PHẠM NGỌC LÂN

 

Bóng Chiều Tà
 

Nhạc và lời của Nhật Bằng (1930-2004)
Phạm Ngọc Lân đàn và hát

 

 

Nhạc sĩ Nhật Bằng tên thật là Trần Nhật Bằng, sinh năm 1930 ở Hà Nội. Ông theo học trường Bưởi, đến năm 1946, ông cùng gia đình tản cư vào Thanh Hoá. Tại đây, ông học hòa âm và đàn piano với nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt. Năm 1950, ông trốn gia đình về Hà Nội học. Qua 1952, ông gia nhập ngành quân nhạc cùng các nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Văn Phụng, Đan Thọ... đến 1954 ông theo trường quân nhạc dời vào Nha Trang. Năm 1956, ông vào Sài Gòn, làm việc trong Đài phát thanh Quân đội, có lúc phục vụ cho phòng Văn nghệ thuộc Cục Tâm lý chiến với cấp bậc chuẩn úy. Vì vậy năm 1975 ông bị đi tù cải tạo 7 năm. Năm 1990 ông định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO. Ông mất tại đây năm 2004.

Nhật Bằng là một nhạc sĩ chơi trong các ban nhạc nổi tiếng, ông cũng cộng tác với các phòng trà Sài Gòn xưa như Đêm Màu Hồng. Ông cũng là nhạc sĩ sáng tác khá nhiểu, nổi tiếng nhất là những ca khúc như Vọng cố đô, Tiếng vọng rừng xanh, Bòng chiều tà... Bài Bóng chiều tà là một ca khúc điển hình của Việt Nam viết theo điệu Tango.



Bóng Chiều Tà

Chiều ơi về đâu
Chiều đi lòng nhớ bao nỗi u sầu
Chiều sương im lắng buồn
Mờ xa đôi cánh chim lùa theo gió

Chiều xa ngoài khơi
Thuyền theo giòng nước về chốn xa vời
Cành hoa phai sắc tàn
Còn đâu trăng sáng mơ bên vườn lan

Nhưng giấc mơ tan
Vương theo gió bao cung đàn
Đâu dáng duyên xưa
Một chiều thu ta còn nhớ

Nhớ hồi còn thơ
Vai kề vai trong tiếng tơ
Tuy xa vắng ta vẫn mong chờ
Chiều sao hờ hững lạnh lùng thờ ơ.

 

 

 

trang phạm ngọc lân

 

art2all.net