HƯƠNG SẮC NGỰ MAI
Xuân đă về. Về thật rồi. Lặng ngắm mai Đồng Nai rộn ră vươn cành, khoe sắc tôi ngậm ngùi nhớ mai Huế. Người Huế từ xưa đă có thú chơi mai. Thú thưởng mai bắt đầu từ Hoàng cung Huế sau ra đến nhà vườn của quan lại vương giă trong triều… Huế có một loại mai rất thơm, độc, lạ - mùi hương đặc trưng; giống mai quí và rất hiếm này được vua “tôn vinh”, thưởng lăm trong dịp Tết Nguyên Đán hằng năm - Ngự Mai. Mai ngự là “nữ hoàng” của tất cả các loại mai có ở Huế ngày xưa như Thủy Xuân, Hoàng Mai, Bạch Mai, Tứ Quí Mai… Thủy Xuân là hoa mai rừng, do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nắng khắc nghiệt của Huế nên thân mai gầy guộc, nh́n không bắt mắt; thế nhưng cứ Xuân về, Tết đến, có năm mưa lạnh, Thủy Xuân vẫn vươn cành bung hoa 5 cánh rời và mỏng, mùi hương thoảng nhẹ; khoe sắc vàng tươi với thân cây căng đầy nhựa sống. Thế mới biết sức chịu đựng của Thủy Xuân. Hoàng Mai hương thơm hơn Thủy Xuân, cũng nở 5 cánh, thi thoảng có 6 cánh. Ngày xưa, gia đ́nh nào có Hoàng Mai nở 6 hoặc hiếm lắm là 7 cánh vàng tươi là gia đ́nh đó mừng vui - một năm an lành, yên vui, hạnh phúc, phước, lộc đă “gơ cửa” nhà. Ngày nay, do cách chăm bón hoa của nhà vườn, Hoàng Mai đặc biệt có cây bung 8 cánh. Hoàng mai đẹp, sắc vàng tươi, tượng trưng cho mùa xuân và không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt (miền trung và nam có mai vàng), riêng miền bắc có hoa Đào. Bạch Mai màu trắng, cánh nhỏ , rất xinh cũng nở vào dịp Tết như Hoàng Mai nhưng người Huế không chuộng Bạch Mai để chưng trong ngày Tết. Tứ Quí Mai là mai Tứ Thời bung hoa suốt bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và cho lá quanh năm. Hoa cũng màu vàng, xinh xắn, cánh mỏng, nụ hoa màu nâu nhạt. Khi hoa tàn, đài hoa ngả màu đỏ sẩm. Ngắm mai Tứ Quí trong vườn nhà, ḷng người cảm thấy vui, thanh thản và cảm nhận như hương vị Tết đang quẩn quanh đâu đây. Đặc biệt, Ngự Mai - giống mai “Nữ Hoàng”, rất hiếm; ngày xưa rất ít người dân trồng. Trồng Ngự Mai, phải có tấm ḷng, một ḷng một dạ với Ngự Mai, phải bỏ rất nhiều công sức, chăm bón cây chu đáo giúp Ngự Mai cho hoa đúng hạn, đẹp, sắc sảo, độc đáo để tiến cung vào dịp tết Nguyên Đán. V́ thế Ngự Mai ngày xưa chỉ có ở cung đ́nh. Mai Ngự tiến vua phải có đủ ba yếu tố “Cổ - Kỳ - Mỹ”. Cổ là cây mai lâu năm, in dấu ấn thời gian thể hiện sự chăm hoa đặc biệt của người trồng. Kỳ là kỳ thú, độc đáo tạo điểm nhấn cho người thưởng mai. Mỹ là cây mai đẹp sắc sảo nhưng phải hài ḥa thể hiện sự trang nhă, quí phái. Ngự Mai khoác lên ḿnh chiếc áo vàng tươi, đẹp, độc đáo, trang nhă, cao sang - nét đẹp huyền bí của tạo hóa ban riêng cho Ngự Mai rất hợp với khung cảnh hoàng gia. Ở cung đ́nh ngày xưa, khi được ngắm Mai Ngự các quan triều Nguyễn c̣n gọi Ngự Mai bằng một tên khác nữa - Mai Vương Giă, bởi vẻ sang trọng, quí phái của hoa. Ngự Mai rất thơm, mùi hương đặc trưng, quyến rũ khách thưởng hoa. Hoa có 5 cánh, tṛn đầy, mảnh và mỏng như lụa. Khi nở, cánh hoa khít lại, tựa vào nhau e ấp, kín đáo. Đặc biệt nụ mai có màu vàng, to đầy, căng bóng, lá dài, nhỏ, màu xanh biếc, ŕa lá có h́nh răng cưa. Sau này, do cách tạo giống, dưới bàn tay khéo léo của nhà vườn Mai Ngự có 6, đặc biệt có cây 7 cánh và lá có màu xanh ngọc, non tơ, mơn mởn đẹp mắt. Dưới nắng xuân, vườn ngự của hoàng cung lấp lánh bởi những cây Ngự Mai khoe nụ vàng, bung hoa tuyệt sắc. Với vẻ đẹp toàn mỹ từ sắc hương đến thân, cành, lá, Ngự Mai dạo chơi thanh thoát trong vườn xuân như một tiểu thư “cành Vàng lá Ngọc” giữa muôn ngàn hoa lá xôn xao khi chúa xuân về. Đẹp và lăng mạn vô cùng. Cũng từ đó, Ngự Mai c̣n có tên “Cành Vàng Lá Ngọc”… Vẫn biết đây là giống mai vàng rất quí và hiếm, ngày xưa chỉ có ở hoàng cung; nhưng nay một số rất ít vườn cổ ở Huế c̣n lưu giữ được giống Ngự Mai, chủ vườn đă bỏ rất nhiều công sức chăm sóc và nếu bán th́ giá thành rất cao. Cũng có vườn xưa trồng được Mai Ngự nhưng theo truyền thống của ḍng dơi quan lại quí tộc, gia đ́nh quí phái của Huế; chủ nhân đă bí mật không muốn trưng bày cho người khác biết, chỉ để dành riêng cho người trong gia đ́nh cùng nhau thưởng lăm trong dịp Xuân về Tết đến. Đây là cách chơi mai truyền thống của người Huế xưa c̣n giữ lại được của chủ nhân một vườn cổ ngày nay. Đó là thú chơi mai tao nhă, sang trọng , quí phái phù hợp với “cung cách” và “dáng vẻ” rất “thần” của Ngự Mai ngày xưa. Ngày nay, tên mai “Vương Giă”, mai “Lá ngọc cành vàng” không c̣n nữa, chỉ c̣n lưu tên Ngự Mai hoặc Mai Ngự. Nghe cũng rất cao sang. Tôi đă từng được nghe lời tâm t́nh của một chủ nhân vườn cổ Huế với một anh chủ trẻ nhưng “mê” ngắm và thưởng mai Huế để rồi anh đă bỏ tất cả để “theo” mai… “Chơi mai đúng nghĩa của cổ nhân, khi thưởng mai phải tập trung tâm hồn để đạt đến - Cảnh giới nghệ thuật - th́ người thưởng mai mới cảm nhận được bóng dáng của tâm hồn ḿnh qua dáng đẹp và đài các của hoa; biểu hiện từ thân – cành – lá – hoa. Khi ấy, tâm hồn ḿnh như đang ch́m đắm trước vẻ đẹp “diệu ḱ” của một mỹ nhân. Để rồi…tâm hồn ḿnh - thăng hoa”. Tôi thật sự ngưỡng mộ chủ vườn cổ - một người có tâm hồn nghệ thuật cao siêu, riêng dành tặng cho những người “yêu” mai và “người ấy” cũng có những rung cảm tâm hồn đặc biệt như chủ nhân vườn cổ của Huế. Ngày xưa, Tết đến con người cảm nhận được rất rơ sự thiêng liêng của trời đất… Xuân về, nhả lộc khắp nơi cuộn vào không gian, lăng đăng trong không khí Tết với màu mai vàng tươi của Mai Ngự ở cung đ́nh và Hoàng Mai của người dân dă xứ Huế. Thế rồi, qua “mùng” - mùng ba, Ngự Mai từ từ thả cánh, đài hoa chuyển màu hồng đỏ… Thời gian Xuân sắc của Mai Ngự đă qua.
Bùi Kim Chi
|