ĐỨC PHẬT, BẬC GỠ GỐI TƠ L̉NG TUYỆT VỜI! Nguyên Ngọc (Quỳnh Hoa)
Pháp Phật thậm thâm vi diệu, pháp Phật cao siêu mầu nhiệm nhưng pháp Phật không hề ly pháp thế gian. Pháp Phật cũng không khó hiểu lắm mới có thể hướng dẫn chúng ta bước lên con đường tu học để được thoát khổ, đưa đến an lạc hạnh phúc. Thầy Nhật Từ tóm tắt cốt lơi của pháp Phật trong một câu: “Tư tưởng của đạo Phật là giải phóng khổ đau cho con người”. Triết lư sống của đạo Phật là dùng trí tuệ và từ bi làm chỉ nam cho mọi hành động. Ḥa thượng Chân Tính khẳng định: “Giáo lư của đạo Phật đưa ra những phương pháp giá trị trị liệu, giúp ta vượt qua những khó khăn về tinh thần. Không phải ai đến với đạo Phật cũng cầu giải thoát giác ngộ, cũng đều xuất gia tu học mà v́ mong được giải tỏa những vướng mắc, có những hướng dẫn đúng đắn, tích cực, hợp thời mở ra con đường an lạc, hạnh phúc. Khi nhận được những lợi ích thiết thực từ các vị giảng sư, các bạn trẻ mới thích t́m hiểu Phật pháp, t́m đến chùa tu học và thực hành lời Phật dạy để có được đời sống tốt đẹp hơn.” Phật giáo là một triết lư sống thiết thực mà mọi người, bất kể chủng tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, sang hèn, đều có thể hiểu và theo. Đại sư Pháp Luân (Pomnyun Sunim) của Hàn Quốc đem triết lư sống này vào giáo tŕnh cấp đại học ở Seoul (Đại Học Hạnh Phúc). Một cô bạn Mỹ gốc Phi Châu dạy cùng trường -- ở Hoa Kỳ -- tâm sự với tôi rằng gia đ́nh cô là đạo Chúa nhưng cô sống theo lời Phật dạy, tập hạnh nhẫn nhục, từ bi hỷ xả và ngồi thiền mỗi ngày đă nhiều năm rồi và thấy đời sống b́nh an. Cô nói với học tṛ là Phật giáo không buộc cô phải cải đạo mới sống theo lời Phật dạy! Một giảng sư trẻ, thầy Giác Minh Luật kết luận, “Biết Phật là b́nh an” trong bài pháp “Qua Cơn Mê” ở chùa Giác Ngộ ngày 13, tháng 5, năm 2019.
Biết Phật rồi th́ ta không c̣n thấy đời là bể khổ nữa, không c̣n oán thầm mẹ đă cho mang nặng kiếp người như nhạc sĩ họ Trịnh than vản (Gọi Tên Bốn Mùa), mà hiểu rằng trần gian chỉ là một cơi giới mà ḿnh đủ duyên ghé đến, trụ lại một thời gian để tu sửa, chuyển nghiệp cho những cơi giới sau được an lạc hơn! Hết một nửa dân số ở cơi Ta Bà này tin có kiếp trước kiếp sau. Henry Ford, ông vua xe hơi ở Hoa Kỳ, yên tâm theo đuổi những công tŕnh lớn khi biết và tin theo thuyết luân hồi lúc 26 tuổi. Ông thấy ḿnh không c̣n bị hạn chế bởi khung thời gian nữa và cho rằng thần đồng (genius) chỉ là tích lũy công tŕnh học hỏi của nhiều đời, nhiều kiếp. Đại tướng Patton của Mỹ cũng tin là ḿnh đă sống qua nhiều kiếp ở nhiều nơi! Ông từng tuyên bố, “Cuộc đời và cuộc sống là một ṿng tuần hoàn chuyển tiếp. Đời tôi cũng nằm trong một ṿng tuần hoàn chuyển tiếp nào đó.” Rất nhiều danh nhân thế giới khác cũng tin có sự sống ở nhiều cơi giới, sự sống tiếp nối chứ không chấm dứt với cái chết. Và nếu ta biết sống theo hạnh lành th́ kiếp sau sẽ khá hơn kiếp trước. Cái đặc thù của Phật giáo là ta có thể thay đổi vận mệnh bằng cách tu sửa, thúc liễm thân tâm, chuyển hóa nghiệp dữ sang nghiệp lành. Thiền sư Pháp Luân của Hàn Quốc (Pomnyun Sunim) nói rằng Phật dạy ḿnh có thể làm chủ cuộc đời ḿnh, Phật dạy ḿnh có thể có được hạnh phúc ngay trong đời này. Cô Tina Turner -- Phật tử người Mỹ, một danh ca nổi tiếng -- đă có nhận xét rằng: “Trí tuệ của một tâm hồn vô ngă sẽ giúp phát khởi niềm hỷ lạc có sẵn trong tâm! Điều căn bản là hạnh phúc có hay không là ở nơi bạn. Không ai khác có thể làm bạn hạnh phúc được, và niềm hạnh phúc đích thực không bao giờ có thể xây dựng trên sự thua thiệt của người khác!”
Châm ngôn của những vị giảng sư đời nay là đem đạo vào đời, giúp hành giả áp dụng những lời Phật dạy vào đời sống hiện tại th́ ta sẽ có được niềm vui ngay bây giờ và tại đây. Trong cuốn Cách thức và phương pháp ứng xử trong Phật giáo, Thầy Thích Chúc Danh nhận định rằng trong Phât giáo, kết quả của mọi nổ lực đều nhằm đem đến an lạc hạnh phúc cho ḿnh và cho người. Biết ứng xử khéo léo sẽ giúp ta đạt được mục tiêu này. Lảng đảng đó đây trong kinh Phật, ta thấy nhiều bài pháp giảng dạy về phương thức ứng xử khéo léo để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau của cuộc sống. Chỉ đọc một bộ kinh Pháp Cú (bản dịch của HT Thích Minh Châu) không thôi, ta cũng ngộ được những lời vàng của Phật để hướng đời ḿnh đến một phương trời thong dong. Kinh Pháp Cú với 423 lời dạy của Đức Phật được phân thành 26 chủ đề, là bản kinh bao quát triết lư cao siêu của đạo Phật bằng ngôn ngữ thi ca dễ hiểu, dễ nhớ. Toàn bộ các lời dạy về chân lư và đạo đức mà người đọc có thể ứng dụng vào cuộc sống, mang lại hạnh phúc và b́nh an cho bản thân, gia đ́nh, và xă hội. Kinh Pháp Cú là tập hợp những câu dạy ngắn gọn của Đức Phật Thích Ca trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau do chính Đức Phật nói ra trong suốt 45 năm thuyết pháp của Ngài nên được gọi là lời vàng của Đức Phật. “Đọc những bài kệ trong kinh này, người đọc cảm thấy như chính ḿnh được trực tiếp nghe lời Phật dạy từ hơn 2500 năm trước vọng lại”(trích lời HT Thích Minh Châu). Những hành động tạo nghiệp của ta là mầm mống của khổ đau hay hạnh phúc, là bước đầu của một chuỗi dài nhân quả qua thân khẩu ư mà Ư là chủ nhân ông sai khiến thân khẩu nên câu thứ nhất của kinh Pháp Cú là nói về ư:
1. Ư dẫn đầu các pháp, Ư làm chủ, ư tạo, Nếu với ư ô nhiễm, Nói lên hay hành động, Khổ năo bước theo sau, Như xe chân vật kéo.
2. Ư dẫn đầu các pháp, Ư làm chủ, ư tạo, Nếu với ư thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau, Như bóng không rời h́nh. ......
9. Ai mặc áo cà sa, tâm chưa rời uế trược, không tự chế, không thực, không xứng áo cà sa.
10. Ai rời bỏ uế trược, giới luật khéo nghiêm tŕ, tự chế sống chơn thực, thật xứng áo cà sa. ........
Chỉ 423 lời dạy ngắn gọn, ta nên đọc hết để được biết ba trăm trường hợp giáo hóa của Đức Phật.
Bộ kinh thứ nh́, Kinh Trung Bộ (HT Thích Minh Châu dịch và Ni sư Trí Hải tóm tắt và chú giải) là bộ kinh căn bản nhất với nhiều đề tài, đưa ra nhiều phương tiện thiện xảo giúp vượt qua những phiền năo căn bản của kiếp nhân sinh, giải tỏa được những nỗi khổ đau triền miên của con người. Bộ kinh gồm 152 bài với nhiều thí dụ cụ thể. Sư cô Giác Lệ Hiếu muốn thính chúng sớm biết về cách xử thế khôn ngoan để cuộc đời dễ thăng hoa nên khi gơ “Cách ứng xử khéo léo trong đạo Phật” th́ ta thấy liền tên sư cô và một loạt bài pháp của sư cô về kinh Trung Bộ. Sư cô đă giảng giải trọn bộ 152 bài kinh! Bài số 21 là Phật dạy cách ứng xử để chuyển hóa sân hận. Phật dạy trong các mối quan hệ không nên để t́nh cảm cá nhân xen vào. Phải dùng trí tuệ, từ bi để đối diện mà cư xử cho thật phù hợp. Bài 38 nói về Làm chủ cảm xúc. Bài 40 là về Diệt trừ tham sân si. Bài 55 là Ăn chay trong đạo Phật. Bài 61 - Dạy con sao cho hiệu quả. Bài 69 - Khéo sống giữa đời. Bài 71 - Điềm tĩnh trước khen chê. Bài 81 – Bỏ tâm kiêu mạn. Bài 128 – Để sống ḥa hợp với mọi người. Bài 130 – Kinh về đề tài Thấy khổ để từ bỏ ác nghiệp. Bài 131- Nghệ thuật sống trong hiện tại. Nếu có thể, nên nghe hết 152 bài kinh do sư cô Giác Lệ Hiếu dẫn giải.
Nguồn thứ ba cần t́m hiểu là Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay của Thầy Nhật Từ, là một kho tàng đồ sộ cho những ai muốn nghiên cứu Phật giáo, với hằng trăm đầu sách, hằng ngàn VCD pháp thoại của Thầy Nhật Từ và nhiều vị pháp sư khác về nhiều chủ đề, từ gia đ́nh, xă hội đến đạo đức và tâm linh. Trong VCD có tên “Thầy Nhật Từ chia sẻ về 5 phương diện tu tập được Đức Phật giảng dạy”, Thầy nói lên 3 tâm nguyện của Thầy là mong Phật tử học Phật bài bản, xóa mê tín dị đoan, mở được trí tuệ, là ch́a khóa giải quyết được các vấn nạn cá nhân, gia đ́nh, xă hội, quốc gia và toàn cầu. Ở đây chúng tôi chỉ chú tâm đến những bài pháp cứu khổ, những bài pháp giúp giải tỏa vấn nạn cá nhân, gia đ́nh và xă hội. Xin giới thiệu sách:
1-Phật Giáo và Thời Đại gồm 6 chương nhưng chỉ có: Chương 4 - Áp dụng đạo Phật vào đời sống là chúng ta cần biết với những tiết mục: Ứng dụng đạo Phật trong đời sống vợ chồng Ứng dụng đạo Phật trong đời sống xă hội Ứng dụng đạo Phật nâng cao đời sống tâm linh. Chương 5 – Tuổi trẻ tự lực và hóa giải Đạo Phật cho từng lứa tuổi.
2-Con Đường An Vui gồm những bài pháp của Thầy Nhật Từ. Sách chia làm 7 chương: Chương 1- Hạnh an vui 2- Chất liệu an lạc 3- Chung một niềm vui 4- Con đường an vui 5- Để trọn niềm vui 6- An lạc cát tường 7- An vui trong kinh Pháp cú
3-Hạnh Phúc Giữa Đời Thường Chương 1- T́m kiếm hạnh phúc 2- Thuật sống hạnh phúc 3- Hạnh phúc giữa đời thường 4- Khổ đau và hạnh phúc 5- Tối thượng và hạnh phúc nhất 6- Nghệ thuật chặt đứt mắc xích khổ đau
4- Hạnh Phúc Trong Tầm Tay Chương 1- Quan niệm hạnh phúc 2- Hạnh phúc của kiếp người 3- Hạnh phúc hôm nay 4- Hạnh phúc trong tầm tay 5- Bản chất hạnh phúc 6- Sống hạnh phúc.
5- Ch́a Khóa Hạnh Phúc Gia Đ́nh Chương 1- Dạy trẻ nên người 2- Quan hệ vợ chồng 3- Đại gia đ́nh 4- Tín ngưỡng 5- Chuyển hóa tâm
6- Đôi Dép – Triết lư về hạnh phúc hôn nhân Chương 1- Hạnh phúc gia đ́nh 2- T́nh thiên thu 3- Triết lư về đôi dép 4- Thêm & bớt trong ứng xử vợ chồng 5- Hôn nhân & hạnh phúc 6- Nói không với bạo lực gia đ́nh 7- Bạo lực gia đ́nh: nguyên nhân & giải đáp
7- Sống Vui Sống Khỏe Chương 1- Nụ cười hoan hỷ 2- Thiền nụ cười 3- Xă stress 4- Ngủ ngon & hạnh phúc 5- Sống vui, sống khỏe
Đối với những nhà làm chính trị mà cần được “gỡ rối tơ ḷng” th́ Thầy Nhật Từ cũng cho biết Đức Phật có những lời khuyên thực tiễn về: Nghệ thuật làm vua Nghệ thuật phát triển đất nước Nghệ thuật ḥa giải hận thù Nghệ thuật xây dựng ḥa b́nh v.v...
Nếu không đọc được các sách kể trên th́ nên đọc cuốn 100 Điều Đạo Đức Tại Gia do Thầy Nhật Từ biên soạn, ta sẽ cảm thấy được th́ thầm với Đức Phật, được Ngài gỡ rối tơ ḷng, giúp ta những phương thức ứng xử dựa trên nền tảng từ bi, những phương thức ứng xử dựa trên nền tảng trí tuệ. Mời các bạn đọc bài dẫn nhập cuốn sách 43 trang này của ông Gleg Kleven, một Phật tử nước ngoài:
“Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy cuốn sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng. Mặc dù đạo Phật có bề dày lịch sử phong phú, đầy những giá trị, điều cần thiết đối với người học Phật ngày nay vẫn là làm thế nào để ứng dụng lời đức Phật dạy vào đời sống hằng ngày. Quyển “100 điều đạo đức tại gia” này giúp tôi hiểu tầm ảnh hưởng của đạo Phật đối với cuộc sống thường nhật của con người. Nó có thể được xem như quyển sổ tay hướng dẫn chúng ta sống cuộc đời theo chánh pháp.
Các nguyên tắc được tŕnh bày giản dị, dễ hiểu, nhưng cống hiến những kiến thức cần thiết không chỉ để đọc mà c̣n để ứng dụng. Việc thực hiện đúng vai tṛ của Phật tử ngày nay là một thách thức lớn đối với mọi người, và quyển sách này như là bước đường đáp ứng thách thức đó. Bằng giáo pháp, đạo Phật sẽ d́u dắt bạn trong cuộc hành tŕnh t́m ra chánh đạo. Đó là điểm vĩ đại của giáo pháp đức Phật. Giáo pháp đó vẫn luôn luôn phù hợp với mọi thời đại.
Chính v́ thế, bất cứ khi nào bạn có nghi vấn (đức Phật khuyến khích bạn đặt câu hỏi), quyển sách này giúp bạn bước đầu trên con đường t́m ra câu giải đáp.” 7-1994
Ở thời buổi chat com này, mỗi khi có nghi vấn ǵ cứ lên mạng là thấy vô vàn lời giải đáp nhưng không phải lời nào cũng đáng tin. Là con Phật th́ ta t́m lời giải đáp trong kinh Phật qua những bài pháp thoại của các bậc tu hành chân chính. Nhưng làm sao phân biệt được vị nào tu hành chân chính? Cũng dễ thôi. Vị nào giảng pháp nghe chói tai là không phải chân tu. Bài pháp nào chỉ có lợi cho một người, có hại cho người khác th́ không phải chánh pháp. Ta phải dùng trí tuệ để phân biệt giả chơn như lời Đức Phật nói với người Kalama (Kinh Kalama), “Này người Kalama, các con chớ có tin điều ǵ chỉ v́ được nghe điều đó nhiều lần; chớ có tin chỉ v́ đó là truyền thống; chớ có tin bởi v́ đó là lời đồn; chớ có tin bởi v́ điều đó đúng với sách vở và kinh điển truyền tụng; chớ có tin bởi v́ nghe có vẻ hợp lư; chớ có tin bởi v́ điều đó phù hợp với một hệ thống triết lư, tư tưởng; chớ có tin bởi v́ lư luận logic và suy diễn; chớ có tin bởi v́ điều đó phù hợp với quan điểm của ḿnh; chớ có tin bởi v́ người nói điều đó có vẻ là người đáng tin; chớ có tin bởi v́ người đó là thầy của ḿnh.” Dù là thầy của ḿnh mà nói năng không hợp lư cũng không nên tin là lời nhắc nhở ân cần của Đức Phật.
Dường như thắc mắc ǵ cũng có câu giải đáp thỏa đáng trong kinh Phật nếu ta thực tâm muốn t́m kiếm. Ngay cả nổi lo lắng của học sinh, sinh viên, “Làm ǵ để giải tỏa căng thẳng trước khi bước vào pḥng thi.” cũng được Thầy Nhật Từ hướng dẫn. Nếu những ai muốn hủy hoại đời ḿnh v́ thấy cuộc sống bế tắc mà nghe được pháp thoại “Đừng để trầm cảm hủy hoại cuộc đời bạn” của GS Ngô Minh Tuấn trả lời câu hỏi có thể dùng Đạo Phật để chữa bệnh trầm cảm không, hay pháp thoại của Thầy Thích Minh Niệm với đề tài: “Thừa nhận ḿnh trầm cảm là bước chữa lành đầu tiên” th́ chắc có nhiều người thoát khỏi tội sát. Trầm cảm là căn bệnh hàng đầu của thời đại. Thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết trung b́nh mỗi năm có đến 121.000.000 mắc bệnh trầm cảm. Riêng Việt Nam là 3.600.000 cho năm 2021. Căn bệnh này là nổi lo lắng ưu tư của nhiều quốc gia. Đức Phật là bậc y vương đệ nhất, nhất là bệnh trạng về tâm lư th́ càng nên t́m tư vấn từ Đức Từ Phụ qua những trưởng tử của Ngài, Thầy Nhật Từ, Thầy Minh Niệm, Thầy Pháp Ḥa, Thầy Khải Tuấn, Sư cô Giác Lệ Hiếu và chắc chắn c̣n nhiều vị khác nữa mà tôi chưa được biết. Video của Thầy Pháp Ḥa có tên: “Hết bệnh trầm cảm” kể chuyện một Nữ Phật tử hết bệnh trầm cảm nhờ thường xuyên nghe Pháp của Thầy (Jan 18, 2020). Lời đương sự: “Con là người bị trầm cảm nặng mà suốt 5 năm nay con nghe Pháp của Thầy và con nhẹ dần, nhẹ dần và đến bây giờ là con hết bệnh hẵn. Hôm nay con rất vui, con đến thăm Thầy và con nói cho Thầy biết là con là người nghe những bài pháp của Thầy và chuyển hóa.” Cô chỉ nghe những bài Pháp b́nh thường nên phải mất 5 năm mới lành bệnh. Nếu cô được nghe những bài Pháp trị bệnh trầm cảm th́ chắc không cần một thời gian dài như vậy. Các bạn chỉ cần lên mạng ghi tên vị Thầy ḿnh muốn nghe và ghi thêm “Bệnh trầm cảm” sẽ thấy cả loạt video về vị thầy đó và căn bệnh. Nên nhớ dù nghi vấn khó khăn thế nào, Đức Phật của chúng ta vẫn có lời giải đáp thỏa đáng. Ngài là Bậc Gỡ Rối Tơ Ḷng tuyệt vời! Ngày nay, chúng ta may mắn được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, nhiều trang mạng nên việc t́m hiểu vấn đề ǵ cũng khá dễ dàng. Trang mạng Thư viện Hoa Sen là kho tàng quư báu, cung cấp đầy đủ thông tin về Phật giáo trong nước cũng như Phật giáo thế giới. Trang mạng Chùa Hoằng Pháp cho ta Chương tŕnh Phật Pháp Nhiệm Màu, Ánh sáng Phật Pháp và nhiều chương tŕnh hay ho khác. Dường như chùa nào cũng có trang mạng riêng, tha hồ cho Phật tử chọn lựa và t́m hiểu.
Nguyên Ngọc Hoàng thị Quỳnh Hoa 9/ 2024
|