Phạm Ngọc Lân

 

DE PÈRE INCONNU


 

 

 

T́m Gốc Cha, Quê Hương Mẹ*

(Đọc De Père Inconnu của Phạm Ngọc Lân)

Đỗ Quư Toàn**


         Ngày Tết chúng ta vẫn lễ trước bàn thờ tổ tiên. Mọi người chắp tay cầm nén hương khấn vái, mời ông bà, cha mẹ trở về chứng kiến con cháu đoàn tụ; cầu mong những người đă khuất được an vui ở cơi vô h́nh, và nếu có thể xin phù hộ cho con cháu được b́nh an. Ông bà, cha mẹ đă qua đời, có ai ở đó nghe những lời chúng ta khấn khứa hay không? Không ai biết. Nhưng tục thờ cúng tổ tiên vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Cuối cùng, đó là một cách bầy tỏ tấm ḷng thành kính, ghi ơn đối với nguồn cội của ḿnh.

Nhưng nếu một người không biết cha, hay mẹ của ḿnh là ai th́ sao? Có sợi dây ràng buộc nào giữa ḿnh với ông bà, cha mẹ hay không?

Như ông Philipp Rösler, cựu bộ trưởng kinh tế và cựu phó thủ tướng trong chính phủ Đức trước đây, vốn là một đứa trẻ sơ sinh được đặt trước cửa cô nhi viện, được các bà sơ đem vào nuôi, rồi có một cặp vợ chồng đem về Đức làm con nuôi. Khi lớn lên, người cha nuôi giải thích với cậu Philipp tại sao khuôn mặt, mầu da của cậu khác những người bạn Đức chung quanh. V́ ông bà đă xin cậu từ một cô nhi viện ở Khánh Hưng, Việt Nam. Rösler có lần công du qua Việt Nam đă đi t́m xem Khánh Hưng ở đâu; ông đă liên lạc được với bà sơ Marthe là người trông coi cô nhi viện. Nhưng Rösler không thể t́m được cha mẹ ḿnh là ai cả. Hàng ngàn trẻ sơ sinh đă được nuôi ở cô nhi viện trong thời chiến tranh, không có giấy tờ, sổ sách nào ghi lại. Philipp Rösler trở thành một phó thủ tướng nước Đức là nhờ công ơn dưỡng dục của cha mẹ nuôi, nhờ nền giáo dục và nền văn minh, đạo đức, xă hội công bằng của nước Đức. Vậy cậu Philipp có nhận được một ơn huệ nào của cha mẹ đẻ người Việt? Vẫn có. Cậu thông minh, học giỏi, là nhờ được hưởng ḍng máu di truyền từ cha mẹ đẻ. Tánh t́nh cậu, khả năng chính trị của cậu chắc cũng được truyền lại từ ḍng máu đó. Không ai không thừa hưởng những di sản này. Cho nên không ai có thể lăng quên không biết ơn cha mẹ; kể cả trường hợp những người không biết cha mẹ ḿnh là ai.

Một thanh niên lớn lên đọc giấy khai sinh của ḿnh thấy ghi tên “Mẹ: Nguyễn Thị …, Cha: Vô danh” chắc phải thắc mắc về tung tích cha ḿnh. Dù người cha đó không nuôi nấng, không dậy dỗ ḿnh một ngày nào, nhưng ḿnh vẫn thừa hưởng một ḍng máu, cái giên tốt đă giúp ḿnh tiến lên trong cuộc đời. Nếu có cơ hội, sẽ đi t́m tung tích người cha vô danh đó.

Cuốn Cha Vô Danh của Phạm Ngọc Lân kể chuyện người Việt Nam đi t́m cha ở Pháp. Tác giả viết bằng chữ Pháp, De Père Inconnu, và đang viết bản chữ Việt. Ông kể chuyện Hoàng Kim Long đi t́m dấu tích một sĩ quan người Pháp đă từng kết hôn với mẹ ḿnh. Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài 17 ngày; bà mẹ từ bỏ người chồng trở về với gia đ́nh, hàng tháng sau mới biết ḿnh đă mang thai. Trong sổ rửa tội ở nhà thờ Cầu Kho, Sài G̣n, thấy đứa bé mang họ Nguyễn, họ của mẹ: “Sinh ngày 14 tháng Giêng năm 1944, cha vô danh, mẹ là bà Nguyễn Thị…” (né le 14 janvier 1944, fils de père inconnu et de Mme Nguyễn Thị ...).

Sau khi đọc xong De Père Inconnu, tôi gửi cho các con cuốn sách, hy vọng các cháu con lần lượt đọc sẽ hiểu thêm thời đại bố mẹ ḿnh đă sống qua ở quê hương Việt Nam. V́ tuy tựa cuốn sách nói đến người cha vô danh nhưng nội dung lại nặng t́nh cùng quê hương mẹ. Cuốn “De Père Inconnu – Cha vô danh” có ghi thêm hàng tựa nhỏ: “Récits sur le Việt Nam de la deuxième moitié du XXe siècle” (kể chuyện về Việt Nam trong nửa sau thế kỷ 20). Cuốn sách giúp độc giả theo dơi cuộc sống của dân Việt trong mấy chục năm chiến tranh; qua những biến cố lịch sử từ 1960 đến 1980, với nhiều chi tiết cặn kẽ và nhận xét dí dỏm.

Những bạn trẻ lớn lên ở nước ngoài nên đọc De Père Inconnu để biết thêm về nếp sống của ông bà, chú bác ḿnh tại Việt Nam. Trong khi thuật lại cuộc đời nhân vật Hoàng Kim Long, tác giả cũng tŕnh bầy những nền nếp luân lư, phong tục, văn hóa truyền thống, diễn tả qua cách cư xử trong gia đ́nh người Việt, giữa cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, họ hàng, làng xóm; trải qua ba đời: ông bà ngoại, bố mẹ, và các con, mỗi con người trong mỗi thế hệ đều trải qua những thử thách của nghịch cảnh, trong đời sống tư và cùng vận mệnh đất nước. Độc giả người Pháp có thể thích thú theo dơi câu chuyện một người con lai Việt Nam đi t́m tung tích và gia đ́nh của người cha gốc Pháp. Nhưng qua lời tự thuật của các nhân vật trong truyện, sẽ có dịp khám phá ra một nước Việt Nam. Đề tài là T́m Cha, nhưng nội dung là Quê Mẹ. Nhân vật của Phạm Ngọc Lân không nói những câu mà người Pháp hay nói, “Con yêu mẹ lắm!” Nhưng ai đọc xong cuốn tự truyện cũng phải thấy người Mẹ nổi bật lên như trung tâm cuộc đời của Hoàng Kim Long, cho tới khi lập gia đ́nh.

Người Việt nối liền với nhau bằng những liên hệ gia đ́nh mà dưới mắt các bạn trẻ sống ở nước ngoài không tưởng tượng được, v́ trong thế giới Tây phương đó là người dưng nước lă. Năm 2006 Hoàng Kim Long từ Pháp về, trở lại Hà Hồi, nơi mẹ ḿnh sinh ra đời. Long cũng từng sống ở đó khi lên ba tuổi, quay về đi t́m ngôi nhà cũ của ông Phó, người cha dượng của mẹ. Bà ngoại Long đă thành người vợ thứ hai của ông Phó, sau khi góa chồng. Long đi t́m để được thắp một nén hương khấn bàn thờ ông Phó. Lần sau cùng chàng gặp ông Phó là năm 1951, khi gia đ́nh
chàng từ Hà Nội di cư vào Nam. Ông Phó ở lại làng cho đến khi qua đời năm 1963. Sau khi hỏi thăm nhiều người trong làng, Long được gặp Bác Phan, người con gái lớn của ông Phó. Thực ra giữa hai con người thuộc hai thế hệ này không có quan hệ ruột thịt nào cả. Khi ông Phó cùng bà ngoại Long bỏ làng ra đi, sang Lào, rồi vào Sài G̣n, th́ mẹ ruột của Long được để lại cho bà vợ chính của ông Phó nuôi cùng với hai con gái của bà cả. Bác Phan rưng rưng cảm động khi gặp lại đứa bé “Tây lai” mà bà đă bồng bế lúc lên ba tuổi. Bà đưa Long tới lễ trước bàn thờ ông Phó, như chàng yêu cầu. V́ trước đó 56 năm, khi từ biệt ông Phó để theo mẹ vào Nam Long đă hứa “sẽ thắp một nén hương trước mộ ông.” Cả hai “ông, cháu” đều biết rằng chắc họ không bao giờ gặp lại! Trong cảnh Long thắp hương khấn ông Phó này, các độc giả trẻ tuổi cũng học thêm được một điều: Sau khi đốt nén hương, Long đă dùng bàn tay phẩy cho lửa tắt mà không thổi lửa bằng miệng. Bởi v́ từ nhỏ chàng đă được dậy không nên thổi tắt hương; hơi thở có thể làm “ô uế” nén hương dâng lên bàn thờ! Ngày nay c̣n bao nhiêu gia đ́nh người Việt, ở trong nước hay ở nước ngoài, dậy con cháu cử chỉ đó?

Đọc De Père Inconnu sẽ có dịp nh́n lại cảnh đất nước Việt Nam, từ làng đ́nh, miếu ở làng Hà Hồi ngoài Bắc trong những năm 1950 tới thành phố Sài G̣n “thuộc Tây” thời 1940, các con đường đồi Đà Lạt thập niên 60, cả đến mảnh ruộng khô cằn tại quận Phù Cát tỉnh B́nh Định. Người đọc sẽ có dịp học, hay nhớ lại, những chi tiết trong cuộc sống b́nh thường của người Việt Nam, thay cho một cuốn sách nghiên cứu xă hội học. Các bạn trẻ có thể nghe lần đầu những từ như nhà tranh vách đất (tiếng Việt trong nguyên văn, với lời giải thích bằng tiếng Pháp), cái chơng tre, đèn Hoa Kỳ, gió Lào, nón lá, có lúc c̣n giải thích tại sao người miền Bắc nói đến “đi đồng.” Có lúc tác giả mô tả tỉ mỉ cảnh người ta đập lúa ra sao, giă gạo thế nào, đến công việc của người “chằm nón” hoặc tả đầy đủ chi tiết cái gầu múc nước giếng làm bằng tre chét dầu rái cho khỏi rỉ nước, cái tên dầu rái chính tôi mới được nghe lần đầu! Người đọc thuộc lớp trẻ cũng được biết đến tập quán của người Việt Nam, qua niềm tin “sinh dữ tử lành” khi bà mẹ Long, nếu sinh đứa em trong thời gian chạy loạn phải ra ngoài ngôi nhà mà họ đang ở trọ. Tác giả chú ư đặc biệt tới các phong tục, đời sống xă hội của dân Việt Nam từ thời Long c̣n trẻ, bắt đầu biết quan sát. Nói đến “chợ phiên”, ông cũng giải thích cách tổ chức họp chợ như thế nào. Nhắc tới một chiếc cầu qua con sông nhỏ ở quận Phù Cát nơi Long sống một thời gian ngắn, ông cũng gắng t́m trên Google t́m con sông đó, nhưng không thấy.

Tôi khuyên các con đọc De Père Inconnu cũng v́ cuốn sách này rất dễ đọc, khi các cháu biết tiếng Pháp. Có thể nói là cuốn sách rất hấp dẫn, lôi cuốn. Độc giả ṭ ṃ muốn biết người con có t́m được dấu vết của cha ḿnh hay không, sau khi được nghe kể bao chuyến đi t́m ṭi, những cú điện thoại, những lần mừng hụt? Lại ṭ ṃ muốn biết rơ hơn làm sao một cậu bé lai Pháp, sinh ra không có cha, mới một tuổi đă phải di chuyển từ Sài G̣n ra Bắc, trên đường xe lửa đang bị Mỹ thả bom để cắt đường tiếp vận của quân Nhật; rồi cả gia đ́nh lại kéo nhau vào Nam năm 1951; sống qua hai cuộc chiến tranh, bị bắt vào tù “cải tạo,” sau cùng năm 1980 được qua tị nạn ở Pháp.

Suốt đời bà mẹ không nói cho con biết tại sao bà đă cương quyết bỏ ông chồng chỉ chung sống với nhau mười bẩy ngày. Và một tháng sau, khi thấy ḿnh đă mang thai, bà cũng không t́m đường trở lại với ông chồng để khỏi bị lối xóm nḥm ngó và mỉa mai. Người đất Sài G̣n vốn bao dung rộng lượng hơn tập tục miền Bắc, nhưng chung quanh cũng có rất nhiều người Bắc cùng vào Nam sinh sống vẫn giữ các thành kiến cũ. Nhiều người khuyên đem đứa bé cho viện mồ côi nhưng bà mẹ từ chối, nhất định một ḿnh nuôi con trong một môi trường chứa chất thành kiến về các bà mẹ không chồng, càng nhiều thành kiến về các trẻ con lai. Những hành động của bà mẹ, khi quyết định lấy một người ngoại quốc chỉ qua các bức thư và h́nh ảnh trao đổi; khi quyết định từ biệt ông chồng; khi quyết định giữ con, nuôi con một ḿnh, đều được thuật lại với lời văn lạnh lùng khách quan, nhiều danh từ, động từ hơn là tính từ, khiến bà mẹ hiện lên như một nhân vật có cá tính, quả quyết, hy sinh, nhẫn nại, không cần được ngợi khen nhưng ai cũng kính phục. Trong cuốn De Père Inconnu, bà mẹ là h́nh ảnh đẹp nhất, đáng quư nhất, nổi bật trên tất cả các nhân vật khác xuất hiện chung quanh cuộc đời Hoàng Kim Long.

Ngay từ mấy trang đầu, Phạm Ngọc Lân khéo xếp đặt cho cuốn sách hấp dẫn, gợi trí ṭ ṃ như đọc chuyện trinh thám. Truyện mở ra với cuộc hành tŕnh của chàng thanh niên Hoàng Kim Long đi t́m người cha không rơ tung tích sau 26 năm làm lại cuộc đời, đă sống ổn định tại nước Pháp. Long mở cuộc “điều tra tung tích bố” khi trong tay chỉ có vài chi tiết do mẹ kể lại: Tên ông ta là Jean Martin, chắc là thiếu úy hay trung úy trong quân đội viễn chinh Pháp. Vào năm 1943 ông đóng đồn trên ḥn đảo B́nh Ba, phía ngoài Vịnh Cam Ranh. Muốn tới đảo này, 50 năm sau Long phải đáp xe lửa tới nhà ga Ngă Ba, rồi chờ thuyền chở ra ngoài đảo. Không chịu đút lót th́ không đi được!

Hoàng Kim Long chỉ biết đích xác về bố hai điều, là bà mẹ đă ra đó lấy chồng năm 1943, và địa điểm là đảo B́nh Ba. Bà mẹ Long đă mất hết những thư từ và h́nh ảnh trao đổi với ông chồng Pháp sắp cưới năm 1943, đưa tới cuộc hôn nhân ngắn ngủi. V́ tất cả các giấy tờ này được cất kỹ trong một cái túi nhỏ; khi chạy khỏi nhà tránh bom cũng sách túi theo. Lúc đó Mỹ thả bom xuống Sài G̣n để đánh quân Nhật, lúc đó đang chiếm đóng, trong lúc chính quyền thuộc địa của Pháp vẫn cai trị! Một buổi tối, cái túi bị kẻ trộm lấy mất trong một đêm bà mẹ phải chạy trốn bom ở một nhà có hầm trú ẩn. T́m cái túi không ra, nhưng cũng không dám hỏi chủ nhà, ân nhân của gia đ́nh. Nếu báo cảnh sát cũng chẳng ích lợi ǵ. Vả lại, những thư từ, h́nh ảnh của cuộc hôn nhân 17 ngày đó đâu c̣n giá trị t́nh cảm nào trong ḷng một thiếu phụ đă dứt khoát đoạn t́nh? Năm 1944 bà mẹ cũng không bao giờ nghĩ đến có ngày đứa con ḿnh phải lặn lội qua bao nhiêu ngơ ngách các văn khố, các hiệp hội ở Pháp để t́m ra tung tích bố!

Điểm khởi đầu cho cuộc t́m kiếm là văn khố quân đội Pháp, lần ṃ qua kho tài liệu của bộ binh, rồi của hải quân; nhiều lần tưởng đă t́m đúng đường, khấp khởi gửi thư, gọi điện thoại. Có lúc tưởng sắp nhận họ nhận hàng rồi, sau lại thất vọng, phải bắt đầu lại từ đầu. Đọc xong “màn thứ nhất” này chắc ai cũng nôn nóng muốn đọc nhanh để biết hồi kết cuộc ra sao.

Cứ thế, tác giả dẫn chúng ta theo câu chuyện của đời ḿnh, bằng những lời tự thuật kèm những đoạn hồi tưởng của người mẹ, của bà ngoại, của ông bố dượng, cùng lời kể của các nhân vật khác. Lại thêm các đoạn nhật kư của Long, nhân vật chính, và các bức thư giữa Long và Mai, người t́nh và người vợ một gánh theo chồng. Cuốn sách không thuật chuyện theo thứ tự thời gian, đoạn trước có thể nói chuyện xẩy ra trước đoạn sau 20 năm hay nửa thế kỷ. Nhưng người đọc vẫn có thể theo dơi câu chuyện một cách liên tục, nhờ tài diễn tả của tác giả. Một mẩu chuyện có thể đặt trong dấu ngoặc đơn để giải thích cho người đọc hiểu rơ đoạn trước; một chuyến du hành ở Việt Nam năm sau năm 2000 dùng làm chú thích cho một biến cố trong những năm 1943 ở đảo B́nh Ba hoặc năm 1950 ở Hà Nội. Tác giả hoàn toàn tự do đối với ḍng thời gian, như kỹ thuật kể chuyện của tiểu thuyết hiện đại. Nhưng chúng ta vẫn thấy một bức tranh toàn cảnh, tự người đọc chắp lại sau khi nhận được nhiều chi tiết rải rác trong không gian trong cả thời gian. Người ta có thể đọc De Père Inconnu như một cuốn tiểu thuyết, dù biết đây là chuyện có thật, với những con người và biến cố có thật.

Hai nhân vật nổi bật là phụ nữ, bà ngoại và mẹ của Long. Họ đều sống qua những “kiếp má hồng nhiều nỗi truân chuyên,” trong một thời kỳ nước Việt Nam thực sự “nổi cơn gió bụi.” Nhưng họ không phải là những “chinh phụ” sống thụ động trong pḥng the, cam chịu số phận, chỉ biết thở than, theo mẫu người được đề cao trong văn chương Trung Hoa, mà Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm đă mượn đem vào văn chương Việt Nam. Bà ngoại và người mẹ của Long là những mẫu đàn bà chính gốc Việt Nam tiêu biểu: Can đảm, dám tự quyết định, dám đương đầu với nghịch cảnh và các thành kiến xă hội. Đọc De Père Inconnu rồi, không ai không kết luận: Phụ nữ Việt Nam hoàn toàn khác mẫu người mà nền luân lư Hán tộc mà các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên muốn áp đặt trên đất Giao Chỉ, Cửu Chân. Hai ngàn năm nay họ vẫn giữ những đức tính của bà Trưng, bà Triệu!

Cả hai người phụ nữ đều sẵn sàng đứng lên bằng hai chân của ḿnh, ngẩng mặt thách đố số phận. Cả hai đều thoát khỏi lũy tre Làng Vồi đi t́m cuộc sống mới. Bà ngoại góa chồng khi c̣n trẻ, quyết định theo Ông Phó qua Lào t́m rồi vào Sài G̣n lập nghiệp. Bà để đứa con gái duy nhất ở lại làng Vồi cho bà vợ lớn nuôi. Khi an cư ở Sài G̣n mới đón con gái và một con gái riêng của ông Phó vào đoàn tụ. Bà mẹ quyết định “lấy Tây” sau mấy bức thư (phải nhờ người dịch) và trao đổi h́nh ảnh, v́ không muốn sống nhờ mẹ và bố dượng. Sau hai tuần trên đảo B́nh Ba lại quyết định bỏ đi, người chồng thuyết phục cách nào cũng không nghe (Chắc ông ta dỗ: Mai mốt sẽ quen, chỗ này ở tạm sẽ xin chuyển đi đóng chỗ khác). Cuộc chiến tranh Nhật – Mỹ diễn ra trên đất Việt Nam, kinh tế khó khăn, sống ở Sài G̣n cũng không có việc làm. Những lúc đó tập tục của người Việt Nam là “trở về quê!” Đại gia đ́nh lên xe lửa đi từ Nam ra Bắc, dọc đường có lúc chuyển qua xe hàng, đi đ̣ qua sông, lục tục kéo nhau trở về làng cũ. Mỗi làng, mỗi họ bao gồm những mạng lưới xă hội đùm bọc lẫn nhau.

Những biến dịch gian truân đó, cho tới các thay đổi, chuyển dịch trong lúc khó khăn sau này, đều do bộ óc tính toán quyết định của các phụ nữ, bà ngoại và mẹ của nhân vật Long.

Phạm Ngọc Lân kể chuyện rất có duyên, nhiều đoạn người đọc không thể quên. Như đoạn kể về những con cóc ở Phù Cát. Đêm chúng kéo vào nằm đầy trên nền nhà đất nện, dưới gầm cái chơng tre. Bà mẹ sai con bắt vứt đi. Bắt bằng tay, đem thẩy ra ngoài ruộng. Hôm sau ngủ dậy, lại thấy cóc dưới gầm chơng. Bắt lần nữa, đem đi thật xa, lại vứt xuống ruộng. Cóc lại trở về. Cứ nhiều lần như vậy suốt mấy tuần lễ, mỗi lần lại đi xa hơn, sau cùng người con quyết định dùng một sợi dây đỏ lấy từ gói lạp xưởng buộc tất cả sáu con cóc vào một túm, đạp xe năm cây số mới
ném cả chùm cóc xuống con sông chẩy qua quận lỵ; đứng nh́n túm cóc bị sóng cuốn đi, chắc sẽ chảy ra Thái B́nh Dương! Chàng đạp xe về nhà bụng thỏa măn. Mấy ngày hôm sau, dưới gầm giường không c̣n thấy cóc nữa. Nhưng hai tuần sau, một con cóc ngồi thù lù dưới cái chơng tre. Lấy cán chổi đẩy nó ra, Long thấy cái eo con cóc buộc sợi dây màu đỏ!

Có những đoạn Phạm Ngọc Lân khéo viết như tiểu thuyết. Như khi người mẹ kết hôn với ông chồng thứ hai. Hai người quen biết lâu nhưng không bao giờ tỏ t́nh. Khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ cuối năm 1946, dân cả làng chạy loạn, họ đi chung, giúp đỡ nhau. Tới lúc bà mẹ bị công an bắt giữ điều tra v́ có đứa con lai Pháp, họ hỏi bà về người đàn ông cùng đi. Bà cần nói dối cho câu chuyện giản dị, đỡ bị nghi ngờ, nhận: Đó là chồng tôi. Trong khi đó, người đàn ông cũng bị công an tra cứu riêng, bị hỏi ông liên can thế nào tới người đàn bà có đứa con lai, ông ta cũng nói dối cho tiện: Tôi là chồng. Hai người cùng v́ nhu cầu của hoàn cảnh, t́nh cờ cùng nói dối như nhau! Lúc gặp lại nhau đều ngượng nghịu nhưng không nói ǵ, rồi sau cùng họ thành vợ chồng ăn đời ở kiếp!

Những đoạn Phạm Ngọc Lân kể lại cuộc sống ở Sài G̣n sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, và thời gian Hoàng Kim Long bị vào trại cải tạo, không giống các tác phẩm trước viết về cùng một đề tài. Ông kể chuyện hai vợ chồng đi chợ, bị mấy cậu bé bán gạo lừa bịp, để thấy rơ rằng cả xă hội đă thay đổi, trẻ em cũng giỏi nghề lừa đảo! Muốn con cháu ḿnh sống cuộc đời tử tế, chỉ có cách ra đi! Những thay đổi trong cuộc chiến tranh và trong chế độ chính trị được thuật vắn tắt nhưng cũng đầy đủ để các độc giả trẻ tuổi có thể nh́n thấy xă hội Việt Nam biến chuyển ra sao từ những năm 1950, 60 cho đến khi tác giả ra khỏi nước.

Những độc giả dưới 50 tuổi sống xa Việt Nam lâu ngày đọc bản tiếng Pháp có thể thấy dễ hiểu hơn; người lớn tuổi sẽ được đọc bản tiếng Việt, tác giả sắp hoàn tất. Ước mong sẽ sớm có một bản tiếng Anh cho đa số bạn trẻ sống ở nước ngoài lâu năm. Các em ở tuổi này đọc sách báo ngoại quốc quen, vốn liếng tiếng Việt không đủ để hiểu rơ những vấn đề phức tạp, dù trong gia đ́nh vẫn nói tiếng Việt. Có rất nhiều từ ngữ thường chỉ viết trên sách báo mà các em không bao giờ được nghe cha hay mẹ dùng trong đối thoại hàng ngày. Thí dụ, các cháu ít khi nghe cha mẹ nói những chữ như “đối thoại,” “phức tạp,” “vô danh,” hay là “hậu bán thế kỷ 20.” Nếu đọc các chữ đó trong tiếng Anh hay Pháp các cháu có thể hiểu liền.

Đọc De Père Inconnu, các bạn trẻ tiếp cận với một cách nh́n khách quan về cuộc sống ở quê mẹ và cả các biến cố chính trị, đời sống thời chiến tranh, các cuộc đảo lộn trong xă hội. Tác giả tỏ ra b́nh thản, không thiên lệch v́ những thành kiến yêu hay ghét, sẽ được giới trẻ tin tưởng là một nguồn tin trung thực. Hy vọng rằng họ sẽ hiểu, và sẽ thương yêu quê hương Việt Nam của cha mẹ hơn trước! Đó là một tin vui nhân dịp Xuân về.

 

Đỗ Quư Toàn
 

Phụ Chú: Trong cuốn De Père Inconnu chỉ thấy một chi tiết tôi biết chắc tác giả nhớ lầm. Đó là đoạn kể Hoàng Kim Long tham gia ban Đường Sáng, trong Chương tŕnh Công tác Hè 65. Long nghĩ rằng Chương tŕnh Hè 65 là sáng kiến của một bộ trưởng trong chính phủ Nguyễn Cao Kỳ mới thành h́nh. Thực ra, Chương tŕnh Hè 65 đă ra đời từ nhiều tháng trước khi ông Nguyễn Cao Kỳ lên làm thủ tướng. Tôi là một trong số 40 người thuộc các đoàn thể thanh niên tư và độc lập đứng chung lập ra chương tŕnh này. Đỗ Ngọc Yến làm tổng thư kư, tôi trách nhiệm về kế hoạch và huấn luyện, chúng tôi đều tham dự với tư cách các hướng đạo sinh. Cũng như các sáng lập viên khác và ban điều hành, chúng tôi không có liên hệ nào với chính quyền lúc đó. Tôi c̣n nhớ khóa hội thảo, huấn luyện của Chương tŕnh Hè 65, trong khuôn viên khu doanh trại trên đường Thống Nhất (sau này trở thành các trường đại học). Tôi đă ngồi tiếp ông bà Nguyễn Cao Kỳ đến ăn trưa với các trại sinh từ 40 tỉnh và thành phố về dự huấn luyện. Lúc đó ông là bộ trưởng Thanh Niên trong chính phủ Phan Huy Quát. Nhưng ông không biết ǵ về việc thành lập Chương
tŕnh Công tác Hè 65. Chắc ông cũng nhận được các báo cáo do cảnh sát, công an tŕnh chính phủ về hoạt động của nhóm thanh niên tự nguyện này, như các bộ trưởng khác.
 

 

(*) Bài "T́m Gốc Cha, Quê Hương Mẹ" của Đỗ Quư Toàn được đăng trên báo Người Việt, Giai Phẩm Xuân Bính Thân 2016, xuất bản tại Westminster, California.

(**) Đỗ Quư Toàn là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ, huynh trường Hướng Đạo. Ông cộng tác với báo Người Việt khi tờ báo mới ra đời năm 1978, tới năm 1995 ông làm báo thường xuyên. Khi viết báo ông kư nhiều bút hiệu như Ông Đạo Cấy, Vương Hữu Bột và Ngô Nhân Dụng. Sách mới xuất bản: Đứng Vững Ngàn Năm: Nhờ đâu nước Việt vẫn c̣n sau ngàn năm Bắc thuộc?

Hiện nay ông là Chủ Tịch Hội Đồng Chủ Biên Công Ty Người Việt.

 

trang phạm ngọc lân

 

art2all.net