NGUYỄN CHÍ KHAM

 

LỮ QUỲNH, KHÔNG Ở XA

 

Lữ Quỳnh qua nét vẽ Đinh Cường

 

Thị xă Tam Kỳ nằm dọc theo quốc lộ I. Không lớn, nhưng cũng khá nhộn nhịp với mọi sinh hoạt, thường vui nhất vào hai ngày cuối tuần. Có vài ba khách sạn, nhiều cửa hàng buôn bán lớn nhỏ, c̣n quán ăn rải đều dọc theo các khu phố. Và, ở đây, cũng có đến bốn cửa hiệu bán sách báo. Ở ngoài đơn vị mỗi khi được về hậu cứ, tôi dành hết thời gian nghỉ đi chơi phố, t́m vào quán ăn, quán cà phê, rồi chỗ thường dừng bước lâu nhất là ở hiệu sách. Một hiệu sách lớn, bảng hiệu Quang Phú c̣n được coi là địa điểm họp mặt của các giáo chức cùng một số anh em văn nghệ trong tỉnh.

Trước 75, các tạp chí văn học nghệ thuật hầu hết được xuất bản ở Sài G̣n, số độc giả nhiều hơn hết là Bách Khoa, Văn, Văn Học, Thời Tập. Nơi bốn tạp chí này, không chỉ là đất dành riêng cho các nhà văn tên tuổi hay đă có danh tiếng, mà c̣n có sự góp mặt của số đông cây bút trẻ xuất sắc như Y Uyên, Lữ Quỳnh, Trần Hoài Thư, Trần Doăn Nho, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Lệ Uyên, Hồ Minh Dũng, Mường Mán, Thành Tôn, Hạc Thành Hoa, Thái Tú Hạp, Trần Yên Du… Về tôi chỉ làm độc giả, nói cho thật dễ thương ḿnh là người lính rất yêu văn nghệ. Tôi thích đọc loại sáng tác, phổ biến là thơ và truyện ngắn, và thường quan tâm nhiều đến những sáng tác các bạn trẻ cùng trang lứa tuổi với ḿnh.

Những nhà văn trẻ vừa lược kể tên ở trên, tôi vẫn luôn có sự thầm ước là mong được gặp. Tôi cũng nghĩ rằng những người đă có duyên văn nghệ, rất dễ tạo mối thân t́nh trong giao tiếp. Sự t́nh cờ một lần đó đứng ở hiệu sách, tôi được đọc một bài thơ hay của Lữ Qùynh trên tạp chí Bách Khoa. Đọc xong, bỗng dưng tôi nghĩ nhiều đến tác giả, và rất nhớ Huế một thành phố bên ḍng sông, một thành phố của aó trắng muôn thuở, và đó cũng là một thành phố vào muà đông có những ngày mưa rất nhớ và rất buồn.

Tôi ở Tam Kỳ hai năm th́ đổi lên Pleiku. Nơi này, tôi không có người thân, nhưng rất hài ḷng với công việc ḿnh yêu thích, thêm nữa là bạn bè, thân hữu.

Tôi làm việc ở ban Báo Chí. Trong ban này, có một phóng viên rất giỏi, năng động, vừa là nhà thơ, đó là anh Kim Tuấn. Tôi rất mến anh phóng viên, học hỏi được nơi anh những chuyện nghề về công việc làm báo. Vào những lúc rảnh rổi, Kim Tuấn và tôi thường chuyện tṛ về thơ văn, và chính nhờ anh mà tôi biết được hay biết đôi chút về sinh hoạt văn hoá, văn nghệ trong tỉnh Pleiku.

 

Hàng ngồi: Vũ Phan Long, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Ngọc Tuấn.
Hàng đứng: Lữ Quỳnh, Châu Văn Thuận, Đặng Tấn Tới, Tôn thất Bút,
Nguyễn Chí Kham, Phạm Mạnh Hiên, Vơ Chân Cửu.
(Quy Nhơn, Tết 1975)

 

Làm ở ban báo chí, tôi thường phải đi công tác luôn, đề tài là viết về sinh hoạt của mỗi đơn vị. Một lần đó, tôi nhận chuyến công tác về Qui Nhơn, thời gian bảy ngày. Nhân chuyến này, tôi được dịp thăm vợ chồng em gái tôi đang sống ở đây, người chồng dạy học môn Toán ở trường trung học Cường Để.

Thực không ngờ, hiệu trưởng của trường công lập lớn nhất thành phố là nhà văn Nguyễn Mộng Giác mà nhà thơ Kim Tuấn đă biết, vừa quen thân. Để cho tôi có dịp làm quen với giới văn nghệ đang sống trong thành phố này, Kim Tuấn kư tặng sẵn vào một số tập thơ nhờ tôi chuyển giúp.

Người đầu tiên tôi gặp là nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Tôi có chút vui trong ḷng, vừa hănh diện được gặp nhà văn. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác sinh quán ở B́nh Định, tốt nghiệp Đại học sư phạm Huế năm 1963.

Trước ngày trở lên Pleiku, tôi t́m anh Lữ Quỳnh. Nhà anh ở đường Cường Để,cạnh một ngă tư. Nhà ở, gian phiá trước là hiệu sách. Buổi trưa thật yên vắng. Tôi bước vào, như một người khách b́nh thường, trước nhất t́m kiếm vài cuốn sách cần mua để mang đi đường. Hiệu sách không lớn, nhưng thật ngăn nắp, và vẻ mỹ thuật nhờ vào những bức tranh trang trí.

Sau khi có được sách mua, tôi mới bắt đầu vào chuyện. Lữ Quỳnh, nh́n qua dáng vẻ của anh tôi h́nh dung lại bóng dáng của ba tôi thời c̣n trẻ. Rồi chỉ qua vài câu trao đổi, hai người cùng cảm thấy có sự gần gũi, tự nhiên. Cái điều tâm đắc nhất là tôi bày tỏ được với anh hôm nay những cảm nghĩ đọng lại trong tôi từ lâu, qua những truyện ngắn của anh tôi đă đọc. Bách Khoa là một tạp chí được đông độc giả yêu thích và trân trọng. Trên tạp chí này, những tác giả nào có bài đăng đều được in lên trang bià ngoài tờ báo.

Tôi nghĩ nhà văn Lữ Quỳnh lớn tuổi và học lớp trước tôi. Từ dáng vẻ trên gương mặt, tiếng chuyện tṛ thật từ tốn, tôi thấy anh thật là điềm đạm và thật chín chắn trong lối viết. Bỗng anh cất tiếng gọi chị nhà để giới thiệu với tôi. Tôi chưa kịp ngăn, chị đă xuất hiện, vừa lên tiếng chào tôi. Tôi đọc được sự thân t́nh của chị đối với khách lạ qua nụ cười toả sáng trên gương mặt và đôi mắt. Liền sau đó, chị lại trở vào bên trong rồi đem ra một khay nước.

Chúng tôi ba người chuyện tṛ với nhau, tiếng nói trầm ấm, vừa đủ để nghe và cảm nhận. Trong câu chuyện có sự gắn bó về gia đ́nh, từ nơi chốn này trở về lại các nơi chốn cũ. Bao giờ cũng vậy, chốn cũ cũng có nhiều kỷ niệm thân thiết để được nhớ, càng rơ nét, càng giàu thêm sự yêu thương. Hạnh phúc đối với một dĩ văng, dù cho muộn màng chăng nữa cũng thấy nó đẹp.

Chị nhà đây là Kim Nhung, người Huế, chị học trường Đồng Khánh. Anh Lữ Quỳnh, trước khi bị động viên, dạy học môn Văn. Thời c̣n học ở trường Quốc Học, anh đă có thơ truyện đăng báo ở Huế và Sài G̣n. Hiện giờ, anh phục vụ ở quân y viện Qui Nhơn.

Tôi ở lại hơn một giờ mới đứng dậy kiếu từ. Anh chị tiễn tôi ra cửa.

Ngày hôm sau, tôi trở lên Pleiku. Tôi đi chuyến xe đ̣ buổi sớm. Trên đường, trong ḷng tôi có những giây phút chợt vui, rồi sau đó, cảm thấy ḿnh lại bùi ngùi luyến tiếc. Trong chiếc ba lô vải của tôi, đặc biệt có mấy cuốn sách tặng của hai nhà văn Nguyễn Mộng Giác và Lữ Quỳnh. Hai cuốn “Băo Rớt”, “Tiếng chim vườn cũ” là của anh Giác, c̣n tập truyện “Cát vàng” là của Lữ Quỳnh. Trong tập này, hầu hết các truyện đă đăng trên tạp chí Bách Khoa.

Khi gặp lại Kim Tuấn tôi kể hết những ngày vui ở Qui Nhơn với các bạn văn nghệ . Thời gian cứ vậy trôi qua một cách b́nh thường trong sinh hoạt, trong công việc, và tôi cảm thấy rằng không khí cùng khung cảnh thị trấn Pleiku thật dễ chịu.

Cuối tháng 11/73 tôi lập gia đ́nh. Vợ tôi người Huế, học Đồng Khánh và thi vào trường sư phạm Qui Nhơn. Một dịp, vợ chồng tôi đến Quy Nhơn, tôi đưa vợ tôi đến thăm hai gia đ́nh Nguyễn Mộng Giác và Lữ Quỳnh. Thực là chuyện bất ngờ, vợ tôi quen cả hai bà chị, v́ cùng là bạn học cũ của những năm xưa dưới mái trường Đồng Khánh. Trong buổi họp mặt, các chị đă chuyện tṛ hết sức vui vẻ, tự nhiên. Cũng trong buổi đó, anh Lữ Quỳnh và Nguyễn Mộng Giác, với riêng tư, đă khuyến khích tôi thử viết một cái ǵ, đoản văn, tuỳ bút, truyện hay thơ.

Một hôm, ở nhà Kim Tuấn, có buổi họp mặt, sau khi bàn bạc, anh em muốn ra một tờ Đặc san Xuân với h́nh thức bià in và ruột quay ronéo. Đặc san lấy tên Bạn Đường. Chừng mười ngày sau đó, chúng tôi tiến hành. Tôi và anh Kim Tuấn liên lạc xuống Qui Nhơn xin được một số bài của các anh Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Kim Phương, Tôn Thất Bút, Hoàng Ngọc Tuấn, Lữ Quỳnh. Thời gian lo cho tờ báo là sau giờ làm việc ở sở, và phần tôi, phụ trách đánh máy. Số đặc san với nhiều bài vở súc tích khiến tôi hăng hái trong công việc của ḿnh. Truyện ngắn “Sông sương mù” của Lữ Quỳnh, cái tựa thật dễ thương, sau khi đánh máy xong tôi c̣n đọc lại lần nữa.

Kỷ niệm về tờ Đặc San Bạn Đường khi nhắc lại, lúc nào tôi cũng nhớ đến từng khuôn mặt các bạn văn mà tôi đă được gặp.

Ở miền Nam, sau hiệp định Paris vẫn không yên b́nh. Thế rồi, cuộc chiến tranh tái diễn trở lại và dẫn đến hồi chung cuộc của ngày 30/4/75.

Bẳng đi từ ngày đó, anh em chúng tôi rời xa Pleiku, Qui Nhơn, không gặp lại nhau.

Cho đến mười năm sau, chúng tôi có cơ duyên được gặp lại nhau ở Sài G̣n. Từ số phận đổi đời, chúng tôi đă khác đi nhiều so với cuộc sống ngày xưa. Và, cũng từ ngày đó gặp lại, chúng tôi càng có được sự gần gũi, gắn bó với nhau, và luôn nghĩ đến nhau như người thân trong gia đ́nh.

Có một thời gian vợ chồng anh Lữ Quỳnh gặp khó khăn, nhưng vượt qua được. Cùng với t́nh h́nh biến đổi trong nước, nhất là sự đổi mới văn hoá. Nhờ dịp may này, Lữ Quỳnh có cơ hội hoạt động trong việc sáng tác và liên kết làm xuất bản. Anh thực hiện được việc tái bản lại một số tác phẩm của nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn. Và nhất là in lại được nhiều tác phẩm của tác giả được giải Nobel Văn chương. Sau 1975 không viết lại được, nên anh đă t́m quên, mà cũng rất say mê trong việc tŕnh bày, in ấn sách.

Phần tôi, sống với nghề bán báo dạo, qua quít cũng xong ngày. Vợ chồng anh Lữ Quỳnh c̣n có một niềm vui lớn là trong hoàn cảnh rất khó khăn, mà con cái đều thành đạt; trong đó, người con trai đầu của anh đă nối nghiệp bố theo nghề văn. Đó là Phan Triều Hải, một nhà văn trẻ có tên tuổi trong nước.

Đầu tháng 11/93 tôi và gia đ́nh qua Mỹ theo diện HO. Nơi đây tôi đă gặp lại anh chị Nguyễn Mộng Giác. Và bảy năm sau, được tin anh chị Lữ Quỳnh vừa đến định cư ơ San Jose.

Hiện giờ, tôi và anh Lữ Quỳnh cùng ở tiểu bang Cali, nhưng cách nhau khoảng sáu giờ lái xe. Anh Quỳnh, chị Nhung ở San José, c̣n gia đ́nh tôi, ngay trong thị tứ Little Saigon, thuộc quận Cam. Tuy có xa, nhưng chúng tôi vẫn có dịp gặp lại nhau, hay chuyện tṛ với nhau qua điện thoại.

Mới đây, trong lần gặp tháng sáu giữa mùa World Cup, từ Boston Trần Doăn Nho qua Cali nghỉ phép, anh Lữ Quỳnh tiện dịp xuống chơi, chúng tôi gặp lại nhau rất vui. Buổi tối ấy, cả ba người cùng t́m lại Sài G̣n, Huế, Qui Nhơn và những thành phố nhỏ ở miền Trung trong thời trẻ. Trần Doăn Nho vẫn như xưa, c̣n Lữ Quỳnh thấp thoáng một nhân vật của thời cách mạng, đam mê như các nhân vật trong tiểu thuyết Docteur Jivago.

Rồi, nhân lần gặp này, Lữ Quỳnh cho tôi và Trần Doăn Nho biết, tạp chí Quán Văn bên Việt Nam sẽ thực hiện một số báo đặc biệt về nhà văn Lữ Quỳnh.

Sinh năm 1942, Lữ Quỳnh đă ở tuổi hơn 70, nhưng vẫn luôn khoẻ mạnh, trẻ trung. Không rời bỏ văn chương, chữ nghĩa. Anh vẫn sáng tác dồi dào. Qua bên đây, anh có được nhiều thời gian thoải mái để viết, và in lại một số tác phẩm cũ của ḿnh. Tôi luôn nhớ nghĩ đến thành phố biển Qui Nhơn qua anh, và qua những người bạn cũ trong thời trẻ. Tôi rất nhớ Qui Nhơn trong hồi tưởng. Ngôi nhà của vợ chồng anh Lữ Quỳnh năm xưa, vẫn c̣n nguyên vẹn trong trí nhớ của tôi.

Chị Kim Nhung và Nga, vợ tôi là bạn rất thân. Và, có chị cũng như anh Lữ Quỳnh, tôi luôn nghĩ rằng giữa gia đ́nh tôi với anh chị, không bao giờ xa cách cả.

 

Quận Cam 07/20/14

Nguyễn Chí Kham

 

 

art2all.net