NHẠC SĨ ANH VIỆT

1927 - 2008

 

 

Nhạc sĩ Anh Việt - Nhật Thịnh

Thưa Niên Trưởng - Diên Nghị

NS Anh Việt đă trở về Bến Cũ - Diệu Tần

Trở về bến cũ - Sao Biển

 

Bác Trọng đi rồi - Giao Chỉ

Nhạc sĩ Anh Việt ( 1927-2008) - Nguyễn Đ́nh Toàn

Riêng một góc trời quê hương - Sao Biển

Biết đi sầu em mong - Trần Chí Phúc

Nhạc khúc "Lỡ Chuyến Đ̣" - Thanh Trang

Nhạc sĩ Anh Việt và 50 năm sáng tác - Trần Ngọc

Giă từ nhạc sĩ Anh Việt - Thy Nga

 

Ngồi nghe nhạc Anh Việt

 

( Dân Sinh News) Trong giờ tưởng niệm vào chiều Thứ bảy 22/3/2008, ca sĩ Thu Hà, tức bác sĩ Nguyệt, đă hát bài Bến cũ bằng 1 giọng truyền cảm và xúc động để tiễn đưa lần cuối nhạc sĩ Anh Việt tại nghĩa trang Oak Hill, thành phố San Jose.

Bà Thu Hà cho biết nữ thi sĩ Tố Oanh là phu nhân của cố nhạc sĩ đă để bản nhạc trên đầu giường bệnh . Nghe nửa chừng th́ ông ra đi. Bây giờ xin nghe trọn vẹn bài ca rất nổi tiếng từ năm 1946.

Nhạc sĩ Anh Việt tức Đại tá Trần văn Trọng mất ngày 14-3-2008 hưởng thọ 81 tuổi. Quê ở Rạch Giá, ông lập gia đ́nh với bà Tố Oanh họ Nguyễn tại Huế và có được 9 người con. Tất cả đều đă trưởng thành và cư ngụ tại miền Bắc California.

Đại tá Trọng trước khi nhập ngũ khóa 1 Thủ Đức đă cùng học trường Công chánh với tướng Nguyễn khắc B́nh và Đại tá Tô đăng Mai. Trước khi tiễn đưa chiến hữu lần cuối, rất nhiều quân nhân các cấp lên tiếng chia buồn cũng tang quyến và nhắc lại các kỷ niệm từ 30 đến 50 năm về trước.

Hiện diện có Đại tướng Nguyễn Khánh, Trung tướng Hoàng Xuân Lăm từ Sacramento, các vị tướng lănh tại San Jose như Bùi Đ́nh Đạm và Nguyễn Khắc B́nh. Phái đoàn quân cụ tại 2 miền Nam Bắc Cali về dự đông đủ do Đại tá Nguyễn Hồng Đài hướng dẫn.

Đại tá Trọng xuất thân Thủ Đức và theo học ngành quân cụ. Ông bắt đầu từ chức vụ Trung úy quân cụ tốt nghiệp tại Pháp và 10 năm sau đă lên đến chức vụ Cục Trưởng Cục Quân Cụ, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa với cấp bậc Đại tá. Ông đă tốt nghiệp các văn bằng dân sự và quân sự cao cấp từ cao học của viện Đại học Đà Lạt đến Cao Đẳng Quốc Pḥng QLVNCH. Lúc c̣n trong quân đội, đại tá Trọng cũng đă tốt nghiệp bằng cấp nhảy dù và từng chỉ huy các đơn vị quân cụ yểm trợ trực tiếp tại chiến trường.

Lễ nghi quân cách gồm có tưởng niệm, đọc tiểu sử và phủ cờ Việt Nam Cộng Ḥa do gia đ́nh Mũ đỏ San Jose đảm trách với sự hiện diện của các quân nhân trong đồng phục sinh viên sỹ quan Thủ Đức.

Tang lễ c̣n có sự hiện diện của đông đảo quư vị thuộc khóa 1 Nam Định do Đại tá Nguyễn Hàn Tư đại diện anh em. Đa số quư vị sinh viên Sĩ quan từ 1951, ngày nay đă trên dưới bát tuần, ngậm ngùi đưa tiễn bạn già về nơi vĩnh cữu.

Trong hàng ngũ của bộ Tổng Tham Mưu và Tổng Cục Tiếp Vận có ṿng hoa của Trung tướng Đồng Văn Khuyên gửi đến với lời chia buồn cùng chị Trọng và tang quyến. Trung tướng Khuyên vừa là cấp chỉ huy vừa là bạn đồng khóa với người ra đi.

Chiều thứ bảy, trong buổi tưởng niệm nhạc sĩ Anh Việt do nhà văn Sao Biển phối hợp chương tŕnh đă có sự hiện diện của các thi sĩ Diên Nghị, văn sĩ Diệu Tần và rất nhiều văn nghệ sĩ góp mặt với các bài văn và bài ca gửi người nghệ sĩ danh tiếng qua đời trong sự tiếc thương của anh em.

Từ Washington State có Thi sĩ Quốc Nam của cơ sở Văn hóa Đông Phương và từ Nam Cali có nhà thơ Viên Linh của Nguyệt san Khởi Hành về tham dự và góp lời ca ngợi sự nghiệp của nhạc sĩ Anh Việt.

Lúc sinh thời ông Anh Việt đă sáng tác những bài ca rất phổ biến với lời và nhạc tha thiết ca ngợi t́nh yêu, quê hương và đất nước.

Ông cũng soạn rất nhiều bản hùng ca cho các đơn vị quân đội, các bài ca cho hội ái hữu đồng hương.

Ba nữ quân nhân tại Bắc Cali đă lên hát bài ca của đoàn do nhạc sĩ Anh Việt soạn thảo.

Gần 10 năm trước, do đề nghị của cơ quan IRCC nhân dịp kỷ niệm 25 năm Dân Sinh, bà Dân biểu Alquit đă nhân danh quốc hội tiểu bang California trao tặng nhạc sĩ Anh Việt Trần văn Trọng bản tuyên dương sự nghiệp 1 đời phục vụ cho cộng đồng qua âm nhạc.

Những bài nhạc do tác giả soạn từ năm 1946 cho đến nay đă được phổ biến rộng răi mọi nơi và hầu hết các danh ca đều có tŕnh diễn nhiều lần.

Những năm gần đây ông soạn nhạc tâm linh phổ thơ của Thiền sư Nhất Hạnh. Bên giường bệnh, luôn luôn có những bài nhạc do ông soạn được mở ngày đêm cho đến khi ông ra đi. Bà Tố Oanh, vợ của nhạc sĩ cũng thường xuyên có mặt bên cạnh để đọc kinh hay đọc các bài thơ, bài nhạc của ông trong suốt thời gian dài nằm điều trị.

Vào giây phút cuối cùng, tất cả 9 người con đă lần lượt lên cảm ơn trên 200 quan khách hiện diện và nói những lời tha thiết với người cha, người chồng ra đi lần cuối. Bà Tố Oanh cũng là người rất sùng bái đạo Phật, với tấm ḷng thanh thản chấp nhận định mệnh đă cầu xin cho chồng sớm siêu thoát. Thái độ b́nh tĩnh và với một tinh thần hết sức an nhiên tự tại, chấp nhận chuyện tử sinh của bà mẹ với 9 con c̣n ở lại đă làm cho không khí tang gia bớt phần ảm đạm. Do đó mỗi khi thân hữu lên nói xong lại có những tiếng cười và tiếng vỗ tay thường hiếm thấy trong không khí ma chay. Các bằng hữu quyến thuộc thường biết ông Trần văn Trọng qua h́nh ảnh một quân nhân hay người soạn nhạc, nhưng ít ai biết ông đă từng làm việc tại học khu và làm thầy phụ giáo trong những năm đầu định cư tại San Jose .V́ vậy việc gấp lại lá cờ Việt Nam Cộng Ḥa ngày chủ nhật đă do 4 cậu học sinh của thời kỳ 76-77 đảm nhận. Các cậu học tṛ rất phá phách nghịch ngợm 30 năm trước nay đă trưởng thành, có gia đ́nh nhiều con cái được giới thiệu lên gấp lá cờ cho ông thầy lần cuối để trao lại cho tang gia.

Sau đó, đoàn tăng lữ của tu viện Lộc Uyển từ San Diego do thiền sư Nhất Hạnh gửi đến đă dâng lời cầu nguyện sau cùng.

Trong số các tăng ni có cả các vị sư chính gốc Hoa kỳ và Ấn Độ tham dự.

Các bạn bè của gia đ́nh cùng bác sĩ Nguyễn thượng Vũ đi hai bên linh cữu đưa vào ḷ hỏa thiêu.

Sau ba ngày dài từ lúc phát tang đến khi di hài thành tro bụi đă có biết bao người thăm viếng, các trang báo phân ưu, những ṿng hoa tưởng niệm, những bài viết và rất nhiều các điện văn từ xa gửi về chia buồn.

Người ra đi được lưu ư nhiều như thế là do sự đa tài, quảng giao, sinh hoạt qua nhiều lănh vực và đă để lại nhiều điều tốt đẹp.

Trong t́nh lưu luyến, gia chủ mời quan khách xa gần dùng bữa ăn trưa cùng với các tăng ni trước khi chia tay tại nhà hàng trên đường Story.

Phái đoàn quân cụ của bác đại tá Nguyễn Hồng Đài th́ lo ra về cho kịp chuyến xe đ̣ Hoàng buổi chiều.

Bác đại tá dược sĩ Cao thiện Chánh th́ cùng phu nhân theo về chuyến xe Khách. Tất cả cùng suôi về miền Nam.

Đại tướng Nguyễn Khánh và Trung tướng Hoàng xuân Lăm th́ ngược lên miền Bắc. Một vị cao niên ghé tai bạn nói nhỏ: “Tha hương ngộ cố tri. Mấy năm trước toàn gặp nhau trong đám cưới. Ngày nay con cái yên bề gia thất. Gặp lại nhau toàn thấy trong đám ma”.

Ông bạn gật gù đồng ư: "Chứ sao. Kẻ trước người sau... đó là mệnh trời."

 

 

 

góp hương

art2all.net