phạm ngọc lân

 

Xin nhấn vào tựa đề để nghe và tải nhạcvề:

 

HOA RỤNG VEN SÔNG

Thơ Lưu Trọng Lư (1911-1991)

Nhạc Phạm Duy (1921-2013)

 Phạm Ngọc Lân đàn và hát
 

 

 

 
          Lưu Trọng Lư sinh năm 1911, quê tỉnh Quảng Bình, học ở Huế và Hà Nội, mất năm 1991 tại Hà Nội. Ông là một nhà thơ, nhà văn và biên kịch, nhưng nổi tiếng nhất là một người tiên phong trong phong trào Thơ Mới của Việt Nam. Không mấy ai không biết "Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên là vàng khô" trong bài Tiếng Thu của ông.

Phạm Duy lấy ý bài thơ « Còn Chi Nữa » của Lưu Trọng Lư sáng tác bài « Hoa Rụng Ven Sông » vào năm 1958 tại Sài Gòn.


Hoa Rụng Ven Sông

Giờ đây trên sông hoa rụng tơi bời
Giờ đây em ơi cơn mộng tan rồi
Lòng anh tan hoang thôi vỗ tình ơi
Ngày như theo sông bóng xế chiều rơi

Còn đâu em ơi! Còn đâu ánh trăng vàng
Còn đâu ánh trăng vàng, mơ trên làn tóc rối
Còn đâu em ơi! Còn đâu bước chân người
Còn đâu bước chân người, mơ trên đường chiều rơi

Còn đâu đêm sang lá đổ rộn ràng
Còn đâu sương tan trăng nội mơ màng
Còn đâu em ngoan, tóc rối ngổn ngang
Tuổi em đôi mươi, xuân mới vừa sang

Còn đâu em ơi, còn đâu giờ nhung lụa
Mộng trùm trên bông, tình nồng trong gối
Còn đâu em ơi, còn đâu mùi cỏ dại
Chút tình thơ ngây, không còn trên đôi má...

Giờ đây trên sông hoa rụng tơi bời
Giờ đây em ơi cơn mộng tan rồi
Lòng anh tan hoang thôi vỗ tình ơi
Ngày như theo sông bóng xế chiều rơi

 


*********

Nguyên văn bài thơ của Lưu Trọng Lư :

Còn Chi Nữa
Tặng ba nhà thi sĩ trẻ tuổi...

Giờ đây hoa hoang dại
Bên sông rụng tơi bời
Đã qua rồi cơn mộng,
Đừng vỗ nữa, tình ơi !
Lòng anh đã rời rụng
Trên sông ngày tàn rơi.
Tình anh đà xế bóng,
Còn chi nữa, em ơi ?
Còn đâu ánh trăng vàng
Mơ trên làn tóc rối ?
Chân nâng trên đường sỏi,
Sương lá đổ rộn ràng.
Trăng nội vẫn mơ màng
Trên những vòng tóc rối ?
Đêm ấy xuân vừa sang
Em vừa hai mươi tuổi

Còn đâu những giờ nhung lụa:
Mộng trùm trên bông
Tình ấp trong gối
Rượu tân hôn không uống cũng say nồng?

Còn đâu mùi cỏ lạ
Ướp trong mớ tóc mây ?
Một chút tình thơ ngây
Không còn trên đôi má

 

 

 

art2all.net