Phạm Ngọc Lân

 

DE PÈRE INCONNU


 

 

 

Vài cảm-tưởng sơ-khởi về

DE PÈRE INCONNU (1)

Tác-giả : Phạm Ngọc Lân, L’Harmattan, France 2015

 

Kim-Khanh và Nguyễn-Lê-Hiếu
 

          Tôi nhận được cuốn sách do hai bạn Lân-Mỹ-Lan gửi tặng tuần qua. Các thông-tin trên mạng gọi là cuốn tự-truyện autobiographie và chính tác-giả cũng ghi ở b́a sau (4è de couverture) rằng đây không phải là hư-cấu. Cuốn sách dày năm trăm trang, đọc qua cuối tuần, ghi vội vài cảm-nghĩ sơ-khởi, xoay quanh mấy chủ-đề về tự-truyện, về thân-phận con-lai, về bức tranh lịch-sử cận-đại và về cuộc t́m-kiếm cội-nguồn.

 

 

Vấn-đề tự-truyện autobiographie

 

GSTS Đoàn-Cầm-Thi về Hà-nội nói ta chưa có tự-truyện và bà mang ra các tiêu-chuẩn hàn-lâm của quy-ước tự-truyện le pacte autobiographique của Philippe Lejeune ra làm thước-đo, với chủ-thuyết là tự-truyện phải viết sự-thực, tất-cả và chỉ có sự-thực, không nhân-nhượng. (2) Do đó, phải có ghi tên thực (của các nhân-vật kể cả tên tác-giả), chỉ ghi những ǵ ḿnh biết là có thực chứ không phải kể lại những chuyện mắt không thấy, tai nghe phong-thanh. Với các lư khắt-khe đó, chắc cuốn sách De père inconnu (Con không (biết) cha) cũng sẽ không được bà GSTS xếp vào loại tự-truyện. Tuy-nhiên, với độc-giả nói chung, và với bạn-hữu có hân-hạnh được biết tác-giả, th́ số đông đều t́m thấy trong cuốn sách, những câu chuyện nhỏ đây-đó, chuyện có thực của tác-giả, chuyện do bà thân-mẫu hay ông cha-dượng (thân-sinh trên giấy-tờ lư-lịch) tâm-sự. Ông kính-trọng niềm riêng-tư cá-nhân nên đă thay-đổi tên nhân-vật, ông trân-quư chuyện tâm-sự nên không bỏ qua câu chuyện người thân kể mà ghi lại rơ ngay từ ḍng đầu. Những việc đó, có thể đă phần nào vi-phạm giáo-điều hàn-lâm tất-cả và chỉ có sự-thực tuyệt-đối nhưng đối với các độc-giả thông-thường như tôi, chúng ta không cần theo rơi mọi xầm-x́ về tên-tuổi hay kiêng-kỵ lối tâm-sự mà hàn-lâm có thể coi là hearsay. Bỏ qua cửa ải đó, hăy t́m vào vài đề-tài lớn trong cuốn sách.

 


Thân-phận Tây-lai và giá-trị nhân-bản
 

Đây là một đề-tài lớn tàn-dư của chế-độ thuộc-địa và của cuộc chiến 46-54. Mỗi người con lai Việt-Pháp có một hoàn-cảnh riêng-biệt. H́nh như Kim Lefèvre khởi đầu đề-tài với cuốn La Métisse Blanche Cô đầm lai da-trắng qua một hành-tŕnh hồi-hương êm-ả: một phụ-nữ thông-minh, thành-công hội-nhập ở Pháp, một buổi thấy dân tỵ-nạn, bỗng nhớ ra quê-hương kia của ḿnh, bèn đi t́m và thành-công trở nên dịp cầu nối giữa hai bên trong ḿnh. (3) Linda Lê trái lại, có một hành-tŕnh trắc-trở hơn trong cuốn Calomnies Xầm-x́ vu-khống, không làm được gạch-nối mà lại bị lôi-kéo giữa t́nh yêu-thương người cha Việt thương và công-nhận ḿnh cùng người cha thực hào-hoa không muốn nhận ḿnh; rút cuộc, nhân-vật nữ bỏ ra đi, có thể là bất-lực trong cuộc t́m-kiếm gốc-gác, nhưng cũng có thể là đă thắng được nội-tâm, thoát khỏi mọi ràng-buộc huyết-thống hay văn-hóa, ra đi bỏ lại sau lưng, mọi hành-trang giả-tạo mà con người xă-hội tự đặt ra.(4) Kim-Đoan trong Sur place Tại-chỗ cũng cho cô gái trở về nước để t́m hiểu thêm về bản-thân của ḿnh; sẽ/đă thấy ḿnh lạc-lơng v́ cả ḿnh lẫn xă-hội đă thay đổi; khoảng cách không-gian, thời-gian và văn-hóa ngộp người, những khám-phá làm nhân-vật ngôt-ngạt.(5) Laurette Heger gốc là một cô đầm lai có ¼ máu Việt, ¼ Pháp và ½ Thụy-sỹ và hiện nay là một phụ-nữ Hoa-kỳ; trong cuốn Saigon is burning Sài-g̣n nổi lửa, cô có một hành-tŕnh nát-gan đứt-ruột hơn cả, v́ bà ngoại và mẹ muốn con dứt-khoát là người “Tây” nên chăm-lo gột-tẩy xóa-bỏ mọi vết-tích Việt; người phụ-nữ này nói chuyện với tôi qua vài câu tiếng Pháp, dễ-dàng hơn khi dùng tiếng Anh và chỉ c̣n bập-bẹ vài từ Việt riêng-rẽ, không lắp nổi thành câu; bà bùi-ngùi bảo “Mẹ tôi đă làm công-việc diệt-chủng văn-hóa nơi tôi”. (6)
 

So với họ, Phạm-Ngọc-Lân có cuộc hành-tŕnh bản-sắc identité và giấy-tờ pháp-lư ṿng-vèo khúc-mắc hơn: sinh ra là Lê-Kim-Long (mẹ: Lê-thị-Kim, cha: không biết tr.49), sau thành Martin Jean (tr.86, 7), tác-giả luôn-luôn có hai lư-lịch ở nhà luôn-luôn là Long nhưng ở trường th́ tên là Jean Martin (tr. 88, 98, 102) khiến cho cậu bé trở thành một jongleur khắc-phục dễ-dàng vẻ đa(lưỡng)-tính ambivalence của con-lai. Nhất là về mặt pháp-lư, sự đa-tính c̣n thêm khúc-mắc do những giấy thế-v́ khai-sinh khác ngày-sinh-tháng-đẻ (tr. 87), từ việc đổi sang họ Hoàng lúc nhập-tịch naturalisé (tr.136—chính ra là “hồi” việt-tịch) rồi lại thế-v́ khai-sinh nữa để thôi là con riêng của mẹ mà thành con đầu-đàn nhà họ Hoàng (tr. 137); cho tới khi sang Pháp với thẻ Hoàng-Kim-Long th́ lại được giấy công-nhận ḿnh vẫn là ông tây Jean Martin (tr.137); tác-giả sau rốt, lại được “réintégration hồi-tịch” dưới tên Hoàng-Kim-Long, không nhất-thiết v́ huyết-thống race mà v́ sinh tại quận-lỵ département de France d’outre-mer v́ lúc sinh ra, Nam-kỳ là đất Pháp-quốc hải-ngoại; (7) ở điểm này, trường-hợp của tác-giả khác với các người Việt được đón-nhận với tư-cách tỵ-nạn (tr.138). Nhưng nói chung, hành-tŕnh pháp-lư và tâm-lư về bản-sắc của tác-giả phức-tạp hơn các Kim Lefèvre, Linda Lê, Kim-Đoan…
 

 

Cuốn theo cơn lốc lịch-sử và giá-trị lịch-sử
 

Sau cuộc chiến tương-tàn ở Việt-Nam, cuốn De père inconnu xuất-hiện muộn-màng v́ trước đó, đă có cả trăm hồi-kư, nghiên-cứu, tranh-luận về chiến-tranh và hậu-quả. Nhưng phần lớn các sách nói trên do “những người trong cuộc”—anh-hùng hay phạm-nhân hay những con muá-rối-thời-cơ— thổ-lộ ra hay những nhà nghiên-cứu t́m-ṭi phân-tích nguồn-cơ— từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài— từ phía những nhà phù-thủy tạo ra giông-tố bảo-lốc tàn-phá. Ngược lại, tác-giả De père inconnu tŕnh-bày xă-hội và chiến-tranh không từ nhăn-quan quyền-lực hay ở góc-nh́n nghiên-cứu mà chỉ ghi lại, trong những câu chuyện nhỏ, hậu-quả mà dân-đen chịu-đựng. Những ǵ tác-giả đă gặp cũng là những ǵ bao người dân khác đă trải qua, những nạn-nhân trực-tiếp của băo-lốc mà họ phải chịu-đựng chứ không đóng phần tạo ra. Giá-trị nhân-chứng xuất-phát từ phía đại-chúng. Không có mưu-mô mà chỉ có chịu-đựng, chạy trốn hay tùy-cơ ứng-biến để duy-tồn.
 

Đọc cuốn sách, sẽ thấy dư-âm của những tiếp-nối quyền-lực, những kế-vị chính-quyền, biết bao âm-mưu chính-trị, nhiều đổi thay chính-sách. Bài học lịch-sử giai-đoạn 50-80 đầy-răy. Độc-giả trên 50 tuổi sẽ ngậm-ngùi ôn kỷ-niệm. Độc-giả trẻ đọc xong sẽ hiểu rơ hơn thân-phận người Việt trong thế-kỷ qua. Từ đời sống sinh-viên (tr.141) đến hoàn-cảnh dân sinh-sống (tr.147), đến các cuộc đấu-tranh (tr.150-6), các mưu-mô đen-tối chính-trị thời-cơ (tr.157-66), không-khí hào-hùng những ngày đầu (tr. 62-6) tác-giả tŕnh-bày cái nh́n, thái-độ và sự chịu-đựng của nhân-dân chứ không phải các báo-cáo, các hồi-kư, các thông-kê, các bàn-thảo lư-thuyết. Có lẽ đôc-giả đọc xong De père inconnu nên đọc thêm Saigon is burning để có h́nh-ảnh miền Nam đất nước giai-đoạn ngay trước đó, 1940-1950, có Pháp, có Nhật, có Nam-kỳ khởi-nghĩa, có quốc-cộng đấu-tranh. Và ai đă đọc Saigon is burning, nên đọc De père inconnu để thấy bức tranh đảo-chánh chỉnh-lư, hỏa-thiêu, Mậu-thân, lừa-lọng, tù cải-tạo. (phẩn II và III) tiếp theo thời Nhật.
 

 

Ưu-tư về cội-nguồn huyết-thống
 

Lồng vào trong cuộc hành-tŕnh bản-sắc và thân-phận nạn-nhân chiến-tranh và chính-trị, tác-giả tạo gay-cấn qua việc t́m nguồn-gốc huyết-thống cá nhân ḿnh. Cuốn sách chứa bao t́nh yêu-thương ấp-ủ nhân-đạo, từ những cuộc t́nh không trọn-vẹn (Bác Đoàn, trung-úy Pháp tr.36-8), đến cảnh t́nh nghĩa vẹn-toàn (Dượng Quư tr.68-9, 136-8); những cuộc trở về thăm quê-hương (đảo Định-mệnh tr.39-47; nơi chôn-nhau cắt-rốn tr.48-51) và những t́m-ṭi, những gút-thắt trong cuộc t́m-kiếm tựa như trong những phim trinh-thám hay thám-hiểm. Linda Lê, Kim-Đoan cũng có những t́m-kiếm nguồn-gốc tương-tự nhưng tâm-thần của họ bị rúng-động, thiếu ổn-định trong khi tác-giả De père inconnu lại thanh-thản. Ông không quá gay-gắt như Linda Lê độc-thoại/đối-thoại với ông chú khùng hay quá thắc-mắc như Kim-Đoan t́m-hiểu phân-tích t́nh-cảm cũ của người thân. Do đó, người đọc chú-ư theo rơi Long bới móc hồ-sơ lục-quân rồi hải-quân (tr.426-38), có lúc tưởng đến gần, có lúc lại thấy xa, và vẫn không t́m thấy rơ-rệt. Và khi cuộc t́m-kiếm không hoàn-toàn thành-công, Long nhẹ-nhàng kết-luận người cha bí-mật này đă làm đủ mọi thứ để măi-măi vẫn là người cha bí-mật (tr.440). Câu kết cuốn sách nói lên tư-cách triết-gia của Phạm-Ngọc-Lân, đi t́m cái Chân cái Thiện cái Mỹ trong khả-năng t́m thấy được; và cuộc hành-tŕnh t́m-kiếm quan-trọng và tạo thỏa-măn hơn là kết-quả t́m thấy. (8)
 

 

Kết-luận về Văn-loại
 

Loại văn tự-kư écriture de soi (9) bao-gồm nhiều thể-loại, tự-truyện, nhật-kư, hồi-kư, trần-t́nh và thú-tội. Ở đây, tác-giả dùng nhiều loại, tự-truyện khi nói về ḿnh và các công-việc ở đại-học, trong tù cải-tạo, dạy-học v.v. Hồi-kư của người dượng-cha, người bà ngoại. Hồi-kư kèm trần-t́nh và thú-tội confession của bà và của mẹ. Lại có phần kư-sự, phóng-sự; cả nghiên-cứu về lịch-sử và văn-hóa, giải-thích tóm-tắt trong 70 trang chữ nhỏ cuối cuốn sách. Việc kể lại công-cuộc t́m-kiếm trong hồ-sơ quân-sự, tra-cứu niên-giám điện-thoại thuộc về văn tự-sự (không phải hư-cấu câu mở đầu Notes de l’auteur tr.11)
 

Do đó, đọc xong nh́n lại, đây không phải đơn-giản là tác-phẩm tự-truyện mặc dù phần lớn nói về chính tác-giả; nhưng là một loại văn tự-kư écriture de soi kèm theo nhiều góc-độ khác nhau—từ nhiều nhăn-quan— écriture à points de vue. Những bức tranh tác-giả vẽ ra không phải tẹt trên mặt phẳng; trái lại, có nhiều chỗ nổi, lồi-lơm, có bóng sáng điểm tối, nh́n từ nhiều phía; sẽ vừa ḷng nhiều độc-giả. Nhưng mỗi người sẽ thích-thú ở một điểm một hướng khác nhau; nhưng thể nào cũng thấy nhiều điều thích-thú.


___________


1- De père inconnu : theo nghiă thực đúng th́ là không biết ai là cha. Đó là một chùm-tiếng khá mù-mờ bao-gồm nhiều hoàn-cảnh khác nhau. Có thể là kết-quả của một cuộc gặp-gỡ ngắn-ngủi nhất-thời và sau đó, không c̣n giữ liên-lạc và người nữ không biết lư-lịch người nam cha đứa bé. Có thể là người nữ có nhiều bạn trai mà không biết ai là cha thực của đứa bé (trường-hợp này chắc thử DNA th́ biết). Có thể người cha không muốn nhận con ḿnh (thường gọi là con-rơi, con mà cha không công-nhận về pháp-lư). Cũng có chùm tiếng con không cha mà nghĩa hơi khác : con không sống cùng với cha v́ mồ-côi (cha ngụ ư người hướng-dẫn về tinh-thần, dạy-dỗ), v́ mẹ không có chồng chính-thức, hay v́ người cha thực-sự không muốn nhận con. Không biết tác-giả nghĩ như thế nào và sẽ chọn ra sao, nhan-đề của cuốn sách khi viết lại bằng tiếng Việt.
 

2- Đoàn-Cầm-Thi: http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/doan-cam-thi-van-hoc-vn-chua-co-tu-truyen-n20080726113617170.htm: Văn học VN chưa có tự truyện: Thứ Bảy, 26/07/2008 12:27 (16-03-2015)
 

3- La Métisse Blanche Cô đầm lai da-trắng truyện của Kim Lefèvre, chuyển-ngữ sang tiếng Việt nhan-đề là Cô gái lai da trắng. Cũng viết Èves jaunes et colons blancs (nói về hoàn-cảnh những cô gái lai ở Việt-Nam và Moi, Marina..(truyện một cô gái lai Âu và Da-đỏ tại Nam-Mỹ có vai tṛ gạch-nối)
 

4- Calomnies Xầm-x́ vu-khống do Linda Lê viết, chuyển-ngữ sang tiếng Anh thành Slander ; cũng viết Voix, tiếng vọng chuyển-ngữ Việt thành Tiếng Nói, Fuir, Solo, Un si tendre vampire
 

5- Sur place Tại chỗ của Kim-Đoan viết từ góc-độ người bên ngoài kể lại hành-tŕnh nhân-vật nữ về thăm quê nhà khám-phá bản-chất của ḿnh. Cũng viết L’Arrivée kể về một nhân-vật bỏ con gái, nay sắp chết bèn trở về t́m con. Và khi sắp đạt được kết-quả th́ lại bỏ ra đi. Đề-tài quen-thuộc rằng hành-tŕnh (t́m-kiếm) quan-trọng hơn kết-quả (t́m thấy hay không)
 

6- Saigon is burning Sài-g̣n nổi lửa do Laurette Heger viết mô-tả các sự-việc xảy ra tại Nam-kỳ trong những năm cuối thế-chiến thứ 2 dẫn đến vụ Nam-kỳ khởi-nghĩa dần-dần đến cuộc chiến 46-54
 

7- Nam-kỳ là nhượng-địa chuyển-nhượng hay bị chiếm-đóng làm hai đợt : ba tỉnh miền Đông năm 1862 và ba tỉnh miền Tây năm 1867 ; sự chuyển-nhượng toàn Nam-kỳ được hợp-thức-hóa sau khi Hà-nội thất-thủ lần đầu năm 1873. Từ đó, Nam-kỳ thành một quận-hạt hải-ngoại của Pháp trong khi Bắc và Trung-kỳ là xứ Bảo-hộ
 

8- Đây cũng là quan-điểm của Kim-Đoan trong cuốn L’Arrivée khi nhân-vật trở về t́m-kiếm con, đứng trước căn nhà của con nh́n vào rồi lại bỏ đi. Như thể cuộc t́m-kiếm đă đủ để thỏa-măn nhân-vật, c̣n kết-quả gặp thực hay không, không quan-trọng. Kim-Đoan đă chơi chữ trong tiếng arrivée, nhân-vật đă tới sát đích của cuộc t́m, nhưng lại không đi nốt tới đích. Một arrivée đă sát điểm arrivée nhưng không
qua điểm đích arrivée. Mai-Thảo cũng đề-cập đến đề-tài này trong truyện ngắn nổi tiếng Bản chúc-thư trên ngọn đỉnh Trời, 1963
 

9- Écriture de soi—mà lúc đầu GSTS Đoàn-Cẩm-Thi gọi là văn tự-sự—văn kể về sự-việc của ḿnh ; GSTS được giới VN cho hay tự-sự là văn kể sự-việc ; không phải văn viết về ḿnh. GSTS gọi là cái áo mượn tạm. Chúng tôi tạm gọi là văn tự-kư.

 

 

 

trang phạm ngọc lân

 

art2all.net