Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại
Hà Nội. Học dương cầm từ nhỏ, năm 1945 đoạt giải nhất độc
tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà Hát lớn Hà
Nội với nhạc phẩm "La Prière d’une Vierge". Học trung học ở
trường Albert Sarraut, sau đó học Y khoa theo ư muốn của gia
đ́nh. Nhưng chỉ được một năm ông bỏ học để theo âm nhạc.
Năm 1948, ông sáng tác ca khúc đầu tay "Ô mê ly" (lời của
Văn Khôi), lúc đó ông mới 18 tuổi. Bài hát nổi tiếng ngay từ
thời đó đến bây giờ.
Năm 1954 ông di cư vào Nam và trở thành Nhạc Trưởng của Đài
Phát thanh Quân đội và phụ trách chương tŕnh ca nhạc trên
Đài Phát thanh Sài G̣n. Năm 1978 ông vượt biên, định cư tại
tiểu bang Virginia Hoa Kỳ, và mất tại đó năm 1999.
Văn Phụng sáng tác hàng trăm ca khúc, ông cũng nổi tiếng là
nhạc sĩ ḥa âm cho nhiều cuốn băng ở Sài G̣n trước kia.
Không biết bài Trăng Sơn Cước sáng tác năm nào, nhưng có lẽ
là trước năm 1954, khi Văn Phụng c̣n sống ở Hà Nội và có dịp
đi qua vùng thượng du ở miền Bắc.
Trăng Sơn Cước
Suốt canh tàn
Một ḿnh ta dưới trăng vàng
Đàn trầm rung khúc mơ màng
Gợi ḷng ta nhớ Mường Vang xa
Nh́n ánh trăng
Mơ về phía trời khuất xa
Một t́nh thơ chốn non ngàn
Ôi ! giờ phút sao sớm tàn
Ḷng c̣n hoài mơ một đêm
Điệu nhạc rền vang rừng thẳm
Rượu cần càng vui càng uống
Đắm say men nồng t́nh duyên
Cùng nàng ngồi bên bờ suối
Hẹn ḥ một duyên t́nh mới
Nàng ngồi lặng nghe chẳng nói
Khẽ rung rinh đôi làn môi
Suốt canh tàn
Kề vai say ánh trăng vàng
Nhạc xa đưa khúc mơ màng
Nàng nh́n ra phía trời xa xa
Như ước mơ
Duyên t́nh thơ mộng dưới trăng
Nhưng thời gian vẫn trôi hoài
Trăng tàn uá rồi khuất mờ
Rạt rào t́nh vương sơn nữ
T́nh thơ ngây bên suối, xót xa duyên t́nh xưa
Lạnh lùng ngồi trông trăng sáng
Ta nhớ ngày qua, nhờ làn gió đưa
Gió ơi đưa về chốn xưa
Phía xa bên bờ suối thơ, bóng ai xa c̣n ước mơ
Suốt canh tàn
Một ḿnh ta dưới trăng vàng ...
(để hết)
Ôi ngày vui sao sớm tàn-
Ôi ngày vui sao sớm tàn