Hoàng thị Quỳnh Hoa

 

 

ANH CHÀNG SI T̀NH NGƯỜI NAM BỘ 

 

 

          trường về thấy có telegram, tôi lo sợ không biết chuyện ǵ đây, ai gởi. Hồi hộp mở ra đọc mà không hiểu. Đọc lại mấy lần và chợt thấy vui khi hiểu ra là anh chàng trồng cây si mấy tháng nay, gởi telegram hẹn gặp nhau ở rạp hát lúc 3 giờ chiều ngày Chủ Nhật. Anh người Nam Bộ ngây thơ, thật thà, không biết chi về cô gái Huế hết nên mới hẹn ḥ như thế này. Tuy tôi vào Nam đă hai năm nhưng vẫn c̣n rất Huế:


Em – Cô gái Huế miền Trung thôn Vỹ Dạ.
Mới vào Nam nên vẫn nón bài thơ,
Nắng nghiêng che hay đứng lặng thẫn thờ.
Khi ai đến làm quen bên phượng vỹ...

(khổ đầu bài thơ Thẹn Thùng Cô Gái Huế của Lưu Vĩnh Hạ).


Tác giả tả cô gái Huế với giọng Huế rặc rất vui. Và đây là khổ hai:

Cái ông ni! Sao mà không biết dị (dị là mắc cở, là hổ ngươi)
Hỏi làm chi tên tuổi để mần chi? (mần chi là làm ǵ)
Đứng xa đi không khéo họ nghĩ lầm
Mạ tui biết sẽ rầy la tui chết! (người Huế gọi mẹ là mạ)

Chỉ đứng gần thôi mà cũng sợ có người thấy về mách mạ, mạ la
, mà cái ông người Nam Bộ ni lại hẹn ḥ gặp nhau ở rạp hát để cùng vào xem hát! Tôi cười thầm nhưng cũng phục anh chàng có ư nghĩ thật độc đáo. Tuy trong ḷng vui lắm nhưng không thể san sẻ cùng ai v́ đâu dám kể với bà chị là có chàng trai muốn hẹn ḥ. Rồi Chủ Nhật đến, rồi anh chàng hiện đến cằn nhằn, “Sao không đến, tôi chờ măi!” Tôi xin lỗi và giải thích rằng người Huế không ḥ hẹn như vậy được! Anh chàng trợn tṛn đôi mắt nai: “Sao người Huế kỳ cục vậy, sao không chịu đi chơi!” Tôi không biết phải nói sao cho anh chàng hiểu là con gái Huế không đi date kiểu ni được rồi đem mè xửng biếu anh, cười cười nói là quà của người quen vừa ở ngoài Trung vào nhưng tôi không thích ngọt nên để dành biếu anh.


Anh là sinh viên y khoa năm thứ 5, cùng khóa với anh chàng người Trung, bạn học cùng lớp với chị tôi (mà 28 năm sau là ông xă tôi). Tôi gặp anh ở Bệnh Viện Chợ Rẩy nơi tôi nằm chờ mổ sinusite mùa hè 1958. Ông em họ là bác sĩ Hoàng Như Tùng đem tôi đến gặp bác sĩ Trí ở Tai Mũi Họng. Bác sĩ cho tôi nhập viện. Anh chàng sinh viên là em vợ ông Trí và đang thực tập ở đây. Chờ cả 10 ngày rồi mà chưa thấy lịch mổ xẻ ǵ cả th́ anh chàng bạn chị tôi vào thăm. Thấy bạn, anh kia mừng quá đ̣i giới thiệu v́, anh phàn nàn: “Đă 10 ngày mà cổ không cười!” Và từ ngày ấy th́ tôi cười chào mỗi khi gặp anh theo ông Trí đi thăm bệnh. Sau khi mổ xong và được xuất viện th́ mới biết nhà anh ở gần nhà tôi, chỉ cách ba con đường. Anh đề nghị đưa đón đi làm thuốc mỗi ngày ở bệnh viện. Tôi không muốn phiền nên từ chối, chỉ nhận để anh đưa về khi làm thuốc xong mà anh cũng cùng về. Chắc anh nói với cả nhà chuyện anh quen biết tôi v́ ông bác sĩ Trí sau đó cứ hối thúc tôi để anh T (tên anh chàng trồng cây si) đưa đi nghỉ mát ở Vũng Tàu, hưởng gió biển rất tốt cho bệnh trạng của tôi. Ông bảo với bệnh xoan mũi măn tính (sinusite), giờ tôi như cái xe cũ, xộc xệch hoài cần được chăm sóc thường xuyên! Anh lại nhà chơi được mọi người quư mến nhưng tôi vẫn giữ khoảng cách. Anh thật thà, nói năng vui vẻ nên tôi cũng thấy mến. Mến nhưng không thương. Có thể v́ ngoại h́nh anh không hấp dẫn lắm. Anh thấp người, sắc diện b́nh thường. Mà cũng có thể v́ không duyên không nợ nên không vướng! Tôi lấy nê là không đi giày cao gót được v́ sẽ cao hơn anh nên không thể! Hai đứa em th́ ủng hộ. Thằng em lư luận, “Cưới anh th́ chị đi xe hơi – anh lái xe đi học -- có đi bộ đâu mà sợ cao thấp.” Ba tôi thích lắm v́ nói người Nam thật thà nhưng tôi thấy ḷng ḿnh không cảm nên không muốn thân thiết. Hôm anh đến nhà gây g
sao không đến rạp hát, tôi nh́n xuống đường -- chúng tôi ở lầu ba -- chỉ cái xe hơi đậu trên đường và nói lăng: “Tôi thích xe hơi này” mà không biết đó là chiếc Mercedes. Anh nói liền: “Vậy tôi đổi chiếc xe này th́ cô đi chơi nha!” Anh chàng không nói dóc v́ chúng tôi biết nhà anh giàu lắm. Khi ba anh mất, nhà phải đóng mấy triệu tiền thuế gia tài. Bốn bà chị đều lấy chồng giàu nên anh được hưởng gần trọn gia tài. Anh cứ giục tôi theo anh về gặp má v́ bà rất mong gặp mặt cô gái Huế thật thà. Anh kể là khi đem mè xửng về nhà khoe mẹ là quà của tôi và nói thêm là v́ tôi không thích ngọt nên đem tặng anh th́ bà cụ khen tôi thật thà! Tôi chợt thấy ḿnh tội lỗi quá! Anh có nhiều điểm đáng mến. Khi tôi bị phản ứng thuốc gần chết th́ nửa đêm anh đem tôi đến bệnh viện Saint Paul. Anh thức ba đêm đọc sách về biến chứng của thứ thuốc ấy cho đến khi bác sĩ tuyên bố tôi đă qua cơn nguy hiểm! Không lâu sau đó th́ tôi nhận học bổng Fulbright đi học hai năm. Rất ngạc nhiên thấy anh đến thăm khi tôi trở về. Không hiểu sao anh lại biết ngày tôi về. Anh cho biết bị đụng xe nhẹ khi quẹo vào ngơ nhà tôi nhưng không muốn bị chậm trễ nên cho họ đi! Và anh mời tôi sang thăm vườn trái cây của gia đ́nh ở Thủ Thiêm. Tuần sau, anh đến đón đi thăm vườn và chắc anh không ngờ tôi mang theo 4 đứa cháu, hai đứa con ông anh và hai đứa con bà chị, hai bé trai, hai bé gái 3, 6,7, 9 tuổi! Sang đến vườn, anh biểu người nhà đem chiếc chiếu lớn trải ở sau vườn nh́n xuống bờ sông. Gió mát, nh́n thiên hạ chèo perissoir qua lại trên sông rất thanh b́nh, thích thú. Và chúng tôi được ăn đủ thứ trái cây của vườn nhà anh, nói chuyện gẫu nửa ngày, được đem trái cây về nhà nữa! Khi đưa chúng tôi về đến cổng, anh bảo nhỏ, “Lần sau đừng đem trẻ con đi!” Tôi thấy thương quá mà không biết làm ǵ hơn! Không duyên, không nợ, không t́nh! Và từ ngày ấy, tôi không gặp lại anh nữa. Bốn đứa cháu tôi nay đă ngoài 60 và không nhớ ǵ chuyến đi thăm vườn trái cây năm ấy nhưng tôi vẫn nhớ như chuyện xảy ra tháng trước thôi! Thương anh chàng người Nam Bộ thật thà, ngay thẳng. Không biết anh có hận cô gái Huế kỳ cục không chịu đi chơi ni không! Xin ghi tặng bà con bài thơ Cô Gái Huế của Nguyên Đỗ tôi mới được đọc lần đầu mà thấy thich v́ dường như thấy ḿnh hồi c̣n đi học:

Em vẫn thế, vẫn dịu dàng nét Huế
Dáng trầm hương, diễm lệ, bậc cung nương
Hay mẫu nghi, công chứa giữa công đường
Rất cổ điển trong cung vàng điện ngọc
Em vẫn thế như thuở vào trường học
Áo dài xinh trong nắng gió tung bay
Bao nhiêu chàng liếc mắt ngắm như say
Em nghiêm chỉnh bước vững vàng chẳng ngại
Em vẫn thế, vẫn dịu dàng con gái
Vẫn đến trường lên lớp dạy sinh viên
Vẫn nghiêm trang vẫn giữ nét dịu hiền
Niềm tin tưởng đọng hoài trong đôi mắt
Em vẫn thế như câu ḥ khoan nhặt
Gịng Hương giang, thôn Vỹ Dạ quanh đây
Anh lắng nghe từng khúc hát đong đầy
Âm hưởng Huế muôn đời c̣n quyến rũ


 

Cali, cuối Xuân 2023

Hoàng thị Quỳnh Hoa


 

 

art2all.net