Hoàng thị Quỳnh Hoa

CHIÊM BÁI DI TÍCH PHẬT GIÁO Ở TÍCH LAN

 

 

 

          Sau khi được thăm tứ động tâm ở Ấn Độ năm 2004, tôi ao ước được thăm viếng Tích Lan nơi đức Phật đă đặt chân đến nhiều lần trong thời gian 49 năm hoằng pháp độ sinh khắp Ấn Độ, Tích Lan và h́nh như cả Miến Điện nữa. Phật tử Miến Điện vẫn trân trọng giữ ǵn ngôi chùa Vàng tọa lạc trên một khối đá như Ḥn Chồng của VN, lắt lẻo chồng lên trên một khối đá khác là nơi họ tin có dấu chân đức Phật. Măi đến năm nay, tôi mới được thỏa ḷng mong ước, được ăn Tết Đinh Dậu (2017) ở Tích Lan. Hai mươi lăm Tết, phi cơ hạ cánh xuống phi trường Colombo, thủ đô thương mại của Tích Lan, chắc được dịch âm từ tên cổ Ceylon. Sau này được đổi tên là Sri Lanka, là một hải đảo có h́nh giống như trái lê hay giọt nước mắt (Teardrop) ở Ấn Độ Dương, phía Đông Nam nước Ấn. Hải đảo này đă có cư dân sinh sống từ mấy chục ngàn năm trước công nguyên. Từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, người Sinhalese từ Bắc Ấn Độ di dân đến hải đảo này. Họ theo Phật giáo nguyên thủy do hoàng tử Mahinda, con vua A Dục lúc ấy đă đi tu, đem từ Ấn Độ sang. Như vậy, dân Sri Lanka là gốc Ấn Độ nên lối sống rất giống người Ấn từ cách ăn mặc, lễ nhạc, đền thờ.

 

  Hai mươi bảy Tết, đoàn hành hương, gồm Phật tử từ các nước Pháp, Đức, Mỹ, Ấn Độ dưới sự hướng dẫn của Thầy Thích T T và một vị sư Tích Lan đi thăm một ngôi chùa ở Anuradhapura, thủ phủ đầu tiên của Tích Lan thời cổ đại nơi ni sư Sangamitta, con gái vua A Dục đă đem cây Bồ Đề con từ Bồ Đề Đạo Tràng sang tặng từ thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Cây Bồ Đề nay vẫn c̣n, hơn 2300 năm tuổi rồi, yếu lắm rồi nên người ta phải đóng cột chung quanh để thêm sức cho các nhánh già cỗi nhưng vẫn thi gan cùng năm tháng, phơi bày một chứng tích của lịch sử Phật giáo. Chúng tôi theo Thầy đi nhiễu quanh cây Bồ Đề ba lần. Thật cảm động khi hai bàn chân chạm vào sỏi cát trên đường đi vào chùa – phải bỏ giày dép từ ngoài cổng rất xa -- miệng suưt xoa đau và nghĩ thương Phật đă đi bộ như thế này trong bao nhiêu lâu! Khi nghe tôi than thở tội nghiệp Phật, Thầy T T nói Đức Phật không đi như ḿnh. Khi hành thiền đă vào được một tầng định nào đó (Sơ thiền?) th́ hành giả có thể lướt trên đường đi, không chạm đất v́ sợ dẫm chết chúng sinh dưới đất. Tôi thích thú lời chú thích này của Thầy. Từ ngày bắt đầu học Phật, tôi cứ thắc mắc là hồi đó chưa có chữ viết, chưa có bản đồ, chưa có hệ thống giao thông công cộng, làm sao Phật đến được những nơi ngài muốn đến, phải vượt sông, vượt biển, vượt không gian ngàn vạn dặm với đôi chân trần. Thật là mầu nhiệm. Nghe nói Đức Phật đến Sri Lanka ba lần. Một lần không lâu sau khi Ngài chứng quả dưới gốc Bồ Đề nhưng không biết ngày nào. Tấm bia ở chùa Girihanduraseya do nhà vua dựng lên chỉ ghi rằng vua cho xây chùa để ghi dấu nơi Phật đặt chân đến và cho biết việc xây cất chùa và tháp được hoàn thành 75 ngày sau ngày Phật thành đạo. Tấm bia c̣n ghi rơ có hai anh em thương nhân ngoại quốc tên Thappassu và Bahalluka cung thỉnh được xá lợi tóc của Phật đem về đây và an vị xá lợi tóc trong bảo tháp này là ṭa tháp được dựng lên khi Phật c̣n tại thế. Chúng tôi được chiêm bái bảo tháp này. Thầy cho biết xá lợi tóc đă được chuyển đi nơi khác nhưng chính quyền vẫn trân trọng bảo tŕ coi như một báu vật quốc gia. Có lẽ đây là bảo tháp của Phật giáo xưa cổ nhất thế giới. Tới đây tôi mới hiểu biết rằng cái ǵ thuộc về thân Phật đều được gọi là xá lợi dù là khi Phật c̣n tại thế. Xưa nay cứ tưởng xá lợi chỉ là xương cốt hóa ngọc sau khi Phật nhập diệt. Thầy giảng có ba cấp xá lợi, thấp nhất là phần xá lợi c̣n lại sau lễ trà tỳ. Loại thứ hai là do xương và các chất khác trong tủy, ở nhiệt độ cao, đă chảy ra ḥa tan các muối khoáng (minerals) lại với nhau tạo thành xá lợi nhiều màu và h́nh dạng khác nhau. Loại thứ ba, cao nhất, là sự kết tinh của năng lượng tâm linh (spiritual energy) hóa ngọc, thường có h́nh tṛn hay h́nh thoi trong vắt, nhiều màu. Một lần khác, Phật đến giảng pháp ở xứ này năm thứ 8 sau khi thành đạo. Ngài đến nơi có tên là Kelaniya với 500 vị La Hán đệ tử. Ngài để lại xá lợi tóc ở đây. Tấm bia dựng ở chùa Muthiyangana ghi như vậy. Chúng tôi chỉ được chiêm bái hai nơi này thôi. Chúng tôi không biết lần thứ ba Đức Phật đến nơi nào. Ngoài ra c̣n có nhiều bảo tháp do các vị vua thời cổ đại cho xây để thờ xá lợi răng hàm dưới, xá lợi xương quai hàm, xá lợi xương trán. Không hiểu sao ở xứ này có được nhiều xá lợi vậy!

Dân chúng Tích Lan rất mộ đạo Phật. Ngày trước, cả nước đều thờ Phật. Nhưng sau này một số người Ấn thuộc bộ tộc Tamil theo đạo Hindu (Ấn Giáo ?) di dân qua Sri Lanka và ít nhiều dân Mă Lai, người Đông Nam Á qua buôn bán và ở lại sinh sống nên bây giờ h́nh như c̣n hơn 70% theo đạo Phật nhưng đạo Phật vẫn được coi là quốc giáo. Học sinh trường công lập ở những nơi chúng tôi đi qua phải đọc tụng năm điều răn (ngũ giới) trong lớp mỗi ngày. Tương truyền ngày xưa có một vị vua, ở Polonnavura th́ phải, đă biết lợi dụng ḷng mộ đạo của người dân, bày mưu kế tránh được cuộc đụng độ với các nước nhỏ chung quanh. Nhiều nước nhỏ muốn đánh chiếm nước ông, ông đă nhờ một vị đại sư loan tin là vua sẽ cùng một đoàn quân hùng mạnh đi theo rước xá lợi đi về miền Bắc. Khi đến làng Seru th́ vẫn yên ổn không bị tấn công v́ mọi người cung kính xá lợi Phật và trọng tăng.

 

  Những nơi thờ phượng có tháp th́ gọi là chùa, không có tháp th́ được gọi là đền. Tuy gọi là chùa hay đền nhưng chỉ có những bệ thờ Phật rất trang nghiêm, không có chánh điện, không có nhà khách, v.v... như ở các xứ khác. Sư th́ tu học ở các tu viện. Những nơi có tháp thờ xá lợi của Phật được coi là thánh địa và thường có cả cảnh sát lẫn lính canh giữ. Người dân Sri Lanka hiền lành, thật thà và rất mộ đạo. Nơi đâu cũng thấy dân chúng đi lễ đông như ngày hội, phần đông là đàn bà. Họ mặc áo trắng, váy trắng. Người nào đến chùa cũng cầm một cành hoa sen hay hoa súng. Nếu một nhóm nhiều người th́ họ bưng một mẹt hoa gần giống như mẹt đựng hoa trong phim Cuộc Đời Đức Phật của Ấn độ (2017) tôi vừa được xem – hay đây là một dấu tích c̣n lại từ thời xưa? Khi đến trước tượng Phật th́ họ bẻ cành vất đi, chỉ đặt hoa lên bệ thờ. Hoa sen của họ nhỏ hơn sen ở Việt Nam nhiều mà hoa súng th́ lớn lắm, gấp đôi hoa súng ta thường thấy.

  Đền thờ xá lợi răng – Temple of the Tooth -- ở ngay giữa thành phố Kandy, thành phố lớn thứ nh́ của Tích Lan, là kỳ quan thứ ba trong bảy kỳ quan Phật giáo. Chúng tôi đến đền thờ lúc hơn 5 giờ sáng mà thiên hạ đă chen chúc đông nghẹt. Nghe nói ngày nào cũng đông như vậy, du khách cũng đông mà dân địa phương cũng đông, chen nhau lên lầu hai để chiêm ngưỡng xá lợi răng được an vị trong một b́nh bằng vàng phủ gấm. Lịch sử Phật giáo ở Tích Lan chép rằng sau lễ trà tỳ ở Kushinagar nơi Phật nhập diệt, người ta t́m thấy 4 cái răng và 3 miếng xương Phật không cháy thành tro. Răng được thờ ở Kandy là cái răng nanh bên trái (left canine tooth). Chúng tôi cũng được đến thăm một ngôi chùa là nơi Tập Kết Kinh Điển lần thứ sáu và là nơi, lần đầu tiên, kinh điển được ghi chép trên lá bối (Pali Canon) mà nay vẫn c̣n. Bồ Đề Đạo Tràng là kỳ quan Phật giáo thứ nhất, thứ hai là Bảo Tháp Boudanath ở Nepal, thứ ba là đền thờ xá lợi răng ở Tích Lan, thứ tư là quần thể chùa Wat Pho ở Bangkok có tượng Phật nằm bằng vàng, thứ năm là Angkor Wat ở Căm Bốt, thứ sáu là toà nhà Đức Phật khổng lồ ở Hongkong và thứ bảy là Chùa Tây Lai đồ sộ của người Tàu ở Los Angeles ở Mỹ. Nhiều ṭa tháp, cung điện cổ ở Tích Lan được UNESCO liệt vào danh sách Di Sản Thế Giới.

  Phần lớn chùa và đền ở Tích Lan được xây cất trong hang động trên đồi, trên núi cao. Những đại lăo trong phái đoàn như tôi không thể nào leo lên nổi, chỉ đứng lưng chừng bái vọng lên thôi rồi ngồi nghỉ. Nhưng đến xứ này mà không chiêm bái được chùa tháp nào th́ cũng buồn nên ba đại lăo chúng tôi cũng cố gắng ḅ lên được vài nơi với sự giúp đỡ của các bạn trẻ. Ở đâu cũng có tháp, cũng có chùa, có tượng Phật to đùng và có nhiều hồ trồng sen và hoa súng. Có nhiều tượng Phật xây cao trên đỉnh núi, ở xa cũng thấy được.


Trước công nguyên, Phật giáo đă được truyền bá rộng răi đến một giải đất rộng mênh mông gồm Ấn Độ ngày nay, Pakistan, Bangladesh, Afghanistan, Sri Lanka v.v… với nhiều Phật tích đă bị đội quân viễn chinh của Hồi giáo tàn phá vào giữa thế kỷ 13. Măi đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 những di tích Phật giáo mới được các nhà khảo cổ Âu Tây t́m thấy ở Ấn Độ, Nepal, Tích Lan và Afghanistan. Ở Sri Lanka có nhiều di tích Phật giáo hơn ở Ấn Độ v́ thời Đức Phật c̣n tại thế và mấy thế kỷ tiếp sau, đạo Phật không được phổ biến ở Ấn Độ. Ở Tích Lan th́ vua chúa, quan dân đều theo Phật giáo cho đến đầu thế kỷ 13 th́ bộ tộc Tamils ở phía Nam Ấn Độ xâm lấn Tích Lan và định cư ở phía Bắc đem theo đạo Hindu của họ.

Ngoài những tháp lớn tháp nhỏ nhan nhăn khắp nơi, Tích Lan c̣n có 16 thánh địa Phật giáo mà chúng tôi may mắn được chiêm bái hơn một nửa. Mô Phật!

Nguyên Ngọc Hoàng thị Quỳnh Hoa

 

 

art2all.net