Hoàng Trọng
(1922-1998) sinh tại Hải Dương, lớn lên ở Nam Định, sau đó
về Hà Nội, và di cư vào Sài G̣n năm 1954. Ngoài sáng tác
(khoảng 200 ca khúc), ông c̣n thành lập ban nhạc chơi trong
các đài phát thanh, nổi tiếng nhất là ban Tiếng Tơ Đồng từ
năm 1967 tại Sài G̣n. Ông định cư ở Hoa Kỳ và mất tại đây
năm 1998.
Bài Dừng Bước Giang Hồ sáng tác năm 1954 theo điệu “Paso
Doble” (nghĩa là “Bước Đôi”), là một điệu nhạc mở đầu trong
các cuộc đấu ḅ ở Tây Ban Nha, nổi tiếng nhất là bài “Espana
cani”. Sau này Paso Doble được dùng làm một điệu “nhảy đầm”
vui, ngày xưa dùng để mở màn cho một buổi khiêu vũ.
Nhạc Việt ít có bài viết theo điệu Paso Doble, và thường là
theo một nhịp chậm hơn nhịp điệu của Paso Doble Tây Ban Nha.
Điển h́nh là bài Dừng Bước Giang Hồ, ngày xưa luôn được chơi
trong các buổi khiêu vũ tiêu khiển cuối tuần.
Dừng bước
giang hồ
Chiều nay sương gió, lữ khách dừng bên quán xưa
Mơ màng nghe tiếng chuông chiều, vương về bên quán tiêu điều
Vầng trăng hoen úa, như lá vàng rơi cuối thu
Lững lờ soi mấy hàng cây u sầu đang ngắm trời mây
Ngày nào xa khi dấn bước trong phong sương
Từng bầy én tung bay muôn ngàn hướng -
Dừng đây nơi cũ nghe tiếng diều trong gió thu
Vương ḥa nên khúc nhạc thơ, tâm hồn ta lắng nguồn mơ
Tới đây nơi xưa, gió êm êm đưa
Áng mây trôi tới xa xôi khuất nơi sau đồi
Quán tranh xiêu xiêu, chốn đây cô liêu,
Nhắc cho ta biết bao nhiêu dáng xưa yêu kiều
Tiếng ca xa xa lắng trong bao la
Với tiếng ru khẽ rung lên trong chiều gió
Đă bao năm qua, sống nơi phương xa
Về quê cũ đành dừng bước chân giang hồ