MÁI TRƯỜNG BÊN BỜ SÔNG HƯƠNG
Chị trở lại “Mái trường bên bờ sông Hương” vào một ngày cuối thu. Mây trắng, mây màu khói hương bàng bạc khắp trời. Một cảm giác nhẹ nhàng len vào hồn, chị xúc động thật sự. Môi chị mấp máy : Đại học Sư phạm ơi … Bạn bè thân yêu ơi ! Chị mỉm cười, dễ thương, đáng yêu như ngày nào chị c̣n là cô sinh viên sư phạm nho nhỏ, xinh xinh của lớp Việt - Hán. Chị đó - người đă từng làm điêu đứng anh sinh viên Y khoa Huế với những lần bạn bè trong lớp tinh nghịch đă dấu kỹ chị trong pḥng học khi anh đến trường đón chị sau những chiều tan học. Chị lại mỉm cười, nụ cười của một thiếu nữ lớn tuổi nhưng vẫn c̣n duyên. Cổng trường Đại học Sư phạm Huế thân thương, đằm thắm hiện ra trước mắt chị. Hạnh phúc bỗng ùa về với những tháng ngày chị sống dưới mái trường xưa bên cạnh t́nh cảm đầy ăm ắp của bạn bè, thầy cô và nhất là những ngày đi thực tập làm cô giáo ở trường Quốc Học, Đồng Khánh vừa vui vui, vừa thích thích, nao nức và lo lắng trong ḷng … … Ngày ấy, B́nh Minh là một cô sinh viên hiền lành, dịu dàng, e ấp, kín đáo. Chính vẻ đẹp dễ thương đó mà B́nh Minh đă cuốn hút t́nh cảm của nhiều người. Nàng hay đứng thẫn thờ trước hành lang của pḥng học nh́n nắng chiều trải dài trên sông, trên những băi cỏ trong sân trường với không gian rộn ră tiếng người, xôn xao màu sắc lấp lánh của những tà áo dài con gái vờn theo nắng điệu đàng. Con gái Sư phạm - hàng mẫu. T́nh yêu đến sớm. Năm thứ hai, B́nh Minh có người yêu. Dấu măi cũng không qua mặt được các bạn trong lớp. Thế là … “Chào anh. B́nh Minh vừa về đó anh”. Lệ Dung tỉnh bơ bước xuống từng bậc cấp của trường Đại học Sư phạm, vừa đi vừa nói với anh ấy. Sau lưng Dung là Diệu Liễu lấm la lấm lét nh́n anh với vẻ ái ngại. Anh lịch sự gật đầu chào Lệ Dung rồi quay xe trở ra. Đợi cho chiếc xe SS đen rời khỏi cổng trường, Lệ Dung mới vội vàng quay trở lại pḥng học. “Ê, tụi bây ! Cho B́nh Minh ra. Anh ấy về rồi. Các bạn phục ḿnh chưa ? Ḿnh nói là anh ấy tin ngay”. B́nh Minh vội vàng lấy nón, yểu điệu thục nữ với chiếc nón bài thơ đội nghiêng trên đầu - duyên dáng dễ sợ. Thế là cả nhóm sáu đứa Liên Thi, Hoàng Thương, Chân Tú, Lệ Dung, Diệu Liễu và B́nh Minh cùng nhau rời trường. Tất cả không ai bảo ai cứ thế lần lượt kẻ trước, người sau đi thẳng dọc theo đường Lê Lợi. Con đường đẹp có hai hàng cây giao nhau t́nh tự. Cả nhóm vẫn thường nói “Con đường có lá thầm th́ uống hết những giọt buồn của nhau”. Rồi cả bầy con gái sư phạm dừng chân ở tủ bánh trước cổng Centre Culturel Francais, mua bánh Pâté - Chaud sau đó đi lang thang lên vườn hoa trước cổng trường Đồng Khánh. “Chiều nay B́nh Minh được giải phóng tụi bây ơi !”. Hoàng Thương vừa nói vừa đưa mắt nh́n bạn ḍ xét. B́nh Minh tâm trạng không được thoải mái cho lắm nhưng cũng ham vui không kém các bạn : “Tau thích đi măi đi hoài như ri. Nhưng vừa đi vừa ăn bánh Pâté - Chaud th́ tuyệt hơn là để đến vườn hoa, bánh sẽ nguội mất ngon”. “Ư kiến hay”. Lệ Dung nhanh nhẩu chen vào. Thế là tất cả vừa đi vừa ăn bánh (Ăn bánh mà đứa mô cũng làm điệu để che dấu chuyện con gái ăn hàng dọc đường). Đây là loại bánh nóng mà sinh viên Huế thích ăn vào buổi chiều. Nhất là vào những chiều chớm đông, gió lành lạnh. Lên đến bến đ̣ Thừa Phủ. Gió Sông Hương lồng lộng. B́nh Minh ngước mắt nh́n trời. Trời trong và rất xanh. Gió sông mơn trớn da mặt tạo cho nàng cảm giác dễ chịu với mái tóc dài tỏa hương bồ kết tung bay vô trật tự trong gió. Nàng cười, say sưa nh́n các bạn . Người nào cũng đẹp, cũng dễ thương, thùy mị trong các màu áo dài truyền thống của Huế đầu thập niên 70. Lụa tơ tằm màu trắng ngà, vàng mơ, xanh lục, hồng nhạt, tím than. Áo không chít eo, cổ áo hai phân rưỡi. Các bạn xinh quá, đẹp quá, hồn nhiên và duyên dáng quá… Con gái sư phạm - hàng mẫu vô giá (tự tin ghê). Liên Thi đẹp nhất trong nhóm với biệt danh Tây Thi, nước da ngăm ngăm, mắt sâu đen, lông mi ngắn nhưng rất cong, miệng hay cười chúm chím rất chi là xinh. Duyên dáng Huế tiếp theo là Hoàng Thương, người đẹp liêu trai với suối tóc dài xỏa đến eo, kín đáo ôm cả khoảng lưng con gái, dáng người ẻo lă. Người có duyên ngầm với giọng nói nhỏ nhẹ dễ thương nhất là Chân Tú, hay hờn dỗi nhưng rất đáng yêu. Tú hát hay nhưng không hay hát v́ “dị” . Nhanh nhẹn nhưng rất nhơng nhẽo là Lệ Dung. Cô nàng là con út trong một gia đ́nh có nhiều chị gái nên hay mè nheo và làm nũng kể cả với bạn bè. Chỉ có Diệu Liễu mới chịu khó ch́u Lệ Dung tuyệt đối. Huế thứ thiệt là Diệu Liễu đằm thắm, dịu dàng, ít nói rất hay sợ làm mất ḷng các bạn. Diệu Liễu ăn mặc chải chuốc, tóc uốn cao trông có vẻ đài các, rất nhiệt t́nh với bạn bè. B́nh Minh ăn mặc giản dị, luôn là áo dài lụa trắng ngà, đầu đội nón lá nghiêng nghiêng tạo một nét rất riêng của B́nh Minh. Nàng là trung tâm điểm để các bạn bàn tán mỗi khi rủ nhau đi chơi mà B́nh Minh không dứt khoát v́ chưa trao đổi cùng anh ấy. Đi chơi với các bạn đối với B́nh Minh là rất hiếm hoi v́ bên cạnh B́nh Minh bao giờ cũng có “người ấy”. “Chiều nay, răng không thấy anh Lê Tư của em Liên Thi đi học”. Liên Thi đưa mắt nguưt Lệ Dung một cái rồi nói : “Thôi, tau không giỡn mô à nghe”. “Không Lê Tư th́ anh Mậu Minh cũng được hí !”. B́nh Minh vừa nói vừa cười. Lớp Việt - Hán có hai anh con trai rất hiền so với các bạn trai trong lớp là anh Lê Tư và anh Lê Mậu Minh. Nguyễn Khoa Diệu Huyền là người hay khơi chuyện với hai anh. Không có Diệu Huyền là hai anh khó sống với các bạn gái trong lớp. Lê Tư c̣n ít nói hơn cả Mậu Minh, tính t́nh hiền lành. Lệ Dung hay ghẹo anh : “Lê Tư sao ngồi im vậy. Nói chuyện cho vui đi. Chỉ có Mậu Minh mới đủ sức nói chuyện với Lê Tư chắc ?”. Bao giờ cũng thế, anh Tư im lặng và nh́n sang chỗ khác. Những lúc như thế anh Minh mỉm cười rồi cũng như anh Tư. Diệu Huyền xuất hiện đúng lúc và là vị cứu tinh của cả hai anh. “Trời đẹp quá !”. Chân Tú thỏ thẻ. “Đường ni đẹp nhất Huế đó bây”. “Ai nói?”. “Rứa không đẹp răng chiều mô tụi bây cũng rủ nhau đi lang thang từ trường ḿnh lên trường Đồng Khánh rồi từ Đồng Khánh lên đến Viện Đại học”. Chân Tú nũng nịu trả lời. B́nh Minh dang tay ôm quàng Liên Thi : “ Sắp đi thực tập rồi, tau sợ quá mi ơi! Tau th́ nhỏ con mà mấy đứa học Quốc Học nó cao quá. Tau và mi thực tập ở Quốc Học trước mi sợ không Thi ?”. Cô nàng vừa đi vừa nhẩm bài “Lá rụng” sắp giảng chiều mai … “Chiều cuối thu vàng úa nhuộm màu buồn vô hạn. Một luồng gió lạnh thoảng qua, mấy chiếc lá rụng. Mỗi chiếc lá có một linh hồn riêng, một tâm t́nh riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc lá …”. Bất ngờ chiếc xe SS phanh một cái rẹt sát cạnh B́nh Minh, cô nàng giật thót cả người, tim đập mạnh. Cả nhóm nh́n anh. Ái ngại nhất là Lê Dung. “Vậy là từ chiều đến giờ anh ấy đi t́m B́nh Minh”. Chân Tú, Hoàng Thương, Diệu Liễu, Liên Thi hết nh́n anh lại nh́n B́nh Minh rồi cùng đưa mắt nh́n nhau bối rối. Đây không biết là lần thứ mấy cả nhóm quấy anh. B́nh Minh lặng lẽ lên xe ngồi sau lưng anh. Anh rồ máy xe tung khói và mất hút trong buổi chiều tím của Huế. Dáng của hai người thật đẹp, lăng mạn vô cùng. Đây là một cặp trong những cặp t́nh nhân đẹp của Huế… Cả nhóm đứng ngẩn ngơ nh́n theo hướng xe chạy rồi cùng nh́n nhau mỉm cười tinh nghịch : thoát nạn ! Huế là vậy, có những mối t́nh dễ thương và t́nh bạn đằm thắm, đáng yêu … … Chị bỗng rùng ḿnh bởi làn gió nhẹ chuyển ḿnh từ hướng sông Hương lên. Chị đưa mắt nh́n bao quát trường xưa. Không gian một thuở không c̣n. “Mái trường bên bờ sông Hương”, một thời là tổ ấm thời con gái của chị đối với bạn bè, thầy cô. Chị vẫn rất nhớ thầy Đoàn Khoách “sư phụ” của chị. Giáo sư hướng dẫn lớp Việt - Hán. Một vị giáo sư với tác phong mẫu mực, hiền nhưng nghiêm. Giọng nói của thầy nhỏ nhẹ, đằm thắm đầy t́nh cảm. Vợ của thầy là cô giáo dạy Văn của chị và của đa số các bạn cùng lớp sư phạm. Một cô giáo xinh xắn, linh hoạt, đa tài cũng rất nghiêm trong giảng dạy nhưng tính t́nh hiền lành như thầy - rất thương và quan tâm đến hoàn cảnh của sinh viên, học sinh. Chị nhớ thầy Nguyễn Quới với nụ cười hiền ḥa luôn nở trên môi, rất tươi. Thầy Nguyễn Đức Kiên cao, to, da trắng hồng. Về già thầy đẹp lăo. Thầy Vĩnh Phối, thầy Vơ Văn Thơ, thầy Vương Ngọc Lễ, cô Trần Thị Như Quê … là những giáo sư tận tâm với sinh viên. Chị cúi đầu âm thầm cung kính : “Em xin tri ân quí thầy cô”. Các bạn cùng thời của chị mỗi người mỗi nơi, một số ở nước ngoài, không gặp mặt đầy đủ nhưng vẫn thăm hỏi nhau qua điện thoại, qua email. Thế là hạnh phúc nhất rồi. Hàn Cúc Anh và Trần Thị Kim Quỳ ở Mỹ. Ngày ấy Kim Quỳ đă cùng chị là một cặp đôi trong một vũ điệu diễn ở giảng đường Đại học Khoa học do Viện Đại học Huế tổ chức vào mùa xuân năm 1970. Chị xinh xắn trong vai hoa Snow - Drops, c̣n Kim Quỳ bay bướm trong vai Bướm Xuân. Bất chợt chị nhớ người đẹp Bạch Mai với nụ cười hiền, gương mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng duyên dáng - người có đôi chân đẹp, một thời là thần tượng của các anh sinh viên Huế. Thế là chị đă tốt nghiệp và xa trường đúng 42 năm. Nhanh quá ! Thời gian th́ cứ lặng lẽ trôi mà kỷ niệm th́ vẫn cứ đeo đẳng trong hồn lôi cuốn, mời gọi …
Một chút riêng tư. Chị mơ màng nh́n ḍng Hương thuở c̣n con
gái - một thời đă làm cho Ngự B́nh ướt mềm tương tư. Và ai đó … một thời là sinh
viên Đại học Sư phạm Huế th́ sẽ không thể không có một “khoảng trời riêng” khi
nhớ về trường xưa. Trong khoảng trời riêng đó cũng có thể có “một người” mà ḿnh
tương tư như núi Ngự một thời “đứng nh́n” Sông Hương … Bùi Kim Chi
|