Bùi Kim Chi

 

BỘI HOÀN

 

Tôi biết bà Bội Hoàn trong một lần xem triển lăm tranh và sau đó quen bà trong đêm Nguyên Tiêu trên đỉnh Ngự. Dưới trăng bà thật đẹp, vẻ đẹp thanh thoát và rất thơ của bà đă thật sự cuốn hút tôi sau khi bà ngâm bài thơ t́nh đầu năm :

“ Giữ một chút ǵ rất Huế đi em

Nét duyên là trời đất giao ḥa

Dẫu xa một thời anh gặp lại

Vẫn được nh́n em say lá hoa … “(1)

 

Dưới trăng, ở một ṿng tṛn bên cạnh một nhóm giáo sư, sinh viên h́nh như đang tranh luận sôi nổi một đề tài nào đó. Đột nhiên một chàng trai đứng dậy rất nghệ sĩ với giọng nói từ tốn :

" Mời thầy cô và các bạn! Núi Ngự không chỉ là cảnh đẹp đứng bên ngoài, nó c̣n là một thực thể quấn quít rất sâu trong t́nh cảm riêng của nhiều thế hệ người Huế … Trong khát vọng thăng hoa của tâm hồn Huế, núi Ngự B́nh măi măi là biểu tượng của t́nh yêu vĩnh cửu. “

Rồi anh tiếp:" Một nhà văn đă nhận định như thế. Đêm nay trên đỉnh Ngự dưới bóng nguyệt huyền ảo, t́nh tứ của đêm Nguyên Tiêu các thầy cô và các bạn cảm nhận thế nào, riêng tôi, tôi vô cùng tâm đắc."

Một tràng pháo tay vang lên hưởng ứng. Lắng nghe, xúc động. Bên này bà Bội Hoàn rưng rưng quỳ gối rót một chén rượu hồng rồi đứng dậy khoan thai bước sang mời anh sinh viên :

"Đêm hội Nguyên Tiêu

Trăng vờn đỉnh Ngự

Thơ văn giao ḥa

Rượu cười đưa duyên

Xin mời anh, cám ơn anh, tôi cũng tâm đắc như anh : “ Ngự B́nh măi măi là biểu tượng của t́nh yêu vĩnh cửu “.

Một nét buồn đài các vương trên gương mặt khả ái của bà. Đêm đó, tôi làm quen với bà và rồi sau này trở thành người bạn thân nhỏ tuổi của bà.

 

***

Ngồi trước mặt tôi là Bội Ngọc, con gái duy nhất của bà Bội Hoàn. Bội Ngọc cũng đẹp nhưng không bằng mẹ, rất có duyên nhờ đôi mắt và mái tóc. Mái tóc làm dáng và đôi mắt biết cười. Cô là kết quả của cuộc t́nh đẹp giữa bà và một họa sĩ tài hoa có cái tên cũng là lạ Cung Trầm mà bà đă có lần tâm sự với tôi. Giọng của bà nhẹ, dáng điệu đằm thắm:

“ Cuộc đời của tôi buồn lắm anh Huy ơi, mười sáu tuổi đă biết yêu, yêu say đắm anh họa sĩ đa t́nh, đa tài ba mươi sáu tuổi. Gia đ́nh hoàng tộc, nề nếp, gia phong nên cương quyết phản đối mối t́nh của chúng tôi chỉ v́ tôi c̣n quá nhỏ mà anh lại là nghệ sĩ và lớn tuổi. Quá yêu nhau nên chúng tôi bất chấp tất cả, gia đ́nh và dư luận. Hai đứa bỏ nhà, bỏ Huế lên Đà Lạt sống. Cháu Bội Ngọc, kết quả mối t́nh đẹp của tôi và anh Cung Trầm “.

Bà ngậm ngùi đứng dậy, cầm chiếc khăn nhỏ thấm những giọt nước mắt buồn.

“ Anh Huy biết không, hai đứa tôi yêu nhau thế đó nhưng bị trời bắt phạt cái tội bất hiếu với cha mẹ, bất trung với Huế nên đă bắt anh Trầm ra đi ở cái tuổi bốn mươi lăm đầy sức sống “.

"Dạ thưa chú …" Tiếng của Bội Ngọc làm tôi giật ḿnh. "Thưa chú, me cháu gửi chú lá thư và chút quà của thành phố hoa."

Tôi à lên sung sướng v́ đă lâu lắm rồi tôi không gặp bà Bội Hoàn.

"Me cháu có khỏe không ?."

"Dạ, thưa khỏe. Me con bây giờ chỉ ngồi làm thơ và vẽ. Thơ cũng hay mà vẽ cũng đẹp đó chú. Có lẽ ba con đă âm thầm lặng lẽ truyền ḍng máu tài hoa vào người me con."

Cả hai chú cháu cùng cười.

" Me cháu làm thơ th́ chú có biết nhưng vẽ th́ chú chưa được nh́n thấy bao giờ."

Tôi mơ màng nghĩ tưởng đến dáng vẻ thanh thoát, quí phái của bà Bội Hoàn khi bà đứng hoặc ngồi trước giá vẽ với chiếc áo rộng, dài gần đến gối màu khói hương mà bà thường hay mặc. Mái tóc bà thả dài theo đường cong tuyệt mỹ của thân h́nh. Bà đẹp, đẹp lắm. Ở tuổi năm mươi mà trông bà c̣n rất trẻ.

Tôi đọc vội thư bà Bội Hoàn rồi tiễn chân Bội Ngọc với lời hứa hẹn chân t́nh : “ Chú sẽ cố gắng thực hiện lời đề nghị của me cháu “. Trở vào nhà tôi trầm ngâm với lá thư khá dài và rất chi tiết của bà Bội Hoàn. Tôi khâm phục bà bởi một ư tưởng rất lạ, rất hay và rất tốt của bà ; điều này đă cuốn hút trí tưởng tượng vốn phong phú trong tôi. Một ngôi biệt thư màu hồng, đẹp, nên thơ sẽ là nơi nghỉ chân cho những tháng ngày cuối cuộc đời bà Bội Hoàn và những người bạn thân của bà, độc thân, góa chồng không con và cả những người bạn có con nhưng không nương nhờ được con cái v́ bất kỳ lư do ǵ. Đó là những người bạn cô đơn ở tuổi về chiều như bà. Bà sẽ dùng tài sản riêng của ḿnh để xây dựng ngôi biệt thự có cái tên dễ thương nhưng không kém phần kiêu sa “ Bội Hoàn “. Nơi đây bà sẽ cùng các bạn sinh sống, vui chơi, tâm t́nh, đàm đạo thơ văn, thể thao, du lịch …Trong vườn bà sẽ trồng nhiều lan, độc nhất lan v́ theo bà hoa lan đẹp, trang nhă, quí phái, lâu tàn, không phai biểu hiện cho t́nh cảm thủy chung, t́nh yêu vĩnh cửu. Việc bà cần nhờ tôi là t́m mua cho bà một mảnh đất gần núi Ngự B́nh, nơi đă gắn bó cùng bà nhiều kỷ niệm đẹp và sẽ cùng bà trao đổi về việc thiết kế xây dựng biệt thự Bội Hoàn. Sẽ là một ngôi biệt thự có một không hai của Huế bởi v́ tôi chưa bao giờ nghe nói đến một ngôi biệt thự dành riêng cho những phụ nữ cô đơn không người thân để nương tựa t́nh cảm. Sẽ rất vui, rất ấm ḷng khi các chị được sống cùng nhau để chia sẻ, tâm sự nỗi ḷng. Nỗi buồn sẽ vơi đi khi các chị có đối tượng để rũ bỏ những ray rức, phiền muộn, đau khổ trong ḷng. Có lẽ chỉ có bà Bội Hoàn mới làm được việc đó ; vừa có khả năng tài chính, vừa có ḷng nhân ái, vừa có máu nghệ sĩ. Tôi cảm thấy vui vui trong ḷng và tự hứa với chính ḿnh sẽ cố gắng giúp bà với tài mọn sẵn có của ḿnh – một kiến trúc sư lỡ thời.

 

* * *

Biệt thự màu hồng nằm ngay dưới chân núi Ngự B́nh. Chủ nhân là bà Huyền Tôn Nữ Bội Hoàn, một người làm thơ, một họa sĩ. Bà đă trở về và sống hẳn ở Huế sau bao năm xa cách. Bà chọn vùng núi Ngự B́nh làm nơi dừng chân để giữ lại tất cả những kỷ niệm đẹp đầu đời của bà và họa sĩ Cung Trầm. Ngự B́nh, một thời để yêu, một thời để nhớ và măi hoài mộng mơ với cuộc t́nh vĩnh cửu. Đó là tâm t́nh của bà Bội Hoàn …

Say sưa trước giá vẽ nên bà không biết tôi đă vào trong nhà. Đây là lần thứ hai tôi ghé biệt thự Bội Hoàn để thăm bà sau lần dự khánh thành rất đông vui với chương tŕnh thơ, nhạc và ẩm thực của cả ba miền đất nước với lời lư giải rất duyên dáng của bà. “ Anh Trầm sinh ở miền Bắc, tôi sinh ở miền Trung c̣n cháu Bội Ngọc sinh ở miền Nam “. Bà nói, ngày ấy v́ thai yếu bà phải về sống ở Sài G̣n và sinh Bội Ngọc cho nên bà muốn ba miền của đất nước phải luôn gắn bó cùng bà; đồng thời bà cũng muốn giới thiệu đôi nét văn hóa ẩm thực độc đáo của cả ba miền. Tôi đứng lặng lẽ sau lưng bà Bội Hoàn, chiêm ngưỡng nét cọ của bà đưa lên kéo xuống nhịp nhàng trên bức tranh bà đang vẽ cảnh hoàng hôn trên núi. Một mảng nắng cuối cùng yếu ớt phủ dần trên triền núi nhuộm vàng đồi thông; xa xa mây vội vàng gọi nhau trốn nắng. Tôi ngỡ ngàng nh́n cảnh chiều vàng trong tranh.

Bên cửa sổ, bà Thể Lan đang đọc sách, nh́n thấy tôi, vội vàng bà rời bàn vui mừng reo lên:

“ A, anh Huy, đă lâu rồi không thấy anh xuất hiện. Giang hồ, lăng tử ở đâu. Mời anh ngồi, mời anh “.

Bà Bội Hoàn giật ḿnh rời giá vẽ :

“ Lâu lắm không gặp nhau. Sao, em có ǵ vui không “.

Tôi nhún vai:

"Em có ǵ vui đâu. Lang thang sĩ mà chị."

Cả ba chị em cùng cười. Tôi đưa mắt nh́n lên cầu thang thầm hỏi bà Bội Hoàn, biệt thự có bao nhiêu bà cùng ở. Hiểu được ư tôi bà cười vui, nét duyên vẫn phảng phất trên gương mặt đài các. Bà dịu giọng :

“ Nhà ta đến hôm nay có tất cả mười chị rồi em ơi. Vui lắm “.

Rồi bà thao thao bất tuyệt, một điều rất lạ và hiếm có ở bà.

" Em biết không, chị là hội trưởng hội bà trẻ cô đơn nhưng không cô đơn, Thể Lan là hội phó. Tụi chị tự phong chức cho nhau ( bà cười thật tươi ), c̣n lại là hội viên. Ngoài ra c̣n có hai người giúp việc nhà, nấu ăn, một người chăm sóc vườn lan, một bảo vệ mà tất cả đều là nữ."

Bà Bội Hoàn đứng dậy đến gần căn pḥng bên cạnh đưa tay nhấn nút chuông. Năm phút sau, từ thang lầu tỏa xuống “ bát cô nương “ ăn mặc gọn gàng, trẻ trung, thanh thoát. Tôi nhủ thầm, gươm lạc giữa “ rừng hoa " mà là “ hoa luống tuổi “. Nghe được, có lẽ bà buồn và giận lắm.

Trên bộ bàn ghế trường kỷ xưa có cẩn xa cừ hoa văn rất đẹp, mười bà đă yên vị. Bà Bội Hoàn thong thả giới thiệu với tôi từng người, bà nào cũng khoảng từ năm mươi tuổi trở lên và có các tên thật hay, tôi nhẩm trong ḷng từng tên một ; ngoài bà Bội Hoàn và Thể Lan c̣n có các bà Lĩnh Cơ, Lăm Thúy, Bát Nhă, Cát Dung, Mạc Thủy, La khê, Túy Ngọc, Mẫu Nghi. Tôi lịch sự chào các bà rồi quay sang hỏi vui bà Bội Hoàn. Không hiểu chị Hoàn có tuyển tên không mà tên của chị nào cũng đẹp, cũng sang, rất hay và lạ. Bà Bội Hoàn mỉm cười :

“ Với Bội Hoàn th́ tự nhiên cái ǵ cũng hay hay, cũng thơ thơ, cũng xinh xinh, cũng đẹp cả mà em “.

Một tràng cười của các bà rộn ră vang lên phá tan cảnh chiều êm đềm của vùng núi Ngự. Thời gian như chậm lại, không gian trầm lắng, nhạc thông chiều ru hồn người vào cơn mơ lăng đăng khói mây. Bà Bội Hoàn đang say sưa thực hiện một kế hoạch là lạ, hay và hiếm có trong thực tế cuộc đời. Giọng nói bà nhẹ, êm và thật ngọt ngào như khát vọng an nhiên của bà :

“ Sáng mai, 8 giờ các chị tập trung ở pḥng đọc sách nghe tôi đọc chương 1 cuốn Phương Pháp Dưỡng Sinh của Bác Sĩ Nguyễn Văn Hưởng và Bác Sĩ Huỳnh Uyển Liên. Sau đó các chị sinh hoạt tự do, chuẩn bị cho buổi đọc thơ tối nay, mỗi chị một bài, tập đọc giọng diễn cảm cho thật hay đó nghe. Chị La Khê ngâm thơ được th́ ngâm cho hai bài, tùy ư chị chọn “.

Quay sang tôi:

“ Tối mai mời em lên đây nghe tụi chị đọc thơ “.

Tôi trầm ngâm. "Em đi cùng một người bạn nữa được không chi."

 “ Ô, thế th́ vui lắm “ …

Từ giă biệt thự Bội Hoàn th́ trời đă tối, tôi vừa đạp xe vừa nghĩ miên man đến nếp sinh hoạt dễ thương, quí phái của thập cô nương trong cuộc sống yên vui, êm ả lần theo tuổi hạc của các bà.

 

***

 

Bội Hoàn một ḿnh lặng lẽ trong pḥng trưng bày tranh của chồng, dấu tích nghệ thuật một thời của họa sĩ Cung Trầm. Bên chiếc đàn Piano cổ sang trọng, tay bà lướt nhẹ trên phím đàn dịu dàng, khoan thai, say đắm. Nhạc khúc Sérénata d́u dặt, réo rắt ru hồn người vào cơi mơ xa. Bất chợt những giọt nước mắt thánh thót rơi trên phím đàn, Bội Hoàn ngậm ngùi uống hết những giọt đắng vào ḷng. Một thuở t́nh yêu lên ngôi đă đi qua. Một họa sĩ tài hoa, một người anh, một người bạn, một người t́nh có đôi mắt nâu vời vợi đắm đuối, một người chồng lư tưởng tuyệt vời thế mà bỗng chốc ta mất đi tất cả. Ôi những tháng ngày màu hồng anh đă đưa ta băng qua vườn t́nh đầy hoa mộng nơi đó có trời mây, trăng thơ cuồn cuộn khói mây ; những buổi dạ tiệc tranh lung linh sắc màu cùng bạn bè, mỗi người mỗi vẻ thoát tục thổi hồn thơ lăng mạn vào tranh khác với bức tranh đời. Bức tranh đời th́ được vẽ lên lúc b́nh yên, lúc như mây nỗi và mỗi người nh́n đời, chấp nhận thực tế cuộc đời theo một cách riêng không ai giống ai. Cảm xúc đổi thay khi đón nhận niềm vui, lúc khổ đau và cả khi chia tay nỗi buồn …

Nắng trong vườn xôn xao, lan nở đầy khoe sắc, mỏng manh, đài các. Một nhánh lan hồng nhảy múa dưới nắng vàng mê hoặc hồn người. Đưa tay vuốt nhẹ mi mắt, Bội Hoàn rời đàn bước ra vườn, đến bên gị lan Dă Hạc thầm th́ : “ Anh ơi, ngày ấy anh đến với em cùng gị lan Dă Hạc. Nắng reo vui vờn chân anh đồng lơa. Em nh́n anh bằng đôi mắt biết cười. Thế là anh hiểu nhầm em chấp nhận. Để rồi sau đó phải lao đao v́ em “. Bội Hoàn, mắt sáng lên nh́n chồng đang nheo mắt đưa t́nh cùng ḿnh trong lần đầu gặp gỡ. “ Em mảnh mai như nhành lan “.

 

***
 

Đêm Ngự B́nh, đó là đêm thơ, nhạc ở Biệt thự Bội Hoàn. Đêm nay, bà Bội Hoàn thật đẹp, trang nhă và rất Huế trong chiếc áo dài lụa màu khói hương và ai đó đă gắn lên ngực áo bà nhánh lan Dă Hạc e ấp, sang trọng. Bà say sưa giới thiệu chương tŕnh thơ, nhạc và đặc biệt đêm nay có cả phần khai mạc pḥng tranh Hoàn Trầm. Tiếng bà nhẹ và rất trong :

“ Tiếp tục sự nghiệp hội họa của anh Cung Trầm, Bội Hoàn đă cầm cọ sau một thời gian dài t́m hiểu, khám phá thế giới hội họa, từng tác phẩm được ra đời với sự giúp đỡ tận t́nh của nhóm họa sĩ đàn anh. Hôm nay Bội Hoàn xin được tŕnh làng …”.

Sau phần giới thiệu bà Bội Hoàn mở đầu đêm Ngự B́nh bằng một bài thơ t́nh rất duyên :

Biển xanh như người t́nh

Ta nằm cùng băi cát

Thư em không gửi được

Đành xếp giấy làm thuyền

Sợ gió đưa mù tít

Ta buộc sợi t́nh xanh … “ ( 2 )

Xúc động, truyền cảm, lôi cuốn :

…. “ Ta xếp giấy thả thuyền ngơ ngác

Nghe trong ta tan vỡ một ngày “ ( 3 )

Bài thơ chấm dứt nhưng âm điệu của bài thơ với giọng đọc mượt mà của bà Bội Hoàn đă làm cho mọi người bâng khuâng giữa không gian yên ắng, trầm mặc của đêm Ngự B́nh.

“ T́nh – Thơ “ đó là t́nh yêu và nỗi nhớ sâu thẳm trong tâm thức của bà Bội Hoàn, một bạn thơ có tấm ḷng nhân hậu và hồn thơ tim tím nét sầu vương.
 

BÙI KIM CHI

 

(1) Thơ Huỳnh Văn Dung (Rất Huế)

(2) (3) : Thơ Phan Như (Sóng vỗ mạn đời)
 

 

art2all. net