Hoàng thị Quỳnh Hoa

Amish, một giáo phái Tin Lành chỉ có ở Mỹ

 

 

 

          Đă lâu, tôi rất muốn t́m hiểu đời sống của người Amish, những người chối bỏ những tiện nghi của thời đại. Họ chọn lối sống gần thiên nhiên của thế kỷ chưa có xe hơi, chưa có điện, chưa có điện thoại, ăn mặc như người tu hành, sống xa hẳn với thế giới bên ngoài. Măi đến tháng 11, năm 2014 tôi mới có dịp đi thăm viếng Làng Amish ở Lancaster, Pennsylvania.

Tháng nào Montgomery County Recreation Department của Maryland cũng tổ chức nhiều chuyến đi chơi đây đó cho người cao tuổi. Chương tŕnh du ngoạn thú vị này viết tắt là SOAR (Senior Outdoor Adventures in Recreation. Sáng sớm, anh tôi đưa chị em tôi ra bến xe đi cùng với một phái đoàn hơn trăm người. Làng Amish ở Lancaster, Pennsylvania cách chỗ tôi ở chừng hai tiếng lái xe. Nh́n từ ngoài cổng làng chỉ thấy chiếc xe ngựa 4 bánh do một con ngựa kéo lóc cóc trên đường và người đi bộ. Rất dễ nhận dạng người Amish v́ lối ăn mặc đặc biệt của họ. Đàn bà có đồng phục của đàn bà với một loại mũ vải màu trắng, đàn ông có đồng phục của đàn ông và cách để râu của họ cũng giống nhau và trẻ con th́ có đồng phục của trẻ con. Đi đâu họ cũng chỉ có bộ quần áo ấy. Khi mới đến, chúng tôi được xem một phim mô tả một gia đ́nh Amish gồm cha mẹ, ông bà và con cái với lối sống hằng ngày ở nông trại của họ. Phim đặc biệt chú ư đến cách ứng xử của người con trai đă ngoài 18 tuổi mà chưa chịu phép rửa tội để chính thức là thành viên của làng Amish.

Sau buổi chiếu phim, bà tour guide cho biết những người trong phim không phải là người Amish mà là những tài tử phim ảnh thực thụ. Họ chỉ đóng vai những người Amish thôi v́ người Amish không được phép chụp ảnh, đừng nói chi là đóng phim. Hèn chi khi vào căn nhà của họ, không hề thấy một tấm h́nh nào được chừng bày trong nhà. Tôi chú ư nghe những lởi dẫn giải của bà tour guide về một cộng đồng người Mỹ có một lối sống đặc biệt, không giống ai.

Người Amish gốc Âu châu, di dân qua Mỹ ở thế kỷ 18. Tổ tiên họ là người Thụy Sĩ gốc Đức theo một giáo phái gọi là Anabaptists, cũng thờ Chúa nhưng họ không theo truyền thống của Thiên Chúa (Catholic) và Tin Lành (Protestants) là phải rửa tội cho trẻ sơ sinh, tội tổ tông. V́ vậy họ bị đe dọa nên phải bỏ xứ ra đi. Lúc đầu giáo dân Amish và giáo dân Menonites đều là một nhóm Anabaptists. Anabaptism có nghĩ là rửa tội lại, nghĩa là lớn lên mới rửa tội chứ không phải khi mới sinh ra. Năm 1693 vị lănh đạo tên là Jacok Amman đưa ra luật “Shunning” và vài luật lệ khá khắc khe về cách ăn mặc nên một nhóm tách ra và lấy tên là Menonites. Những người theo ông Amman th́ được gọi là Amish, do chữ Amman mà ra. Những người Anabaptists tin rửa tội hay không là quyền cá nhân nên cho phép con cái tự làm quyết định sau khi đă khôn lớn. Thời gian để suy nghĩ là từ 16 tuổi. Nếu người con quyết định không rửa tội th́ gia đ́nh cũng không bắt buộc. Khi đă chịu phép rửa tội rồi th́ mới được nh́n nhận chính thức là giáo dân Amish và phải theo những luật lệ rất chặt chẽ và rất chi tiết về lối sống gia đ́nh, cách ăn mặc, giao tế, chồng vợ đối xử với nhau v.v. Một khi đă rửa tội th́ suốt đời không được cải đạo. Người nào, hay gia đ́nh nào bỏ đạo th́ bị shunning tức là bị cả cộng đồng ruồng bỏ, không ngó ngàng tới nữa, thậm chí người vợ ở cùng một nhà mà nếu người chồng bỏ đạo cũng không nói chuyện hay ăn uống cùng ông chồng! Họ cố t́nh làm khó như vậy để mong người lầm lỡ trở lại đạo.

Giáo dân Amish tin rằng muốn được cứu rỗi phải sống một đời sống khiêm cung, không se sua, không khoe giàu, khoe sang, không đua đ̣i và nhất là không theo đuổi những tiện nghi vật chất do con người tạo ra. Họ muốn sống giản dị gần thiên nhiên, dùng sức lao động để sinh sống. Đây là lư do tại sao họ ăn mặc như người tu hành, chỉ dùng những màu không ḷe loẹt như đen, trắng, nâu, xanh da trời, hay tím. Cô dâu chú rể cũng ăn mặc giản dị, không có quần áo riêng cho ngày cưới. Họ trồng trọt, làm ruộng rẫy trên mảnh đất của ḿnh. Ở thế kỷ 21 mà họ vẫn sống như thế kỷ 18, trồng trọt, nuôi ḅ, nuôi dê, dùng cối xay gió (windmill), di chuyển bằng xe ngựa kéo. Nếu cần đi đâu xa th́ họ thuê xe có tài xế v́ họ chỉ có quyền ngồi trên xe nhưng không được lái xe, không được sở hữu xe! Nhà th́ thắp đèn bằng dầu khí. Có nhà cũng có máy giặt, máy sấy nhưng không chạy bằng điện. Họ tin rằng lối sống đơn giản giúp họ gần Thượng Đế hơn, gần nhau hơn. Họ không xây nhà thờ để tụ họp, thờ phượng mà thay phiên đến nhà nhau mỗi chủ nhật đầu tháng và giữa tháng để làm lễ như lễ ở nhà thờ, c̣n hai chủ nhật kia th́ đi thăm viếng nhau hay nghỉ ngơi. Và mặc dầu không chủ trương truyền đạo, dân số Amish vẫn càng ngày càng tăng v́ họ không hạn chế sinh đẻ mà cho rằng nhà nhiều con là nhà có phúc, là ơn Chúa ban cho.
V́ quan niệm không ganh đua, không màng danh lợi nên người Amish không cần học cao. Họ có trường học riêng cho con em của ḿnh nhưng chương tŕnh học chỉ đến lớp 8 là hết và vẫn theo quy chế “one room school” của thuở sơ khai. Họ chỉ dạy đọc, viết và làm toán. Ngoài tiếng Anh, họ c̣n dạy tiếng Đức của thế kỷ 18 để đọc được kinh thánh, cuốn kinh thánh tổ tiên họ đem theo từ Âu Châu. Ai cũng nói được thứ tiếng Đức đặc biệt này, thứ tiếng có tên là Penn Dutch (Pennsylvania German) mà chỉ có người Amish biết. Một thổ ngữ Swiss German cũng c̣n được xử dụng trong các cộng đồng Amish cổ như ở tiểu bang Indiana.

Người Amish sống gần gũi thân thiện với nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Khi cha mẹ già yếu, họ chăm sóc cha mẹ tại nhà nên họ không cần có Retirement Home, Nursing Home… Họ không muốn nhận tiền an sinh xă hội, không nhận tiền trợ cấp (welfare) hay Food Stamp của chính phủ v́ họ có một mạng lưới an toàn: gia đ́nh hay cá nhân nào cần giúp đỡ th́ được cả cộng đồng cưu mang. V́ vậy, họ đóng thuế Social Security như mọi người nhưng vẫn tiếp tục phản đối thứ thuế này. Năm 1965, quốc hội ra đạo luật miễn thuế An Sinh Xă Hội cho giáo dân Amish. Trong thời chiến khi c̣n chế độ quân dịch, họ xin được làm việc thiện nguyện tại bệnh viện hay các cơ quan khác thay v́ đi lính v́ họ tin chủ nghĩa bất bạo động (pacifism).

Trẻ con khi đến tuổi 16 th́ được cha mẹ thả lỏng cho tự do “nếm mùi đời” gọi là thời kỳ “rumspringa”, chữ Penn Deutch có nghĩa “running around” (chạy rông), nghĩa là trước khi quyết định chọn đời sống Amish vào khuôn vào phép, trẻ vị thành niên được dịp chung đụng với thế giới văn minh bên ngoài. Tuy vẫn ở với cha mẹ và vẫn làm những công việc b́nh thường, cuối tuần, những cô cậu tuổi từ 16 chưa rửa tội th́ vẫn được tự do hành động v́ chưa phải là thành viên Amish. Họ theo nhau ra ngoài chơi, mặc jean, đi coi xi-nê, uống beer, lái xe, dùng điện thoại di động, hẹn ḥ trai gái v.v… như những người Mỹ trẻ b́nh thường mà họ gọi là English tức là những người không phải Amish. Họ làm mọi thứ chuyện mà một giáo dân Amish không được phép làm. Có nhiều cô cậu đi chơi từ chiều thứ sáu đến chiều chủ nhật mới về nhà mà cha mẹ cũng không tra hỏi. Nhưng cũng có nhiều cô cậu vẫn ngoan ngoăn ở nhà với cha mẹ, đi date tập thể theo lề lối của Amish. Theo thống kê th́ 90% giới trẻ, sau khi đă tiếp xúc với xă hội văn minh hiện đại, quyết định trở về chịu phép rửa tội, lấy vợ, lấy chồng Amish và sống một cuộc đời phạm hạnh như cha ông của họ. Thực tế th́ với tŕnh độ học vấn lớp 8 và từ nhỏ được dạy dỗ theo lề lối Amish, những người trẻ này cũng khó sống ở thế giới bên ngoài.

Chỉ có 200 gia đ́nh di dân qua Mỹ từ Âu Châu nhưng nay dân số Amish cũng tăng nhiều. Năm 2012, dân số người Amish lên đến 250,000. Họ ở trong cộng đồng của họ trong 28 tiểu bang ở Mỹ và Ontario, Canada. Tuy họ chỉ muốn làm việc ở nông trại để sinh sống nhưng đất làm rẫy càng ngày càng hiếm mà người th́ càng ngày càng nhiều nên giáo dân Amish xoay ra làm nhiều nghề, những nghề chân tay như thợ nề, thợ mộc hay thủ công nghệ, buôn bán, …

Tuy sống thiếu nhiều tiện nghi vật chất nhưng người Amish có vẻ hạnh phúc với đời sống khép kín trong cộng đồng của họ, ít tham vọng, ít bon chen, không có vấn đề ly dị, không có vấn đề thanh thiếu niên phạm pháp, nhà tù. Xă hội của họ lành mạnh hơn xă hội bên ngoài nhiều.

Hoàng thị Quỳnh Hoa

 

 

art2all.net