KHOẢNH KHẮC HAI TRƯỜNG

Trời cuối thu. Rất đẹp. Lá phượng vàng
bay đầy đường. Tôi đang trong tâm trạng náo nức của một thoáng hương xưa với con
đường Bộ Học (nay là Hàn Thuyên) của một thời mà thời gian này thuở ấy tôi đă
cắp sách đến trường. Thời con gái của tôi thênh thang trở về với “cặp sách, nón
lá, tóc xỏa ngang vai, đạp xe đạp …” Mắt rưng rưng.. để rồi..
Từ ngôi nhà với vườn xưa đầy hoa lá ở đường Bộ Học, tôi mượn xe đạp, đạp ra cửa
Thượng Tứ, qua cầu Trường Tiền, quẹo phải xuống đường Lê Lợi. Lang thang một
ḿnh mong t́m lại một chút cảm giác đáng yêu của ngày ấy - ngày tôi là nữ sinh
Đồng Khánh. Con đường học tṛ nhộn nhịp hơn xưa. Hai bên đường cây xanh rợp lá
xôn xao trong nắng “đợi bóng t́nh nhân” vẫn dễ thương như độ nào. Con đường áo
lụa nên thơ, duyên dáng ; con đường áo trắng quần tây xanh dáng thư sinh điềm
đạm đang vờn quanh tôi. Xao xuyến. Rạo rực. Đạp xe gần đến trường xưa - ngôi
trường hồng con gái nổi tiếng một thời. Tim tôi rộn ră. Đây là “Trường em” -
Đồng Khánh, trường tôi. Cổng trường duyên dáng hiện ra. Trong phút chốc ḷng tôi
bỗng chựng lại. Nơi mà ngày xưa chỉ dành riêng cho giáo sư và khách ra vào th́
nay học tṛ con trai, con gái với quần tây, áo chemise trắng lao xao đạp xe ra
vào. Cảm giác xót xa chợt đến. Ôi, con trai cũng vào học trường của ḿnh. Giật
ḿnh bởi như có tiếng ai đó đang khúc khích cười vọng lại từ xa… “Ui cha, dị
chưa tề. Trường chi của mi ?”. Tiếng vọng chợt đến, chợt đi. Tôi mỉm cười, bẻn
lẻn. Ừ. Trường chi của ḿnh hè ! Nhưng mà … không, con gái tụi ḿnh ngày ấy vẫn
thường hănh diện và có ư nghĩ như rứa : Trường của ḿnh. Cứ được vào học trường
Đồng Khánh là Trường của ḿnh. “Trường của ḿnh”. Nghe dễ thương chi lạ. Tôi
ngừng xe. Mắt hướng vào trường. Đôi mắt buồn xa xăm của một “thiếu nữ lớn tuổi”
đă trên lục tuần. Đứng nh́n trường xưa mà ḷng buồn rười rượi. Đảo mắt t́m một
tà áo dài trắng học tṛ. Không có. Tuyệt nhiên không. Con trai, con gái quần tây,
áo chemise trắng qua lại trên những con đường nhỏ trong sân trường. Nét duyên,
nét thơ, đằm thắm, dịu dàng của con gái Đồng Khánh dưới nắng sân trường đă mất.
Mất thật rồi. Ngậm ngùi, nuối tiếc. Ôi ! Trường em - Đồng Khánh của tôi.
Sát với Trường em là con đường nhỏ yên ắng, Nguyễn Trường Tộ - giới hạn với
Trường anh, Quốc Học. Anh và em chỉ cách nhau một con đường. Con đường nho nhỏ,
dễ thương dành riêng cho con gái Đồng Khánh nghỉ chân trước giờ trường mở cổng.
Đường th́ của chung nhưng ngày ấy không có bóng dáng của một anh Quốc Học nào
dám bước chân đi vào “khoảng trời riêng của em”. Tôi từ từ đạp xe đi vào khoảng
trời riêng của ḿnh ngày xưa và nhớ về ngày ấy… Dễ thương nhất vẫn là những giây
phút đợi giờ cổng trường mở. Nghỉ hai giờ đầu. Học hai giờ sau. Các nàng thường
đi học sớm, đứng dọc hai bên lề đường, dưới bóng cây xanh. Nón nhấp nhô. Áo
trắng bay nhẹ dưới nắng sáng, nắng chiều. Kín đáo nh́n nhau. “Con gái ngắm con
gái”. Vẫn là một cái thú riêng của nữ sinh Đồng Khánh. Tôi thường đứng cặp khi
th́ Bùi Hồng Xuân, khi th́ Trần Bích Hà to to, nhỏ nhỏ. Bích hà, nước da trắng
hồng, xinh xinh, tinh nghịch, nhí nhảnh rất dễ thương. Hà là tầm ngắm của các
anh Y khoa Huế và Pilot - một thời sáng giá của thập niên 60. Hồng Xuân đẹp, có
duyên với chiếc răng khểnh. Mắt nâu đa t́nh, thu hút người nh́n. Những mẫu
chuyện bên lề đường Nguyễn Trường Tộ của chúng tôi bao giờ cũng rộn ră : “Chiều
ni, được nghỉ học một giờ sau về Tây Thượng ăn bánh bèo nghe”. “Ừ. Chiều ni ḿnh
ăn mười chén”. Hồng Xuân nheo mắt nh́n tôi với nụ cười thật duyên. Bích Hà chen
vào : “Ḿnh sẽ ăn mười lăm chén. Chồng chén của ḿnh sẽ cao hơn chồng chén của
ấy”. “Ừ. Có sức th́ cứ ăn. Chiều ni ḿnh đải”. Tôi nói. Hồng Xuân đánh nhẹ vào
tay tôi : “Ê, ấy nh́n Lâm Kim Cúc xinh chưa tề”. “Ừ. Đẹp. Mà ấy cũng đẹp lắm !”.
“Ḿnh đẹp mà không ai nh́n”. Cười. “Không, cũng có nhiều người nh́n ấy lắm đó.
Chẳng hạn như Bích Hà và ḿnh đây”. Cả ba đứa cùng cười…
Qua khỏi giới hạn với Trường em là Quốc Học - Trường Anh. Tôi dừng xe trước cổng
trường anh. Trường anh bề thế, vững chải. Cũng màu hồng như trường em nhưng sậm
màu hơn và Quốc Học rất đổi đàn ông. Tôi đạp xe thêm một đoạn ngắn dọc đường Lê
Lợi và đi vào con đường bên hông trường Quốc Học - đường Phan Bội Châu. Con
đường này có cổng phụ dành cho các anh Quốc Học ra vào trường. “Khoảng trời
riêng của anh”. Con đường mà ngày xưa các em Đồng Khánh không bao giờ dám bước
chân vào. Nay, tôi đàng hoàng đi vào con đường ấy mà không “sợ”, không “dị” chi
cả. Đúng 46 năm tôi rời trường Đồng Khánh ở lứa tuổi biết yêu, biết sợ, biết dị
… Đứng nh́n cổng ra vào dành cho học sinh Quốc Học, tôi thật sự bàng hoàng khi
trước mắt tôi, học tṛ Quốc Học con trai, con gái đang nối đuôi nhau người đi
vào, kẻ đi ra. Nữ sinh quần tây có, áo dài trắng có, tay áo xăn lên đến khuỷu
tay, vạt áo quấn quanh người đang đạp xe ra khỏi trường. Một nữ sinh áo dài
trắng đàng hoàng đứng bên lề sát cổng trường đợi người thân đến đón. Hai tà áo
bay trong gió. Mắt tôi bỗng sáng lên. Tim rạo rực. Nhưng … cô nàng đầu trần, tóc
demi-garcon, vai đeo túi xách màu đỏ đựng sách vở. Lạ quá ! Học tṛ con gái cũng
học trường Quốc Học, học tṛ con trai cũng học trường Đồng Khánh. Tôi bùi ngùi,
thương cảm và tiếc thầm. Giá như cô gái này có đầu tóc xỏa ngang vai với chiếc
nón nghiêng che theo chiều nắng và cặp sách trên tay th́ duyên dáng, đằm thắm,
dễ thương biết chừng nào - h́nh ảnh đặc trưng của nữ sinh Đồng Khánh một thời.
Tôi bỗng nhớ ngày xưa, khoảng gần cuối thế kỷ 50, trường nữ Trung học Đồng Khánh
chưa có lớp Đệ Nhất, các chị Đồng Khánh phải qua học nhờ ở Trường anh - Quốc Học
nhưng các chị vẫn áo dài trắng, nón lá cặp sách duyên dáng, mềm mại vô cùng. Học
nhờ ở Trường anh đến năm 1963, trường Đồng Khánh mở được lớp Đệ Nhất với đầy đủ
các ban A, B, C th́ cảnh học nhờ của các chị không c̣n. “Anh không c̣n cưu mang
em nữa”. Nghe mà dễ thương quá !...
Tôi đang đứng trầm ngâm giữa khung trời mùa thu xứ Huế mà bùi ngùi thầm tiếc về
ngôi trường nữ và ngôi trường nam nổi tiếng một thời. Hai ngôi trường đẹp bên bờ
sông Hương, có bề dày lịch sử và lớn nhất của Huế. Trong nỗi niềm nuối tiếc đó
tôi mong Huế sẽ phục hồi lại được một ngôi trường nam, một ngôi trường nữ như
xưa “Ngày ấy. Hôm nay. Măi măi”…
Mùa thu Huế vẫn c̣n đây với gió nhẹ, lá vàng bay. Con đường học tṛ vẫn duyên
dáng với hai hàng cây có lá xanh um chụm đầu th́ thầm bên nhau nhưng nét Huế
trong học tṛ như nữ sinh Đồng Khánh, nam sinh Quốc Học ngày xưa đă không c̣n.
Huế ơi ! Tiếc quá đi thôi. Tôi cũng như bất cứ người Huế nào của một thời đă
từng học ở hai trường Quốc Học và Đồng Khánh khi xa Huế đều nhớ thưở học tṛ
dưới hai mái trường nữ và nam xinh, duyên và đẹp của Huế mà chúng tôi vẫn gọi
một cách tŕu mến và lăng mạn là “Trường anh - Trường em”.
Ơi ! Huế của một thời.
chân trần
art2all. net