán độ làm “nhức đầu”
những quan chức chính phủ ở mọi cấp. Họ bắt đầu khởi động một loạt
những biện pháp trấn áp chống lại ashram, bao gồm những hạn chế trên
việc xây cất và từ chối những visa du lịch đối với người nước ngoài,
những người này ghi đích danh ashram như là nơi đến của họ. Tôi không thể được xă hội ủng hộ. Việc tôi đang tồn tại là một phép mầu đích thực, nó rất phi logic. Tôi không nên có mặt ở đây chút nào. Xă hội không ủng hộ tôi, nó không thể ủng hộ tôi. Trong mọi cách có thể, nó sẽ tạo ra – nó đang tạo ra – những chướng ngại cho công tŕnh của tôi.
Chỉ mới hôm kia, tôi đọc trên một tờ nhật báo, một người đă gợi ư
với chính phủ rằng tôi nên bị trục xuất khỏi Ấn độ. Ông ta hẳn là
một người rất tôn giáo, bởi v́ ông ta nói tôi đang hủy diệt tôn giáo
[8] Và ông ta không thỏa măn với việc chỉ trục xuất tôi – ông ta gợi ư,
rằng phải cắt cái lưỡi của tôi đi, để cho tôi không thể nói; và phải
cắt hai bàn tay tôi, để tôi không thể viết. Và ông ta nghĩ rằng ông
ta là một người tôn giáo! Có ǵ là sai trái trong việc ôm hôn (hug) một người mà bạn yêu, trong việc hôn (kiss) một người mà bạn yêu? Đúng là đừng áp đạt cái hôn của bạn lên bất cứ ai; cái đó thật là xấu xa – và đó là cái mà những người Ấn tiếp tục làm. Và những sannyasin nữ của tôi đều nhận biết điều đó. Nếu bạn ở đó tại nơi họp chợ, bạn sẽ thấy những người Ấn hành xử thực là xấu xa. Họ sẽ véo vào mông bạn. Thấy chưa, cái đó là xấu xa. Họ sẽ chà xát cơ thể họ vào cơ thể bạn – cái đó là xấu xa. Họ sẽ nh́n vào bạn như thể là họ muốn nuốt sống bạn – cái đó là xấu xa. Nhưng cái hành vi đó th́ được họ chấp nhận, nó được xem là hoàn toàn tốt.
Nếu bạn yêu một người, và bạn nắm tay, ôm hôn họ, th́ đó là chuyện riêng của bạn. Tại sao những người khác lại cảm thấy bị xúc phạm chứ? Nếu họ cảm thấy bị xúc phạm, th́ có một cái ǵ không ổn với họ. Có lẽ họ đang cảm thấy ghen tỵ, nhưng họ không thể bày tỏ sự ghen tỵ của họ, nên họ trở nên tức giận. Có lẽ họ cũng muốn ôm hôn ai đó, nhưng họ không có can đảm; họ sợ xă hội. Do vậy, họ cảm thấy rất giận dữ với bạn. Cái mà họ không thể làm, họ không muốn ai khác làm.
_____________________
[8] Có phải Osho đang muốn “hủy diệt” tôn giáo? Đúng, nếu hiểu đó là thứ “tôn giáo có tổ chức, có định chế.” Nhưng, nều hiểu “tôn giáo” theo nghĩa “tính tôn giáo”, “tôn giáo thuần khiết” – th́ đó là cái mà ông luôn nổ lực để “xây lên.” Mặc dầu vậy, h́nh như ông có phần “cực đoan” khi triệt để chống lại các “tôn giáo có tổ chức.” Phải chăng là “cải thiện” chúng, th́ “cận nhân t́nh” hơn là phá hủy chúng? Nhưng, cải thiện như thế nào, đó mới là vấn đề! Nhưng, có một điều không thể chối căi, là các giáo hội – nhất là ở phương Tây thời Trung cổ - luôn bị những nhà chính trị lợi dụng để củng cố quyền lực của họ. Do vậy, các “giáo hội” sau cùng cũng biến thành những “thế lực chính trị.” Và sau cùng, tinh thần “tôn giáo” cũng mất tiêu luôn! Cho nên, ở mặt nào đó, th́ Osho & Krishnamurti không phải là không có lư!
|
CÁI “THỊ KIẾN” (VISION) VỀ MỘT CÔNG XĂ MỚI
Trong những bài nói chuyện của ḿnh, Osho bắt đầu nói về việc t́m ra
một nơi biệt lập, ở đó công tŕnh của ông có thể diễn tiến mà không
bị sách nhiễu và can thiệp. Một cuộc t́m kiếm được khởi động
(initiated) – t́m một khu đất rộng tại vùng quê Ấn độ, nơi mà một
“công xă mới” có thể được xây dựng và những chiều kích tâm linh của
công tŕnh có thể đi sâu hơn. Gurdjieff đă sống một cuộc đời rất bí ẩn (mysterious); nó không công khai. Giáo phái của ông là một giáo phái “bí mật” (hidden). Cái ǵ đang xảy ra ở đó, người ta chỉ đoán ṃ thôi.
Và đó là cái sắp xảy ra tại “pha” ( giai đoạn) mới của công tŕnh của tôi. Công xă của tôi sẽ trở nên “bí mật” (hidden), ngầm dưới đất. Nó sẽ có một “mặt nổi” (façade) bên ngoài: những thợ dệt, thợ mộc, và thợ gốm … cái đó sẽ là cái “mặt nổi”. Những người sẽ đến như là khách thăm, chúng ta sẽ có một pḥng trưng bày đẹp dành cho họ; họ có thể mua những đồ vật. Họ có thể thấy tính sáng tạo của những sannyasin – những bức họa, những cuốn sách, đồ gỗ. Họ có thể được đưa đi tham quan xung quanh – một cái hồ đẹp, bể bơi, một khách sạn 5 sao dành cho họ – nhưng họ sẽ không biết cái ǵ đang thực sự xảy ra. Những cái mà sẽ xảy ra, tất cả sẽ hầu như đều ngầm dưới đất. Nó phải ngầm dười đất, nếu không, nó không thể xảy ra.
Tôi có một ít bí mật để trao truyền cho bạn, và tôi không muốn chết trước khi tôi đă trao truyền chúng – bởi v́ tôi không biết bất cứ ai khác, bây giờ c̣n sống trên thế giới, mà có thể làm công việc đó. Tôi có những bí mật từ Lăo giáo, những bí mật từ Mật tông, những bí mật từ Yoga, những bí mật từ đạo Sufi, những bí mật từ những vị đạo sư Zen. Tôi đă sống trong hầu như mọi truyền thống của thế giới ; tôi đă là một kẻ lang thang trong nhiều đời kiếp. Tôi đă thu thập nhiều mật ngọt từ nhiều bông hoa. Và chẳng sớm th́ muộn, thời điểm sẽ tới, khi mà tôi sẽ phải ra đi – và tôi sẽ không thể nhập trở lại vào trong thân xác. Đây sẽ là kiếp sau cùng của tôi. Tất cả mật ngọt mà tôi đă thu thập, tôi muốn chia sẻ với bạn, để bạn có thể chia sẻ nó với những người khác, để cho nó không bị “thất truyền.”
Đây sẽ là một công tŕnh rất bí mật; do vậy, tôi không thể nói về nó. Tôi nghĩ, tôi đă nói quá nhiều! Lẽ ra, tôi không nên nói ngay cả cái này. Công tŕnh sẽ chỉ dành cho những ai hoàn toàn tận hiến (devoted).
Ngay bây giờ, chúng ta có một văn pḥng báo chí để làm cho càng nhiều người càng tốt nhận biết về cái hiện tượng đang xảy ra ở đây. Nhưng tại cái công xă mới, công tŕnh thực thụ sẽ đơn giản biến đi khỏi đôi mắt của thế giới. Văn pḥng báo chí sẽ vận hành – nó sẽ vận hành v́ những mục đích khác. Người ta sẽ tiếp tục đến, bởi v́ chúng ta phải chọn ra trong số những vị khách ; chúng ta phải mời những người mà có thể là những tham dự viên, những người mà có thể “ḥa tan” (dissolve) trong công xă. Nhưng công tŕnh thực thụ sẽ là hoàn toàn bí mật. Nó sẽ là chuyện “nội bộ” – giữa các bạn và tôi.
Và cũng sẽ không có nhiều “chuyện tṛ” (talk) giữa các bạn và tôi, nữa. Mỗi lúc tôi càng trở nên im lặng, bởi v́ sự giao cảm thực thụ chỉ có được thông qua sự im lặng, không phải qua lời nói. Khi bạn đă chuẩn bị sẵn sàng để nhận năng lượng, tôi sẽ trở nên ngày càng im lặng hơn. Nhưng tôi đang giữ một kho báu lớn cho bạn. Hăy cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận …
Tất cả những ǵ đẹp đẽ và tất cả những ǵ vĩ đại trong lịch sử nhân loại đều đă xảy ra chỉ thông qua một ít người mà họ góp năng lượng của họ lại với nhau cho cuộc thám hiểm nội tại. Công xă (commune) của tôi sẽ là một trường huyền môn cho việc thám hiểm bên trong. Nó là cuộc mạo hiểm vĩ đại nhất từng có, và cũng là vũ điệu vĩ đại nhất nữa.
NHỮNG SATSANGS IM LẶNG VÀ NHỮNG B̀NH GIẢNG VỀ KINH PHÁP CÚ (DHAMAMMPADA) CỦA ĐỨC PHẬT
Vào tháng 6/1979, Osho chủ tŕ (conduct) một cuộc thí nghiệm 10 ngày
trong giao cảm thầm lặng, hay c̣n gọi là satsang. Ông xuất hiện tại
Phật đường (Buddha Hall) và ngồi với hội chúng trong một giờ với âm
nhạc và thiền im lặng thay v́ nói pháp. Vào 21/6, Osho giới thiệu
loạt bài 12 phần (part), bao gồm những b́nh giảng của ông về Kinh
Pháp cú (Dhammapada) của Đức Phật. Lời nói đang trở nên ngày càng khó khăn với tôi. Việc nói năng đang trở nên ngày càng là một nỗ lực. Tôi phải nói cái ǵ đó nên tôi tiếp tục nói cái ǵ đó với bạn. Nhưng tôi muốn bạn chuẩn bị sẵn sàng càng sớm càng tốt để chúng ta có thể chỉ đơn giản ngồi trong im lặng… lắng nghe những con chim và những bài ca của chúng... hay chỉ lắng nghe tiếng đập trái tim của riêng bạn … chỉ có mặt ở đây, không làm ǵ cả…
Hăy chuẩn bị càng sớm càng tốt, bởi v́ tôi có thể ngừng nói bất cứ
ngày nào. Và hăy để cho tin tức truyền đi tới mọi xó xỉnh (nook) và
mọi góc của thế giới: những ai muốn hiểu tôi chỉ qua lời nói, họ nên
đến sớm, bởi v́ tôi có thể ngừng nói bất cứ ngày nào. Một cách không
dự đoán trước, bất cứ ngày nào, nó có thể xảy ra – nó có thể xảy ra
thậm chí giữa một câu. Rồi th́ tôi sẽ không hoàn tất cái câu đó! Rồi,
nó sẽ treo lơ lửng măi măi … không hoàn chỉnh.
Những lời nói này của Đức Phật được gọi là Dhammapada …
CUỘC MƯU SÁT.
Vào 22/5/1980, Vilas Tupe, một thành viên của một nhóm Hindu Chính
thống (fundamentalist) ném một con dao vào Osho trong khi ông đang
nói chuyện vào buổi sáng. Cảnh sát địa phương, do đă được cảnh báo,
có mặt trong thính đường khi sự việc xảy ra. Sau khi cảnh sát giải
Tupe đi và đưa y vào tù, Osho tiếp tục bài nói của ḿnh. Sau đó, do
sự vận động và can thiệp của những quan chức cảnh sát và những thành
viên thuộc nhóm của Vilas Tupe, vụ án bị “ch́m xuồng”; Tupe được
phóng thích mà không bị kết tội ǵ cả. Một vài tuần lễ sau đó, Osho
giải thích cái đă xảy ra. Vị thẩm phán của Pune đă ra phán quyết liên quan đến trường hợp của một “người điên” mà đă ném một con dao găm vào tôi, hiển nhiên là có ư định giết tôi. Ông ta đă trả tự do cho y – cái lư do căn bản nhất mà ông đưa ra – th́ rất đáng xem xét. Tôi cười vào nó, tôi thưởng thức nó! Cái lư do mà ông ta đă phóng thích y , là: nếu đó là một nỗ lực cố ư để mưu sát tôi, th́ có lẽ tôi đă không thể tiếp tục bài nói của ḿnh! Ai có thể tiếp tục nói chuyện khi ai đó đang cố mưu sát bạn? Nhưng ông ta không biết tôi. Có lẽ tôi đă tiếp tục, ngay cả nếu tôi đă chết – có lẽ tôi đă không kết thúc (bài nói) trước 10 giờ!
Nhưng ông ta không thể hiểu – và tôi có thể hiểu rằng, ông ta không thể hiểu. Khi ai đó đang cố giết bạn, bạn có thể tiếp tục ung dung tiếp tục nói chuyện không? Luận cứ của ông xem ra rất hợp logic. Cho nên, phải nói ǵ với quần chúng b́nh thường? Thậm chí một thẩm phán có giáo dục cũng suy nghĩ một cách tương tự.
(XEM TIẾP PHẦN 2)
|